Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa bim bim

Như thế có phải là vô tâm? (Chuyện có thật 100%, cách nhà HBB không xa)
-------------------------------------
Cô P và anh L là vợ chồng sống với nhau đã mấy mặt con, con gái đầu của họ đã lớn (khoảng 20 tuổi). Anh L nghiện rượu đã từ lâu, chắc có đến 10 năm nay rồi. Mỗi ngày anh lại nghiện nặng thêm, chẳng thể nào cai được nữa. Anh thà nhịn ăn cơm chứ không thể nhịn rượu. Chị P chẳng còn cách nào đành để mặc. Chị làm nghề buôn bán. Đứa con gái lớn xinh đẹp và lanh lợi phụ chị đắc lực nên mẹ con chị ăn nên làm ra. Bây giờ chị đã cất được một căn nhà to đẹp, nhìn vào người ta biết ngay là "nhà giàu" (ở nông thôn vẫn thường có thói quen là nhìn vào căn nhà để biết giàu hay nghèo). Có một thời gian chị chán anh bê tha nên bỏ lẫy không cho vào nhà. Anh lang thang ngủ nhờ hết nhà này đến nhà khác trong xóm. Mọi người nói tới tai chị, bảo chị nên tha thứ cho anh. Chị gọi anh về nhà. Hàng ngày mẹ con chị ra chợ hết, anh ở nhà thèm rượu, không có tiền mua, thế là anh lấy đại mấy món đồ trong nhà ra bán ve chai(đồng nát). Về nhà thấy mất đồ, và anh cũng thừa nhận là anh bán lấy tiền uống rượu, chị tiếc của vì mấy món đồ đang dùng ngon lành bị bán đổ bán tháo, thế là chị đuổi anh ra khỏi nhà. Anh xin ngủ ngoài mái hiên(bên ngoài nhà nhưng bên trong cổng) chị cũng không cho. Tối đến chỉ bảo con khoá cổng lại, không cho anh vào. Thế là anh lại lang thang, lại đói khát. Tối đến anh bạ vào mái hiên của những nhà không có rào cổng để ngủ nhờ, ban ngày lang thang loanh quanh trong xóm, ai cho gì ăn nấy. Vậy mà mẹ con chị coi như không thấy gì, không biết gì. Bây giờ trông anh thân tàn ma dại, không còn sức lao động, dù là những việc nhẹ nhàng. Người trong xóm khuyên chị nên cho anh về nhà chứ nếu không anh chết mất. Nhưng chi kiên quyết không cho. Nói riết rồi hoá nhàm, bây giờ mọi nguời không nói nữa, mà thỉnh thoảng bố thí cho anh bữa đói bữa no, nhưng không ai dám rước anh về nhà ở, vì người ta bảo thà rằng anh không có vợ con. Thế đấy, và anh chỉ còn có nước vất vưởng cho qua ngày. Tôi cũng thấy trong lòng mình quặn lên một nỗi thương tâm, nhưng không biết làm thế nào?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Vodanhthi đã viết:
- Bản thân tôi cũng nghiêng về hướng "tha thứ", nhưng tôi cũng không bận tâm xem hành động tha thứ là nhu nhược hay can đảm. Trong ứng xử hàng ngày, trong hầu hết mọi trường hợp, hành động tha thứ mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
  Chúng ta có thể nâng tâm hồn mình lên thêm một bước: "hỉ xả", thay vì "tha thứ", để khỏi bận tâm xem tha thứ là nhu nhược hay can đảm.

- Cách mà bạn phân tích chữ "forgive" cũng chấp nhận được, nếu chúng ta muốn áp dụng cách phân tích ấy để thuận lòng tha thứ. Tuy nhiên, để một số bạn khác không nhầm lẫn về mặt ngữ nghĩa, ta cũng nên xác định lại rằng ở từ "forgive" thì "for" không phải là "để". Ở tiếng Anh cổ, đầu ngữ này có nghĩa là "hoàn toàn", vì vậy "forgive" có nghĩa là "cho đi hoàn toàn, cho đứt luôn", ở ngữ cảnh là cha vợ cho đứt con gái mình cho chàng rể.

-   Tôi không thể tha thứ cho hành động Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự phân tích trên NL không có ý kiến chỉ là có chút ý kiến về hành động của Trung Quốc.
Dân gian có câu "đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại". Hành động xâm lược của Trung Quốc thì không thể tha thứ, vì họ không bao giờ biết đó là sai, và không bao giờ "chạy lại".
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

NamLan đã viết:
Rõ ràng theo phân tích trên thì THA THỨ = CAN ĐẢM rồi. Và theo ý kiến riêng của NL thì chỉ những người cố chấp, nhu nhược và yếu đuối mới không đủ can đảm để THA THỨ.
NL có một ví dụ nhỏ để chứng minh cho ý kiến này của NL.

Gia đình nhà kia rất hạnh phúc. Nhưng có một ngày chị vợ vì bị say nắng mà phải lòng một người đàn ông tỏ ra rất ga lăng và đa tình. Khi chị vợ phát hiện mình đã đi quá xa và rất muốn dừng lại vì biết đó là những điều phù phiếm.
Chị làm tất cả, xin anh tha thứ để làm lại từ đầu, chị chứng minh cho anh thấy anh mới là người đàn ông mà chị yêu thương. Nhưng đáp lại chị nhận được gì? Tuy bề ngoài anh có vẻ tha thứ nhưng thực tế anh lại cố chấp luôn nghi ngờ ghen tuông, rồi thì lại luôn lấy lỗi lầm đó ra khi vợ chồng anh bất đồng quan điểm gì đó để chì chiết chị. Và chị nghĩ rằng anh đúng là không thể đủ CAN ĐẢM để THA THỨ.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Dự án ngọt ngào

* QUỐC LINH



Có một dự án mang cái tên rất ngọt ngào - Sugar (đường) vừa được mang đến Việt Nam từ đảo quốc Singapore. Điểm đến của dự án là những em bé đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS tại TP.HCM.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=424142

Khi mà nhiều phụ huynh sẵn sàng chuyển trường cho con nếu biết trong lớp có những bạn nhiễm HIV, thì từ một đất nước khác nhiều học sinh đã dành hẳn một tuần chỉ để đến, tìm hiểu và vui chơi với những học sinh đang mang trong mình căn bệnh nan y ấy tại Việt Nam, chỉ mong muốn giảm bớt và đi đến xóa bỏ sự kỳ thị với trẻ em nhiễm HIV.

60 trẻ nhiễm HIV đang được nuôi dạy tại Trung tâm Mai Hòa, mái ấm Mai Tâm ở TP.HCM vừa có những ngày trải nghiệm thú vị cùng các anh chị tham gia dự án nói trên.

Quá ít thời gian cho những cuộc giao lưu, quá ít thì giờ cho những cái nắm tay và càng không nhiều cuộc trò chuyện vì bất đồng ngôn ngữ. Nhưng chẳng hề gì khi mỗi em vẫn có được những phút giây cùng nhảy, cùng ăn, cùng chơi với các anh chị ban đầu còn là người lạ.

Jonathan Ho (Trường THPT Quốc gia Singapore) kể: “Trước khi qua Việt Nam chúng tôi đã được tìm hiểu các thông tin về căn bệnh này, và cách phòng tránh trong những tình huống có thể xảy ra dù biết nó không quá dễ lây nhiễm”.

Còn Alissa Hew (Trường THPT Quốc gia Singapore) bảo đã được đến tận nơi các em sinh sống, thấy các em thật dễ thương nên càng mong muốn phải tạo ra sự khác biệt cho các em trong cái nhìn của xã hội dù biết không đơn giản.

Để Sugar có thể về đến Việt Nam, phải kể đến công lớn của những bạn trẻ là du học sinh Việt tại Singapore. Dự án đã hoạt động ba năm và hai năm trước chỉ một nhóm nhỏ âm thầm về Việt Nam. Nhưng năm nay số tình nguyện viên đông hơn, thêm cả tình nguyện viên Việt Nam, được Trung tâm Công tác xã hội (Thành đoàn TP.HCM) và Nhà Thiếu nhi TP làm “bà đỡ”.

Với các bạn Singapore, để có tên trong danh sách họ cũng cần có một kết quả học tập tương đối và đặc biệt phải yêu thích hoạt động xã hội.

Pan Chuen (Trường trung học chuyên toán và khoa học ĐHQG Singapore) thổ lộ: “Trước khi qua đây tôi nghe nhiều thông tin đáng sợ về các em nhiễm HIV, nhưng thực tế tôi nhận ra các em thật đáng yêu và cũng chẳng đáng sợ để phải bị ghét bỏ như thế”.

Anh bạn đã tận tình chỉ cho các em cùng nhảy và bảo rằng chưa nghĩ được gì nhiều, nhưng nếu có cơ hội vẫn muốn được trở lại để có thể giúp nhiều hơn cho những bạn nhỏ như thế.

Hoàng Yến, 9 tuổi, đến từ mái ấm Mai Tâm, trong bộ đồ xinh xắn với khuôn mặt được trang điểm cười rạng rỡ vì “Chưa bao giờ tụi con được nhiều người cùng chơi chung vui như vậy”.

Dù sức khỏe kém nhưng các em vẫn nhiệt tình có mặt trong tất cả hoạt động, hào hứng nhảy múa. Đó cũng là chủ đích của chương trình với tên gọi abundance - theo giải thích của Tường Vy - thành viên ban tổ chức - tên gọi ấy nghĩa là “nhảy múa dồi dào”, mà sâu xa đằng sau những động tác nhảy năng động chính là tình yêu thương dồi dào dành cho những mảnh đời kém may ấy.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Hoa bim bim đã viết:
Như thế có phải là vô tâm?
-------------------------------------
Cô P và anh L là vợ chồng sống với nhau đã mấy mặt con, con gái đầu của họ đã lớn (khoảng 20 tuổi). Anh L nghiện rượu đã từ lâu, chắc có đến 10 năm nay rồi. Mỗi ngày anh lại nghiện nặng thêm, chẳng thể nào cai được nữa. Anh thà nhịn ăn cơm chứ không thể nhịn rượu. Chị P chẳng còn cách nào đành để mặc. Chị làm nghề buôn bán. Đứa con gái lớn xinh đẹp và lanh lợi phụ chị đắc lực nên mẹ con chị ăn nên làm ra. Bây giờ chị đã cất được một căn nhà to đẹp, nhìn vào người ta biết ngay là "nhà giàu" (ở nông thôn vẫn thường có thói quen là nhìn vào căn nhà để biết giàu hay nghèo). Có một thời gian chị chán anh bê tha nên bỏ lẫy không cho vào nhà. Anh lang thang ngủ nhờ hết nhà này đến nhà khác trong xóm. Mọi người nói tới tai chị, bảo chị nên tha thứ cho anh. Chị gọi anh về nhà. Hàng ngày mẹ con chị ra chợ hết, anh ở nhà thèm rượu, không có tiền mua, thế là anh lấy đại mấy món đồ trong nhà ra bán ve chai(đồng nát). Về nhà thấy mất đồ, và anh cũng thừa nhận là anh bán lấy tiền uống rượu, chị tiếc của vì mấy món đồ đang dùng ngon lành bị bán đổ bán tháo, thế là chị đuổi anh ra khỏi nhà. Anh xin ngủ ngoài mái hiên(bên ngoài nhà nhưng bên trong cổng) chị cũng không cho. Tối đến chỉ bảo con khoá cổng lại, không cho anh vào. Thế là anh lại lang thang, lại đói khát. Tối đến anh bạ vào mái hiên của những nhà không có rào cổng để ngủ nhờ, ban ngày lang thang loanh quanh trong xóm, ai cho gì ăn nấy. Vậy mà mẹ con chị coi như không thấy gì, không biết gì. Bây giờ trông anh thân tàn ma dại, không còn sức lao động, dù là những việc nhẹ nhàng. Người trong xóm khuyên chị nên cho anh về nhà chứ nếu không anh chết mất. Nhưng chi kiên quyết không cho. Nói riết rồi hoá nhàm, bây giờ mọi nguời không nói nữa, mà thỉnh thoảng bố thí cho anh bữa đói bữa no, nhưng không ai dám rước anh về nhà ở, vì người ta bảo thà rằng anh không có vợ con. Thế đấy, và anh chỉ còn có nước vất vưởng cho qua ngày. Tôi cũng thấy trong lòng mình quặn lên một nỗi thương tâm, nhưng không biết làm thế nào?
Trường hợp này mình thấy chị vợ vô tâm quá,nghiện rượu mà không lè nhè đánh đập vợ con là còn may chán,chứ có người người còn nghiện MT mà nhiều người vợ không nỡ bỏ rơi...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

NamLan đã viết:
NamLan đã viết:
Rõ ràng theo phân tích trên thì THA THỨ = CAN ĐẢM rồi. Và theo ý kiến riêng của NL thì chỉ những người cố chấp, nhu nhược và yếu đuối mới không đủ can đảm để THA THỨ.
NL có một ví dụ nhỏ để chứng minh cho ý kiến này của NL.

Gia đình nhà kia rất hạnh phúc. Nhưng có một ngày chị vợ vì bị say nắng mà phải lòng một người đàn ông tỏ ra rất ga lăng và đa tình. Khi chị vợ phát hiện mình đã đi quá xa và rất muốn dừng lại vì biết đó là những điều phù phiếm.
Chị làm tất cả, xin anh tha thứ để làm lại từ đầu, chị chứng minh cho anh thấy anh mới là người đàn ông mà chị yêu thương. Nhưng đáp lại chị nhận được gì? Tuy bề ngoài anh có vẻ tha thứ nhưng thực tế anh lại cố chấp luôn nghi ngờ ghen tuông, rồi thì lại luôn lấy lỗi lầm đó ra khi vợ chồng anh bất đồng quan điểm gì đó để chì chiết chị. Và chị nghĩ rằng anh đúng là không thể đủ CAN ĐẢM để THA THỨ.

Sao đang "Hạnh phúc " mà lại còn "Say nắng " nhỉ??? Mình nghĩ không thể trách người chồng được. Chị nghĩ rằng :"anh đúng là không thể đủ CAN ĐẢM để THA THỨ". Thế thì tạị sao chị lại không nghĩ: " mình không đủ tư cách để được tha thứ, nếu anh không tha thứ..." Nói chung mình là người ngoài cuộc nói thì dễ lắm, chỉ là nghĩ gì nói nấy thôi và nói cho nhanh không chút nữa lại nói khác...:D
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa bim bim

@ Chị Phượng Hoàng Lửa: Em cũng nghĩ như chị vậy, trong xóm người ta cũng khuyên can chị ấy, nhưng chị ấy không nghe. Chị ấy bảo "Cho vào nhà sợ ảnh vét đồ đi bán". Người ngoài chẳng thể can thiệp sâu, những người thân thiết hơn nói chỉ còn chưa nghe nữa là mình chỉ que biết sơ, biết làm thế nào được, chị PHL có cách nào hiến kế không?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hoa bim bim đã viết:
@ Chị Phượng Hoàng Lửa: Em cũng nghĩ như chị vậy, trong xóm người ta cũng khuyên can chị ấy, nhưng chị ấy không nghe. Chị ấy bảo "Cho vào nhà sợ ảnh vét đồ đi bán". Người ngoài chẳng thể can thiệp sâu, những người thân thiết hơn nói chỉ còn chưa nghe nữa là mình chỉ que biết sơ, biết làm thế nào được, chị PHL có cách nào hiến kế không?
Đừng nên trách chị ấy. Có thể chị ấy đã khuyên can, tha thứ rất nhiều lần rồi mà anh chồng vẫn chứng nào tật nấy. Có lẽ chị cũng mệt mỏi lắm rồi, còn phải lao động, kiếm sống nuôi con nữa chứ. Đã thế còn phải canh chừng giữ đồ đạc trong nhà nữa, thử hỏi sức đâu mà chịu nổi. Tôi thấy rất nhiều chị có chồng như thế, nhất là những chị buôn bán nhỏ và anh chồng làm những nghề không ổn định và thu nhập thất thường. Có đáng thương không khi mà sáng ra quảy gánh đi thì lo không biết hôm nay có bán hết không. Chiều về lại không biết lão chồng hôm nay có say xỉn không, có quậy phá gì không. Tối làm hàng cho ngày mai bán thì chồng đá đổ, đập vỡ. Phá trong nhà đã đời rồi lại chõ sang hàng xóm chửi. Hàng xóm người nhịn người không thế là lại um lên. Không khí nặng nề luôn bao trùm trong gia đình, những đứa con luôn nơm nớp lo sợ cha chúng.
Những người phụ nữ đó tôi thường nói đùa là bị án chung thân. Nhiều người trong lúc bức xúc nói với tôi rằng "trông cho nó chết để mẹ con làm ăn". Vấn đề li dị khó lắm bời đa phần chi em ít hiểu biết lại sợ mang tiếng chồng bỏ, phần thương con mất cha.  Những lão như thế thường không thọ hoặc đau yếu sớm và thường tâm thần do nghiện rượu.
Phỉ nói thẳng là cũng có rất nhiều chị chăm chồng kỹ mỗi khi say xỉn, nhưng tôi thường thấy do các ông ấy là trụ cột kinh tế gia đình. Thế đấy, cuộc sống muôn màu, mỗi người mỗi hoàn cảnh nên có cách ứng xử khác nhau.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hoa bim bim đã viết:
@ Chị Phượng Hoàng Lửa: Em cũng nghĩ như chị vậy, trong xóm người ta cũng khuyên can chị ấy, nhưng chị ấy không nghe. Chị ấy bảo "Cho vào nhà sợ ảnh vét đồ đi bán". Người ngoài chẳng thể can thiệp sâu, những người thân thiết hơn nói chỉ còn chưa nghe nữa là mình chỉ que biết sơ, biết làm thế nào được, chị PHL có cách nào hiến kế không?
Đừng nên trách chị ấy. Có thể chị ấy đã khuyên can, tha thứ rất nhiều lần rồi mà anh chồng vẫn chứng nào tật nấy. Có lẽ chị cũng mệt mỏi lắm rồi, còn phải lao động, kiếm sống nuôi con nữa chứ. Đã thế còn phải canh chừng giữ đồ đạc trong nhà nữa, thử hỏi sức đâu mà chịu nổi. Tôi thấy rất nhiều chị có chồng như thế, nhất là những chị buôn bán nhỏ và anh chồng làm những nghề không ổn định và thu nhập thất thường. Có đáng thương không khi mà sáng ra quảy gánh đi thì lo không biết hôm nay có bán hết không. Chiều về lại không biết lão chồng hôm nay có say xỉn không, có quậy phá gì không. Tối làm hàng cho ngày mai bán thì chồng đá đổ, đập vỡ. Phá trong nhà đã đời rồi lại chõ sang hàng xóm chửi. Hàng xóm người nhịn người không thế là lại um lên. Không khí nặng nề luôn bao trùm trong gia đình, những đứa con luôn nơm nớp lo sợ cha chúng.
Những người phụ nữ đó tôi thường nói đùa là bị án chung thân. Nhiều người trong lúc bức xúc nói với tôi rằng "trông cho nó chết để mẹ con làm ăn". Vấn đề li dị khó lắm bời đa phần chi em ít hiểu biết lại sợ mang tiếng chồng bỏ, phần thương con mất cha.  Những lão như thế thường không thọ hoặc đau yếu sớm và thường tâm thần do nghiện rượu.
Phải nói thẳng là cũng có rất nhiều chị chăm chồng kỹ mỗi khi say xỉn, nhưng tôi thường thấy do các ông ấy là trụ cột kinh tế gia đình. Thế đấy, cuộc sống muôn màu, mỗi người mỗi hoàn cảnh nên có cách ứng xử khác nhau.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Hoa bim bim đã viết:
@ Chị Phượng Hoàng Lửa: Em cũng nghĩ như chị vậy, trong xóm người ta cũng khuyên can chị ấy, nhưng chị ấy không nghe. Chị ấy bảo "Cho vào nhà sợ ảnh vét đồ đi bán". Người ngoài chẳng thể can thiệp sâu, những người thân thiết hơn nói chỉ còn chưa nghe nữa là mình chỉ que biết sơ, biết làm thế nào được, chị PHL có cách nào hiến kế không?
@Hoa BIMBIM ! Chị chẳng có kế gì đâu, nhưng chi thấy bà vợ đó thật sự vô tâm,theo mình thì chỉ uống rượu thôi còn quá rẻ so với nghiện ma tuý,có cách này em ạ :chi đã đọc được một câu chuyện đăng ở báo nào đấy đại loại thế này: Chị là cán bộ y tế hay giáo viên gì đó ở một tỉnh miền núi phía Bắc,chồng nghiện MT thế mà chị ấy vẫn chăm sóc tử tế, đưa đi cai nghiện... và gì gì nữa dài lắm chỉ biết rằng cuối cùng chị ấy gửi anh ta cho một người họ hàng xa ở Miền Nam để tránh xa mt,trước khi đi chị ấy còn bảo rằng nếu vào đó gặp ai hợp thì cư lấy và còn gói cho anh một hộp bao cao su để cho anh giải toả lúc vắng chi ,cho an toàn v.v... HBB này ,nếu chị hàng xóm nhà em mà đọc được chuyện này thì tốt,đó cũng là tấm gương cho mọi người suy ngẫm mà, chi sẽ cố tìm lại xem bài báo đó còn không nếu tìm được chi sẽ chuyển cho em nhé ,chị thấy đó là điều phi thường đấy,nếu điều đó xảy ra với mình không biết mình có làm được thế không.Chúc HBB vui nhé!
 Nhiều lời thêm chút: Em bảo là hàng xóm cũng khuyên can cho anh ấy vào nhà, nghĩa là anh ấy chưa đến nỗi nào đúng không.
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] ... ›Trang sau »Trang cuối