Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 03/01/2011 08:57
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi haanh8354 vào 03/01/2011 18:25
Có 2 người thích
Chằn tinh Shrek đã viết:Miền Bắc không có chữ trổi tre
@ Bác Tuấn khỉ:
Trối tre là một từ viết đúng chính tả, ở đây:
- Trối: Là một danh từ chỉ: Đốt ở sát mặt đất của loại cây nào đó, có rễ ăn vào đất. Có thể, ngoài Bắc không thường dùng từ này chăng?
- Tác giả bài trên dùng hai từ trối tre để nói về sự cực khổ của dân quê Trung phần. Khi phải dùng chất đốt là những rễ tre (trối tre) được đánh bật lên khi dọn những bụi tre quanh vườn (Miền Trung, Quảng Nam) hầu như ở thôn quê, nhà nào cũng có những những bụi tre quanh vườn um tùm, không biết đã trồng từ đời thuở nào? Mặc dù còn ướt vẫn phải đem làm chất đốt để nấu nướng. Vì rằng, chẳng còn cách nào khác dù rất khó chụm lửa và nhiều khói vì còn ướt...
Ngày gửi: 03/01/2011 19:49
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tường Thụy vào 03/01/2011 19:51
Có 4 người thích
Ngày gửi: 03/01/2011 20:01
Có 5 người thích
Ngày gửi: 03/01/2011 20:16
Có 3 người thích
Ngày gửi: 03/01/2011 20:41
Có 3 người thích
Tường Thụy đã viết:Thảo nào những năm 60 của thế kỷ trước vùng Nam Định rất hiếm "Mo nang"
Cảm ơn bạn Chằn đã cho biết thêm từ "trối"
Bạn Tuấn Khỉ ban đầu đã đọc nhầm "trối tre" thành "trổi che". Nếu đọc kỹ đoạn văn đó thì chữ "chổi tre" cũng không hợp.
Bạn haanh8354 nói miền Bắc không dùng từ "trổi tre", thực ra miền trong cũng không có từ ấy mà có từ "trối tre" (dấu sắc) như bạn Chằn đã giải thích. Cái na ná như trối tre thì miền Bắc gọi là gốc tre. Gốc tre bao gồm phần củ nằm dưới đất (thường có hình cong cong) liền với phần nằm trên mặt đất có rễ tua tủa mà khi chặt tre người ta bỏ lại. Cái này người ta cũng đào lên phơi khô để đun nấu những thứ cần đun lâu, ninh nhừ như nấu cám lợn, luộc bánh chưng (như bài báo đã nói tới).
Còn chữ "chồi tre" (bạn haanh8354 viết sai thành trồi tre) của miền Bắc khác hẳn nghĩa với chữ "trối tre" mà ta vừa bàn. Chồi tre là cái mầm mọc ra ở mỗi đốt trên thân cây, khi nhú được bọc trong bởi một lớp bảo vệ gọi là mo nang. Mo nang của những loại cây họ tre to như vầu, bương người ta dùng lợp nón (lớp trong), hay bị bố đánh lót sẵn vào mông thì đỡ đau. . Mo càng ở những đốt gần gốc càng to. Chồi tre này lớn phát triển thành cành tre.
Còn mầm tre là măng non đó, nó phát triển thành cây tre, là biểu tượng của lớp trẻ, có trong huy hiệu của đội thiếu niên. Không thích cho nó thành tre thì bẻ về ăn, ngon đáo để.
Ngày gửi: 04/01/2011 00:59
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tường Thụy vào 04/01/2011 01:00
Có 2 người thích
Phượng Hoàng Lửa đã viết:
Thảo nào những năm 60 của thế kỷ trước vùng Nam Định rất hiếm "Mo nang"
hoá ra...
Ngày gửi: 04/01/2011 01:00
Có 1 người thích
Ngày gửi: 04/01/2011 01:03
Có 3 người thích
Ngày gửi: 04/01/2011 01:17
Có 6 người thích
Ngày gửi: 04/01/2011 01:45
Có 3 người thích
Đồ Nghệ đã viết:Mình thì nghĩ ban đầu, các địa phương phát âm khác nhau, có nơi phát âm là "dông dài", có nơi phát âm là "rông rài". Sau này các nhà ngôn ngữ học qui định lại cho thống nhất thành ra anh nào nói "rông rài" bị coi là nói ngọng. Giá như qui định ngược lại thì anh nào nói "dông dài" lại bị cho là nói ngọng.
@Các bạn: Nhân đọc bài của bạn Vodanhthi, ĐN rất mong bạn nào chỉ dẫn giúp ĐN cách viết đúng của từ "dông dài". Là người xứ Nghệ, theo thói quen ĐN thường viết là "chuyện rông dài" thay vì là "chuyện dông dài". Vậy viết thế nào là đúng ạ?
Xin cảm ơn trước.
Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối