Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Viễn khách

Oái, "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới" mà lại kêu muốn vượt biên??? Sau năm 1975 đến cuối thập kỷ 80 "Vượt biên" mới trở thành thuật ngữ phổ biến chỉ hiện tượng rời bỏ tổ quốc bất hợp pháp. Ở đây chỉ những người lính Tây Tiến nơi biên cương đang trên đất bạn (Lào).
Như mình biết Tây Tiến là một chiến dịch tiến quân chiến lược từ khu 3 khu 4 lên vùng Tây Bắc (khu 10 - vùng nhiều nơi vẫn chưa được giác ngộ cách mạng. Năm 1946 Trung đoàn Sơn La có đánh vào Tây Bắc nhưng chỉ mang ý nghĩa thăm dò). Trung đoàn Tây Tiến được thành lập đầu năm 1947 gồm các chiến sĩ tình nguyện của Tự Vệ thành Hà Nội (trước thuộc Trung Đoàn Thủ Đô) và các chiến sĩ từ Quân khu 3, Quân khu 4. Chiến dịch Tây Tiến đầu tiên ta đánh sâu vào vùng Tây Bắc nhưng phải rút quân ngay vì lực lượng địch tập trung và mạnh. Quang Dũng tham gia trong chiến dịch Tây Tiến lần thứ hai (mở đường qua đất Tây Bắc. Công tác dân vận, gây dựng cơ sở, truyên truyền giác ngộ) với chức vụ Đại đội trưởng và phó đoàn tuyên truyền Lào-Việt.

Mình cũng có đọc đâu đó không nhớ rõ câu chữ khi Quang Dũng được hỏi về "dáng kiều thơm". Đại khái ở nghĩa rộng dáng kiều thơm chỉ người đẹp nói chung, còn cá nhân Quang Dũng dáng kiều thơm trong lòng nhà thơ là một trong hai cô gái HN ở quán cafe mà Quang Dũng và bạn bè thường lui tới và vẫn thường tếu táo đùa nhau gọi hai cô ấy là Nhị Kiều.
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoàng Hà Tĩnh đã viết:
Thật tình cờ khi đọc được những suy nghĩ của các ban về bài thơ Tây tiến- tuyệt tác của Quang Dũng. Khi nào các ban đọc thêm về tiểu sử của tác giả chắc sẽ thấy Quang Dũng là một nhà thơ có cuộc đời trầm lặng bình dị rất nhiều. Có lẽ thiên tài nằm trong sự đơn giản chứ không phải sự phô trương.
Rất mừng vì NPD có quan tâm đến nhừng dòng thơ tiền chiến, những người như NTD của tuổi teen ít còn người nhớ đến những Quang Dũng, Xuân Diệu... ngày xưa lắm. Nhiều người thời nay (mong rằng là số ít thôi) đọc thơ chỉ như là đọc tài liệu để trả bài mà ít có cảm xúc như Nguyệt Thu... Khi đã yêu thơ rồi thì thơ sẽ thành suy nghĩ, tâm tư của chính mình. Tây tiến là một khúc hùng ca, bi tráng và lãng mạng-Áo bào thay chiếu anh về đất. Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Tây tiến là tiếng gầm bi hùng của cố thi sĩ Quang Dũng.
Rất vui vì thấy có thêm các bạn khác và bạn Hoàng Hà Tĩnh hưởng ứng chủ đề này...Mình yêu thơ Quang Dũng từ cái hồi chưa biết anh chiến sĩ cách mạng là như thế nào kia! Với mình, thời thiếu nữ, không phải là Xuân Diệu hay Huy Cận gây ấn tượng thơ mà chính là Quang Dũng với Tây Tiến và Đôi mắt người Sơn Tây, Hữu Loan với Màu tím hoa sim!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Viễn Khách: Có thấy em "xuất hiện" ở những chủ đề như thế này thì mới thấy thời gian qua Thi viện đã...thiếu em như thế nào!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Hà Tĩnh

Gửi bạn Nguyệt Thu.
Lúc trước tôi thường nghĩ đến Quang Dũng với các bài hát Đôi mắt người Sơn Tây qua giọng ca của Sỹ Phú ( chắc Nguyệt Thu biết rất rõ bài hát này và không chừng có lẽ Nguyệt Thu là người xứ Huế ?). Từ đó tôi mới tìm đọc thơ Quang Dũng với những Tây tiến, Đôi bờ, Kẻ ở...và càng đọc càng thấy Quang Dũng có một chất thơ ngọt ngào lãng mạng, sâu lắng trữ tình, đậm chất hùng ca.
Tôi rất ngạc nhiên vì có năm bài Tây tiến đã được ra trong đề thi tốt nghiệp phổ thông và cũng thật bất ngờ khi báo chí đưa tin có nhiều thí sinh làm bài mà diễn tả địa danh sông Mã tận ở nơi đâu đó ngoài đất Việt. Buồn thật nhiều phải không bạn. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Không thể phê bình lớp trẻ được vì hôm nay có quá nhiều điều để học, có quá nhiều phương tiện để nghe nhìn. Thị hiếu thực dụng không đi cùng với thi ca. Cơm áo không đùa với khách thơ mà. Ngày xưa ta nghe nhạc chứ không có Tivi để xem ca sỹ trình diễn nên nghe nhạc bằng tai và hiểu nó bằng tâm hồn có thể vì vậy mà thơ và nhạc quyện vào nhau làm giai điệu trở thành khó quên mà lời thơ thì ăn vào ngôn ngữ của chính mình.
Rất cảm ơn ban NPD đã có chủ đề này để có thể bọc bạch vài điều.
À mà sao bạn Nguyệt Thu lại chọn câu thơ Chinh phụ ngâm để tỏ tâm tình của mình vậy. Đọc nghe da diết lắm!
Ngàn dâu xanh ngắt một màu.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoàng Hà Tĩnh đã viết:
Gửi bạn Nguyệt Thu.
Lúc trước tôi thường nghĩ đến Quang Dũng với các bài hát Đôi mắt người Sơn Tây qua giọng ca của Sỹ Phú ( chắc Nguyệt Thu biết rất rõ bài hát này và không chừng có lẽ Nguyệt Thu là người xứ Huế ?). Từ đó tôi mới tìm đọc thơ Quang Dũng với những Tây tiến, Đôi bờ, Kẻ ở...và càng đọc càng thấy Quang Dũng có một chất thơ ngọt ngào lãng mạn, sâu lắng trữ tình, đậm chất hùng ca.
Tôi rất ngạc nhiên vì có năm bài Tây tiến đã được ra trong đề thi tốt nghiệp phổ thông và cũng thật bất ngờ khi báo chí đưa tin có nhiều thí sinh làm bài mà diễn tả địa danh sông Mã tận ở nơi đâu đó ngoài đất Việt. Buồn thật nhiều phải không bạn. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Không thể phê bình lớp trẻ được vì hôm nay có quá nhiều điều để học, có quá nhiều phương tiện để nghe nhìn. Thị hiếu thực dụng không đi cùng với thi ca. Cơm áo không đùa với khách thơ mà. Ngày xưa ta nghe nhạc chứ không có Tivi để xem ca sỹ trình diễn nên nghe nhạc bằng tai và hiểu nó bằng tâm hồn có thể vì vậy mà thơ và nhạc quyện vào nhau làm giai điệu trở thành khó quên mà lời thơ thì ăn vào ngôn ngữ của chính mình.
Rất cảm ơn ban NPD đã có chủ đề này để có thể bọc bạch vài điều.
À mà sao bạn Nguyệt Thu lại chọn câu thơ Chinh phụ ngâm để tỏ tâm tình của mình vậy. Đọc nghe da diết lắm!
Ngàn dâu xanh ngắt một màu.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
@ Hoàng Hà Tĩnh:
Nguyệt Thu đúng là người Huế bạn ạ! Giờ vẫn còn gắn bó với Huế và chắc sẽ mãi là vậy.:). Nguyệt Thu thích dòng nhạc tiền chiến nên đã được nghe Sỹ Phú hát Đôi mắt người Sơn Tây từ hồi còn bé cơ, nghe ké các cô, chú trong gia đình, qua đĩa hát to đùng, rồi băng nhựa...Giờ vẫn còn nghe đấy!:D. Biết Quang Dũng và yêu thơ Quang Dũng từ thuở mới học lớp 7, lớp 8 -  qua bà chị họ, và rồi cũng mê đắm Quang Dũng như chị ấy!:)Hồi đó, không có nhiều tư liệu về Quang Dũng như sau này, nên trong đầu óc của cô bé thành Huế cứ vẽ ra ( hay cứ nhầm lẫn nhỉ?:)) một Quang Dũng - nhà thơ- như chính chàng chiến sĩ hào hoa, đa tình, lãng mạn qua chính những chàng trai Tây Tiến - và thần tượng!:)

Chuyện học văn, hiểu văn, yêu thơ bây giờ của lớp trẻ thì sách báo, các nhà Đài đã nói đến nhiều, rất nhiều - kể cả những sự đời trái khoáy qua các bài làm văn của các kỳ thi Đại học. Đó là một câu chuyện dài mà chắc sẽ còn là câu chuyện dài nhiều tập nữa!:). Vào thi viện này, NT lại cảm thấy được an ủi hơn, vui hơn vì có nhiều bạn trẻ ở đây rất yêu thơ, yêu Tiếng Việt và làm thơ rất hay, đôi khi có những dòng thơ, bài thơ làm mình ngạc nhiên, thán phục. Nếu có thời gian, bạn hãy vào diễn đàn Thơ thành viên-Thơ mới hoặc Thơ thành viên - Thơ tập cổ, bạn sẽ cảm nhận được điều mà NT nói bây giờ chăng?:)

NT chọn hai câu ấy của Chinh Phụ Ngâm vì thời học phổ thông, NT vốn là một cô học trò yêu văn học cổ. Tác phẩm Chinh phụ ngâm là một trong những tác phẩm yêu thích của NT, cùng với những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan nữa! Không hiểu sao, dù chẳng ăn nhập gì với cuộc đời mình nhưng hình ảnh của các chinh phu, chinh phụ, luôn là một mối cảm hoài trong lòng của NT, bạn ạ! Nhưng đổi thay "Thương hải biến vi tang điền" luôn là một nỗi niềm trắc ẩn...Cũng như hình ảnh núi Vọng phu ở VN mình, những dấu hài xưa trong cung cấm Đại Nội ở Huế, luôn cứ là những điều mà NT thích nghĩ đến, thích hình dung, mường tượng...Không biết vậy là có...kỳ khôi không nữa!

Như giờ nè! Nhân đọc mấy dòng của bạn, NT lại thích dông dài nói về những điều yêu thích của mình!:)

*TB: cứ mải mê gõ, lúc nhìn lại, thấy sai lỗi chính tả tùm lum, nên phải sửa lại kẻo các bạn lại cười!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

Mình chưa hiểu lắm về khái niệm tiền chiến - hậu chiến. Tiền chiến là trước cuộc chiến tranh chống Pháp hay chống Mĩ ạ? Bài "Tây tiến" Quang Dũng viết trong chiến dịch, sao HHT lại gọi là tiền chiến?
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

@Chị NT: Em vẫn chăm chỉ vào Thi Viện để đọc mà :)
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

PandaKid đã viết:
Mình chưa hiểu lắm về khái niệm tiền chiến - hậu chiến. Tiền chiến là trước cuộc chiến tranh chống Pháp hay chống Mĩ ạ? Bài "Tây tiến" Quang Dũng viết trong chiến dịch, sao HHT lại gọi là tiền chiến?
@PandaKid: Quanh khái niệm "tiền chiến-hậu chiến" vẫn còn nhiều ý kiến bàn cãi. Nhưng theo nghĩa thông thường nhất, trong Tiếng Việt, "tiền chiến" được dùng để chỉ những năm đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam cho tới 1945, khi xảy ra chiến tranh Việt-Pháp. Nó được dùng nhiều, khi để nói đến một điểm mốc phân chia lịch sử thi ca, văn học, âm nhạc... của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Trong đời sống cộng đồng, khái niệm "tiền chiến" khá quen thuộc bởi nó được dùng nhiều nhất khi nói về âm nhạc: nhạc tiền chiến. Theo những gì mà Nguyệt Thu đã được đọc, được biết thì nhạc tiền chiến là dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam mang âm hưởng trữ tình lãng mạn xuất hiện vào cuối thập niên 1930, sau đó khái niệm này mở rộng, bao gồm một số sáng tác trong chiến tranh (1946–1954) cùng phong cách trữ tình lãng mạn, như Dư âm của Nguyễn Văn Tý, Sơn nữ ca của Trần Hoàn. Ở miền Nam, sau 1954 dòng nhạc tiền chiến lại được tiếp tục với một số nhạc sĩ miền Nam như Phạm Đình Chương, Cung Tiến...Những sáng tác đa dạng, trong đó nhiều ca khúc của họ từ 1954-1975 vẫn được xếp chung vào dòng nhạc tiền chiến, như Mộng dưới hoa, Trường ca Hội trùng dương, Đôi mắt người Sơn Tây của Phạm Đình Chương, Hương xưa, Thu vàng của Cung Tiến...

Vào các website âm nhạc, có lẽ ít có website nào mà không có một list nhạc tiền chiến, bởi vì đó là những sáng tác cực kỳ hay, tiêu biểu không những cho nền âm nhạc thời kỳ đó mà còn là những khúc tình ca bất hủ cho đến bây giờ! Có lẽ bởi nó không chỉ là âm nhạc đơn thuần mà bởi tính chất "thi ca" hội tụ quá đầy đủ, sâu sắc trong lòng các giai phẩm.

Trường hợp bạn Hoàng Hà Tĩnh nhắc đến từ "tiền chiến" trong entry trên có lẽ là bạn ấy đã thiên về ca khúc "Đôi mắt người Sơn Tây", sáng tác Phạm Đình Chương, phổ thơ Quang Dũng chăng?
Thêm nữa, NT nghĩ, những sáng tác của Quang Dũng trong đó có bài thơ Tây Tiến (1948) được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp vừa nổ ra không lâu, trong buổi đầu của cuộc kháng chiến, tâm hồn nhà thơ sinh ra, lớn lên thời tiền chiến vừa hòa nhập vào dòng chảy cách mạng chung của dân tộc nên đã khiến cho tính chất và cái hồn của Tây Tiến vẫn đậm đà hồn thơ của người tiền chiến...Tây Tiến sống dài lâu trong lòng người, không chỉ trong lòng một thể chế chính trị, phải chăng cũng bởi cái chất bi tráng, lãng mạn mà tác giả gửi gắm trong bài thơ...

Vài lời đơn sơ, cũng chỉ là cảm nghĩ để trao đổi cùng nhau nhân khi mạn đàm, NT xin gửi vào đây cùng các bạn vậy!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

Xin cảm ơn Nguyệt Thu (có lẽ nên gọi là chị vì em vẫn còn là học sinh) lắm. Một bài thơ mà gợi lại trong lòng nhiều người suy tưởng và trăn trở đến thế (trong diễn đàn ít nhất là 2 người), có lẽ Tây Tiến đã thật sự đánh thức tâm hồn cả 1 thế hệ người Việt Nam. Nhưng bây giờ lại có những người ra đề thiếu cẩn trọng, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của bài thơ bằng những tiểu tiết nhỏ nhặt( Chuyện "Tây Bắc" và "Miền Tây"). Buồn thay!
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hải Dương Buồn

Tây Tiến? Lúc học cấp 3 thì tôi thích nhất bài thơ này và bài Tống Biệt Hàng của Thâm Tâm.Hai bài này gợi cho tôi cái cảm giác man mác về một khoảng thời gian nào đó...rất tâm trạng.Đúng khi tôi học bài này thì cô có giảng cho tôi rất kỹ về bài Tây Tiến,Cái hào khí bi hùng của bài thơ khiến người đọc không khỏi chạnh lòng.
  Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
  Quân xanh màu lá dữ oai hùm
  Mắt trưng gửi mộng qua biên giới
  Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Theo như một số tài liệu thì đoàn quân Tây Tiến đa số là những sinh viên nhập ngũ,có thể vì vậy mà trong tâm hồn của họ có một cái gì đó rất mơ mộng kiểu sinh viên,dáng kiều ở đây tôi nghĩ tác giả muốn nói đến những cô gái là người yêu của họ(nói chung) chứ không nói đích danh ai cả.Còn về việc họ không có tóc thì có tài liệu cho rằng do điều kiện chiến đấu rất khắc nghiệt (biên giới nước Lào),cho lên họ bị sốt rét,rụng hết tóc? Cũng có lẽ vì vậy mà da họ xanh xao?
"Sống trên đời cần có một tấm lòng
...Để gió cuốn đi..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối