Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hoan1982

NanLan đã viết:
Thế viết là trà thì đúng hay chè thì đúng?

Em cứ nghĩ chè là nấu chè, chè thập cẩm. Còn trà là uống trà, pha trà.
Quan điểm của Trà Việt về chè tươi
26/11/2010 9:27 CH

1)Theo bạn, thói quen uống chè tươi ở Việt Nam có được gọi là một văn hóa trà không?

Trước hết, chúng ta hiểu văn hóa trà Việt Nam là gì? Các trà nô đều thống nhất lấy định nghĩa văn hóa trà Việt Nam của Thầy PGS Đỗ Ngọc Quỹ trong quyển Khoa học văn hóa trà Việt Nam và thế giới:"Văn hóa trà Việt Nam...là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần của cây chè do con người Việt Nam sáng tạo và tích lũy...". Dựa trên định nghĩa này, chắc chắn bạn đã biết chè tươi không thể không phải là một văn hóa trà Việt Nam. Nó do con người Việt Nam sáng tạo và tích lũy trong lịch sử sản xuất, chế biến, tiêu dùng. Nó mang lại giá trị thấy rõ về vật chất và tinh thần cho người Việt.

Tuy nhiên, cũng có vài bạn cho rằng, nói đến văn hóa trà phải nói đến nghệ thuật, cầu kỳ một tí, nên mới gọi là trà chứ không gọi là chè. Đó cũng là câu hỏi thảo luận thứ 2 sau đây.

2)Chúng ta nên gọi chè tươi, chè xanh hay trà xanh?

Dĩ nhiên là chúng ta đang bàn về cách pha chè lá tươi. Có trà nô nói theo Từ điển Tiếng Việt, trà là đã qua chế biến, chè là chưa qua chế biến, như vậy không nên gọi chè tươi là trà xanh. Tuy nhiên, một ví dụ thấy rõ là trà xanh không độ, trà xanh Pure Green đang quảng cáo là làm từ 100% lá chè tươi mà vẫn gọi là trà xanh. Theo chúng tôi thì gọi là trà xanh cũng không sai, bởi vì họ làm từ 100% lá chè tươi, nhưng để trở thành trà đóng chai, chè tươi đó đã qua chế biến rồi.

Như vậy, cách gọi chè tươi hay chè xanh đều được, nhưng với các Trà Nô CLB Trà Việt, cách gọi chè tươi được ủng hộ nhiều hơn.

Ngoài ra, phương ngữ cũng ảnh hưởng không ít đến cách gọi chè hay trà này. Ngoài Bắc người ta vẫn gọi là chè móc câu, công ty chè Việt Nam. Ngược lại, trong Nam vẫn có người gọi là trà tươi, vườn trà...

Bạn Thiên Thu Bình, trà nô K1 góp ý: không nên gọi là pha chè tươi mà phải gọi là hãm chè tươi hay om chè tươi mới chính xác. Vì chè tươi ta không bỏ vào ấm mà bỏ vào nồi để nấu...

3)Để đón một vị nguyên thủ Quốc gia, Việt Nam có thể dùng chè tươi không?

Theo bạn Huân, phóng viên VTC5 thì có. Bạn nói dù chè tươi mộc mạc nhưng nó thể hiện được tình làng nghĩa xóm, đặc trưng của Việt Nam.
Các bạn Trà nô thì cho rằng dùng trà ướp trong hoa sen sẽ độc đáo và trọng thị hơn. Cả chè tươi và trà ướp tron nụ sen cùng thể hiện được chữ "Hòa" trong văn hóa thưởng trà của người Việt. Chè tươi để tiếp đãi làng xóm láng giềng thân mật, trà ướp trong nụ sen để đãi thượng khách như nguyên thủ quốc gia, khách quý phương xa đến thăm gia đình, vì nó thuộc loại trà hiếm, đã từng được mệnh danh "thiên cổ đệ nhất trà" mà!

4)Theo bạn, cách hãm chè tươi như thế nào là chuẩn nhất?

Theo tìm hiểu của các trà nô, hiện nay Việt Nam chúng ta có 3 cách hãm chè tươi chính:

- Chè tươi để nguyên lá, rửa sạch, không vò cho vào nồi nấu. Thí dụ như tại làng Tiên Lữ, Vĩnh Phúc...
- Chè tươi rửa sạch, vò nát, nấu để uống từ sáng đến chiều. Thí dụ người Hà Nội và những người Bắc di cư vào Nam hiện nay.
- Chè tươi băm hoặc dã nát, ủ rồi phơi khô rồi mới hãm chè. Thí dụ ở Huế...
Tất nhiên, mỗi vùng có khẩu vị, điều kiện riêng nên có cách hãm chè riêng. Tại CLB Trà Việt, chúng ta nấu theo cách thứ 2.

5)Uống chè tươi và trà khô, cái nào tốt hơn?

Tất cả các bạn đều cho là uống chè tươi tốt hơn. Vì chúng ta không chắc những người ướp trà có ướp đúng hàm lượng cho phép không, nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Chè tươi không chế biến nên dễ an tâm hơn.

Theo TRÀ VIỆT.org
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

hoan1982 đã viết:
Chè và trà
Con gái và đàn bà
Khác nhau một trời một vực!
Tớ khoái chè và khoái cả trà
Yêu con gái đẹp với đàn bà
Yêu thêm phụ nữ cùng thôn nữ
Thích uống cà phê, ngửi nước hoa.


:D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lốc Cốc Tử

Tóc ẻm đưa huơng sực nức trà
Thuơng liều dẫu cũng ngán linh bà
Chè trà, mụ, chị, cô đều nữ
Yêu tất yêu nhiều những nhánh hoa.:P
Con nhang nơi công sở
Lại mê mẩn bói toán rồi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

hoan1982 đã viết:
NanLan đã viết:
Thế viết là trà thì đúng hay chè thì đúng?

Em cứ nghĩ chè là nấu chè, chè thập cẩm. Còn trà là uống trà, pha trà.
Quan điểm của Trà Việt về chè tươi
26/11/2010 9:27 CH

1)Theo bạn, thói quen uống chè tươi ở Việt Nam có được gọi là một văn hóa trà không?

Trước hết, chúng ta hiểu văn hóa trà Việt Nam là gì? Các trà nô đều thống nhất lấy định nghĩa văn hóa trà Việt Nam của Thầy PGS Đỗ Ngọc Quỹ trong quyển Khoa học văn hóa trà Việt Nam và thế giới:"Văn hóa trà Việt Nam...là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần của cây chè do con người Việt Nam sáng tạo và tích lũy...". Dựa trên định nghĩa này, chắc chắn bạn đã biết chè tươi không thể không phải là một văn hóa trà Việt Nam. Nó do con người Việt Nam sáng tạo và tích lũy trong lịch sử sản xuất, chế biến, tiêu dùng. Nó mang lại giá trị thấy rõ về vật chất và tinh thần cho người Việt.

Tuy nhiên, cũng có vài bạn cho rằng, nói đến văn hóa trà phải nói đến nghệ thuật, cầu kỳ một tí, nên mới gọi là trà chứ không gọi là chè. Đó cũng là câu hỏi thảo luận thứ 2 sau đây.

2)Chúng ta nên gọi chè tươi, chè xanh hay trà xanh?

Dĩ nhiên là chúng ta đang bàn về cách pha chè lá tươi. Có trà nô nói theo Từ điển Tiếng Việt, trà là đã qua chế biến, chè là chưa qua chế biến, như vậy không nên gọi chè tươi là trà xanh. Tuy nhiên, một ví dụ thấy rõ là trà xanh không độ, trà xanh Pure Green đang quảng cáo là làm từ 100% lá chè tươi mà vẫn gọi là trà xanh. Theo chúng tôi thì gọi là trà xanh cũng không sai, bởi vì họ làm từ 100% lá chè tươi, nhưng để trở thành trà đóng chai, chè tươi đó đã qua chế biến rồi.

Như vậy, cách gọi chè tươi hay chè xanh đều được, nhưng với các Trà Nô CLB Trà Việt, cách gọi chè tươi được ủng hộ nhiều hơn.

Ngoài ra, phương ngữ cũng ảnh hưởng không ít đến cách gọi chè hay trà này. Ngoài Bắc người ta vẫn gọi là chè móc câu, công ty chè Việt Nam. Ngược lại, trong Nam vẫn có người gọi là trà tươi, vườn trà...

