Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Cô nhạn xuất quần

Thể thơ trong đó vần câu đầu làm khác hẳn , không giống mấy vần dưới

Tiến Sĩ Giấy :

Khéo chú hoa man khéo vẽ trò ,
Bỡn ông mà lại dứ thằng cu ..
Mày râu vẻ mặt vang trong nước ,
Giấy má nhà bay đáng mấy xu ?
Bán tiếng , mua danh thây lũ tre ?
Bản vàng , bia đá vẫn nghìn thu .
Hỏi ai muốn ước cho con cháu ?
Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu .

- Nguyễn Khuyến

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Cô nhạn nhập quần

Thể thơ trong đó mấy vần trên đi với nhau ,chỉ có vần dưới
làm khác hẳn đi

Cái Bùng Binh *

Chỉ biết tiền thôi có biết gì ,
Xác to mà bụng tỉ tì ti .
Chành bành ra rứa đeo ăn mãi ,
Ðút nhét vô hoài chẳng nói chi .
Làm tướng đời mô còn tiếng lại , **
Ðể quân trẻ nhỏ cứ thu đi . ***
Ngày đêm lúc lắc coi chừng đã ,
Chừng đã đầy thời phải đập nghe !

- Khuyết Danh

* Bùng binh là một thứ bình làm bằng đất sét , trẻ con trong Nam thường dùng để bỏ dành tiền , như kiểu lợn ngoài Bắc .

** Thành ngữ gọi : đại tướng bùng binh .

*** Trẻ con có bùng binh thường thu giấu kín đáo

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG LUẬT HAY LUẬT THI (cận thể) VÀ CỔ PHONG (cổ thể)

Thơ Đường Luật hay Luật Thi (cận thể) là loại thơ ngũ ngôn hay thất ngôn (bát cú và tứ tuyệt hay tuyệt cú) được làm theo luật thơ rất có quy củ đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Quốc (618-907).

Thơ Cổ Phong (cổ thể) là thể thơ tương đối tự do gồm những câu thơ 5 chữ hay 7 chữ (ngũ ngôn cổ phong hay thất ngôn cổ phong), không hạn chế số câu. Thơ Cổ Phong xuất hiện vào đời Đông Hán (25-220), trước đời nhà Đường.

I. Đặc Tính và Tác Dụng của Thơ

II. Sự Sáng Tác Thơ

Sự sáng tác thơ có nghĩa là việc làm thơ. Việc sáng tác thơ bao gồm “lập ý” và “tu từ.

III. Phép Làm Thơ Đường Luật

Thơ Đường luật chia làm hai thể: thơ bát cú (Luật Thi) và thơ tứ tuyệt (tuyệt cú).

1. Bát Cú : Thơ Bát Cú Có Hai Loại:
Thất Ngôn và Ngũ Ngôn

a. Thất Ngôn Bát Cú

Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc. Tuy nhiên, các nhà thơ thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

- Luật Bằng Vần Bằng là bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng và các tiếng ở cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải vần với nhau và là vần bằng, chẳng hạn như trong bài họa của Phan Văn Trị đối với bài “Tôn Phu Nhân Qui Thục” của Tôn Thọ Tường, câu đầu của bài thơ này bắt đầu bằng hai tiếng bằng: “Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng.” Các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6 và 8 gồm: “tòng, đông, hồng, sông, và chồng” đều là vần bằng và vần với nhau.
Cách sắp đặt tiếng bằng trắc (luật thơ) trong các câu của bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng vần bằng như sau:

Luật Thơ

B - B - T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)

Thí dụ:

TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(Bài họa của Phan Văn Trị)

Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi đông
Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng

- Luật Trắc Vần Bằng là bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng trắc và các tiếng ở cuối câu 1, 2, 4 ,6 và 8 phải vần với nhau và phải là vần bằng, chẳng hạn như trong bài xướng “Tôn Phu Nhân Qui Thục” của Tôn Thọ Tường, câu đầu của bài thơ này bắt đầu bằng hai tiếng trắc: “Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng.” Các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6 và 8 gồm: “tòng, đông, hồng, sông, và chồng) đều là vần bằng và vần với nhau.

Luật Thơ:

T - T - B - B - T - T - B (vần)
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)
T - T - B - B - B - T - T
B - B - T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B - B - T
T - T - B - B - T - T - B (vần)

Thí Dụ:

TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
(Bài xướng của Tôn Thọ Tường)

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng

b. Ngũ Ngôn Bát Cú

Thơ ngũ ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài gồm có 8 câu và mỗi câu có 5 chữ, tức là chỉ có 40 chữ trong một bài thơ thuộc loại này. Thơ ngũ ngôn bát cú cũng theo qui luật về cách gieo vần như thất ngôn bát cú, tức là chỉ có một vần được gọi là độc vận và thường là vần bằng. Cũng giống như thơ thất ngôn bát cú, các vần trong bài ngũ ngôn bát cú được gieo ở cuối câu đầu và cuối các câu chẵn.

Thơ ngũ ngôn bát cú cũng có luật bằng trắc như thất ngôn bát cú, tức là bài thơ theo luật bằng thì bắt đầu bằng hai tiếng bằng, bài thơ theo luật trắc thì bắt đầu bằng hai tiếng trắc. Cũng giống như thất ngôn bát cú, thường thường các nhà thơ làm thơ ngũ ngôn bát cú theo luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng. Không có mấy ai làm theo vần trắc.

- Luật Bằng Vần Bằng và cách sắp đặt các tiếng bằng trắc:

Luật Thơ

B - B - T - T - B (vần)
T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T
B - B - T - T - B (vần)
B - B - B - T - T
T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T
B - B - T - T - B (vần)

Thí dụ:

ĐƯỢC TIN BẠN ĐAU
(Khải Chính tặng bạn Trần Quang Túc, 1966)

Nghe tin bác bị đau
Lòng thấy thật buồn rầu
Tri kỷ xa vời quá
Tri âm vắng bóng lâu
Nghe danh tình cách mạng
Kết bạn nghĩa vô cầu.
Chúc bác mau bình phục
Chung vai nguyện có nhau

- Luật Trắc Vần Bằng và cách sắp đặt các tiếng bằng trắc trong các câu của bài thơ ngũ ngôn bát cú luật trắc vần bằng:

Luật Thơ

T - T - T - B - B (vần)
B - B - T - T - B (vần)
B - B - B - T - T
T - T - T - B - B (vần)
T - T - B - B - T
B - B - T - T - B (vần)
B - B - B - T - T
T - T - T - B - B (vần)

Thí dụ:

DÒNG CẢM BIỆT
(Toại Khang tặng Trình Xuyên, Hà Nội, 1990)

Ôi lại người ra đi
Chia tay có hạn kỳ
Gia đình mừng tái hợp
Lan trúc nhớ tương tri
Song hạc mùa tung cánh
Bốn phương ý kịp thì
Cảm tình xanh viễn mộng
Bút tiễn gót vân phi

- Luật Bằng Vần Trắc, Luật Trắc Vần Trắc

Còn có luật bằng vần trắc và luật trắc vần trắc cho một bài thất ngôn và ngũ ngôn bát cú nữa, tức là bài thơ bắt bầu bằng hai tiếng bằng hay hai tiếng trắc và các tiếng ở cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải vần với nhau và là vần trắc. Loại thơ vần trắc này rất hiếm người làm nên không được trình bày ở trong phạm vi bài này.

c. Luật Lệ Chung về Thất Ngôn và Ngũ Ngôn Bát Cú

- Luật Bất Luận và Khổ Độc

* Bất Luận (không kể, tức là không cần phải theo đúng luật)

Trong lối thơ Đường Luật, người ta áp dụng luật “nhất tam ngũ bất luận” cho thơ thất ngôn, và “nhất tam bất luận” cho thơ ngũ ngôn. Điều này có nghĩa là trong thơ thất ngôn thì chữ thứ nhất, thứ ba, và thứ năm không cần phải theo đúng luật; trong thơ ngũ ngôn thì chữ thứ nhất và thứ ba không bắt buộc phải theo đúng luật. Chính vì thế mới gọi là “bất luận” (không kể).

* Khổ Độc (khó đọc)

Tuy là có luật “bất luận,” nhưng nếu tiếng đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong các trường hợp sau thành ra khổ độc, tức là rất khó đọc và khó ngâm. Đó là chữ thứ 3 của các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ trong thơ thất ngôn hay chữ thứ 1 của các câu chẵn và chữ thứ 3 của các câu lẻ trong thơ ngũ ngôn nếu là bằng mà đổi ra trắc thì gọi là khổ độc và không chỉnh. Tuy nhiên, nếu tiếng trắc mà đổi ra bằng thì không sao.

- Niêm
“Niêm” có nghĩa là dính, ý nói sự liên hệ về âm luật của hai câu thơ trong một bài Đường luật phải đúng cách. Đó là bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Chữ thứ 2 của mỗi hai câu sau đây phải niêm với nhau, hoặc là cùng bằng hoặc là cùng trắc, bằng niêm với bằng và trắc niêm với trắc: câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7. Điều này có nghĩa là nếu bài thơ thuộc loại bát cú luật trắc vần bằng, chữ thứ nhì của câu 1 là trắc thì chữ thứ nhì của câu 8 cũng phải là trắc; chữ thứ nhì của câu 2 là bằng thì chữ thứ nhì của câu 3 cũng phải là bằng; chữ thứ nhì của câu 4 là trắc thì chữ thứ nhì của câu 5 cũng phải là trắc; và chữ thứ nhì của câu 6 là bằng thì chữ thứ nhì của câu 7 cũng phải là bằng. Nếu bài thơ thuộc loại bát cú luật bằng vần bằng, chữ thứ nhì của câu 1 là bằng thì chữ thứ nhì của câu 8 cũng phải là bằng; chữ thứ nhì của câu 2 là trắc thì chữ thứ nhì của câu 3 cũng phải là trắc; chữ thứ nhì của câu 4 là bằng thì chữ thứ nhì của câu 5 cũng phải là bằng; và chữ thứ nhì của câu 6 là trắc thì chữ thứ nhì của 7 cũng phải là trắc.

- Bố Cục Bài Thơ Bát Cú

* Câu số 1 dùng để mở bài (phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
* Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu thuật (thực) hay trạng.
* Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
*Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.

- Hai Cặp Câu Thơ Phải Đối Với Nhau Trong Bài Thất Ngôn và Ngũ Ngôn Bát Cú:
Trong bài thơ bát cú (thất ngôn hay ngũ ngôn), câu 3 đối với câu 4, và câu 5 đối với câu 6.
Những câu này phải theo đúng luật bằng trắc (hai câu thực hay trạng và hai câu luận). Đối là đặt hai câu cân xứng với nhau sao cho ý và chữ đối với nhau. Thí dụ:

“Hai vai tơ tóc bền trời đất”
đối với:
“Một gánh cương thường nặng núi sông”

Hoặc:
“Nghe danh tình cách mạng”
đối với:
“Kết bạn nghĩa vô cầu”

Xin xem bài về “Thanh, Vận, và Đối” do nhà thơ Cung Vũ đã thuyết trình vào ngày 5-5-2002 để hiểu rõ thêm các chi tiết về thanh, vận, và đối. Nếu ai chưa có bài này, xin liên lạc với nhà thơ Cung Vũ qua số điện thoại (Phone) 905-607-8010 hay số điện thư (Fax) 905-607-8011 (Hoa Kỳ).

Vì bài thất ngôn bát cú chỉ có 8 câu gồm 56 chữ và bài ngũ ngôn bát cú chỉ có 8 câu gồm 40 chữ, ta không nên dùng trùng chữ hay trùng nghĩa khi đối và khi gieo vần. thí dụ có vẻ đối mà không đối như trong hai vế ”Lòng vẫn nhớ” và “Dạ nào quên”. Đó chỉ là một ý “nhớ” mà thôi, không chỉnh. Khi đối phải nhớ đối cả ý lẫn từ, chẳng hạn như “Phước như Đông Hải” đối với “Thọ tỷ Nam Sơn.”

Mỗi ý mỗi từ sử dụng trong câu thơ đều phải cân nhắc sao cho có chất lượng và có ý sâu xa. Bài thơ Đường Luật rất khó làm, nhưng khi đã làm được thì ta sẽ cảm thấy thật thích thú vì đó là cả một nghệ thuật và quả là một công trình quí báu.

2. Tứ Tuyệt (Tuyệt Cú)

Thực ra thơ tứ tuyệt hay tuyệt cú đã xuất hiện trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Mới đầu, thơ tứ tuyệt hay tuyệt cú có nghĩa khác với nghĩa sau này: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Chỉ có 4 câu mà bài thơ diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt hay tuyệt cú. Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường , thơ tứ tuyệt (tuyệt cú) lại phải được làm theo quy tắc về niêm, luật, đối, và vần của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Chính vì thế , sau này người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Điều này có nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Vì vậy niêm, luật, đối, và vần của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt bài bát cú mà thành.

Cách ngắt những câu trong bài bát cú để làm thành bài tứ tuyệt như sau: ngắt 4 câu đầu, ngắt 4 câu giữa, ngắt 4 câu cuối, ngắt 2 câu đầu và 2 câu cuối, và ngắt 2 câu đầu và 2 câu số năm và số sáu. Vậy ta có 5 cách ngắt bài bát cú để làm thành 5 bài tứ tuyệt, mỗi bài vẫn đủ ý, đúng niêm luật, và đối đúng cách. Tuy nhiên, ta có thể làm ngay một bài tứ tuyệt, thất ngôn hay ngũ ngôn, theo đúng luật thơ của cách ngắt bài tứ tuyệt từ bài bát cú mà không cần phải làm bài bát cú rồi mới ngắt ra. Cách giải thích này cốt cho ta thấy rằng có nhiều cách làm thơ tứ tuyệt. Điều này có nghĩa là khi ta làm một bài tứ tuyệt, ta phải theo niêm, luật, đối, và vần của một trong năm bài tứ tuyệt được ngắt ra từ bài thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú.

Sau đây là thí dụ về cách ngắt bài thất ngôn bát cú thành ra 5 bài tứ tuyệt và bài nào cũng đủ ý và đúng luật.

Bài thơ NHƯ Ý
(Khải Chính Phạm Kim Thư tặng Lê Mỹ Như Ý, 1994)

Như ý ai ơi thật tuyệt vời
Văn Thơ vẹn cả hiếm ai người
Tình sâu tô điểm công dày đắp
Nghĩa lớn vun trồng đức rạng soi
Tài trí danh vang nơi đất khách
Sắc hương ánh tỏa khắp phương trời
Bảy năm góp mặt “Người Yêu Dấu”
“Nỗi Nhớ Khôn Nguôi” kiếp đổi đời

Bài trên được ngắt thành 5 bài tứ tuyệt theo năm cách sau: 4 câu đầu, 4 câu cuối, 4 câu giữa, 2 câu đầu và 2 câu cuối, 2 câu đầu và 2 câu năm sáu:

1.
Như Ý ai ơi thật tuyệt vời
Văn thơ vẹn cả hiếm ai người
Tình sâu tô điểm công dày đắp
Nghĩa lớn vun trồng đức rạng soi

2.
Tài trí danh vang nơi đất khách
Sắc hương ánh tỏa khắp phương trời
Bảy năm góp mặt “Người Yêu Dấu”
“Nỗi Nhớ Khôn Nguôi” kiếp đổi đời

3.
Tình sâu tô điểm công dày đắp
Nghĩa lớn vun trồng đức rạng soi
Tài trí danh vang nơi đất khách
Sắc hương ánh tỏa khắp phương trời

4.
Như ý ai ơi thật tuyệt vời
Văn thơ vẹn cả hiếm ai người
Bảy năm góp mặt “Người Yếu Dấu”
“Nỗi Nhớ Khôn Nguôi” kiếp đổi đời

5.
Như ý ai ơi thật tuyệt vời
Văn thơ vẹn cả hiếm ai người
Tài trí danh vang nơi đất khách
Sắc hương ánh tỏa khắp phương trời

- Bài thất ngôn tứ tuyệt có thể được làm riêng rẽ, không cần ngắt ra từ bài bát cú. Lý Thường Kiệt làm bài thơ tứ tuyệt sau đây khi ông đem quân chống quân nhà Tống (1076). Sở dĩ ông làm ra bài thơ này là vì quân nhà Tống đánh trận hăng lắm, ông đã đem hết sức chống giặc nhưng vẫn sợ quân mình ngã lòng nên mới đặt ra câu chuyện nói rằng có thần ban cho 4 câu thơ để củng cố lòng hăng say đánh giặc của quân lính. Bài này được làm theo cách ngắt của 4 câu đầu của bài bát cú: luật trắc vần bằng, 3 vần, hai câu cuối đối nhau:

Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Nghĩa của bài này được tóm lược như sau:
"Núi sông nước Nam thì vua nước Nam ở
Rõ ràng phận đã định ở trong cuốn sổ của trời
Làm sao bọn giặc lại xâm phạm đất của ta được
Lũ chúng mày rồi sẽ bị thua bại hết"

- Bài ngũ ngôn bát cú “Được Tin Bạn Đau”
(đã trích dẫn ở trên) được ngắt thành 5 bài tứ tuyệt như sau:

1.
Nghe tin bác bị đau
Lòng thay thật buồn rầu
Tri kỷ xa vời quá
Tri âm vắng bóng lâu

2.
Tri kỷ xa vời quá
Tri âm vắng bóng lâu
Nghe danh tình cách mạng
Kết bạn nghĩa vô cầu

3.
Nghe danh tình cách mạng
Kết bạn nghĩa vô cầu
Chúc bác mau bình phục
Chung vai nguyện có nhau

4.
Nghe tin bác bị đau
Lòng thấy thật buồn rầu
Chúc bác mau bình phục
Chung vai nguyện có nhau

5.
Nghe tin bác bị đau
Lòng thấy thật buồn rầu
Nghe danh tình cách mạng
Kết bạn nghĩa vô cầu

- Bài ngũ ngôn tứ tuyệt có thể được làm riêng rẽ, không ngắt ra từ bài ngũ ngôn bát cú. Khi đem quân vào thành Thăng Long để mở tiệc khao quân sau khi đánh cho Thoát Hoan (giặc nhà Nguyên) phải bỏ chạy (1284). Trần Quang Khải đã làm bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt sau đây. Bài thơ này được làm theo luật trắc, vần bằng, thuộc khuôn khổ 4 câu sau của bài ngũ ngôn bát cú, 2 vần, hai câu đầu đối nhau.

Nguyên Tác của Trần Quang Khải:

Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san

Trần Trọng Kim đã diễn Nôm:

Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu

Cụ Trần Trọng Kim đã diễn nôm bài trên theo lối thơ cổ phong, không theo niêm luật của bài ngũ ngôn tứ tuyệt. Chính vì thế mà cụ chỉ nói là “diễn nôm” mà thôi. Thơ Đường Luật khó khăn là thế. Phải là tay lão luyện lắm mới có thể diễn tả ý của mình theo thơ Đường Luật được. Chính vì thế mà đa số các thi nhân sau này họ làm thơ thất ngôn hay ngũ ngôn nhưng lại làm theo thể Thơ Cổ Phong chứ không phải là Thơ Đường Luật.

IV. Thơ Cổ Phong

<< còn nữa >>
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Thủ nhất thanh ( nhất đồng )

Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhau

Tám Mừng

Mừng đón xuân về,muôn sắc hoa,
Mừng xuân,xuân mới ,mới thêm ra.
Mừng nghe nhựa sống,như còn trẻ,
Mừng thấy đời tươi,chửa muốn già.
Mừng khỏe đôi chân,đi đứng vững,
Mừng tinh cặp mắt ngắm nhìn xa.
Mừng nhau tuổi Thọ tăng tăng mãi,
Mừng được trường xuân hưởng thái hòa.

- Lạc Nam 1986

- uhdp sưu tầm
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unghoadaphu

Thể thơ Song điệp độc vận

Tất cả 8 câu đều có 1 từ giống nhau & chỉ có 1 vần

Xuân Và Thơ

Xuân tự ngàn xưa, bạn với Thơ
Tình Xuân là cả vạn lời Thơ
Ðẹp duyên hoa bút, Xuân ngời sắc
Rộn khúc Xuân thiều, nhạc ánh Thơ.
Xuân vắng,oanh hờn,dầu dáng liễu
Xuân về hương tỏa ngát lời Thơ
Xuân nương,thi sĩ,đôi người ngọc,
Dệt mộng ngày Xuân,lộng ý Thơ

- Lạc Nam

P/S : - Thể Thơ này gần giống với Thể thơ Bát Diệp & đương nhiên mắc bệnh Điệp Ngữ !!!
doanhdoanh.org
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thi Vien_7569

xin quân sư chỉ giáo:nhất tam ngũ bất luận . nhị tứ lục phân minh.
Trong thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

@Thi vien_7569
xin quân sư chỉ giáo:nhất tam ngũ bất luận . nhị tứ lục phân minh.
Trong thơ thất ngôn bát cú đường luật.
------------------------------------------------------------------------------

Trong thơ Đường luật. Dù bạn đang thể hiện bài thơ bằng luật BẰNG hay luật TRẮC. Thì bạn vẫn có thể áp dụng câu:Nhất tam ngũ bất luận . nhị tứ lục phân minh. trong trường họp bí từ ngữ, câu cú cho vế đối, hoặc để làm cho câu thơ thanh thoát hơn, sâu lắng hơn

Đầu tiên, bạn phải hiểu nghĩa của câu trên. Nhất tam ngũ bất luận . nhị tứ lục phân minh.Có nghĩa là: Chữ thứ 1,3, 5 trong mỗi câu thơ thì không cần..bàn cãi!( muốn ở Bằng hay Trắc cũng được)Nhị tứ lục phân minh có nghĩa. Chữ thứ 2, 4, 6 trong mỗi câu phải rõ ràng. Không được phép sai luật Bằng Trắc theo quy định của thơ Đường luật.

TD: Trong hai câu mở đầu bài: Qua đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan.
Bài thơ đã được nữ sĩ thực hiện bằng luật TRẮC. Thì khung luật TRẮC cho hai câu mở đầu sẽ được biểu thị như sau:
T T B B T T B
B B T T T B B
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa


Bạn hãy chú ý! Câu 1 bài thơ đã được thực hiện đúng và không cần vận dụng câu:Nhất tam ngũ bất luận . nhị tứ lục phân minh.

Sang câu thứ 2. Nữ sĩ đã vận dụng triệt để trong câu này. Bạn chú ý! Chữ: CỎ(1) lẽ ra phải vần Bằng, nhưng đã áp dụng sang vần Trắc. .Chữ: CHEN(3) đáng lẽ phải vần Trắc, đã được áp dụng thành vần Bằng. Tóm gọn, tất cả những chữ 1,3, 5 trong mỗi câu của một bài thơ Đường luật đều được phép nằm ở bất kỳ Bằng hay Trắc . Chữ thứ 2, 4, 6 thì dứt khoát phải theo luật của thơ. Chúc bạn lĩnh hội và sẽ sáng tác được nhiều áng thơ hay!:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quang Tri

Tôi muốn hỏi rõ về khổ độc?Những chữ nằm vị trí nào trong  bài thơ được xem là khổ độc?Và cách gieo vần như thế nào để bài thơ có âm điệu?Xin giúp cho.Thân mến
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Đọc thơ Quang Trị, thấy bạn viết hay mà nhanh lắm. Vậy gọi là trả lời QT e rằng không phải. Nhưng vì lòng yêu thơ, TT cũng mạo muội góp đôi lời gọi là bàn:

Khổ độc là nói đến câu thơ trúc trắc, khó đọc. Nhưng ở vị trí nào thì còn tùy thuộc vào bài thơ làm theo luật bằng hay luật trắc. Tóm lại là những thanh trái với luật làm cho câu thơ khó đọc. Tuy nhiên, như bạn Chằn tinh đã nói về ý nghĩa của “nhất tam ngũ bất luận”, nếu ta áp dụng nó thì không làm cho câu thơ kém êm đi và vì vậy, theo TT thì chữ ở vị trí 1, 3, 5 luật bắt nó là bằng hay trắc là không cần thiết. Nhưng nếu ta phạm phải “nhị tứ lục phân minh" thì khổ độc sẽ xảy ra.
Khổ độc còn xảy ra khi ta phạm phải 8 lỗi trong thơ Đường luật mà trong topic này bạn unghoadaphu đã đề cập, TT không nhắc lại nữa.
Như vậy tuân theo luật bằng trắc (có thể linh hoạt “nhất tam ngũ bất luận") thì khổ độc sẽ ít xảy ra.
Ngoài việc cần tránh 8 lỗi ấy, để bài thơ đọc êm ái, xuôi tai hơn, theo TT thì những chữ âm na ná nhau không nên gần nhau quá, Ví dụ câu “Ngõ nhỏ quanh co giờ đâu nhỉ", đọc thấy lẹo lưỡi bởi chữ ngõ, nhỏ, co gần nhau mà tạo nên, mặc dù câu ấy không sai luật. Ngoài ra, trong 5 vần, nếu ta hoán đổi được liên tục thì câu thơ sẽ mượt mà trầm bổng hơn. Ví dụ vần này thanh không thì vần tiếp theo nên là thanh huyền.
Cuối cùng thì tùy thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng của mỗi người (dĩ nhiên rồi :)).
Làm thơ đường luật thật cực nhọc nhưng bài nào thành công thì đọc rất thú vị. Nhân đây, TT tặng bạn mấy câu nói về cái sự khổ ấy:

LÀM THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Nắn chớ Bình đầu, sa thượng vĩ
Gò đừng hạc tất, mắc phong yêu
Rồi lo lưỡng vận* cùng song nữu**
Khó tính ra sao vẫn phải chiều.

================
P/s: * Lưỡng vận: từ tạm dùng để chỉ chung bệnh đại vận, tiểu vận.
** Song nữu: từ tạm dùng để chỉ chung bệnh bàng nữu, chánh nữu.

Chúc bạn vui và sáng tác được nhiều thơ hay.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đ.M.T

Ngo^'c đã xoá! :)
Chuyên tâm khiến chuyển
 Phương đắc tựu thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 12 trang (112 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] ›Trang sau »Trang cuối