Trang trong tổng số 15 trang (145 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

SonnetLX đã viết:
Khoảng hai tuần trước dây, trong giờ học mình thấy chán quá nên đã viết cái bai sau đây:

Trung dạ nằm nhìn bóng nguyệt sao
Suy tư nửa thức nửa chiêm bao
Nhớ cô gái tuyết phu hoa mạo
Nhớ mắt xanh xanh nhớ má đào.

------------

Có lẽ bài này không hay lắm, nói đúng thì bài nay chỉ bình thường hay dở thôi (mình cũng chả biết, vì trước đây mình chưa từng đọc thơ Việt - lẽ nhiên cũng không viết thơ). Theo các bạn, mình có thể làm gì cho bài này hay hơn vậy?

Bài này viết theo Đường luật "thất ngôn tứ tuyệt".

Cám ơn nhé.
Bạn SonnetLX thân mến,

Xin có một vài nhận xét về bài thơ của bạn:

1. Trong giờ học mà bỗng dưng chán là không nên. Bạn có thể chán ăn, chán chơi, chán xem, chán yêu, chán thơ... nhưng Học và Làm là hai thứ quyết không bao giờ được chán. Trong giờ học mà lại làm thơ thì cả thơ và học đều dở. Bạn nên làm thơ vào lúc không phải làm gì và cảm thấy trong người có gì đó bắt buộc bạn phải làm thơ.

2. Bài thơ của bạn đúng là thất ngôn, tứ tuyệt, đảm bảo luật bằng trắc.

3. Bài thơ của bạn không dở nhưng cũng chưa hay và có thể làm cho hay hơn. Nói chung, bất kỳ một bài thơ nào cũng có thể làm cho hay hơn được, tuy nhiên, tính lịch sử và ý nghĩa của bài thơ lại quan trọng hơn việc nó hay hay không hay.

Ta đi vào một số chi tiết còn dở của bài thơ:

4. Bạn dùng 3 từ chưa rõ trong bài thơ. Đó là "trung dạ", "nguyệt sao" và "phu hoa". "Trung dạ", tôi đoán là "giữa đêm", "trong đêm". "Nguyệt sao" tôi đoán là "trăng sao" (moon and stars). Còn "phu hoa" thì tôi chưa hiểu lắm. Tôi đoán bạn phải dùng thế là để hợp luật bằng trắc.

5. "Bóng nguyệt sao" là một tập hợp từ hơi vô lý và không nên dùng. "Bóng nguyệt" thì OK, nhưng "bóng sao" thì không hợp lý vì ánh sáng của sao không đủ mạnh để tạo ra bóng. Có lẽ từ "sao" bạn cũng buộc phải dùng để tạo vần.

6. Nửa đêm, bạn "nằm nhìn bóng nguyệt sao" và "nửa thức nửa chiêm bao", từ đó suy ra bạn ngủ đâu đó ngoài sân, vườn... không phải trong phòng. Liệu điều đó có hợp lý và có là chủ ý của bạn? Nếu là chủ ý thì liệu nó có phục vụ đắt giá gì cho ý bạn định nói trong bài thơ không?

7. Toàn bộ bài thơ ý nói bạn nằm nhìn trời đất, không ngủ được, mơ màng nghĩ về một cô gái mặt mũi trắng trẻo, mắt xanh, má đào. Về ý nghĩa, bài thơ không có gì mới, không có phát biểu hay suy tư, kết luận gì mới. Nó bình thường.

8. Về hình ảnh, trong bài thơ có đêm trăng sao, cô gái mặt mũi trắng trẻo, mắt xanh, má đào, cũng không có gì mới mẻ đặc sắc.

Tóm lại, bài thơ của bạn bình thường, không hay, không dở. Nếu muốn hay hơn bạn hãy:
- Sửa lại 3 từ tôi đã nói trên
- Cố gắng tìm và sử dụng những hình ảnh sáng tạo hơn
- Phát biểu lên một cảm nhận, một kết luận mới mẻ, thú vị gì đó

Chúc bạn vui và hãy nhớ làm thơ vào đúng lúc, đúng chỗ nhé!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chaochang

Nguyễn Đăng Thuyết đã viết:
NGƯỜI MÔNG XUỐNG CHỢ

Dao quăng
Sạm mảnh lưng trần
Gập ghềnh dốc đá
Chùn chân ngựa thồ
Núi nghiêng
Bản đá lô nhô
Chảo no thắng cố
Rượu ngô cựa lòng
Một tuần nhớ
Mấy tuần mong?
Chợ phiên sớm chợ
Kẻ trong người ngoài
Một lời
Cạch bát ngang tai
Sáo ru khèn lá
Lạc loài hoạ my
Nắng xiên
Gối đổ thân quỳ
Chụm đầu vài bát
Rừng đi...khỏi rừng
Mắt trời!
Đốt bóng luộc bưng
Vệ đường mặt chợ
Đã từng cạn đêm
Cao nguyên
Đá chọc
Đá nêm
Ô che váy quạt
Hồn lên...cổng trời

Đồng Văn:9-5-2010
Cám ơn ! nhà thơ Nguyễn Đăng Thuyết với bài thơ “Người Mông xuống chợ “
Đã cho chúng ta thấy được hình ảnh những đôi vợ chồng người mông đi chợ phiên với dao quăng đeo bên sườn hay cách nói ví von dao quăng là những quãng đường rừng núi trùng trùng, điệp điệp với núi cao, dốc đứng “chùn chân ngựa thồ” và hình ảnh “núi nghiêng” rồi đến “bản đá nhấp nhô”. Đã mấy ngày cùng vợ chồng người Mông dong duổi với núi rừng về với phiên chợ vùng cao, nhà thơ cho chúng ta thấy cảnh những chảo thắng cố no đầy với mùi thơm phức, thấy cái thèm, cái khát cựa lòng của mùi rượu ngô. Ta được thấy cảnh mọi người từ khắp bốn phương núi rừng cùng nhau tụ hop về phiên chợ vùng cao mà họ mong, họ nhớ và họ gặp lại.
    Hay cho cái cách uống rượu của người vùng cao “một là cạch bát ngang tai”. Cao trào  cuộc vui khi tiếng sáo Mèo được thổi lên và tiếng kèn lá cây kẹp trong những bàn tay và đôi môi khéo léo thì từ đó tiếng chim hoạ mi hót hay như vậy cũng phải chịu thua tiếng sáo, tiếng kèn của người Mông.
    Cách uống rượu của người Mông uống đứng, uống ngồi  xổm rồi khi mặt trời lên cao đã ngà ngà say thì người Mông quỳ chân xuống cùng uống rượu. Trời! Các chàng vừa uống vừa vái bát để quên đi cả núi cả rừng. Chiều về tan chợ đường xa, cảnh người vợ dắt ngưa cho chồng đang  say khướt nằm vắt ngang lưng ngựa toả về các ngả đường khuất sau rừng núi.
    Rừng núi đâu cũng có thể là nơi họ tạm nghỉ qua đêm trên đường về nhà. Thật là đẹp với hình ảnh người vợ xoè ô và dùng váy quạt mát cho chồng nằm ngủ. Ôi! Thật hạnh phúc cho đàn ông người Mông với hình ảnh người phụ nữ Mông hạnh phúc yêu chồng .
Một lần nữa cám ơn nhà thơ với bài thơ hay quá !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Phê bình thơ, nên khen hay nên chê?



Niềm sáng tạo thi ca mệt mỏi trước nỗi ma lực chữ nghĩa đớn đau, chỉ khát khao góp cho khách tri âm chút đồng cảm nhỏ nhoi về số phận và phẩm giá từng con người trong xã hội.

Ở đời, có một sự thật giản dị: thường nhân đi học để trở thành trí nhân. Ở đời, có một sự thật giản dị nữa, nhưng không phải tất cả chúng ta đều thấu hiểu: thường nhân làm thơ không phải để trở thành vĩ nhân hay để trở thành thánh nhân, mà mong mỏi trở thành hiền nhân. Bởi lẽ ấy, ngọn đèn ân cần bên trang giấy - cây bút ngày xưa, hay bóng điện quạnh quẽ bên màn hình - bàn phím hôm nay, đều không thể nào an ủi được cái bóng cô độc của nhà thơ. Niềm sáng tạo thi ca mệt mỏi trước nỗi ma lực chữ nghĩa đớn đau, chỉ khát khao góp cho khách tri âm chút đồng cảm nhỏ nhoi về số phận và phẩm giá từng con người trong xã hội. Tôi nghĩ, đó là những tiếng thở dài mơ hồ rất cần được lắng nghe và trân trọng. Và tôi nôn nao cúi xuống bao nhiêu ý tứ mịt mờ giữa nhộn nhịp vần điệu ngổn ngang, với ước nguyện chia sẻ ánh mắt bơ vơ phía đồng nghiệp nhọc nhằn trái tim giăng mắc đa đoan.
Có phải thi ca đang mất dần bạn đọc không? Chưa hẳn! Đành rằng thế kỷ 21 bộn bề có nhiều chọn lựa nhanh chóng và dễ dàng, nhưng các lĩnh vực giải trí náo nức khác không thể nào thay thế những câu thơ âm thầm có giá trị nâng đỡ bất hạnh tha nhân. Cuộc hội nhập toàn cầu luôn đặt ra nhiều thử thách cho cả nhà thơ và độc giả, khi đối diện những buồn vui không thể lập trình của thời đại tôn sùng phương tiện vật chất và khuyến khích hạnh phúc cá nhân. Khoảng cách từ sự thăng hoa trên bàn viết nhà thơ đến tác phẩm trên tay độc giả, dường như càng ngày càng vời vợi hơn, mà nhiều toan tính và nhiều xao xác đã bắt đầu nhen nhóm. Thực trạng có vẻ bẽ bàng kia đã làm tôi ái ngại, nhưng không hề khiến tôi tuyệt vọng về sức mạnh cứu rỗi của thi ca. Tất nhiên, tôi không dự định kỳ diệu hóa năng lực nhà thơ, nhưng tôi dám chắc sự gặp gỡ ngỡ tình cờ giữa những tâm hồn, đôi khi có thể chở che không ít u uẩn, đôi khi có thể xoa dịu không ít đắng cay!
Nhà thơ đích thực bao giờ cũng tạo nên những ám ảnh trên bản thảo trầm mặc. Độc giả bước vào thế giới của nhà thơ vẫn thường thiện chí đưa vai gánh bớt món quà sâu nặng phía sau những trang trống vắng, phía ngoài những dòng hắt hiu. Bằng thẩm định chủ quan, tôi lờ mờ nhận ra: về mặt tâm lý, đọc một bài thơ không giống đọc một tập thơ! Với một bài thơ ngẫu nhiên, độc giả thưởng thức theo phép cộng, cộng vào cảm xúc bất chợt, cộng vào trí tuệ phán đoán, cộng vào hoàn cảnh phát sinh... Còn với một tập thơ nghiêm ngắn, độc giả thưởng thức theo phép trừ, trừ đi cấu trúc lỏng lẻo, trừ đi hình tượng cũ kỹ, trừ đi tâm sự phô trương... Nếu lấy thang điểm 10, thì chấm một bài thơ từ điểm 0 tính lên, và chấm một tập thơ hướng ngược lại. Có lẽ, chính sự khắt khe đối với mỗi tập thơ đã tạo cơ sở cho công chúng định vị mức độ đóng góp cũng mỗi nhà thơ trên chặng đường phát triển thi ca.
Tài thơ có thể rèn luyện chăng? Có đấy! Thiên khiếu chỉ cho câu thơ khai mở, còn từ câu thơ thứ hai sẽ biến chuyển và tung tẩy ra sao, lại tùy thuộc vào vốn sống, tùy thuộc vào trắc ẩn, tùy thuộc vào cá tính, tùy thuộc vào bản lĩnh của từng người. Một nhà thơ không còn thao thức với lương tri bền bỉ, không còn thao thức với đức hạnh thăm thẳm, không còn thao thức với mệnh kiếp long đong, thì chất thơ cũng tan biến như đám mây hững hờ trôi qua khung cửa muộn phiền!
Phê bình thơ không hoàn toàn mang tính khen chê, lắm lúc cũng va chạm thẩm mỹ và lắm lúc cũng tương tác ưu tư. Có nhà thơ quen thuộc đám đông mà xa lạ chính mình. Tôi đã chứng kiến nhiều nhà thơ đốt lửa rừng rực trên chữ, nhưng cuối con đường thi ca chỉ thấy tro tàn. Và tôi đã phát hiện nhiều nhà thơ ủ lửa lặng lẽ dưới chữ, vẫn hâm nóng yêu thương thế hệ này sang thế hệ nọ. Nghệ thuật không có chân lý duy nhất, tôi biết vậy, và tôi thêm một lần tin: Trên cõi dân gian bịn rịn, làm gì có nhan sắc chuẩn mực và làm gì có âm thanh chuẩn mực, nhìn vừa mắt thì nên xem như là đẹp, nghe lọt tai thì đành thừa nhận là hay!

