-Xin trích đoạn tiếp...Topic:"Bàn luận về thơ Việt Nam"
ở Room "Thảo luận chung về thơ Việt Nam".
-----------------------
...Bản chất xã hội của nhà thơ là con người xã hội, là hơi thở của thời đại. Cái đẹp của câu thơ phải đến với nhiều người, càng nhiều người càng tốt. Còn chuyện đi tìm cái tự do tuyệt đối của nhà thơ, coi thơ ca chỉ là ảo ảnh của cuộc đời, thơ ca được viết không cho ai cả - thú thật chỉ là chuyện viển vông. Đó chưa kể khi tâm hồn nguội lạnh, thái độ dửng dưng của nhà thơ trước những hiện tượng nóng bỏng của xã hội, thì nói gì đến câu thơ đẹp, có ích cho đồng loại.
...có người ngây thơ nông nổi nghĩ rằng, chỉ cần mới, cần lạ, cần hay là được, không cần gì lý thuyết, không cần gì bản sắc dân tộc, không cần những giá trị truyền thống..., họ ném ra ngoài xã hội nhiều câu thơ vụng về, khó hiểu, thậm chí có hại, đánh tráo cảm thụ thẩm mỹ của người đọc. Người làm thơ có quyền viết bất cứ đề tài nào, nhưng khi bài thơ ra đời, nó không còn là của anh (chị) nữa mà là của xã hội, là đối tượng cảm thụ của hàng trăm nghìn thị hiếu khác nhau. Khen – chê, chấp nhận – từ chối là chuyện của dư luận xã hội.
...Trong thơ ca, tài năng gắn liền với sự chân thật...
...Loại hình nghệ thuật nào cũng cần có sự chân thật và sự chân thật trong nghệ thuật thường là cái được phản ánh sự thật cuộc sống, nhưng ở thơ đòi hỏi sự chân thật tối đa.
...cái đẹp trong thơ phải gắn liền với đạo đức xã hội.
...Không có lý tưởng hoặc lý tưởng hời hợt, không bắt nguồn từ đời sống, quay lưng lại một số phận con người, thì mọi tìm kiếm cái đẹp cái mới của nhà thơ trở thành con số không.
---------------------
-Một lần nữa, xin cám ơn tác giả Hồ Sĩ Vịnh.
-Một chân lí đã ngộ ra:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ TÀI" (Nguyễn Du)