Bạn Thiên Thu Bình, trà nô K1 góp ý: không nên gọi là pha chè tươi mà phải gọi là hãm chè tươi hay om chè tươi mới chính xác. Vì chè tươi ta không bỏ vào ấm mà bỏ vào nồi để nấu...

3)Để đón một vị nguyên thủ Quốc gia, Việt Nam có thể dùng chè tươi không?

Theo bạn Huân, phóng viên VTC5 thì có. Bạn nói dù chè tươi mộc mạc nhưng nó thể hiện được tình làng nghĩa xóm, đặc trưng của Việt Nam.
Các bạn Trà nô thì cho rằng dùng trà ướp trong hoa sen sẽ độc đáo và trọng thị hơn. Cả chè tươi và trà ướp tron nụ sen cùng thể hiện được chữ "Hòa" trong văn hóa thưởng trà của người Việt. Chè tươi để tiếp đãi làng xóm láng giềng thân mật, trà ướp trong nụ sen để đãi thượng khách như nguyên thủ quốc gia, khách quý phương xa đến thăm gia đình, vì nó thuộc loại trà hiếm, đã từng được mệnh danh "thiên cổ đệ nhất trà" mà!

4)Theo bạn, cách hãm chè tươi như thế nào là chuẩn nhất?

Theo tìm hiểu của các trà nô, hiện nay Việt Nam chúng ta có 3 cách hãm chè tươi chính:

- Chè tươi để nguyên lá, rửa sạch, không vò cho vào nồi nấu. Thí dụ như tại làng Tiên Lữ, Vĩnh Phúc...
- Chè tươi rửa sạch, vò nát, nấu để uống từ sáng đến chiều. Thí dụ người Hà Nội và những người Bắc di cư vào Nam hiện nay.
- Chè tươi băm hoặc dã nát, ủ rồi phơi khô rồi mới hãm chè. Thí dụ ở Huế...
Tất nhiên, mỗi vùng có khẩu vị, điều kiện riêng nên có cách hãm chè riêng. Tại CLB Trà Việt, chúng ta nấu theo cách thứ 2.

5)Uống chè tươi và trà khô, cái nào tốt hơn?

Tất cả các bạn đều cho là uống chè tươi tốt hơn. Vì chúng ta không chắc những người ướp trà có ướp đúng hàm lượng cho phép không, nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Chè tươi không chế biến nên dễ an tâm hơn.

Theo TRÀ VIỆT.org
Hay quá cám ơn bạn Hoan nhé. Mình hay lẫn lộn hoài.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

hoan1982 đã viết:

4)Theo bạn, cách hãm chè tươi như thế nào là chuẩn nhất?

- Chè tươi băm hoặc nát, ủ rồi phơi khô rồi mới hãm chè. Thí dụ ở Huế...
Tất nhiên, mỗi vùng có khẩu vị, điều kiện riêng nên có cách hãm chè riêng. Tại CLB Trà Việt, chúng ta nấu theo cách thứ 2.

Theo TRÀ VIỆT.org
- Chè tươi băm hoặc giã nát, ủ rồi phơi khô rồi mới hãm chè. Thí dụ ở Huế...
Tất nhiên, mỗi vùng có khẩu vị, điều kiện riêng nên có cách hãm chè riêng. Tại CLB Trà Việt, chúng ta nấu theo cách thứ 2.
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Cảm ơn bác Vien.vien đã phát hiện ra một lỗi sai chính tả rất "dã man", lỗi do em không đọc kỹ bài viết.
Chắc là tại tác giả uống nhiều trà quá nên bị say ..."chè" !
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

NanLan đã viết:
Thế viết là trà thì đúng hay chè thì đúng?
Em cứ nghĩ chè là nấu chè, chè thập cẩm. Còn trà là uống trà, pha trà.
Theo tớ, dùng từ chè khi ta uống nước từ lá chè tươi, còn trà để chỉ nước dùng từ búp (ngọn) chè đã được chế biến khô. Ở quê tôi nước nấu từ cộng (thân, cành) khô của cây chè cũng vẫn gọi là nước chè. Và, uống chè khác với ăn chè.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Tường Thụy đã viết:

CÁC BẠN THÂN MẾN



Hàng ngày vào đọc những bài viết (thơ, văn xuôi) tôi thấy chúng ta còn vấp nhiều lỗi chính tả.
Một bài thơ hay mà vấp lỗi chính tả thật đáng tiếc. Nhưng nhắc nhau không phải là chuyện đơn giản (khen thì dễ, ;)).
Điều này làm tôi băn khoăn từ lâu.
Nay tôi mở topic này để hàng ngày đọc, bất chợt (chứ không rà soát) gặp lỗi chính tả thì nhặt vào đây để lưu ý nhưng không trích câu hay nêu tác giả mà chỉ nhắc, ví dụ:
Sấn sổ (không phải xấn xổ)
Bàng quan (không phải bàn quan)
Ngoài ra cũng có thể nhắc một số nhầm lẫn khác cũng theo cách ấy.
Nhưng không loại trừ lôi đích danh bạn nào đó ra để ghẹo yêu. :))
Những sai sót này không loại trừ tôi nên tôi cũng mong các bạn góp ý nhiệt thành cho mình.
Dĩ nhiên một người chỉ phát hiện được trong phạm vi mình đọc chứ không đọc hết được những gì post lên diễn đàn trong ngày.
Vì vậy mong các bạn khác cùng hưởng ứng.
Thân ái.


28/9/2010
TT

[/quote]
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

TIN NHẮN TRÊN THIVIEN.NET
Hỏi:
Viết "dời" hay "rời" ? trong các hoàn cảnh sau:
Di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.
Nó rời khỏi sân bay cách đây 1 tiếng>
??? Cám ơn[/quote]

Giả nhời:
Rời
I.đgt.1- ra khỏi điểm xuất  phát, rời nhà ra đi, tàu rời ga....2-Lìa ra, tách khỏi: hai đứa không rời nhau lấy 1 phút..
II. tt : Riêng ra, không còn nguyên hoặc không còn liên hệ, dính dáng đến nhau: Tháo rời máy móc, cơm rời hạt...

Dời: đgt
1- Thay đổi địa điểm, chuyển chỗ: dời nhà...
2-Thay đổi khác trước: Lòng son chẳng dời...

Di đgt: Chuyển, dịch : di mộ vào nghĩa trang...[/quote]
Hỏi:
Cám ơn bạn nhé! Nhưng cái khó là "Rời khỏi nhà" cũng là thay đổi địa điểm, chuyển chỗ ??
Phân biệt giúp mình việc sử dụng từ "líu" và từ "níu" ?? Cám ơn trước![/quote]
Giả nhời:

Vấn đề quan trọng là bác có hèn không? Có dám đấu tranh để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt- Tiếng mẹ đẻ hay không?

Líu:đgt: Líu lưỡi khong nói được, sợ líu lưỡi...
Níu: đgt: Níu cành cây xuống để hái quả...
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


Lan man về chè


Về việc gọi là "chè" hay "trà", mình thấy thế nào cũng được cả. Tiếng việt thì là "chè", còn âm Hán - Việt là "trà" (茶 ), nghĩa là có nguồn gốc từ chữ Hán.
Mà người Việt ta thường có tâm lý sính ngoại. Hàng ngoại tốt và rẻ, người ta thích đã đành nhưng chữ ngoại, nếu cùng khả năng diễn đạt thì chẳng thể nói là tốt hơn chữ Việt.
Có lần tôi thấy một ông giải thích cho bạn về con vẹt khi đang chờ xe: "Thực ra, nó không phải là vẹt mà là "psittacidés" (tiếng Pháp) nhưng dân ta không biết nên cứ gọi là con vẹt" Hi hi.
Vì vậy, lớp bình dân cứ gọi là "chè", còn ai thấy gọi là "trà" cho nó sang cũng được. Ngay cả con chuồn chuồn loại to, nó bay nhởn nhơ khắp nơi, có nhập khẩu từ TQ vào bao giờ đâu mà vẫn cứ gọi là chuồn chuồn Ngô.:)
Cũng vì tâm lý đó nên mới sinh ra chữ "trà Tàu". Chè nhập từ Trung Quốc gọi là "trà Tàu" đã đành nhưng nếu tự mình làm ra thì người ta vẫn cứ gọi là "trà Tàu". Khi đó chỉ chè chế biến theo kiểu TQ. Cách gọi này cũng giống như khi người Hà Nội làm nem theo kiểu Sài Gòn vẫn gọi là món "nem (hay chả) Sài Gòn" dù nguyên liệu không phải buôn từ Sài Gòn ra và món ăn được chế biến bởi những bàn tay vàng, trắng nõn nà của các cô gái Hà Nội.
Không nên gọi là "chè xanh" mà gọi là "chè tươi". Gọi là "chè xanh" có thể do chữ chè tươi nôm na quá, không sang chăng? Gọi là "chè xanh" thì thừa mất chữ "xanh" mà thiếu chữ "lá". "Xanh" để phân biệt với màu gì cơ chứ vì cây chè trồng ở đâu thì lá cũng có màu xanh cả, trừ khi nó già quá rụng xuống đất mới biến thành màu vàng, chẳng ma nào thèm mua. Mà chưa đến lứa, người ta đã vội hái đem bán để cho con đóng tiền học thêm rồi, làm gì kịp rụng. Hi hi.
Bạn hoan1982 và cuctim999 có vẻ rất rành về chế biến chè. Việc sao chè cho ra các sản phẩm chè búp, chè cục và chè cám như các bạn đã nói.
Chè búp, kén búp kỹ làm cẩn thận sau khi sao có hình nhỏ và hơi dài hơn, xoăn lại người ta gọi còn là chè móc câu. Chè thơm thơm mùi cốm thì ngon. Người sành uống chè còn thích loại chè cánh có mầu hơi lốm đốm trắng gọi là chè mốc cách. Tại sao chè có mầu ấy và uống ngon hơn, cái này mình không rõ lắm.
Hình như các sản phẩm chè chế biến theo kiểu sao khô đều gọi chung là chè mạn?
Nếu lá chè băm hoặc giã nát, ủ rồi phơi khô, ở quê mình gọi là chè nỏ. Chè này nấu lên uống tất nhiên không ngon bằng chè tươi, nước có vị đỏ. Nhưng vì chè hái ra có khi không bán hết ngay một lúc cho nên người ta mới băm phơi khô để dành, còn hơn là để lá già hay hỏng vì bán ế.
Nếu sao chè cho ra nhiều sản phẩm khác nhau thì khi pha chế cũng có nhiều cách khác nhau như nấu, hãm và nấu, hãm như thế nào lại tùy theo loại chè và sở thích của người dùng.
Tất nhiên uống chè khác với ăn chè. Cho nên người ta phân biệt bằng cách gọi là "nấu chè", "nấu nước chè".
Làm sao để nước chè tươi có màu xanh hay vàng tươi (không vàng đỏ) uống ngon? Theo mình nên làm theo cách: lá chè rửa sạch, vò nát, cho vào trong bình hay ấm tích. Đổ chút nước sôi vào lắc đều rồi gạn kiệt. Mục đích làm cho nóng chè, ấm chè không bị nước lã khi rửa sót lại và cho bớt mùi ngái của chè. Sau đó mới đổ nước sôi vào để uống. Cách làm này gọi là hãm chứ không phải nấu.
Cách pha chè sao đã được bàn đến nhiều nên mình không đề cập.
Không biết bạn Letam quê ở đâu. Nếu nấu cả cành là cách làm cũng của Nghệ An. Nhà thơ Vương Trọng có viết:
Quê anh chè bẻ cả cành
Khoai với lạc luộc chung, mỗi tối
Mời uống nước như đi họp đội.
(Quê chung)

Hồi mình "hoạt động cách mạng" ở Thanh Chương thấy người ta đều nấu nước chè như thế.
Chính vì có thời kỳ ở đó, mình mới biết một cách làm cho nước chè có màu xanh. Đó là sau khi vừa nấu xong, bắc nồi ra, người ta đổ vào một ít nước lã (nếu là nước mưa càng tốt), một bát hay một gáo là tùy theo nồi to nhỏ. Quả nhiên nước chè xanh, sóng sánh rất bắt mắt, tuy làm thế này bạn nào kỹ tính có thể cho là mất vệ sinh. Hi hi.

(Bài viết có lan man ra ngoài chuyện viết đúng tiếng Việt, nhưng thấy các bạn bàn rôm rả quá nên mình cũng lạm bàn đôi chút)

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] ... ›Trang sau »Trang cuối