Sài Gòn, tháng 11/2010
Lê Thiếu Nhơn
(ĐN st dựa theo VnExpress)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Đợi trăng

Thu về
Gần một tháng nay...
Hơi thu chừ đã
Đủ lay lá vàng...

Cây nghiêng
Tóc rối
Bên đàng
Em nghiêng
Nỗi nhớ
Cho bàng hoàng em!

Thu này
Gió có lạnh thêm?
Nắng mùa hạ cũ
Vun đêm đốt sầu?

Người đi
Mưa ướt mắt sâu
Nét thu
Sớm đã úa nhàu đó chăng?

Vén thu
Chờ bức mành trăng
Hôm nao sương rụng
Sẽ ngăn giọt buồn!

NT, 05/9/2009


Lang thang đọc thơ thivien. Chui dzô nhà chị Nguyệt Thu.
Mới tết xong, nhưng, đã nghe nhớ mùa Thu.
Thu về
Gần một tháng nay...
Hơi thu chừ đã
Đủ lay lá vàng...

Rất tự nhiên, thu về. Rất tự nhiên, lá vàng. Rất tự nhiên, lá rụng. Cũng rất tự nhiên, ta nghe thương nhớ ngày Thu. Nhưng, không tự nhiên chút nào, khi, Thu hiển hiện lúc đương xuân, trong lòng ta.
Cây nghiêng
Tóc rối
Bên đàng
Em nghiêng
Nỗi nhớ
Cho bàng hoàng em!

Chị Nguyệt Thu kiệm lời. Cho bài thơ kiệm chữ. Cho nỗi nhớ bàng hoàng, khi được điểm đích danh.
Có lẽ mùa Thu là mùa nhớ. Có lẽ nỗi nhớ luôn mang sắc thái Thu. Có lẽ vì nỗi nhớ trĩu nặng lòng, nên, Thu vàng sắc Xuân.
Người đi
Mưa ướt mắt sâu
Nét thu
Sớm đã úa nhàu đó chăng?

"Người đi. Ừ nhỉ, Người đi thật."
Người đi thật rồi. Thu nhớ thật rồi.
HNhu cảm ơn bài thơ của chị. Bài thơ như lãng đãng trăng thu. Như bàng bạc hơi sương.
Đọc thơ. Buồn vu vơ.
Nhân tiện, bắt đền chị, làm HNHu buồn! :D
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Thế này thì "người làm thơ" có khổ không chứ??! Hihi... HN tất biết tự trả lời! :D
Thôi để hỏi lại HN: Nhỡ bạn đọc, đọc thơ HN thấy vui rồi HN có đòi được người ta "trả công" vì nhờ đọc thơ mà được vui hông?:D
Cảm ơn HN đã thích và dành cho "Đợi trăng" những dòng cảm nhận thật ưu ái. =D>:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nguyệt Thu đã viết:
Thế này thì "người làm thơ" có khổ không chứ??! Hihi... HN tất biết tự trả lời! :D
Thôi để hỏi lại HN: Nhỡ bạn đọc, đọc thơ HN thấy vui rồi HN có đòi được người ta "trả công" vì nhờ đọc thơ mà được vui hông?:D
Cảm ơn HN đã thích và dành cho "Đợi trăng" những dòng cảm nhận thật ưu ái. =D>:)
Khổ Và Nợ

Người làm thơ càng khổ
Thì càng nợ nần nhiều.
Thứ nhất nợ người đọc
Thứ nhì nợ người yêu!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

htcmb

Đọc hết tám trang, 76 bài viết tôi mới thấy:
Thơ của NT hay thật, sâu, siêu trầm và rất nặng đô, cảm ơn NT.
lnp
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Về...
Về đây
nghe lạ tiếng chim
Nghe ta mỏi gối
đi tìm bâng quơ
Về đây
đá phủ rêu mờ
Nghe hoang phế
dựng trên bờ tình xưa
Thôi em
chuyện cũ như đùa
Lạnh đời anh
cũng đủ vừa xót xa
Thôi
em
trăng ấy
đã già
Cho anh đứng lại
giữa tà huy bay...
Chú Đồ Nghệ.


Một chút luyến tiếc. Một chút xót xa. Khi hình ảnh "tà huy bay", khép lại bài thơ "Về", của Chú Nghệ.
Bài thơ gieo vào lòng nhiều xốn xang.
Ký ức cũ cứ ào ạt ùa dzìa. Nào là những ngày thơ. Nào những khuôn mặt người nhoè nhoẹt, ẩn hiện. Có lạ, có quen. Nào là những nhân ảnh của mơ hoang, của ảo giác...cũng được dịp bon chen.
Nhưng, nhiều thế đó, mà, nào...thấy gì đâu!
Về đây
nghe lạ tiếng chim
Nghe ta mỏi gối
đi tìm bâng quơ

Lạ cả rồi. Lạ vườn xưa. Lạ người xưa. Lạ cả tiếng chim quen.
Bâng quơ kiếm tìm. Được gì đây? Gặp ai đây?
Lạ!
Mấy ai chẳng tìm về chốn quen xưa, trong hoài niệm. Mấy ai gặp lại! Trò cút bắt với thời gian, là trò thua trắng mắt. Vẫn khù khờ chơi.
Thốt làu bàu trong bụng: Ta của ta, thuở ấy, nay đâu. Người quanh ta, thuở ấy, nay đâu.
Về đây
đá phủ rêu mờ
Nghe hoang phế
dựng trên bờ tình xưa

Nhớ thơ Lưu Trọng Lư:
"Giờ đây hoa hoang dại.
Bên sông rụng tơi bời.
Đã qua rồi cơn mộng.
Đừng vỗ nữa tình ơi"
Chú Đồ Nghệ và thi si Tiếng Thu có họ hàng gì không, mà chung nhau với cái Tình đến thế này?!
Hết rồi mừ! Hoang phế, rêu phong cả. Sóng tình ơi, sóng lòng ơi, vỗ nữa mà chi.
Thôi thì:
Thôi
em
trăng ấy
đã già
Cho anh đứng lại
giữa tà huy bay...

Chấp nhận. Người biết sống là người biết chấp nhận. Thuở "vầng trăng từ độ lên ngôi" (Lưu Trọng Lư), ta tiễn vào mộng. Chân tình đẹp, cứ đẹp - thơ, cứ thơ. Nhưng, Anh phải là anh. Giữ cho nhau từ độ nọ, giữ cho nhau độ "trăng già". Anh dừng lại.
Anh đứng lại "giữa tà huy bay", sao nghe chạnh lòng người đọc quá! Một hình ảnh thật thơ, thật đẹp, và cũng thật cô độc!
HNhu cảm ơn chú Đồ Nghệ.
Bài thơ man mác gợi nhớ xa xôi. Đọc thơ chú, làm HNhu nhớ lại được cả mớ thơ Lưu Trọng Lư. :D

Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

MAN MÁC LẠNG SƠN
Phố núi mỏng mảnh
Dốc vắng nhẹ tênh
Sương chiều xao xác
Bờ cỏ chênh vênh

Nhà ôm chân đá
Lúng liếng rét đài
Bích đào rộ muộn
Sắc cháy lòng ai

Âm vang núi Mẹ
Khoáng đạt núi Cha
Trong veo tiên tửu
Rầm rì suối xa

Kỳ Cùng tịch mịch
Áo trắng áo xanh
Hai hàng rước lễ
Quan phủ Tuần tranh

Này em cô bé
Đông Kinh lối nào
Chợ chiều có hẹn
Ngơ ngác đổi trao ...

Đường xuôi tấp nập
Chạng vạng Chi Lăng
Khói mờ quan ải
Tiễn người bâng khuâng.
Ngọc Anh - Lạng Sơn 02/2011


"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị nó vừa nung vôi"
( Hoàng Cầm )
HNhu đọc bài thơ này của anh Ngọc Anh lần đầu ở CLL.net. Biết tới bài thơ do hóng hớt câu thơ của Hoàng Cầm, do cô CO sưu tầm.
Sau lần đọc đầu, HNhu mê lắm. Đọc đi đọc lại hông biết thêm nhiêu lần nữa.
Cớ gì mà ngộ, HNhu thích phong cảnh miền Bắc dữ lắm. Có lẽ nào giờ toàn được loanh quoanh từ Huế trở dzô, nên, Miền Bắc là điểm đến đầy huyền diệu trong HNhu. Cũng có lẽ, Miền Bắc được vẽ bằng thơ, bằng tranh, bằng truyện, mà HNhu đã từng đọc nhiều, khi còn đi học.
Cho nên mê. Nên thương. Nên lúc nào cũng muốn đến.
Lạng Sơn là nơi HNhu rất "quen". Quen như HNhu vừa nêu. Thêm nữa, hồi nẫm, được một lần tới Lạng Sơn. Được dạo chợ Kỳ Lừa trong câu ca dao xưa. Được tới Thành nhà Mạc, ngắm nàng Tô Thị. Có điều, hông thấy chị ấy đâu. Hỏi, thì người ta chỉ là, "bà ấy trên đỉnh kia cơ".
Nhìn quoài ứ biết đỉnh kia là đỉnh nào, thêm nữa, leo đâu có nổi, nên, dạo loanh quoanh bên dưới chưn núi. Sau thì biết, nàng Tô Thị đã bị "nó" nung vôi mất tiêu gùi!
Lần đi đó, cứ nhớ Lạng Sơn mãi. Và rồi gặp lại Lạng Sơn trong thơ anh Ngọc Anh:
Phố núi mỏng mảnh
Dốc vắng nhẹ tênh
Sương chiều xao xác
Bờ cỏ chênh vênh
Chẳng có mấy chữ, mà, tác giả vẽ nên bức tranh phố núi. Sao mà tài hoa!
Cảm giác nghiêng nghiêng, chơi vơi, giữa lưng trời.
Một bên là phố, phố mỏng manh như mơ hồ.
Một bên là cỏ, cỏ xanh mươn mướt trải thảm trong thênh thang.
Khói sương bảng lảng giăng ngang. Chiều ghé chân nhè nhẹ. Nhè nhẹ.
Phiêu!
Đường xuôi tấp nập
Chạng vạng Chi Lăng
Khói mờ quan ải
Tiễn người bâng khuâng.

Giữa khung cảnh thật tĩnh ấy, sức sống cuộn chảy. Như những ngầm cacxto toả cùng trời đất.
Ải Chi lăng khói sương mờ ảo. Những ngọn núi sừng sững giữ chắc biên cương, vững vàng uy nghi, tự nghìn năm.
Khi HNhu rời Lạng Sơn, cứ ngoảnh nhìn mãi, đến khi Chi Lăng chỉ còn trong tiềm thức. Đã trải nghiệm cảm giác này, nên rất hiểu tâm trạng của tác giả qua khổ thơ cuối.
Gửi lại Lạng Sơn phía địa đầu, ra về với bâng khuâng. Bâng khuâng đợi chờ cho lần gặp lại.
MẪU SƠN.
Mẫu Sơn mờ sương núi.
Men lá ủ rượu nồng
Khách du say nghiêng ngã.
Cô sơn nữ má hồng.

Gót chiều nhẹ ghé qua.
Khói lam phía nương xa
Ấm lòng chân lãng tử.
Níu kéo kẻ không nhà!
(HNhu)
May mà tác giả hông bị cô gái Dao ủ trong men Lá của Mẫu Sơn. May mà còn biết đường dzìa. Đặng mừ mần thơ Lạng Sơn cho HNhu đọc.
Hihi :D
Cảm ơn tác giả cùng bài thơ. :D:D:D:D


Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Ngọc Anh Lê

Cám ơn bé Hương Nhu đã đồng cảm và đã có một bài bình thật tình cảm và xúc động, đúng với chất thơ của Hương Nhu .

Xin chia sẻ cùng với Hương Nhu và các thi hữu, những ai đã từng một lần đến Lạng Sơn, những ai đã từng ngơ ngẩn trong phố núi cao mà không xa , gió mà không lạnh , những chiều vắng mà không nhạt . Ở đây từng con phố dốc mà rất nhẹ , những vỉa hè rộng mà thật gần , những bờ cỏ xanh mướt trong sương chiều mỏng mảnh . Thành phố vùng biên cương thật là thơ mộng hữu tình.

Ai đã đến Lạng Sơn đều bỏ phần lớn thời gian để ghé thăm các khu di tích và đền chùa để cầu may , cầu phúc cầu bình an . Khách hành hương sẽ lần lượt qua các nơi theo trình tự : Đền thờ Quan Giám sát (Đồng Mỏ) , Đền thờ Quan Tam phủ  , Đền thờ Quan phủ Tuần Tranh , Chùa Thành , Chùa Tiên (Lạng Sơn) , Đền Mẫu (Đồng Đăng) vv ...

Dọc theo con đường lên Mẫu Sơn hay đường đi Đồng Đăng những ngôi nhà ôm lấy chân núi xung quanh nhà trồng những gốc Bích Đào , vào kỳ nở rộ những cây Bích Đào rực đỏ lộng lẫy quyến rũ  trong tiết xuân se lạnh như một nét riêng có . Lên đến Mẫu sơn thì khách thơ tự nhiên không hiểu vì sao mình lại có may mắn được có mặt ở nơi này . Bên này núi Cha , bên kia núi Mẹ , con đường như sợi chỉ vắt qua sườn núi, sương giăng mê hoặc , suối chảy rì rầm , gió u u thổi , thầm thì hoài niệm truyền thuyết về người mẹ. Phong cảnh mây núi điệp trùng thật tráng lệ và khoáng đạt .

Khách đến Mẫu Sơn đừng từ chối nhấp ít nhất là một ly Tiên tửu, rượu ở đây nhẹ mà nồng một phần vì men lạ , một phần vì rượu được nấu ở vùng cao nhiệt độ sôi dưới 100 độ C nên rượu trong vắt và mang một hương vị khác biệt không lẫn với bất kỳ nơi nào.

Chúc các thi hữu sẽ ít nhất một lần được thưởng ngoạn thơ cảnh này và có những thi khúc thật bi tráng , sâu đậm tình người .

Thân ái .

Ngọc Anh

Bắt phong trần phải phong trần
Cho phong lưu mới được phần phong lưu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 15 trang (145 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối