Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 28/06/2010 18:45
Đã sửa 54 lần, lần cuối bởi Vodanhthi vào 15/11/2010 16:39
Có 3 người thích
Mục lục
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 28/06/2010 18:49
Có 5 người thích
Làm sao tránh được lời nguyền tài nguyên?
* PHẠM DUY HIỂN
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 30/06/2010 18:14
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vodanhthi vào 30/06/2010 18:15
Có 3 người thích
Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?
* PHẠM DUY HIỂN
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 02/07/2010 18:09
Có 4 người thích
Củng Lợi: “Chúng ta ngày càng có ít đất trồng trọt”
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 04/07/2010 18:21
Có 3 người thích
Bài 1: Quảng Nam: các dòng sông đã chết
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 05/07/2010 18:43
Có 3 người thích
Bài 2: Tận thu, tận diệt ở rốn vàng Phước Sơn
Ngày gửi: 06/07/2010 02:03
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi gái có chồng vào 06/07/2010 02:24
Có 3 người thích
Vodanhthi đã viết:Trước hết, thật tâm gửi lời cảm ơn đến người mở topic này...Tôi nghĩ rất hữu ích, ít nhất với lớp trẻ như chúng tôi ngoài những mơ màng, lơ lửng trên cành cây còn biết đến sự quan tâm của xã hội, thế giới về những ưu đãi ngọt ngào mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta...Một thời gian dài chúng ta vô tư sử dụng, không cần biết đến điểm dừng và cứ nghĩ là vô tận...Không bao nhiêu năm giờ đâu những con sông hiền hoà những tưởng không bao giờ cạn kiệt ...đã trơ đáy...Những con suối róc rách đi vào thơ ca làm xao lòng những chàng thơ và nàng thơ nay đã hoàn toàn biến mất...Những cánh rừng bị xoá sổ, càng ngày danh sách những động vật được đưa vào sách đỏ hoặc thông báo không còn sự hiện diện trên trái đất này...ngày càng dài...Đến lúc cả thế giới gào to Oh, My God...một cách tuyệt vọng trong cái hiệu ứng của nhà kính, trong sự tan chảy của băng, trong nóng lên của toàn cầu và lổ hổng của tầng Ô-Zôn ngày càng lớn...Một trong vô số những câu hỏi lớn được đặt ra: phải làm gì...làm thế nào được xướng lên một cách tuyệt vọng và chìm nghĩm trong những màu xanh đỏ thế giới tiền tệ...Khi không kiểm soát hoặc mất khả năng kiểm soát con người thường đặt ra những cấm đoán và quy định được làm và không được làm...Khi không còn có thể hạn chế hoặc triệt tiêu được người ta sẽ đặt mình trong một trạng thái mất an toàn nhất: Phải cách học cách sống chung với những điều bất an đấy, sống chung với lời nguyền ấy...Mà không hoặc cố tình không hiểu...chẳng có một năng lực siêu nhiên và huyền bí nào cả để đặt ra lời nguyền mà do chính chúng ta đã mượn vay trước một cách phung phí và bây giờ đã đến lúc chúng ta phải trả...Thiên nhiên hiền hoà nhưng rất giữ lời hứa và thiên nhiên như một tờ giấy trắng : Ta viết lên đấy chữ gì thì chúng ta sẽ được đọc chữ đấy...Một cách thật giản đơn trong cụm từ cổ tích của lời nguyền...Làm sao tránh được lời nguyền tài nguyên?
* PHẠM DUY HIỂN
Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào những quốc gia sa đà vào đào bới của cải dưới lòng đất hòng tạo ra bước đột phá về kinh tế. Nó đã trở thành đề tài được giới học giả thảo luận sôi nổi trong nhiều thập kỷ gần đây.
Tại sao Sudan và một số nước Tây Phi giàu dầu mỏ, kim cương mà các chỉ tiêu về mức sống, giáo dục, tuổi thọ… lại thuộc loại thấp nhất thế giới? Tại sao Arập Saudi xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới lại có đến 17% người dân thất học? Tại sao nội chiến triền miên luôn gieo lên đầu những người dân châu Phi khốn khó, trong khi chính họ mới là chủ nhân đích thực các kho báu ẩn giấu dưới lòng đất? Ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên chẳng những sẽ thất bại mà càng lún sâu vào tụt hậu.
Lời nguyền tài nguyên – bức tranh hiện hữu trên thế giới
Nhìn ra thế giới trong vài thập kỷ gần đây, có mấy nước nhờ đào bới tài nguyên thiên nhiên mà nhanh chóng bứt phá lên phía trước. Ngược lại, có khi chính vì thiếu than đá, dầu mỏ, quặng sắt..., mà một số nước Đông Á lại hoá rồng. J. Sachs, A. Garner và một số học giả khác qua phân tích ngót 100 nền kinh tế trên thế giới trong hai thập kỷ 1970 – 1980 đã chứng minh rằng những nước có tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên trong GDP cao thường có xu hướng tăng trưởng chậm, không đầu tư đúng mức cho giáo dục khiến có ít trẻ em được cắp sách đến trường.
Thực chất, đằng sau nghịch lý nói trên là những hậu quả nặng nề cho đất nước khi tài nguyên thiên nhiên bị lạm dụng bởi những nhóm lợi ích trong một đất nước thiếu tri thức khoa học – công nghệ lại có thể chế yếu kém và thiếu minh bạch. Sự giàu có quá dễ dàng của họ chính là nguồn gốc gây ra tham nhũng, tình trạng tù mù trong hệ thống nhà nước, gia tăng phân hoá giàu nghèo, tàn phá môi trường, sự tụt hậu về giáo dục – khoa học – công nghệ, cả nội chiến và bất ổn chính trị...
Ngày nay trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng năng lượng toàn cầu, bản đồ quyền lực thế giới đã được vẽ lại. Một số nước cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lại nắm được tri thức khai thác, chế biến chúng, có lực lượng khoa học – công nghệ hùng hậu trong nhiều lãnh vực. Trong khi đó, nhiều nước khác có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại yếu kém cả về tri thức lẫn thể chế, không làm chủ được nguồn tài nguyên của mình. Họ dễ bị chinh phục, không phải bởi pháo hạm như ngày xưa, mà bởi các tấm séc ngân hàng. Chính đồng tiền do bán rẻ tài nguyên thiên nhiên đã mang lại bất công và khổ đau cho đa số người dân, mất độc lập tự chủ cho đất nước.
Các nước phát triển cũng không khỏi lao đao nếu không chú ý đến mặt trái do những nguồn tài nguyên mới khám phá mang lại. Căn bệnh Hà Lan (Dutch disease) phản ánh tình trạng khủng hoảng ở Hà Lan và Anh vào những năm 1970, khi những mỏ khí và dầu trữ lượng lớn được phát hiện ở Biển Bắc. Nguồn thu từ dầu khí đã làm lệch cơ cấu kinh tế và tăng giá trị thực đồng nội tệ. Cuối những năm 1970, từ chỗ nhập khẩu dầu mỏ, cỗ xe kinh tế đồ sộ Anh quốc bỗng thừa dầu để xuất khẩu. Đồng bảng tăng giá trị thực, xuất khẩu hàng chế biến đình đốn, công nhân đình công đòi tăng lương, kinh tế rơi vào suy thoái.
Song cũng có nhiều nước thành công nhờ phát triển theo con đường khác. Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Chile, Malaysia... rất giàu tài nguyên, dẫn đầu thế giới về sản lượng than, đồng, chì, thiếc, vàng, đất hiếm... nhưng những nguồn lợi ấy chỉ góp phần nhỏ trong GDP vì họ tăng trưởng nhờ phát triển nhiều ngành công nghiệp khác. Ở Iran, tuy dầu mỏ đóng góp đến 38% GDP, nhưng họ biết sử dụng nguồn lợi ấy để ra sức phát triển khoa học – công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ mũi nhọn, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Lời nguyền tài nguyên không phải là quy luật tất định, càng không phải định mệnh, đối với những nước giàu tài nguyên. Song với tư cách là một quy luật thống kê, nó đủ độ tin cậy để cảnh báo mọi người chớ đi theo vết xe đổ của một số nước, đừng hoạch định chính sách phát triển quốc gia bằng cách trông chờ vào các kho báu còn ẩn giấu đâu đó dưới lòng đất. Brazil, nước đông dân thứ năm trên thế giới, mới đây đã phát hiện mỏ dầu cực lớn trên thềm lục địa. Thay vì hoan hỉ, Tổng thống Lula da Silva đã lôi đích danh bóng ma lời nguyền tài nguyên ra để cảnh báo dân chúng: “Đừng để xảy ra lời nguyền tài nguyên như ở nhiều quốc gia dầu mỏ khác. Nguồn lợi này sẽ phải được dùng để phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và xoá đói giảm nghèo... Chúng ta không nên trở thành một nước xuất khẩu dầu thô đơn thuần, mà phải ra sức xây dựng một ngành công nghiệp hoá dầu hùng mạnh...”
Làm chủ KHCN - tiêu chí đích thực để tránh được lời nguyền tài nguyên
Làm chủ công nghệ hoá dầu, hay bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào khác cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên. Những nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến lời nguyền tài nguyên thường chỉ ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế (căn bệnh Hà Lan), sự yếu kém về thể chế (dân chủ, minh bạch, phân bố lợi tức), quản lý nhà nước và luật pháp... Nhưng hầu như ít ai nhắc đến yếu tố làm chủ công nghệ.
Để làm rõ hơn vai trò của yếu tố khoa học – công nghệ, chúng tôi đã xem xét mối tương quan giữa nguồn lợi thu được từ dầu mỏ với năng lực khoa học – công nghệ dựa trên số công trình khoa học công bố trên quốc tế từ 30 nước đang phát triển có sản lượng dầu thô cao hơn Việt Nam, 300.000 thùng/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nước “đối lập” nhau, những nước còn lại nằm xen vào giữa hai nhóm này. Ở một cực, điển hình là Kuwait, Arập Saudi, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Angola, thu lợi từ dầu mỏ rất lớn, chiếm 65 – 80% GDP, nhưng sản sinh ra rất ít công trình khoa học tính trên GDP. Phía bên kia là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina với nguồn thu từ dầu mỏ chỉ chiếm 2 – 4% GDP nhưng số công trình tính trên GDP cao hơn gấp bội. Các nước này không ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên mà phát triển nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhờ làm chủ được KHCN. Trong số các nước xen vào giữa hai nhóm trên, đáng chú ý nhất là Iran, thu nhập từ dầu mỏ chiếm đến 38% GDP, nhưng nền khoa học – công nghệ của họ mạnh hơn hẳn các nước Hồi giáo vùng Vịnh thuộc cực thứ nhất.
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 06/07/2010 18:37
Có 3 người thích
Bài 3 : Bộ, tỉnh, huyện, xã… mạnh ai nấy cấp phép đào vàng
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 07/07/2010 17:58
Có 3 người thích
Bài 4: Tan hoang núi đá trắng ở Quỳ Hợp, Nghệ An
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 09/07/2010 08:48
Có 4 người thích
Bài 5: Tàn phá tài nguyên du lịch tự nhiên
* Phóng sự của Võ Trang – Đức Tài – Tùng Quang
Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối