Trang trong tổng số 10 trang (99 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Quang Tri

ĐÊM TRÊN SÔNG HẬU.

Không hiểu sao cứ mỗi lần nhìn cảnh đêm trên dòng sông Hậu,tôi lại bâng khuâng suy tưởng,hình như có điều gì đang khuấy động tâm tư.
Những chiếc thuyền xuôi mái ,cắm sào buông lững trên dòng sông lặng,trăng sáng nhạt nhòa.Tất cả đều chìm đắm trong yên lặng tĩnh mịch của của đêm nhưng lại bàng bạc,xôn xao trong lòng tôi một nỗi hoài hương khôn khuây.
                    “  Sao anh không về chơi thôn Vĩ,
                    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên!”(HMT)
        
   Nắng lên trong ngày rồi chìm dần trong mông mênh của một bến nước,trong cái bàng bạc nhạt nhòa của trăng tơ,trong sự yên lặng miên viễn của dòng đời và để một tâm hồn vẽ vời lên xôn xao,băn khoăn,khắc khoải,tranh đua đã trôi xa về nơi nao…Và để rồi như đêm nay nhìn bờ nước lặng im,con thuyền vẽ những  nét sẫm buồn chênh vênh trên một bến bờ xa lạ lại như thân quen,mời gọi hồn trở về tuổi thơ,tuổi mộng mơ khó gặp lại trong đời người.Và có ai không một lần suy tưởng trở về?
     Có ghét cái lạnh cắt da trong cơn mưa dầm gió bấc hay cái nóng bức lăn quay trên thềm đá kiếm chút hơi mát gọi là.Cái khắc nghiệt ấy lại là điều tôi luôn trầm ngâm nhớ đến dòng Hương xanh mát hai bờ,cho rêu phủ in trên đền đài tượng cổ,những tường thành lăng tẩm vua xưa….Và chút mù sương trên bến đò xưa đưa ai qua về,cho hàng thâu (phong) rủ lá Thương Bạc,che hờ dáng ai in bóng Trường Tiền  chiếc nón vương mang một kiếp đời lận đận,mà bâng khuâng nhớ chút kiêu sa bên đời trôi..
      Ai giận hờn ai!Ai thương vay ai! Xót xa cho nhau chăng!Sao người cứ dửng dưng nhạt nhòa số kiếp!Màu sương đã pha tóc rồi mà quê hương cứ xa lăng lắc,tiếng than trầm lắng vào đêm thâu cô đơn mỏi mòn mòn mỏi.Không ai gọi ta về,quê hương đã vươn mình trong bão tố,trong ly loạn,đấu tranh.Những cảnh đời sinh ly tử biệt,những khúc kết đầy bi hận  cũng đầy kiêu hùng,hiên ngang bất khuất ẩn chìm lời gọi thiêng liêng của anh hồn sông núi.Những ai đã đi qua đoạn đời đất nước mang những ước mơ chói ngời ngàn sau.Đất mẹ vươn lên trong sắt son,đượm tình người và dựng xây trong công bằng ,bác ái.
Xin đừng làm tủi lòng những anh hồn đã khuất.Nhưng, giờ đây,hồn ai cứ dửng dưng,đời ai cứ sống vậy,bằng lặng,phẳng lì,chai cứng ,thiếu yêu thương và lòng vị tha,nhưng lại có đầy thủ đoạn.Thật đớn đau  thay cho người,cho mẹ,cho chúng con,những mái tóc pha sương đơm kết cho một tuổi trẻ biết tiến tới...thật thà và yêu người.Mong thời gian trôi qua ,mẹ thức dậy hiển linh,gọi các con nắm tay yêu thương,cùng dựng xây một đời son sắt đến ngàn sau.
   Kìa chân trời nhạt màu mây,ráng hồng còn ánh và giọt nắng quái chiều hôm sao hiu hắt lạ.Bao đớn đau khắc khoải ,vành khăn sô trên mái đầu những thiếu phụ khi nhạn báo tin xa đã nằm trong kí ức của một thế hệ.Nước mắt như rơi nghiêng tiếc nuối năm tháng tuổi xuân vời vợi một mảnh trăng trên dặm trường.
Có mùa xuân hôm nay vì có một mùa đông tàn lạnh,có mùa phượng vĩ vì đã có bao tà áo trắng sân trường.Trong tình yêu ấy xin đừng để bợn lên một chút danh vọng,bạc tiền cho lạc phím tơ đàn.
Hãy quay về trên quê hương với vóc dáng em xưa in bóng trên dòng sông.Hãy nhìn nắng lên ngày đến bình lặng và yêu thương.Hãy reo vui khi chiều về đêm đến và cảm ơn mọi người đang quyện lấy nhau cùng âu lo,đấu tranh sinh tồn,tiến tới và không còn xa lạ,xét đoán ích kỷ,nhỏ nhen.Những sai lầm của người chính là sai lầm của ta,đau thương của người là đau thương của ta.Xin cứ sống bình lặng trong dòng sông.Ai đã có dòng sông mà quên được nó thì chắc không lớn dậy thành người.
                                                                    NT 2003
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quang Tri

BUỒN THU.


Khi bóng chiều đến,chèo gác mái.Mây vương trên mái tóc,mùa vàng đã rụng rơi ngoài hiên xa,nghe âm vang một tiếng thu về!Ở nơi phương Nam này nhận biết mùa thu qua một mùa lá rụng,ngoài ra chẳng có một âm vang nào.
 Ở Huế mới rõ đâu là xuân,hạ,thu,đông.Mỗi nàng đều mang một sắc màu riêng,rõ nét và mùa nào cũng đáng yêu vì nét duyên thầm của nó.Riêng thu đến hay làm gục ngã những chàng thi sĩ và giai nhân.
 Thu Huế đến thật nhẹ nhàng.Một sớm mai thấy mưa sương ướt đẫm cây lá trong vườn và nắng lên thật muộn vì phải chen qua những đám mây xám nên rãi xuống đất trời một màu sáng bàng bạc,phải chăng đó là nắng”thủy tinh” của mùa thu Huế mà chàng nhạc sĩ tài hoa đã đưa màu nắng ấy đi vào bất tử của ca từ?
 Rồi gió heo may về làm ta se se lạnh,mưa bay bay trong nắng vàng,rơi trên tóc,trên áo ai lấp lánh như muôn vàn hạt kim cương.

“Long lanh từng sợi mưa bay,
Nửa như quấn quít chân ai đến trường.
Ngọt ngào thu đến ,tình vương.
Câu thơ,nét chữ ,con đường tình si.”

    Ơi những con đường mờ trong hơi sương.”Ở đây sương khói mờ nhân ảnh..’”(HMT) Dù cho trời mờ sương nhưng lòng cứ mong đường về dài thêm cho ta và em không nói nhưng mắt kia đã thầm trao nhau mối tình đầu.Một mùa thu và một tình yêu như thế thì chỉ có ở Huế mà thôi.
 Rồi đêm đến,bầu trời trong và sâu để đón nàng Nguyệt tròn trịa,rực rỡ kiêu sa đang rãi xuống cõi trần những mâm vàng,quả bạc.Đêm trăng thu ngọt ngào đã về trên cây lá,thành quách một màu trăng trong ngần.Tôi bước đi phải thật nhẹ nhàng như sợ vỡ vụn ánh trăng và không gian lạnh mát của đêm thu.Tôi cứ men theo bờ tường thành,hình dung nơi đây xưa các cung nữ đang vũ khúc nghê thường,áo trắng huyền ảo bay bay lấp lánh dưới cung Hàn.Trong mơ tưởng tôi lại trôi về dòng Hương,dưới bầu trời sâu thẳm chỉ để lộ khuôn mặt nàng Nguyệt đang vui chơi,trị vì  trên ngai Hậu.Sông Hương đã biếh thành sông trăng từ trên thượng nguồn mờ xa lấp lánh sáng rãi từng nắm vàng đến tận nơi tôi mơ.
Trong suốt một đời người,có bao người được trở lại quê xưa .Trong một đêm thu về lại chốn cũ ngắm lại cảnh xưa?Ta già, trăng có già đâu.Ta rộng,hẹp,so đo,chứ trăng luôn sáng và rộng đến vô cùng.Dưới trăng thu,bao nhiêu kiến thức,danh,lợi…tan biến mất và ta thấy hồn ta nhỏ lại như tan vào hư không.
  Kìa đứa trẻ đang ngắm trăng thật vô tư và nhẹ nhàng tinh khôi.Người nghệ sĩ trẻ tuổi đắm đuối nhìn trăng và suy tư.Còn lão già,sau bao thương hải tang điền của đời người,được về lại một lần nơi quê xưa và có được một đêm mơ hạnh phúc như vậy thì ơi người,tâm có tịnh,lòng có an vui sau những vinh nhục đời thường để cung Hàn vọng lại một tiếng thu. Dưới những đêm trăng thu với một không gian trong sâu,im lắng như vậy thì có lẻ tất cả mọi người,từ anh lữ khách,người nghệ sĩ cho đến người phu quét lá ven đường kia sẽ có một vài phút giây lắng lòng lại và thốt lên tiếng thầm:”Đẹp quá Huế ơi”
  Huế với những sắc màu riêng của bốn mùa để cho mỗi người Huế tha hương  đều nhớ về với từng góc nhỏ kỷ niệm riêng cho mỗi sắc màu.Mùa thu có phải là mùa chia tay,người đi,kẻ ở và sân ga buồn? Mùa thu Huế, tôi lại đưa em tới trường,đón đợi em về, đưa nhau qua phố,qua bao con đường đầy lá vàng rơi,đi giữa mưa sương hay nắng hanh vàng .Suốt cả một đời người có lẽ đây là khoảng thời gian đẹp ,có ý nghĩa nhất khi tình yêu và những ước mơ thăng hoa..
  Ơi Huế và trăng thu,ta chỉ có một tầm tay qua ngắn mà sao trời thì quá cao.Ta không đớn hèn để trách người,trách đời,chỉ nhớ về quê hương với một chút xót xa cho mình.Đất mẹ ơi-xin một ngày thật gần thật xa con sẽ về Đông xuyên,sẽ về An xuân đốt nén nhang tưởng nhớ cuộc đời.
                                                                    Nhatthuyh
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Quang Tri: Bạn có một tình yêu với Huế thật nồng nàn. Thu Huế trong các dòng tản mạn của bạn thật đẹp, thật đằm thắm.
NT phải cảm ơn bạn vì đã luôn ghé vào chủ đề này để thổi vào những cảm xúc thật yêu thương cho Huế. Giữa bề bộn đời thường, bao lo toan cơm áo mà bạn vẫn dành thì giờ cho Huế, trải lòng cùng Huế, thật đáng quý, bạn ạ! NT tin rồi đất Đông Xuyên, An Xuân sẽ lại đón bạn những lần về. :)
Quảng Điền là quê bạn đấy chăng?
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quang Tri

Xin hỏi NT,những bài viết trên thi viện có thể tham gia vào tập san văn chương Việt được không?Cách tham gia cụ thể như thế nào.Thân mến
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Quang Tri:

NT không biết gì hơn ngoài những thông tin mà mọi người cùng đọc. Có thể Mod Hoa Xuyên Tuyết biết về vấn đề này rõ hơn. Nếu cần, bạn hãy PM cho HXT thử xem, hay trực tiếp gửi email hỏi vào địa chỉ hộp thư mà Văn chương Việt đã cung cấp.

Bạn đã đọc trang thông báo này chưa vậy: http://www.thivien.net/notice_view.php?ID=64

Trong đó NT thấy họ nói là "Bài viết hoàn toàn mới, chưa công bố ở bất kỳ phương tiện truyền thông nào". Cái này thì ở một số cuộc thi người ta nói rõ luôn là "kể cả trên Internet". Ở đây họ không nói cụ thể mà chỉ nói chung chung. Vậy thì để biết chắc chắn, bạn hãy gửi mail hỏi trực tiếp họ đi bạn ạ. Vì NT hiện không có ý định tham gia nên cũng không để ý tìm hiểu lắm.:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quang Tri

Cảm ơn NT ,tôi sẽ tự tìm hiểu.Thân mến
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

CHÙA THIÊN MỤ


Huế vốn là nơi qui tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ- nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong.




http://i107.photobucket.com/albums/m291/Nguyetthu_2006/IMG_0240.jpg


       

(Thiên Mụ tháng 4/2009 -Ảnh: Nguyệt Thu)



 

               Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ Tự" (chùa Thiên Mụ).


              Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm - di tích được nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng.


             Theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa cho đúc một chiếc chuông lớn có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Ông còn đích thân viết bài văn bia nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.


               Với quy mô được mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ“ (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua.  

  

            Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện.


              Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên“ phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.

            Trận bão khủng khiếp năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.

         Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô - di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

           Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng của miền Trung, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị. Tiếng chuông chùa như linh hồn của Huế, vang vọng mãi theo dòng nước sông Hương chảy qua trước Kinh Thành, xuôi về cửa biển, đọng lại trong lòng khách phương xa đến Huế một nỗi niềm vương vấn chốn Thiền Kinh.



(Huỳnh Thị Anh Vân)



**Nguồn: http://www.hueworldherita...n/quanthe/ngoaikinhthanh/
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Như Diệu Linh

Yêu Huế từ khi biết mình là con gái Huế!

Tự hào vì được sinh ra ở xứ sở mà người ta đặt tên thơ mồng này. Ừ thì cứ bảo là thiển cận đi, vẫn thấy yêu Huế vô cùng.

Nhưng có một điều mà ko phải riêng mình mắc phải là yêu quê hương là thế nhưng chưa bao giờ dám nói rằng đã biết hết về quê hương...

Mỗi khi ai đó nói một điều gì đó mới mẻ về Huế mình chợt giật mình "Sao mình vẫn chưa biết điều đó nhỉ?". Một cái gì đó nghèn nghẹn.Có bài thơ lượm lặt, đọc xong nhớ Huế chi lạ :)

Lấy chồng răng gọi mụ o ?
Anh trai lấy vợ, mình thành mụ o
mụ o hiền hậu khỏi lo
mụ o nhiều chuyện là mụ o "dọn" mồm

Tối qua thi` noa'i "khi hôm"
Hoàng hôn : "Chạng vạng, nghe run qua' trời
Sớm mơi mang "chủi xuốt cươi"
Sài Gòn nghe thấy thì cười bò lăn

Lỡ ưng rồi, biết mần răng !
Cái giọng trọ trẹ.....cũng muốn ăn chung một nồi
Con gái chưa noái đã cười
Bị người ta noái là người vô duyên.

Đọc thơ Cai, thấy đã ghiền
Huế ơi nhớ quá, muốn bay liền ra ngay...


Tác giả: Cai Vĩnh


^.^

Mặt trời chiếu rọi khắp nhân gian
Chiếu xuống nhân sinh mải vội vàng
Đâu hay ánh nắng tan vào gió
Rồi hoá thành mây trắng lang thang...

http://i910.photobucket.com/albums/ac302/nhudieulinh/1305086331_12895681291289541360logo.gif

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Chuyện ở dưới là lượm được, thấy người ta kể với nhau nên chép lại vào đây:

Cô dâu mới về quê chồng ở Huế. Là về lần đầu nên bà con sang hỏi thăm rất đông. Một bà cụ già thấy cô dâu mới liền hỏi:
"How is your life?"
Cô dâu mới giật mình té ngửa:
"Trời! người Huế nói tiếng Anh kinh khủng ghê ta! Một cụ già như vầy mà quất cái phát một! Phải chăng tiếng Anh có nguồn gốc từ Huế?"
Thấy vợ mình mắt chữ O mồm chữ Ô, chàng rể mới liền ghé tai:
"Cụ hỏi em là con dâu nhà ai"
"Là sao?"
"O NI DÂU AI" là "Cô này dâu nhà ai"
Oạch...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hi hi... Tỷ nghĩ là có một chi tiết đệ kể lại còn thiếu chính xác! :D Biết ở đâu hông? "O NI DU AI", đó mới đúng là câu "tiếng Anh" của bà cụ trong câu chuyện!:)) Một số vùng nông thôn ở Huế, người ta gọi "dâu" thành "du", "làm dâu" thành "làm du"! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 10 trang (99 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] ›Trang sau »Trang cuối