Một vị’ ’thần đối’’ của nước Đại Việt thời Trung đại mà chúng ta không thể không nhắc đến: Lưỡng quốc trạng nguyên - Mạc Đĩnh Chi (MĐC).
Đã có rất nhiều người viết về cụ, bài viết này chỉ giới thiệu một câu đối nổi tiếng được sử sách ghi lại : Tương truyền , một lần MĐC được vua Trần Anh Tông cử đi sứ sang Trung quốc nhằm thiết lập bang giao.
Bước chân tới cửa khẩu biên giới rồi vào cổng thành kinh đô của họ, cụ liên tục bị đám quan quân nước sở tại gây khó dễ bằng cách ra câu đôi hòng dồn cụ phải bó tay, chịu nhục. Nhưng tất cả âm mưu đó đều bị cụ đánh bại bởi tài trí thông minh tuyệt đỉnh, cách ứng xử nhanh trí, qua những câu đối hay, chuẩn xác, đầy kiêu hãnh khiến đám người kia tuy tức giận mà không làm gì được Sứ thần của nước ''Man di'' - (cách gọi những nước ngoài biên giơi Trung Nguyên của đám Bành trướng Trung Hoa cổ).
Riêng đôi với Sứ thần nước Đại Việt còn có đặc điểm ''xấu như qủy'' luôn thắng trước các cuộc thử tài - khiên sự ghét bỏ đói với cụ Mạc ngày càng tăng. Lần này những bộ óc siêu việt của Trung Nguyên quyết tâm tìm cách hạ gục, trả mối hận. Vẫn võ cũ - ''hạ tiện'' - sau khi đoàn ngoại giao của ta được bố tri nghỉ ngơi ở quán khách, Người đại diện cho nhà vua nước sở tại đến đưa cho trưởng đoàn một vế đối nói rằng nếu đối chỉnh mới được vào trình quôc thư. Nội dung vế ra như sau:
Ly, Mỵ, Võng, Lượng - Tứ tiểu quỷ.
Ðây là vế ra đề rất khó, ác hiểm: 4 chữ đầu đều là tên 4 Quẻ trong Kinh Dịch . 3 chữ tiếp theo lột tả bản chất của 4 chữ đầu, tạo ra một tập hợp Hán từ vừa mang ý nghiã cấu trúc của từ vựng tượng hình, vừa mang ý nghĩa của từ rất ''Nôm'' – (Người xấu như Qủy). Ðiều quan trọng: Làm thế nào để đối được câu này hoàn chỉnh cả về ý lẫn về lời. Nhất là làm sao hạ gục, xóa bỏ ý nghĩa của tập hợp từ ''Tứ Tiểu Qủy''
Kinh Dịch là tác phẩm triết học, khoa học cổ đại nhất của Trung Hoa mà chỉ có rất ít những người học giỏi, học rộng, đọc, hiểu. Kinh Dịch lại viết bằng Hán tự - tiếng nói, ngôn ngữ của chính họ. Dưới mắt họ, viên Sứ thần nước Man di - xấu như qủy - tài học làm sao bì được với những bộ óc kiệt xuất của Trung Nguyên. Chẳng ngờ, nhận đề xong, cụ Mạc không suy nghĩ, đọc ngay vế đôí:
Cầm, Sắt, Tỳ, Bà - Bát đại vương!
Cầm, Sắt, Tỳ, Bà cũng là 4 quẻ trong Kinh dịch. Trong 4 từ này, ở mỗi từ tiếng Hán cổ đều có 2 chữ Vương. Vế đối hoàn chỉnh đến lạ lùng. Bát Ðại Vương đối với Tứ Tiểu Quỷ. Nhưng còn tuyệt diệu hơn: Người ra đề là chủ, khinh miệt khách ở hình hài, trí tuệ đến hợm hĩnh, chủ quan tự đặt mình, núp trong ''Tứ Tiểu Qủy'' - hòng áp đảo đối thủ…
Còn khách thì kiêu hãnh cũng tự nhận, đặt mình vào 8 chữ Vương - Bát Ðại Vương (8 ông vua lớn - tiếng Hán cổ) - chứ không phải là 4 Qủy Nhỏ. Trước 8’’vua lớn’’ tất nhiên 4’’qủy nhỏ’’ sẽ bị chém đầu.
Quan viên nước chủ nhà ra đón đều giật mình kinh ngạc, bái phục, vội mở rộng cửa mới danh sỹ Mạc Ðĩnh Chi vằo trình quốc thư. Chính những thử thách này… nhà vua Trung Hoa đã phong cho Mạc Đĩnh Chi danh xưng - Lưỡng quốc trạng nguyên !
Lê Xuân QuangTrên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook