Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nỗi buồn sử học

* HÀ VĂN THỊNH
(Tạp chí Văn hóa Nghệ An)



Đại lễ ngàn năm dẫu có tốn thời gian, công sức và tốn tiền bạc cách mấy thì cũng đã “xong” rồi. Tuy nhiên, nhân chuyện này, tôi muốn bày tỏ đôi lời về Nỗi buồn Sử học.

1. Trong cách nghĩ của tôi, các nhà sử học Việt Nam(cụ thể là không dưới 500 GS, PGS, TS chuyên về lịch sử Việt Nam cổ trung đại) đã không làm tròn bổn phận sống, nghĩa vụ công dân, trách nhiệm khoa học của mình. Tại sao nghiên cứu cả đời mà cho đến tận bây giờ, chẳng có ai phân định được ông nội của Lý Công Uẩn là ai, gia phả thế nào? Chúng ta kỷ niệm rình rang một vị vua có tầm nhìn xa ngái, biết cái lẽ chọn Kinh đô tuyệt vời, hợp đạo trời, thuận lòng người nhưng lại không biết ông từ đâu sinh ra, gia phả ra sao? Sự mù mờ đó của tri thức là điều khó chấp nhận, nhất là trong cái “lý” ngàn đời của mọi dân tộc trên thế giới, hai từ “mất gốc” luôn đậm tính ê chề. Tôi biết bài mới nhất nói về lai lịch của Lý Công Uẩn là bài của nhà nghiên cứu Trần Viết Điền, đăng trênKhoa học và Đời sống (7.10). Sở dĩ “mất gốc” (từ dùng của Trần Viết Điền) là vì 8 năm sau khi dời đô, Lý Thái Tổ mới phong Hậu cho bà nội, còn ông nội của nhà vua thì… không(!); do đó, chẳng ai biết ông nội của vua Thái Tổ là ai? Tôi không muốn nhắc đến hai từ vừa nêu nhưng buộc phải nói bởi nếu các nhà sử học không chứng minh được thì có nghĩa là chi? 500 nhà sử học có chức vị, danh phận không làm nổi điều không thực khó lắm là do đâu? Lịch sử không có chỗ cho sự nhập nhằng. Nếu bất cứ một sự kiện quan trọng nào mà giới sử học đều không thể phân định được giữa có và không thì đó chẳng phải là sử học nữa. Lẽ ra tôi đã đưa ý kiến này ra từ lâu nhưng tôi nghĩ nó không hợp và không đúng vì đặt vấn đề sớm quá sẽ đụng chạm đến niềm tự hào chính đáng về thủ đô, về Tổ quốc, giống nòi mà ai cũng có.

2. Khi phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long trở thành điểm nóng nhất trước lễ hội, có rất nhiều ý kiến cho rằng chừng nào các nhà sử học chưa lên tiếng thì chừng đó chỉ là “chúng ta tranh luận cho vui”(!) Cách đặt vấn đề như thế không phải là không có lý (những quan điểm trên được đưa ra sau khi tôi có viết một bài, nhan đề Đường tới phủ Khai Phong; nhưng chẳng ai công nhận tôi là nhà sử học. Cũng đúng thôi nên tôi cố ý chờ các nhà sử học đích thực lên tiếng). Câu trả lời là sự im lặng đáng sợ. tại sao lại thế? Nếu các chuyên gia lịch sử Việt Nam cổ trung đại cứ làm thinh quái ác như thế thì lấy ai “chỉ vẽ” cho dư luận đây? Tôi luôn cho rằng một khi dư luận xã hội tranh cãi về một điều gì đó thì bổn phận tất nhiên của những người trong chuyên môn gần nhất phải lên tiếng. Đó là cái thuộc tính tự nhiên của nghề nghiệp, của lương tâm khoa học. Mọi sự bao biện vì lẽ này hay lẽ khác chỉ là cách chạy trời trốn nắng mà thôi.

3. Đọc bài Ngụy biện trên blog Đoan Trang nói về việc ông Dương Trung Quốc bênh vực cho bộ phim trên, nỗi đau buồn của tôi nhân lên gấp 3 lần. Tác giả Đoan Trang cho rằng Dương Trung Quốc đã ngụy biện theo cách dùng “sức ép bằng chứng” (Burden of Proof) hay theo cách nói của GS Nguyễn Văn Tuấn là “luận điệu ngược ngạo”. Đoan Trang có phải là nhà sử học hay không tôi không biết nhưng chị đã đúng vì Dương Trung Quốc sai nhiều lẽ. Thứ nhất, sự bênh vực của ông đến hơi khí muộn mằn. Chẳng lẽ nếu là sự thật mười mươi mà lại phải nghĩ lâu đến thế khi ai cũng biết sự nổi tiếng và thông minh của ông? Thứ hai; Dương Trung Quốc nói rằng “Nếu coi đó là biểu hiện không đề cao tinh thần dân tộc thì hãy đặt câu hỏi cho chính người đặt câu hỏi rằng họ mặc gì, đông đảo người dân và các quan chức cao cấp nhất lúc ấy ăn mặc ra sao”? Ông Dương Trung Quốc có nhầm không khi chính ông là Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam mà lại bắt tất cả những người dưới tài mình, kém chức vụ mình phải đi trả lời thay ông? Tại sao ông không nói thẳng ra cho lũ dân đen biết họ sai và những lều sử học nửa vời như tôi được thông tỏ “đường ra, lối vào” của cái vườn đào thật lắm bổng lộc và đam mê? Thứ ba, dù cá nhân ông Dương Trung Quốc không muốn thì với tư cách là Tổng Thư ký, ông có quyền yêu cầu Viện Sử học hoặc một, một nhóm GS, TS nào đó đứng ra để giúp dư luận. Đây là trách nhiệm thiêng liêng của ông với tư cách kép là đại biểu Quốc hội. Chẳng lẽ hàng vạn công dân yêu cầu, băn khoăn, dáo dác mà một vị đại biểu của dân lại không nghe, không biết? Thứ tư, Trần Viết Điền là giảng viên khoa Vật Lý, Đại học Sư phạm Huế mà nghiên cứu về Lý Công Uẩn rành rẽ như thế (chưa luận đúng, sai), chẳng lẽ các nhà Việt Nam Học - Sử học như ông Dương Trung Quốc và các vị khác không phân định được, không áy náy hoặc xấu hổ một chút nào ư? Thứ năm, nhân bài viết của Đoan Trang, xin hỏi ông Dương Trung Quốc một câu hỏi rất nhỏ rằng bộ phim mà ông bênh vực là tốt hay xấu cho tinh thần dân tộc; đúng hay sai cho cái lẽ phụng thờ tiên tổ; thỏa đáng hay không cho cái nghĩa uống nước nhớ nguồn và có phù hợp với Tư tưởng Hồ Chí Minh hay không trong nguyên tắc của tinh thần độc lập, tự do?

Giới sử học Việt nam nếu cứ im lặng mãi hoài hoặc phát biểu nửa vời về sự thật lịch sử thì có còn khoa học lịch sử nữa hay không?


Huế, 10.10.10.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hiện nay ở Sàigòn, nhiều người không gọi ông Quốc là nhà sử học nữa, mà gọi bằng nick là "Đốc-tờ Thanh".

Sở dĩ ông mang hỗn danh này bởi vì, là nhà sử học, mà ông đi dự hội thảo do công ty Tân Hiệp Phát tổ chức để bênh vực và quảng cáo cho loại nước uống mang tên "Dr. Thanh". Ông đăng đàn diễn thuyết về sự ích lợi của "Dr. Thanh".

Trước đó, công ty Tân Hiệp Phát bị lập biên bản về việc tồn trữ hàng tấn nguyên liệu chế biến thức uống, nhưng đã quá đát.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Chính sách 'ba không' của quốc phòng Việt Nam


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/vinhthamvanTrungquoc.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải)
tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.
(Ảnh: THX/TTXVN)


Phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định chính sách "ba không" của Việt Nam, và nhấn mạnh rằng mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước láng giềng là "tốt đẹp".

Chính sách "ba không" mà Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhắc đến, bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.
Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc Việt Nam có liên minh quân sự với Mỹ hay không, cũng như phản ứng của Việt Nam trước sự lớn mạnh không ngừng của quốc phòng Trung Quốc.
Cuộc họp báo trên diễn ra trong chuyến thăm của Đoàn đại biểu Bộ quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu sang thăm Trung Quốc từ ngày 22-25/8 để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào 12/10 tới.
Trong thời gian ở thăm, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc hội đàm với Phó tổng tham mưu trưởng quân giải phóng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.
Trong các buổi hội đàm và tiếp xúc, phía Việt Nam nhận thấy, những quan điểm mà Trung Quốc đưa ra phù hợp với quan điểm và các vấn đề mà ASEAN đã thống nhất. Trung Quốc bày tỏ ủng hộ Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà tổ chức thành công hội nghị lần này.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã chuyển lời mời tham dự hội nghị và thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tới Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có "đại cục quan hệ tốt đẹp", Việt Nam ủng hộ trước sự phát triển của Trung Quốc, trong đó có phát triển quốc phòng. Sự ủng hộ ấy xuất phát từ lòng mong muốn và niềm tin Trung Quốc không sử dụng sức mạnh của mình để làm phương hại đến lợi ích của các nước khác, không làm phương hại đến hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới. Trung Quốc có vai trò to lớn trong Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng, nếu như Trung Quốc sử dụng sức mạnh quốc phòng của mình để tham gia vào cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ thảm hoạ thì là điều rất tốt cho cả Trung Quốc và khu vực.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết quan hệ quốc phòng Việt Nam -Trung Quốc đang có bước phát triển tốt đẹp. Sự giao lưu hai bên diễn ra thường xuyên liên tục. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tháng 4 vừa qua đã có chuyến thăm đến Trung Quốc. Cuối năm nay, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 4, và đây là lần đối thoại cấp thứ trưởng đầu tiên giữa hai bên. Các hoạt động trên sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng niềm tin, tăng cường quan hệ quốc phòng nói riêng và quan hệ hai nước nói chung.

(Theo VOV)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Mỹ


 
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa sang thăm Mỹ để tham vấn cho một hội nghị quan trọng sắp tới, và chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/vinh3TrungtuongNguyenChiVinh.jpg
Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.
Ảnh: Vietnam+
.


Sự kiện quan trọng nói trên là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) mở rộng lần thứ nhất, dự kiến diễn ra ở Hà Nội ngày 12/10. Tham gia có đại diện bộ quốc phòng của các nước thuộc hiệp hội ASEAN và 8 quốc gia đối thoại, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Australia, Nga, Mỹ. Hội nghị có chủ đề "Hợp tác chiến lược vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực"
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết cho đến nay, Bộ Quốc phòng Mỹ và cao hơn là Chính phủ Mỹ đã ủng hộ ở mức cao đối với hội nghị ADMM mở rộng này.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ: "Phía Mỹ cũng hoàn toàn đồng tình với những mục đích và những vấn đề có tính nguyên tắc mà các nước thành viên ASEAN đã thống nhất. Trước hết, đây là diễn đàn bàn về hợp tác để củng cố hòa bình, phát triển và ổn định của khu vực.
Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau, tôn trọng độc lập tự chủ, chủ quyền của nhau, không kể nước lớn, nước nhỏ, lắng nghe ý kiến của nhau.
Nguyên tắc thứ ba là ASEAN luôn đóng vai trò trung tâm và mang tính chất động lực vì sự hợp tác này diễn ra trong khu vực ASEAN."

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết trong các buổi làm việc, phía Việt Nam đã bày tỏ mong muốn sự hợp tác của Mỹ trong ADMM mở rộng lần này vì lợi ích của khu vực ASEAN và lợi ích của Mỹ, mong muốn Mỹ chủ động và tích cực tham dự vào các hoạt động của ADMM mở rộng, trong đó những bước đi đầu tiên là hợp tác để đối phó với những thách thức phi truyền thống.

Trả lời câu hỏi liệu vấn đề Biển Đông có nằm trong chương trình của hội nghị ADMM mở rộng hay không, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ: "Vấn đề Biển Đông là vấn đề nóng được sự quan tâm của các giới, các nước, đặc biệt là các nước có liên quan lợi ích ở khu vực này. Tuy nhiên, diễn đàn ADMM mở rộng giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề an ninh biển. Trong an ninh biển có vấn đề Biển Đông. Trong vấn đề Biển Đông lại có vấn đề cụ thể như tự do thương mại, tự do hàng hải, chủ quyền."

Thứ trưởng nhấn mạnh: "Nếu chúng ta đưa tất cả các vấn đề này ra hội nghị, là hội nghị đầu tiên, chúng ta không thể đủ thời gian và không thể nào tập trung vào trong hội nghị như vậy được. Cho nên các nước ASEAN thống nhất là chỉ đưa ra những vấn đề chung nhất, không đi vào các vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, trong phần phát biểu về chính sách an ninh của mình, các nước có quyền đưa ra quan điểm của mình. Chúng ta tôn trọng những ý kiến của họ. Chúng tôi tin rằng diễn đàn này sẽ diễn ra một cách minh bạch, ôn hòa, tôn trọng lẫn nhau, không biến thành nơi tranh cãi, tranh luận giữa các nước."

Về quan hệ quốc phòng Việt Nam-Mỹ,  Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: "Quan hệ quốc phòng Việt Nam-Mỹ trong thời gian qua có bước phát triển. Bước phát triển này nằm trong khuôn khổ sự phát triển quan hệ chung giữa Việt Nam và Mỹ. Nói rộng hơn, nó nằm trong khuôn khổ sự quan tâm của Mỹ với khu vực chúng ta, được đánh dấu bằng phát biểu của Tổng thống Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Mỹ tại Singapore năm 2009.

Quan hệ chung cấp nhà nước ghi nhận những bước phát triển mới, trong đó có quan hệ quốc phòng và nó được đánh dấu bởi nhiều sự kiện, nổi bật nhất là chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tới Mỹ cuối năm 2009. Phía Mỹ đã chủ động đặt vấn đề về những nội dung hợp tác, đồng thời bày tỏ trách nhiệm đối với các vấn đề nhân đạo và khắc phục hậu quả chiến tranh.

Thứ hai là Mỹ ủng hộ mạnh mẽ diễn đàn ADMM mở rộng trên tinh thần tôn trọng độc lập, tự chủ của các nước ASEAN, không phương hại đến lợi ích của các nước khác. Tại Shangri-la, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã khẳng định sự ủng hộ đó và nhận lời sẽ sang dự ADMM mở rộng. Đây là điều đánh dấu sự phát triển."

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định quan hệ quốc phòng Việt Nam-Mỹ sẽ phát triển và sự phát triển đó phụ thuộc vào quan hệ chung của hai nước. Ông cho biết thêm trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates, dự kiến vào ngày 11/10 tới đây, hai bên sẽ bàn việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực tìm kiếm lính Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), khắc phục hậu quả chiến tranh và hợp tác về đào tạo, trước mắt là đào tạo tiếng Anh cho phía Việt Nam và tiếng Việt cho phía Mỹ.

Từ năm 2006, các nước ASEAN bắt đầu tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN. Ngay tại lần họp đầu tiên tại Malaysia, các Bộ trưởng Quốc phòng đã thống nhất nhận thức là cần mở rộng hợp tác của các nước ASEAN với các đối tác bên ngoài.
Sau một thời gian chuẩn bị, tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng lần thứ 4 vào tháng 5 vừa qua tại Hà Nội đã đi đến đồng thuận, quyết định tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng gồm 10 nước ASEAN và 8 nước có quan hệ đối tác đối thoại.
Các vị Bộ trưởng Quốc phòng cũng thống nhất với nhau xác định mục đích của Diễn đàn ADMM+ là vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

(Trích lời Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc họp báo hồi tháng 8, trong chuyến thăm Trung Quốc).
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Nỗi buồn sử học

* HÀ VĂN THỊNH
(Tạp chí Văn hóa Nghệ An)



Đại lễ ngàn năm dẫu có tốn thời gian, công sức và tốn tiền bạc cách mấy thì cũng đã “xong” rồi. Tuy nhiên, nhân chuyện này, tôi muốn bày tỏ đôi lời về Nỗi buồn Sử học.

1. Trong cách nghĩ của tôi, các nhà sử học Việt Nam(cụ thể là không dưới 500 GS, PGS, TS chuyên về lịch sử Việt Nam cổ trung đại) đã không làm tròn bổn phận sống, nghĩa vụ công dân, trách nhiệm khoa học của mình. Tại sao nghiên cứu cả đời mà cho đến tận bây giờ, chẳng có ai phân định được ông nội của Lý Công Uẩn là ai, gia phả thế nào? Chúng ta kỷ niệm rình rang một vị vua có tầm nhìn xa ngái, biết cái lẽ chọn Kinh đô tuyệt vời, hợp đạo trời, thuận lòng người nhưng lại không biết ông từ đâu sinh ra, gia phả ra sao? Sự mù mờ đó của tri thức là điều khó chấp nhận, nhất là trong cái “lý” ngàn đời của mọi dân tộc trên thế giới, hai từ “mất gốc” luôn đậm tính ê chề. Tôi biết bài mới nhất nói về lai lịch của Lý Công Uẩn là bài của nhà nghiên cứu Trần Viết Điền, đăng trênKhoa học và Đời sống (7.10). Sở dĩ “mất gốc” (từ dùng của Trần Viết Điền) là vì 8 năm sau khi dời đô, Lý Thái Tổ mới phong Hậu cho bà nội, còn ông nội của nhà vua thì… không(!); do đó, chẳng ai biết ông nội của vua Thái Tổ là ai? Tôi không muốn nhắc đến hai từ vừa nêu nhưng buộc phải nói bởi nếu các nhà sử học không chứng minh được thì có nghĩa là chi? 500 nhà sử học có chức vị, danh phận không làm nổi điều không thực khó lắm là do đâu? Lịch sử không có chỗ cho sự nhập nhằng. Nếu bất cứ một sự kiện quan trọng nào mà giới sử học đều không thể phân định được giữa có và không thì đó chẳng phải là sử học nữa. Lẽ ra tôi đã đưa ý kiến này ra từ lâu nhưng tôi nghĩ nó không hợp và không đúng vì đặt vấn đề sớm quá sẽ đụng chạm đến niềm tự hào chính đáng về thủ đô, về Tổ quốc, giống nòi mà ai cũng có.

2. Khi phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long trở thành điểm nóng nhất trước lễ hội, có rất nhiều ý kiến cho rằng chừng nào các nhà sử học chưa lên tiếng thì chừng đó chỉ là “chúng ta tranh luận cho vui”(!) Cách đặt vấn đề như thế không phải là không có lý (những quan điểm trên được đưa ra sau khi tôi có viết một bài, nhan đề Đường tới phủ Khai Phong; nhưng chẳng ai công nhận tôi là nhà sử học. Cũng đúng thôi nên tôi cố ý chờ các nhà sử học đích thực lên tiếng). Câu trả lời là sự im lặng đáng sợ. tại sao lại thế? Nếu các chuyên gia lịch sử Việt Nam cổ trung đại cứ làm thinh quái ác như thế thì lấy ai “chỉ vẽ” cho dư luận đây? Tôi luôn cho rằng một khi dư luận xã hội tranh cãi về một điều gì đó thì bổn phận tất nhiên của những người trong chuyên môn gần nhất phải lên tiếng. Đó là cái thuộc tính tự nhiên của nghề nghiệp, của lương tâm khoa học. Mọi sự bao biện vì lẽ này hay lẽ khác chỉ là cách chạy trời trốn nắng mà thôi.

3. Đọc bài Ngụy biện trên blog Đoan Trang nói về việc ông Dương Trung Quốc bênh vực cho bộ phim trên, nỗi đau buồn của tôi nhân lên gấp 3 lần. Tác giả Đoan Trang cho rằng Dương Trung Quốc đã ngụy biện theo cách dùng “sức ép bằng chứng” (Burden of Proof) hay theo cách nói của GS Nguyễn Văn Tuấn là “luận điệu ngược ngạo”. Đoan Trang có phải là nhà sử học hay không tôi không biết nhưng chị đã đúng vì Dương Trung Quốc sai nhiều lẽ. Thứ nhất, sự bênh vực của ông đến hơi khí muộn mằn. Chẳng lẽ nếu là sự thật mười mươi mà lại phải nghĩ lâu đến thế khi ai cũng biết sự nổi tiếng và thông minh của ông? Thứ hai; Dương Trung Quốc nói rằng “Nếu coi đó là biểu hiện không đề cao tinh thần dân tộc thì hãy đặt câu hỏi cho chính người đặt câu hỏi rằng họ mặc gì, đông đảo người dân và các quan chức cao cấp nhất lúc ấy ăn mặc ra sao”? Ông Dương Trung Quốc có nhầm không khi chính ông là Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam mà lại bắt tất cả những người dưới tài mình, kém chức vụ mình phải đi trả lời thay ông? Tại sao ông không nói thẳng ra cho lũ dân đen biết họ sai và những lều sử học nửa vời như tôi được thông tỏ “đường ra, lối vào” của cái vườn đào thật lắm bổng lộc và đam mê? Thứ ba, dù cá nhân ông Dương Trung Quốc không muốn thì với tư cách là Tổng Thư ký, ông có quyền yêu cầu Viện Sử học hoặc một, một nhóm GS, TS nào đó đứng ra để giúp dư luận. Đây là trách nhiệm thiêng liêng của ông với tư cách kép là đại biểu Quốc hội. Chẳng lẽ hàng vạn công dân yêu cầu, băn khoăn, dáo dác mà một vị đại biểu của dân lại không nghe, không biết? Thứ tư, Trần Viết Điền là giảng viên khoa Vật Lý, Đại học Sư phạm Huế mà nghiên cứu về Lý Công Uẩn rành rẽ như thế (chưa luận đúng, sai), chẳng lẽ các nhà Việt Nam Học - Sử học như ông Dương Trung Quốc và các vị khác không phân định được, không áy náy hoặc xấu hổ một chút nào ư? Thứ năm, nhân bài viết của Đoan Trang, xin hỏi ông Dương Trung Quốc một câu hỏi rất nhỏ rằng bộ phim mà ông bênh vực là tốt hay xấu cho tinh thần dân tộc; đúng hay sai cho cái lẽ phụng thờ tiên tổ; thỏa đáng hay không cho cái nghĩa uống nước nhớ nguồn và có phù hợp với Tư tưởng Hồ Chí Minh hay không trong nguyên tắc của tinh thần độc lập, tự do?

Giới sử học Việt nam nếu cứ im lặng mãi hoài hoặc phát biểu nửa vời về sự thật lịch sử thì có còn khoa học lịch sử nữa hay không?


Huế, 10.10.10.
Buồn thật ! Ngó vào chỗ nào cũng thấy buồn. Kiếm chút vui ở đâu cho được ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Buồn thật ! Ngó vào chỗ nào cũng thấy buồn. Kiếm chút vui ở đâu cho được ?
Thật Ảo

Bầu trời tung nắng trắng
Mặt đất gió hiền hòa.
Hãy vội ra ngoài cửa
Xem em đẹp với hoa!

Suy nhiều buồn nặng bụng
Nghĩ lắm chán bong da.
Thế giới chung toàn ảo
Trăm năm thật của ta!

http://r25.imgfast.net/users/2511/12/50/00/smiles/129653.gif
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

Tuấn Khỉ đã viết:

"Thật Ảo

Bầu trời tung nắng trắng
Mặt đất gió hiền hòa.
Hãy vội ra ngoài cửa
Xem em đẹp với hoa!

Suy nhiều buồn nặng bụng
Nghĩ lắm chán bong da.
Thế giới chung toàn ảo"...
Chẳng có gì cho ta

Chôm 7 câu trên của anh TK, chèn câu cuối của mình...

:)) :)) :)) :)) :)) :))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Hội nghị quốc phòng ASEAN khai mạc


Hội nghị quốc phòng của 10 nước ASEAN họp sáng 11/10 để bàn về tình hình an ninh khu vực và chuẩn bị cho hội nghị mở rộng ngày 12, khi có sự tham gia của người đứng đầu quốc phòng nhiều nước lớn.

Hội nghị hẹp hôm nay là bước chuẩn bị cuối cùng cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ nhất, gồm Ban thư ký ASEAN, đại diện các nước thuộc hiệp hội Đông Nam Á, và 8 nước đối tác.
8 nước này gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/hoi-nghiADMM01.jpg
Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN
trong buổi khai mạc hội nghị ADMM hôm nay.
Ảnh: AFP.


Phát biểu khai mạc hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN hôm nay, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hội nhập và hợp tác giữa các quốc gia, khu vực, và liên khu vực ngày càng tăng nhằm đối phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa an ninh đặc biệt là các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đang nổi lên, sự ra đời của một cơ chế hợp tác cấp Bộ trưởng Quốc phòng của các nước ASEAN cùng 8 nước Đối tác đối thoại chủ chốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì hòa bình và bảo đảm an ninh chung. "Với sự chuẩn bị trong 4 năm qua, chúng ta hoàn toàn có thể cùng nhau đưa Cơ chế hợp tác mới này đi vào hoạt động hiệu quả đáp ứng những kỳ vọng của chúng ta", ông khẳng định.
Theo  Quân đội Nhân dân , tại cuộc họp hôm nay, đại diện của bộ quốc phòng 10 nước ASEAN nghe thông báo của Ban Thư ký ASEAN về về cập nhật tình hình phát triển của ASEAN; nghe báo cáo của Hội nghị hẹp quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN; và trao đổi quan điểm về tình hình an ninh khu vực.
Đặc biệt, các trưởng đoàn xem xét chương trình nghị sự, chương trình hoạt động và các tài liệu thảo luận của ADMM+ đầu tiên. Hội nghị cũng quyết định nước đăng cai tổ chức ADMM+ lần thứ hai.
Hôm qua đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã tiếp trưởng đoàn các nước, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Ông Lương cũng có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, về vấn đề biển Đông, Bộ trưởng Lương Quang Liệt cho rằng, cần phải được giải quyết thông qua đàm phán hòa bình, không để tình hình trở nên bất lợi cho Trung Quốc và Việt Nam. Các tranh chấp cần phải giải quyết kiên trì bằng chính trị, ngoại giao và hiệp thương.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định, trong quan hệ của hai nước còn vấn đề lớn là tồn tại tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, nhưng phải giải quyết bằng đàm phán hòa bình, luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 của LHQ (UNCLOS) và bằng tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tin tưởng hai nước sẽ từng bước sẽ giải quyết được vấn đề này.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/admm02.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong buổi kiểm tra công tác
chuẩn bị cho Hội nghị quốc phòng ASEAn mở rông.
Ảnh: ADMM.org.



Mai Trang
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Buồn thật ! Ngó vào chỗ nào cũng thấy buồn. Kiếm chút vui ở đâu cho được ?
Anh ơi, niềm vui lại cũng có khắp mọi nơi mà anh, hay anh thử vào...nhà cười ở Công viên Thống nhất thử xem sao ạ? Hôm nay nghe có vẻ anh...làm sao ấy.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đồ Nghệ và mọi người có thấy hình ảnh Tổng bí thư ta trước khi tiếp bộ trưởng QP Tầu Khựa, ông Mạnh ôm hôn nó bị nó đẩy ra không ? Mấy ông bạn tôi xem được băng phát hình trực tiếp. Không rõ thực hư thế nào ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối