Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Người Trung Quốc nắm nhiều dự án trọng điểm của VN


Trong cuộc chạy đua giành giật thị phần, hàng nội vẫn chưa thắng trên sân nhà. Những gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay doanh nghiệp ngoại đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc.
Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra ngày 6/8, bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo bà Loan, hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.
Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD...
Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ USD phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng. "Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại", bà Loan thẳng thắn.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/NhiudntrngimcaVNnmtrongtayTrungquc.jpg

Nhiều dự án liên quan đến điện rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.


Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là hồ sơ mời thầu các dự án lớn thường được giao cho các tư vấn nước ngoài soạn thảo. Các tiêu chuẩn được đưa vào hồ sơ một cách máy móc, sao chép lại từ các tài liệu được đánh giá là đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt qua vòng sơ tuyển để dự thầu.
Ví dụ như trong lĩnh vực điện năng, ông Thành minh họa, ngoại trừ những trường hợp được chỉ định thầu, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn khả năng làm thầu phụ. Thậm chí nếu đơn vị Trung Quốc trúng thầu, doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng làm thầu phụ, vì nhà thầu nước bạn đã cung ứng hầu như tất cả vật tư, kể cả các bu-lông, ốc vít, và lao động phổ thông.
"Đối với các gói thầu với quy mô nhỏ, việc soạn thảo hồ sơ mời thầu có phần mềm hơn. Một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để dự thầu lại vướng phải các vấn đề chi phí lập hồ sơ đúng tiêu chuẩn và "chi phí quan hệ" vô cùng lớn", ông Thành nói.
Ông Thành nhấn mạnh, chính việc thất thoát chi phí công có khi lên tới 30%, chi phí quan hệ của Việt Nam lớn đã tạo ra thất thế cho hàng nội hiện nay.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nhà nước cần có quy định cụ thể hơn trong cơ chế đấu thầu, khuyến khích các doanh nghiệp dùng hàng nội. Các chỉ tiêu của hàng Việt cần phải được quy định rõ ràng trong các văn bản, bởi thực tế chưa có tiêu chí rõ ràng về hàng nội và hàng ngoại. Ông Phong minh họa, không ít mặt hàng sử dụng linh kiện ngoại, nhưng lắp ráp ở Việt Nam vẫn được nhiều người coi là hàng nội.
Các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo này cũng bày tỏ, việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước không được quan tâm đúng mức, khiến hàng hóa nước ngoài thường được ưu tiên sử dụng và doanh nghiệp ngoại có cơ hội thắng thầu. Khi gói thầu lớn rơi vào doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập siêu ngày càng lớn hơn. Trong khi đó, nhập siêu là vấn đề lớn nhất của kinh tế trong nước năm 2010.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 7 tháng qua, nhập siêu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD, bằng 19,4% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu trong tháng 7 ước tính đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 19,8% kim ngạch xuất khẩu, con số này khiến nhiều người lo ngại khi cận kề mức cho phép 20% (chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra). Trong đó, nhập siêu về máy móc lên tới 60-70% tổng cơ cấu nhập siêu.

(BTst)
Lời bình cá nhân: Đây là những thứ mà Trung quốc hướng tới sau khi nuốt xong Hoàng Sa, Trường Sa...Biết ư? Đã muộn!
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Có nhiều điều nhìn thấy rất nguy hiểm, mà ...chả dám nói. Nghĩ tới thôi đã rùng mình!:((
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Lần đầu tiên hải quân Mỹ - Việt diễn tập ở biển Đông



Dù chỉ diễn ra trên một quy mô nhỏ, lại không được hai bên chính thức quảng bá rộng rãi, nhưng các chuyến ghé thăm Việt Nam của chiến hạm Mỹ kèm theo các hoạt động "tập huấn phi tác chiến" và “giao lưu” của hải quân hai nước đã thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=440387
Toàn cảnh tàu sân bay USS George Washington (Mỹ) thăm Đà Nẵng - (Ảnh: Trung Nghĩa)



Một số nhà phân tích đánh giá là các hoạt động tập huấn phi tác chiến kể trên đồng nghĩa với một cuộc diễn tập hải quân chung.

Từ ngày 11 đến 14-8, thủy thủ đoàn trên tàu John Mc Cain sẽ tiến hành nhiều hoạt động cùng với phía Việt Nam. Trong bản tin công bố ngày 8-8 nói về các chuyến thăm này, Bộ Tư lệnh Hạm đội 7 xác định chương trình chủ yếu xoay quanh các hoạt động huấn luyện phi tác chiến như kiểm soát thiệt hại, tìm kiếm cứu nạn, trao đổi kỹ năng như nấu bếp hay bảo trì thiết bị.

Bên cạnh đó, sẽ có các hoạt động giao lưu nhằm xây dựng tình hữu nghị như chữa răng và y tế dân sự, thi đấu thể thao giữa hải quân hai nước.

Tham gia vào các hoạt động mà phía Mỹ gọi là "trao đổi" này, theo Hạm đội 7, có khu trục hạm USS John McCain ở Đà Nẵng, cũng như ban chỉ huy của Lực lượng Đặc nhiệm 73 (Task Force 73) trong khi có 3 chiến hạm khác túc trực ngoài khơi như các khu trục hạm USS Curtis Wilbur, USS Chung-Hoon và USS McCampbell.

Theo TTXVN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chằn tinh Shrek đã viết:
Có nhiều điều nhìn thấy rất nguy hiểm, mà ...chả dám nói. Nghĩ tới thôi đã rùng mình!:((
Nên chia xẻ. Vận mệnh quốc gia dù trực tiếp hay gián tiếp, dù lớn hay nhỏ đều chi phối đến từng nhà, từng người...Tất cả con dân nước Việt đã, đang và sẽ vẫn ngồi chung một con thuyền.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Đồ Nghệ đã viết:

Người Trung Quốc nắm nhiều dự án trọng điểm của VN


Trong cuộc chạy đua giành giật thị phần, hàng nội vẫn chưa thắng trên sân nhà. Những gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay doanh nghiệp ngoại đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc.
Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra ngày 6/8, bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo bà Loan, hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.
Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD...
Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ USD phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng. "Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại", bà Loan thẳng thắn.

http://i682.photobucket.com/albums/vv185/btmit2006/NhiudntrngimcaVNnmtrongtayTrungquc.jpg

Nhiều dự án liên quan đến điện rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Hà.


Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là hồ sơ mời thầu các dự án lớn thường được giao cho các tư vấn nước ngoài soạn thảo. Các tiêu chuẩn được đưa vào hồ sơ một cách máy móc, sao chép lại từ các tài liệu được đánh giá là đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt qua vòng sơ tuyển để dự thầu.
Ví dụ như trong lĩnh vực điện năng, ông Thành minh họa, ngoại trừ những trường hợp được chỉ định thầu, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn khả năng làm thầu phụ. Thậm chí nếu đơn vị Trung Quốc trúng thầu, doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng làm thầu phụ, vì nhà thầu nước bạn đã cung ứng hầu như tất cả vật tư, kể cả các bu-lông, ốc vít, và lao động phổ thông.
"Đối với các gói thầu với quy mô nhỏ, việc soạn thảo hồ sơ mời thầu có phần mềm hơn. Một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để dự thầu lại vướng phải các vấn đề chi phí lập hồ sơ đúng tiêu chuẩn và "chi phí quan hệ" vô cùng lớn", ông Thành nói.
Ông Thành nhấn mạnh, chính việc thất thoát chi phí công có khi lên tới 30%, chi phí quan hệ của Việt Nam lớn đã tạo ra thất thế cho hàng nội hiện nay.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nhà nước cần có quy định cụ thể hơn trong cơ chế đấu thầu, khuyến khích các doanh nghiệp dùng hàng nội. Các chỉ tiêu của hàng Việt cần phải được quy định rõ ràng trong các văn bản, bởi thực tế chưa có tiêu chí rõ ràng về hàng nội và hàng ngoại. Ông Phong minh họa, không ít mặt hàng sử dụng linh kiện ngoại, nhưng lắp ráp ở Việt Nam vẫn được nhiều người coi là hàng nội.
Các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo này cũng bày tỏ, việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước không được quan tâm đúng mức, khiến hàng hóa nước ngoài thường được ưu tiên sử dụng và doanh nghiệp ngoại có cơ hội thắng thầu. Khi gói thầu lớn rơi vào doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập siêu ngày càng lớn hơn. Trong khi đó, nhập siêu là vấn đề lớn nhất của kinh tế trong nước năm 2010.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 7 tháng qua, nhập siêu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD, bằng 19,4% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu trong tháng 7 ước tính đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 19,8% kim ngạch xuất khẩu, con số này khiến nhiều người lo ngại khi cận kề mức cho phép 20% (chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra). Trong đó, nhập siêu về máy móc lên tới 60-70% tổng cơ cấu nhập siêu.

(BTst)
Lời bình cá nhân: Đây là những thứ mà Trung quốc hướng tới sau khi nuốt xong Hoàng Sa, Trường Sa...Biết ư? Đã muộn!

Ối giời ơi! Thế thì nằm trong thòng lọng nó rồi, có động là điện mất, thông tin liên lạc đứt, chúng nó sẽ làm cỏ nước Nam ta. Chắc là mấy cha tham hoa hồng đây, cái ngu đơn giản thế mà không biết à? Cả một hệ thống cơ mà? Chán!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nước lớn hãy làm gương!

* NGUYỄN HOÀNG



SGTT.VN - “Kinh tế Trung Quốc lớn nhưng không mạnh, giới ưu tuyển Trung Quốc thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu đạo đức và ý thức pháp luật”, Dương Nhuệ, người phát ngôn chương trình nổi tiếng ở đài CCTV9 phê phán.

Hàng chục bài viết trong những ngày qua trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc chủ yếu cảnh báo, đe doạ và khuyến cáo các nước ASEAN: không được quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, nhắc nhở các nước cẩn thận, đừng để Mỹ “dính” vào là bất lợi. Trung Quốc cho rằng nên xử lý ở cấp độ song phương, gói gọn vấn đề trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN, ngăn sự tham gia của Mỹ.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=113219
Máy bay chiến đấu cất cánh từ tàu USS George Washington. Vào ngày 8.8 tàu này đã ghé thăm Việt Nam. (Ảnh: Reuters)



Không thể lộng giả thành chân!

Trong khi đó trên thực địa, vào lúc 10 giờ sáng ngày 13.8, tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp JingBoHu đã chính thức rời cảng ZhanJiang lên đường xuống quần đảo Trường Sa của Việt Nam thực hiện nhiệm vụ. Đây là lần thứ 46 tàu này được hạm đội Nam Hải giao nhiệm vụ tác nghiệp ở Trường Sa; đi theo nó có hơn 50 sĩ quan và nhân viên phục vụ.

Các cuộc tập trận bắn đạn thật tuần trước của quân giải phóng Trung Quốc trong khu vực Biển Đông đã vi phạm cam kết ký với các nước láng giềng cách đây tám năm. Trung Quốc đang dùng DOC để gạt vấn đề tranh chấp trên Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của khu vực, đồng thời tăng cường các tuyên bố về chủ quyền với hầu hết vùng biển khu vực này.

Căng thẳng leo thang trong ba năm qua khi Bắc Kinh đe doạ một số công ty dầu lửa quốc tế hoạt động trong khu vực Biển Đông, Hải quân Trung Quốc quấy rối tàu Mỹ và một số nước khác, đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá và bắt giữ hàng trăm ngư dân Việt Nam. Cùng lúc đó, hoạt động của nhóm công tác hỗn hợp ASEAN – Trung Quốc được thành lập với mục đích tìm kiếm biện pháp xây dựng lòng tin nhằm mục tiêu xây dựng bộ quy tắc ứng xử, đã bị đình trệ do phía Trung Quốc bày tỏ sự thiếu nhiệt thành.

Tinh thần thượng tôn pháp luật

Các nước ASEAN, các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á hiểu rất rõ giới hạn tranh chấp cũng như khả năng hợp tác Trung – Mỹ trong các vấn đề toàn cầu và khu vực. Các nước, trước hết là Trung Quốc biết rằng, nếu làm cho Biển Đông nổi sóng sẽ chẳng ai được hưởng lợi. Nguồn gốc các xung đột Trung – Mỹ sâu xa hơn nhiều so với các tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền trên Biển Đông.

Nói thế không có ý hạ thấp ý nghĩa và tầm quan trọng của các nỗ lực của các nước trong khu vực khi tìm mọi cách tự chế, cố gắng bằng con đường ngoại giao, từ phòng ngừa, xây dựng lòng tin đến đề xuất các biện pháp cụ thể như DOC hay sau này sẽ tiến lên COC, nhằm giải quyết các tranh chấp ngày một quyết liệt và phức tạp trên Biển Đông.

Các nội dung chủ yếu Mỹ công bố trước 27 quốc gia thành viên ARF bao gồm: coi cuộc tranh chấp hiện nay về chủ quyền của các nước trên Biển Đông có liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ, tuyên bố việc tranh chấp này có thể giải quyết bằng thương lượng hoà bình (song phương và đa phương), đồng thời yêu cầu phải đảm bảo lưu thông hàng hải, cả dân sự và quân sự trên vùng biển quốc tế tại khu vực Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ còn khẳng định, bất kỳ tranh chấp nào về Biển Đông cũng không được ngăn cản quyền tự do hàng hải của các quốc gia trên vùng biển quốc tế. Mỹ không chấp nhận bất cứ bên tranh chấp nào được độc chiếm lợi ích ở Biển Đông và kiên quyết phản đối các bên sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Thật ra, trước đây Chính phủ Mỹ cũng đã nhiều lần bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông. Nhưng đây là lần đầu tiên, tại một diễn đàn bàn về các vấn đề an ninh quan trọng nhất trong vùng, thông qua bộ trưởng bộ Ngoại giao, Mỹ trình bày một cách có hệ thống, dựa trên cơ sở khoa học của luật pháp quốc tế hiện hành, khuyến khích tìm giải pháp có tính đến lợi ích của các bên liên quan.

Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) không chỉ dành riêng cho khu vực Biển Đông mà được áp dụng đối với mọi khu vực và quốc gia khác trên thế giới. Các nước từng tuân thủ và hưởng lợi từ luật pháp quốc tế này. 28 năm qua, tất cả các tranh chấp quốc tế về biển đều dựa trên UNCLOS để xử lý, không cớ gì Biển Đông lại là ngoại lệ.

Các nước lớn hãy nêu gương về tinh thần thượng tôn pháp luật, nhất là luật quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận tạo dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia.

Xếp Biển Đông vào vấn đề mang “lợi ích cốt lõi” của mình, Trung Quốc đã va chạm mạnh với các nước khu vực và các cường quốc khác. Điều này đi ngược lại tuyên ngôn “trỗi dậy hoà bình” mà chính Trung Quốc đã ra sức quảng bá nhiều năm qua. Nó cũng trái với các tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc, trái với năm nguyên tắc chung sống hoà bình, với Hiến chương Liên hiệp quốc, với DOC.

Chính cách tiếp cận tiêu cực này đang làm tổn hại hình ảnh của một Trung Hoa vĩ đại. Dương Nhuệ nói thêm sau khi phê phán sự thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu đạo đức và ý thức pháp luật của giới ưu tuyển: “Cả tầng lớp trên và dân chúng bên dưới trong đất nước này đều thiếu sự diễm lệ và tư thế mà đáng ra họ phải có với tư cách các công dân của một quốc gia vĩ đại”.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nỗi niềm Biển Đông (*)



SGTT.VN - Tập sách này đưa ra kết luận: những bản đồ cổ, những luận chứng lịch sử từ thời nhà Lê, Chúa Nguyễn và triều Nguyễn, cũng như các châu bản của triều Nguyễn chứng minh rõ rệt chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=113449

“Trường Sa là những hòn đảo nhỏ bé, không thể có những địa danh như Chi Lăng, Bạch Đằng, Điện Biên, Khe Sanh, hay ngã ba Đồng Lộc... nhưng nơi đây xương các chiến sĩ đã kết lại với san hô và đá ngầm, làm thành nền tảng cho những cột mốc, đánh dấu chủ quyền của Việt Nam dưới bầu trời và vùng biển này của Biển Đông” – câu văn này của linh mục Thiện Cẩm được NXB Tri Thức trích ra tay gấp của Biển Đông và hải đảo Việt Nam – tập sách được hình thành từ các báo cáo trong toạ đàm khoa học Biển Đông và hải đảo Việt Nam (7.2009).

Các bài viết trong tập sách gồm: Lời giới thiệu của linh mục Nguyễn Thái Hợp; Từ Trường Sơn Đông tới Song Tử Tây của linh mục Thiện Cẩm; Tính phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông của Hoàng Việt; Sử liệu của thời Nguyễn và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Nguyễn Quang Thắng; Hoạch định của nhà Nguyễn thực thi chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã; Giới thiệu một số bản đồ cổ thềm lục địa, Biển Đông và hải đảo Việt Nam của Nguyễn Đình Đầu (giải thưởng Nghiên cứu của quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh 2008); Biển, đảo Việt Nam và quy chế pháp lý của nó của Phan Đăng Thanh; và Nỗi niềm Biển Đông của nhà văn Nguyên Ngọc. Tập sách này đưa ra kết luận: những bản đồ cổ, những luận chứng lịch sử từ thời nhà Lê, Chúa Nguyễn và triều Nguyễn, cũng như các châu bản của triều Nguyễn chứng minh rõ rệt chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Rất đáng tiếc bài nghiên cứu khá quan trọng Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên vùng Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc vì nhiều lý do không góp mặt trong tập sách này mà sẽ xuất hiện ở một tập sách riêng: Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sách được chuyển miễn phí đến các thư viện trên toàn quốc, đặc biệt sẽ được chuyển đến tận tay các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ thềm lục địa phía Nam của tổ quốc.

P.L

(*) Đọc Biển Đông và hải đảo Việt Nam, nhóm tác giả, NXB Tri Thức, 8.2010
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

???!!!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Lại tàu lạ tấn công
Người Buôn Gió

Nguồn: http://boxitvn.wordpress....E1%BA%A1-t%E1%BA%A5n-cng/

Tàu Hoa Kỳ rời khỏi vùng biển Việt Nam sang Philipin, tạo điều kiện cho Việt Nam trình bày với Trung Quốc rằng Việt Nam không hề có ý thiết lập ngoại giao quân sự với Hoa Kỳ để nhờ giúp đỡ bảo vệ lãnh hải và tính mạng ngư dân Việt Nam.

Trong những ngày tàu hải quân Hoa Kỳ có mặt ở trên vùng biển Đông, những trường hợp tàu cá Việt Nam thường bị tàu lạ tấn công như trước đó, hoàn toàn chấm dứt.

Nhưng khi tàu hải quân Hoa Kỳ rời bỏ vùng biển Việt Nam, ngày 7/9 một tàu lạ xuất hiện ở Nam biển Đông và tiếp tục nhiệm vụ chuyên môn của chúng là xả súng vào tàu cá Việt Nam. Ngư dân Lê Tấn Phong đã tử vong do đạn của tàu lạ.

Câu hỏi đặt ra là những tàu lạ này từ đâu tới, tại sao chúng ngừng hoạt động khi có tàu hải quân Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam?

Tại sao chính quyền Trung Quốc lại tức tối, lồng lộn khi thấy tàu hải quân Hoa Kỳ có mặt trên biển Đông? Trong lúc chính quyền Trung Quốc và báo chí Trung Quốc la ó, tức giận thì cũng chính là lúc các tàu lạ không thấy xuất hiện. Và khi các tàu lạ tung hoành tàn sát ngư dân Việt Nam thì chính quyền Trung Quốc lại tỏ ra vui vẻ, mật thiết, hữu nghị với Việt Nam. Điển hình khi tàu lạ tàn sát ngư dân Việt Nam ngoài biển Đông thì đoàn thanh tra Trung Quốc và đoàn tuyên huấn Trung Quốc lại do các ủy viên BCT Trung Quốc sang trao đổi kinh nghiệm vui vẻ, hoành tráng với Việt Nam?

Có sự liên hệ gì giữa những sự việc này?

N.B.G.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nhật Bản-Trung Quốc: va chạm trên biển



Theo tờ Tokyo Times, rạng sáng ngày 8-9, JCG (Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản) đã đột nhập một chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc ở vùng đảo Senkaku và bắt giữ ông Zhan Qixiong (41 tuổi), thuyền trưởng tàu. Ông Zhan Qixiong hiện đã được đưa về đảo Ishigaki để thẩm vấn với các cáo buộc ngăn cản người thi hành công vụ và vi phạm luật đánh cá của Nhật Bản.

Theo báo cáo của JCG, vào 10g55 sáng 7-9, các tàu tuần tra của Nhật Bản đã yêu cầu chiếc tàu đánh cá này rời khỏi vùng biển tranh chấp, cách đảo Kuba thuộc quần đảo Senkaku khoảng 12km về phía tây tây bắc. Sau đó chiếc tàu đánh cá Trung Quốc đã va chạm và làm hư hại nhẹ hai tàu tuần tra của phía Nhật là Mizuki và Yonakuni, trước khi bị ba tàu tuần tra của Nhật chặn lại vào lúc 13g.

Theo phía Nhật, ngoài thuyền trưởng Zhan, 14 thành viên thủy thủ đoàn khác vẫn đang được giữ lại trên tàu.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối