Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [104] [105] [106] [107] [108] [109] [110] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thanh Ngọc đã viết:

Chị Nguyệt Thu kêu trời tới hai lần khi đọc bài này còn em không kêu nổi mà phát hoảng tới lạnh cả người vì tính em hảo măng. Nhưng mà em không hiểu "hui nhị tì" là gì, nhờ anh Vodanhthi giải thích giùm. Em xin cảm ơn.
Quy nghĩa địa
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Khi lòng yêu nước dâng trào!

(Tường thuật của nhà văn Nguyễn Viện từ Sài Gòn)

Đúng 8g sáng ngày chủ nhật 5.6.2011, cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn và xâm lược Việt Nam đã bắt đầu tại Saigon.

Thật bất ngờ và có lẽ bất ngờ hơn với lực lượng an ninh (?) là sự xuất hiện của Giáo sư – nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, lịch sự với cravate và những nhân vật lừng danh một thời – những “chuyên gia biểu tình” trước 1975 ở Saigon: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái… bên cạnh đó là nhà sử học Đinh Kim Phúc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Andre Mendras (Hồ Cương Quyết)… ở khu vực đầu nhà thờ Đức Bà.

Sau một cuộc tranh luận ngắn giữa ông Cao Lập (đương kim giám đốc Khu du lịch Văn Thánh) và các nhân viên công lực, Andre Mendras đã bung khẩu hiệu ra… Nhân viên công lực nhượng bộ, bắt đầu cho một ngày lịch sử...

Theo TTXVN, ngày 5-6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra “các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM. Đó là thông tin sai sự thật.

Hehe, thế đấy!  (Điều mà ông nghĩ không thể xảy ra được trong chế độ chúng ta đang sống.)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Biển Đông sau những ngôn từ ngoại giao

SGTT.VN - Trong bối cảnh vấn đề Biển Đông được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm theo dõi tại hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Shangri La) tại Singapore (từ 3 – 5.6), thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học, bộ Công an đã có cuộc trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị về vấn đề này.

Thưa ông, trước khi Đối thoại Shangri La diễn ra, vụ việc tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam đã gây nên bức xúc trong dư luận. Nhiều người hy vọng với sự kiện này, Đối thoại Shangri La sẽ nóng lên, song thực tế hình như không phải vậy. Ông nhận định thế nào về thái độ của các nước tại Đối thoại Shangri La lần này?

Chúng ta hãy nhìn vào hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc. Trong chuyến thăm Mỹ hồi đầu năm 2011 của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, hai nước đã ngầm hứa hẹn với nhau sẽ không làm gì căng thẳng. Họ cam kết với nhau giữ gìn hoà bình. Đó là cái phông cơ bản quan hệ hai nước lớn.

Thứ hai, tại Đông Bắc Á, hôm 21.5 vừa qua, ba cường quốc là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã họp bàn với nhau. Họ đã tuyên bố với thế giới, hứa hẹn giải quyết các vấn đề ở vùng biển có liên quan đến ba nước bằng thương lượng và hoà bình. Như vậy, ba nước lớn ở Đông Bắc Á đã “dàn xếp” được với nhau.

Bên cạnh đó, hôm 25.5 (trước khi xảy ra vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của PVN vào 26.5), đại diện của Trung Quốc cũng đến thăm Indonesia, nước đang là chủ tịch ASEAN và là nước có lãnh thổ, dân số và tiềm lực kinh tế lớn nhất của Đông Nam Á.

Cảm nhận của ông về phát biểu của Trung Quốc và Mỹ tại hội nghị?

Trung Quốc vẫn lặp lại tuyên bố cam kết gìn giữ hoà bình ở khu vực, giống như ở Đối thoại Shangri La năm ngoái 2010. Điều đó không có gì mới cả, so với tất cả các cuộc tiếp xúc trước đây, dù ở cấp này hay cấp kia. Vẫn nguyên một luận điệu như vậy bởi suy cho cùng, khi các nước đến diễn đàn này thì không thể không nói đến gìn giữ hoà bình được. Nếu một nước nào không nói đến sẽ bị cô lập; dù họ có muốn hay không thì xu thế áp đảo trên thế giới hiện nay vẫn là hoà bình, ổn định. Do đó, buộc lòng bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt phải nói như vậy. Nhưng nói thế, còn hành động thế nào họ còn phải xem.

Về phía Mỹ, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cũng nói thẳng thắn, rằng Mỹ có lợi ích sống còn ở Đông Á. Việc đảm bảo thông thương ở Biển Đông gắn với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Mỹ phản đối mọi lực lượng, quốc gia ngăn cản thông thương. Do đó Mỹ sẽ củng cố quan hệ với các nước ASEAN và các bên liên quan đảm bảo hoà bình, ổn định ở Biển Đông.

Có thể thấy yêu cầu cao nhất của Mỹ là lưu thông hàng hải, có lợi ích kinh tế của họ. Nhưng Mỹ chỉ phát biểu đến thế thôi.Tôi muốn nói rằng, đối thoại Shangri La chỉ là nơi các nước thể hiện quan điểm, nhưng không thể đi đến kết luận nào.

Có nghĩa là vấn đề Biển Đông không được đưa đến “đúng tầm” như dư luận trong nước mong muốn?

Đúng vậy, Biển Đông, trước hết, là vấn đề toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trước diễn đàn đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Lương Quang Liệt và khẳng định, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm DOC với ASEAN, đề nghị Trung Quốc không lặp lại và cùng giải quyết qua thương lượng.

Việt Nam tại Đối thoại Shangri La phải có lựa chọn đúng mức, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Nếu chúng ta đi ngược lại xu thế thì thậm chí có thể gây nên tiêu cực. Chúng ta chỉ tận dụng ở diễn đàn đến thế thôi, còn phải làm nhiều việc khác.

Một trong những giải pháp được nhiều người trông cậy là tạo nên đoàn kết trong ASEAN, ông có bình luận gì về việc này?

Giới quan sát quốc tế vẫn thấy rằng, tranh chấp đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia, dù là hai thành viên của ASEAN, cũng không ngồi lại được với nhau. Vai trò của ASEAN cũng mờ nhạt.

Điểm thứ hai, Biển Đông chỉ là liên quan đến một số nước trong hiệp hội, các nước không dính líu thì không có phản ứng gì. Có thể nói ASEAN chưa tạo được nhận thức chung về an ninh ở Biển Đông. Đó là điểm yếu của ASEAN, làm giảm sút uy tín của ASEAN. Trung Quốc biết rõ sự cố kết lỏng lẻo của ASEAN, nên họ mới lấn tới.

Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì lúc này?

Đối với các nước ASEAN có liên quan như Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei, chúng ta phải ủng hộ họ bảo vệ những lợi ích chính đáng của họ ở Biển Đông, theo công ước Luật biển 1982 của Liên hiệp quốc. Có như vậy thì các nước này mới ủng hộ lại lợi ích chính đáng của chúng ta. Bên cạnh đó cần củng cố quan hệ với các nước khác như Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ... và cộng đồng quốc tế. Đó chính là sức mạnh thời đại.

Điều đó giống với điều Việt Nam đã làm trong hai cuộc chiến tranh trước đây để được dư luận quốc tế ủng hộ?

Rõ ràng là như vậy. Chúng ta bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền là điều chính nghĩa. Trước đây chúng ta có được sự ủng hộ của các nước yêu chuộng hoà bình trên thế giới do chúng ta làm cho thế giới hiểu được bản chất cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam, là gìn giữ chủ quyền, độc lập dân tộc.

Giờ đây Việt Nam cũng cần làm được điều tương tự. Chính phủ cần có tuyên bố để gần 90 triệu dân trong nước và 6 tỉ người trên thế giới hiểu rằng việc Trung Quốc “gây hấn” ở Biển Đông là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Nhưng người phát ngôn bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đã có tuyên bố phản đối Trung Quốc rồi, thưa ông?

Một chuyện hệ trọng như vậy thì người phát ngôn bộ Ngoại giao lên tiếng là chưa đủ liều lượng. Tôi cho rằng Nhà nước Việt Nam phải lên tiếng, Quốc hội phải bàn việc này, thường vụ Quốc hội phải bàn, phải làm cho toàn dân và thế giới hiểu rõ bản chất vấn đề. Điều đó mới thể hiện sự rõ ràng, kiên quyết của Việt Nam.

Ca Thy (thực hiện)

Bản gốc trên SGTT
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc khó thuyết phục láng giềng

Tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói nhiều đến hợp tác và trấn an các nước láng giềng, nhưng các nước này vẫn phải nhắc lại yêu cầu Bắc Kinh 'biến lời nói thành việc làm" cụ thể.

Tạp chí Foreign Policy bình luận về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tại hội nghị an ninh châu Á vừa rồi ở Singapore, như sau:

Lần đầu tiên dẫn một phái đoàn lớn đến Singapore, ông Lương Quang Liệt muốn khẳng định với cộng đồng quốc tế về một nước Trung Quốc đang mạnh lên nhưng ôn hòa, không đe dọa ai, và muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong môi trường an ninh ở Đông Nam Á. Nhưng những câu từ to tát cộng với việc phủ nhận toàn bộ các hành động trong thời gian gần đây của Trung Quốc đối với các quốc gia nhỏ láng giềng, khiến các đại biểu, các chuyên gia và quan chức chính phủ cảm thấy không thuyết phục.

Ông Lương có bài phát biểu dài 45 phút, nói về các chính sách của Quân Giải phóng PLA đối với các vấn đề khu vực, trong đó có biển Đông; công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc; hợp tác an ninh trong vùng. Ông cũng nhận và trả lời câu hỏi của báo chí, tỏ ra rất vui mừng trước mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

"Hơn ai hết, Trung Quốc muốn có ổn định và hòa bình trong khu vực. Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến bất ổn khu vực hoặc làm giảm lòng tin giữa các nước láng giềng. Trung Quốc theo đuổi chính sách xây dựng tình hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng", ông Lương nói.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/ab/47/china-navy.jpg

Một tàu ngầm của Trung Quốc gần căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam. Vị trí của căn cứ tàu ngầm này cho phép các chiến hạm Trung Quốc nhanh chóng triển khai - trong vòng 20 phút - ra Biển Đông, nơi có các tuyến đường hàng hải bận rộn hạng nhất thế giới và là vùng biển rất giàu tài nguyên. Ảnh: FP.


Tuy thế ông Lương không công nhận bất kỳ hành động nào trong thời gian gần đây mà Trung Quốc đã thực hiện đối với các nước Đông Nam Á, khiến cử tọa gồm các quan chức quân sự và chuyên gia cao cấp đến từ 35 đoàn thất vọng. Hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Philippines, phát biểu ngay sau ông Lương, đã đưa ra những phản bác công khai và sắc bén đối với thái độ của Trung Quốc.

"Chúng tôi luôn luôn trông đợi Trung Quốc tôn trọng các chính sách mà họ đã công bố với thế giới, chúng tôi mong rằng những lời tuyên bố đó sẽ được biến thành sự thực", Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói. Ông đề cập việc tàu của Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bị tàu Trung Quốc cắt cáp.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Tuvera Gazmin thậm chí còn mạnh mẽ hơn nhiều, và kêu gọi sự hiện diện quân sự mạnh hơn của Mỹ trong khu vực. Gazmin tố cáo Trung Quốc nhiều lần có hành động đe dọa các thuyền đánh cá của Philippines ở gần các đảo mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa.

"Những hành động đó gây bất an không chỉ cho chính phủ, mà còn quấy rối những người dân thường, những người vốn phải dựa vào môi trường biển để mưu sinh", Gazmin nói.

Trung Quốc đang cố làm dịu hình ảnh của mình ở Đông Nam Á, sau sự thoái trào trong mối quan hệ gây ra bởi lập trường cứng rắn của Bắc Kinh đối với các vấn đề khu vực, chẳng hạn như các tuyên bố "đường lưỡi bò" hay "lợi ích cốt lõi".

"Đó là sự lấy lòng. Mục tiêu của ông Lương là tránh tấn công hay chiến đấu với bất cứ ai và cố xóa đi những dấu vết của thái độ mạnh bạo trong hai năm qua. Họ đã nhận ra rằng cách thức đó không có lợi cho họ", một đại biểu Mỹ nói.

Tuy nhiên các hành động trên thực địa lại khiến người ta khó tin rằng Trung Quốc đang dành sự quan tâm hoàn toàn cho việc thương thảo tìm giải pháp.

"Tôi không cho là bài phát biểu đó trấn an được ai. Nó không giải đáp được những câu hỏi và mối quan ngại mà các nước láng giềng đang đặt ra trước thái độ của Trung Quốc", đại biểu nói trên bình luận.

Trong Đối thoại lần này, cả Mỹ và Trung Quốc dùng những lời lẽ nồng ấm, không đả động đến chuyện gây bất đồng đôi bên là vấn đề Đài Loan. Hai thế lực quân sự lớn nhất ở châu Á Thái bình dương đã hết sức tránh không để mếch lòng nhau.

"Thông điệp của ông Lương nhấn mạnh quyết tâm đi theo con đường phát triển hòa bình và sẵn sàng ủng hộ an ninh khu vực", Bonnie Glaser, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế nhận xét.

"Tất cả những lời to tát trong bài phát biểu của ông Lương là nhằm trấn an khu vực", một đại biểu khác của Mỹ nói. "Nhưng, theo dõi việc hỏi đáp, thì thấy có một số câu hỏi không được giải đáp và điều đó gây quan ngại, nó cho thấy khoảng cách giữa lời nói với việc làm trong thái độ của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và quá trình hiện đại hóa quân đội của họ".

Mai Trang (lược dịch)

Bản gốc trên VNExpress
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Trẻ con trong bụng mẹ còn chả tin cái mõm bẩn của khựa, huống hồ mấy ông đi dự hội nghị này. Nếu mấy thằng lớn thỏa hiệp chia chác lợi ích với nhau trên biển Đông thì các nước liên quan trong khu vực gặp nhiều khó khăn...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ngư dân an lòng bám biển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa trình Chính phủ xem xét, phê duyệt đề án “Xây dựng lực lượng Kiểm ngư Việt Nam”. Nếu đề án được thông qua, ngư dân sẽ có thêm một lực lượng bảo vệ khi khai thác trên biển.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết nếu được thành lập, lực lượng kiểm ngư sẽ thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi trên biển, tham gia cùng các lực lượng chức năng khác bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

http://www.thanhnien.com.vn/Picture20116/CongThang/danhbattauca.jpg
Hoạt động của lực lượng kiểm ngư sẽ giúp ngư dân yên tâm làm ăn trên vùng biển chủ quyền - Ảnh: Trần Thị Duyên


Cụ thể, theo đề án, lực lượng kiểm ngư sẽ bảo đảm tính răn đe của pháp luật thông qua công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thay mặt Nhà nước VN kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển VN hoặc các vùng biển theo điều ước quốc tế về nghề cá mà VN là thành viên. Đây cũng sẽ là một trong những lực lượng tại chỗ quan trọng tham gia công tác phòng chống lụt bão và phối hợp tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên các vùng biển.

Đề án nêu rõ, lực lượng kiểm ngư được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất từ trung ương xuống địa phương về chuyên môn nghiệp vụ. Cơ quan kiểm ngư được tổ chức ở trung ương và các địa phương ven biển. Dự kiến sẽ có 5 kiểm ngư vùng trực thuộc trung ương, gồm: vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Hoàng Sa, Nam Trung Bộ và Trường Sa, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

Kiểm ngư vùng là lực lượng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghề cá trên các vùng biển khơi, nơi bắt buộc phải có sự hiện diện của lực lượng kiểm tra, kiểm soát của trung ương. Ngoài việc quản lý hỗ trợ, giúp đỡ các tàu cá VN hoạt động nghề cá còn là lực lượng kiểm tra, kiểm soát dân sự của VN, có đầy đủ các thẩm quyền để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển VN... Kiểm ngư địa phương hay còn gọi là kiểm ngư tỉnh, thuộc Sở NN-PTNT, có các trạm kiểm ngư và các đội tàu kiểm ngư tại các địa bàn trọng điểm, đảm trách việc tuần tra, kiểm soát vùng ven bờ và vùng khơi.

Ông Tám cho biết lực lượng kiểm ngư sẽ được trang bị tàu và được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhiệm vụ và phù hợp với tình hình mới. Về nhiệm vụ xây dựng các đội tàu kiểm ngư, đề án nêu rõ, dự kiến mỗi cơ quan kiểm ngư vùng sẽ có 2 tàu kiểm ngư công suất từ 3.000 CV trở lên, được trang bị hiện đại, có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8 - cấp 9 và hoạt động dài ngày trên biển. Trong khi đó, tàu kiểm ngư trang bị cho lực lượng kiểm ngư địa phương trong những năm tới sẽ gồm 3 loại chính. Loại 1, là các tàu có công suất máy chính từ 1.000 CV trở lên, kết cấu vỏ thép, có khả năng hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 7 - cấp 8; được trang bị đầy đủ các trang thiết bị vô tuyến MF/HF, định vị vệ tinh (GPS) và liên lạc qua vệ tinh IMMARSAT; các thiết bị kiểm tra chuyên dụng, quay phim, chụp ảnh bằng tia hồng ngoại... Loại 2, là các tàu công suất máy chính từ 600 CV trở lên, kết cấu vỏ thép, có khả năng hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 5 - cấp 6. Loại 3, là các tàu có công suất máy chính từ 100 CV trở lên, kết cấu vỏ thép, có khả năng hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 4 - cấp 5. Các tàu kiểm ngư địa phương loại 2 và 3 cũng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại khác để hỗ trợ hoạt động.

Sẽ có tổng cộng 49 tàu kiểm ngư loại 1 và loại 2. Còn lại, tùy điều kiện thực tế mà các địa phương xây dựng đội tàu kiểm ngư loại 3 phù hợp. Tổng nguồn vốn đầu tư của đề án lên đến 2.079 tỉ đồng. Đề án nếu được phê duyệt sẽ được triển khai trong khoảng thời gian từ nay đến hết năm 2020.

Quang Duẩn

Bản gốc trên Thanh Niên online
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Ở nhiều nơi trên thế giới, mọi người biểu lộ tình cảm với Trung Quốc...

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/d28977eb.jpg


http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/760ec838.jpg


http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/78f54288.jpg


Cái này ở Mỹ
http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/61908ccb.jpg


Cái này ở Canada
http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/54839867.jpg


Ở Ấn Độ...

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/P1020591-1.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tướng Vịnh: "Hành động bạo lực dưới danh nghĩa dân sự"


Xem cụ thể tại đây
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Vodanhthi đã viết:
.
Ở nhiều nơi trên thế giới, mọi người biểu lộ tình cảm với Trung Quốc...

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/d28977eb.jpg


http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/760ec838.jpg


http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/78f54288.jpg


Cái này ở Mỹ
http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/61908ccb.jpg


Cái này ở Canada
http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/54839867.jpg


Ở Ấn Độ...

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/P1020591-1.jpg
Họ không có thông tin hay bọn Khựa nó tuyên truyền tốt hơn ta? Ờ, mà chúng có mấy chục triệu thằng ở hải ngoại thì làm gì chẳng bẻ cong sự thật được.  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Vodanhthi đã viết:
.
Ở nhiều nơi trên thế giới, mọi người biểu lộ tình cảm với Trung Quốc...

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/d28977eb.jpg


http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/760ec838.jpg


http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/78f54288.jpg


Cái này ở Mỹ
http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/61908ccb.jpg


Cái này ở Canada
http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/54839867.jpg


Ở Ấn Độ...

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chong%20TQ/P1020591-1.jpg
"Mọi người" biểu lộ tình cảm với trung quốc ...toàn đầu đen mắt một mí...trông giống người TQ :D chắc là ngừoi hoa sống ở các nước :P
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [104] [105] [106] [107] [108] [109] [110] ... ›Trang sau »Trang cuối