Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [103] [104] [105] [106] [107] [108] [109] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tôi vừa nhận được thông điệp dưới đây của một người bạn Mỹ. Xin nhắc lại: anh này là người Mỹ, chứ không phải người Việt, hay dân tộc khác mang quốc tịch Mỹ. Qua đó, chúng ta thấy không chỉ có một quốc gia trên thế giới tỏ ra bất bình về thái độ trịch thượng của Trung Quốc, và dân chúng, với tư cách là người tiêu dùng, sẽ có cách phản ứng riêng, chứ không nhất thiết phải chờ chính phủ bù nhìn vào cuộc.


Check the Can
 
I WAS BUYING FOOD THE OTHER DAY AT WALMART.
ON THE LABEL OF SOME PRODUCTS IT SAID “FROM  CHINA”.


FOR EXAMPLE THE "OUR FAMILY" BRAND OF THE MANDARIN ORANGES SAYS RIGHT ON THE CAN “FROM  CHINA”.


I WAS SHOCKED!!  SO FOR A FEW MORE CENTS I BOUGHT THE LIBERTY GOLD BRAND OR THE DOLE SINCE IT'S FROM CALIFORNIA.


TAKES FOREVER JUST TO BUY FOOD AND DO LABEL READING ! !


Are we Americans as dumb as we appear --- or --- is it that we just do not think? While the Chinese, knowingly and intentionally, export inferior and even toxic products and dangerous toys and goods to be sold in American markets.


Yet 70% of Americans believe that the trading privileges afforded to the Chinese should be suspended.


Well, duh… why do you need the government to suspend trading privileges?


SIMPLY DO IT YOURSELF,  AMERICA !!


Simply look on the bottom of every product you buy, and if it says “Made in  China” or “PRC” (and that now includes  Hong Kong), simply choose another product, or none at all. You will be amazed at how dependent you are on Chinese products, and you will be equally amazed at what you can do without.


Who needs plastic eggs to celebrate Easter? If you must have eggs, use real ones and benefit some American farmer. Easter is just an example, the point is do not wait for the government to act. Just go ahead and assume control on your own.



THINK ABOUT THIS:  If  200 million Americans refuse to buy just $20 each of Chinese goods, that's a billion dollar trade imbalance resolved in our favor… fast!!


The downside? Some American businesses will feel a temporary pinch from having foreign stockpiles of inventory. Wahhhhhhhhhhhh!!!



The solution?  Let's give them fair warning and send our own message. Most of the people who have been reading about this matter are planning on implementing this on April 24th and continue it until May 24th. That is only one month of trading losses, but it will hit the Chinese for 1/12th of the total, or 8%, of their American exports. Then they will at least have to ask themselves if the benefits of their arrogance and lawlessness were worth it.


Remember, April 24th to May 24th


START NOW.


Send this to everybody you know. Let's show them that we are Americans and NOBODY can take us for granted.


If we can't live without cheap Chinese goods for one month out of our lives, WE DESERVE WHAT WE GET!


Pass it on, America.



It works for Canada and other countries as well.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tình hình ở biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại

Thanh Niên vừa có cuộc phỏng vấn qua thư điện tử với một số học giả quốc tế liên quan đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông và việc Trung Quốc quấy rối, truy đuổi, cướp dụng cụ tàu cá của ngư dân Việt Nam cũng như cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam vừa qua.

Đây là những chuyên gia hàng đầu về địa chính trị khu vực, hàng hải, luật pháp quốc tế nói chung cũng như vấn đề biển Đông nói riêng và từng nhiều lần được mời tham dự các hội nghị quốc tế về biển Đông.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20116/Luan/tiensi.jpg
Giáo sư Tonnesson - Giáo sư Thayer - Giáo sư Dutton - Tiến sĩ Storey / Ảnh: Nghĩa Phạm + Tư liệu


Ông nhận định gì về hành động của Trung Quốc xâm phạm khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam vừa qua?

Giáo sư (GS) Carlyle A. Thayer của Học viện Quốc phòng Úc: Rõ ràng những hành động gần đây của Trung Quốc đi ngược lại tinh thần của Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC). Nó cũng chứng tỏ rằng vẫn chưa có được cơ chế hiệu quả để bảo đảm thực thi DOC và vì thế sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiến tới đạt được Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).

GS Peter Dutton của Viện Nghiên cứu về hàng hải Trung Quốc, Học viện Hải quân Mỹ: Tuyên bố về khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hoàn toàn đúng với Công ước LHQ về Luật Biển trong khi những tuyên bố của Trung Quốc dựa trên bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào. Chưa kể hành động ngăn cản hoạt động hòa bình của một tàu treo cờ nước ngoài và gây thiệt hại về vật chất, đi ngược lại các quy tắc về không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

GS Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình Oslo (Na Uy): Việc một tàu hải giám của Trung Quốc ngăn cản hoạt động tàu thăm dò của Việt Nam cùng thông tin rằng Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc chuẩn bị đưa vào hoạt động một giàn khoan khổng lồ để khai thác dầu và khí đốt ở vùng nước sâu của biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông - PV) khiến nhu cầu minh bạch thông tin và tôn trọng luật biển quốc tế càng thêm bức thiết.

Nếu Trung Quốc tính dùng sức mạnh hải quân để ngăn cản các nước khác thăm dò, khai thác dầu và khí đốt trong khu vực mà nước này tuyên bố là thềm lục địa của mình rồi lại tự làm việc đó thì Bắc Kinh phải công bố rõ ràng phạm vi thềm lục địa của họ theo đúng Công ước LHQ về Luật Biển. Công ước này cho phép Trung Quốc tuyên bố thềm lục địa dài 200 hải lý tính từ bờ biển, và trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài tối đa 300 hải lý. Nếu tuyên bố về thềm lục địa của Trung Quốc mâu thuẫn với các nước khác thì phải giải quyết bằng thương lượng hòa bình dựa trên các quy tắc chung của quốc tế. Theo tôi, đã đến lúc Trung Quốc phải chính thức thừa nhận một điều mà cả các chuyên gia luật của họ cũng thừa biết: đó là tuyên bố về đường đứt khúc 9 đoạn của họ không phù hợp với luật quốc tế.

Vụ việc tàu Bình Minh 02 xảy ra trong khu vực mà chỉ có Việt Nam có quyền tuyên bố là thuộc thềm lục địa của mình. Như vậy, hành động của tàu hải giám Trung Quốc vi phạm những quy định mà bản thân nước này đã thông qua. Điều này gây ra một vấn đề nghiêm trọng không chỉ với Việt Nam mà cho cả những ai tôn trọng luật pháp quốc tế.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20116/TuanThanh/tau-TS.jpg
Ngư dân VN đang hành nghề trên vùng biển thuộc chủ quyền của mình - Ảnh: Hữu Trà


Tiến sĩ Ian Storey, Viện Đông Nam Á học (Singapore): Theo tôi, những vụ việc đã và đang xảy ra cho thấy tình hình ở biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại. Những biện pháp xây dựng lòng tin được nêu trong DOC vẫn chưa được triển khai. Quan trọng hơn, vì chưa có những cơ chế tránh đụng độ hiệu quả nên nguy cơ xung đột là có, nhất là khi Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn.

Theo ông, Việt Nam cần ứng xử thế nào để đảm bảo chủ quyền, giảm căng thẳng trong khu vực cũng như ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai?

GS Thayer: Việt Nam cần thận trọng, bình tĩnh và xử lý khéo léo. Theo tôi, các bạn cần một chiến lược thông tin, tuyên truyền hiệu quả, chẳng hạn như quay phim lại những vụ việc như vậy, không chỉ với tàu thăm dò mà cả tàu đánh cá, để phát trên truyền hình quốc gia và cung cấp cho báo đài cũng như các cơ quan ngoại giao khi thích hợp. Đặc biệt, cần nỗ lực hợp tác với các thành viên khác trong ASEAN để loại bỏ tư tưởng rằng “đây là vấn đề của riêng Việt Nam”.

Như tôi từng đề cập, Việt Nam cũng nên có kế hoạch dài hạn, tăng cường thiết bị như máy bay và tàu để đẩy mạnh tuần tra, giám sát vùng EEZ và những khu vực thuộc chủ quyền của mình.

GS Dutton: Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước LHQ về Luật Biển nên các bên, nhất là Trung Quốc, cần hành động theo đúng những quy định của công ước.

Ông còn nhận xét nào thêm về vấn đề này?

GS Thayer: Chắc chắn những hành động vừa qua của Trung Quốc sẽ khiến tình hình biển Đông trở thành một trong những mối quan tâm của quốc tế và là một chủ đề trọng tâm của các sự kiện lớn như diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương mang tên Đối thoại Shangri-La 2011 (khai mạc hôm nay tại Singapore - PV), Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) và các hội nghị khác của ASEAN sắp tới.

Minh Hùng - Trọng Kha
(thực hiện)

Bản gốc trên Thanh Niên online
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cư dân mạng đổi avatar để khẳng định chủ quyền biển

Chỉ sau nửa ngày xuất hiện, trang khuyến khích người sử dụng Facebook "Đồng loạt đổi avatar 3/6 đến 5/6" đã thu hút tới hơn 6.000 người tham gia.

Nguyên nhân chọn mốc thời gian từ ngày 3/6 đến 5/6 được các thành viên của trang giải thích rằng Diễn đàn an ninh đối thoại châu Á (Shangri-la dialogue 2011) sẽ diễn ra trong ba ngày tại Singapore từ hôm nay, trong đó những căng thẳng trên biển Đông, nơi có các tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, được dự đoán sẽ là chủ đề nóng của diễn đàn an ninh quan trọng nhất châu Á lần này.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a9/f7/Facebook-1.jpg
Trang khuyến khích người sử dụng đổi avatar trên Facebook.


Những người tham gia tin rằng việc đổi avatar đồng loạt với hình ảnh người chiến sĩ hải quân đang cầm súng bảo vệ cột mốc chủ quyền biển đảo Việt Nam sẽ tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng, thu hút sự chú ý của bạn bè và đặc biệt là bạn bè quốc tế. "Hành động này nhỏ nhưng thể hiện được tinh thần yêu nước và đoàn kết của người Việt Nam nên sẽ có hàng chục nghìn người sử dụng Internet tham gia", một thành viên chia sẻ.

Còn thành viên Jenny To cũng cho rằng trang Facebook này được lập để cộng đồng mạng thế giới thấy được tinh thần của người Việt. Thay vì tham gia biểu tình có thể làm cho tình hình căng thẳng hơn, gây thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng tới giao thông và những tình huống phát sinh không lường trước được, cộng đồng nên thể hiện bằng những hành động đúng đắn hơn như là đổi avatar, ký tên ủng hộ...

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/a2/a9/f7/Facebook-2.jpg
Kêu gọi đổi tên biển South China Sea trên bản đồ quốc tế thành Southest Asia Sea.


Bên cạnh đó, biển Đông hiện được Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Tên gọi này cũng xuất hiện trong Google Maps, bản đồ trực tuyến đang rất được ưa chuộng của Google. Do đó, một trang web đã được thành lập nhằm vận động mọi người ký tên đổi tên biển South China Sea (biển Nam Trung Hoa) thành Southeast Asia Sea (biển Đông Nam Á) để đạt được sự đồng thuận của các nước trong khu vực và quốc tế. Trang này hiện đã thu hút gần 14.000 chữ ký.

Châu An

Bản gốc trên VNExpress
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyen Tran Duong Hanoi

Bác Tuấn ơi, em cũng muốn có một cái avatar như của bác ấy mà không biết làm như thế nào, mà trên các avatar của Thi Viện mình cho sẵn thì không có, hay là nhân đây đề nghị Ban Quản trị và các điều hành viên bổ sung thêm vào cái mục avatar của chính Thi Viện những avatar mới như của bác Tuấn để thành viên Thi Viện ta cùng thay một loạt avatar từ nay đến 5/6 thôi, còn ai sau ngày đó đổi lại thì tính sau ? (Xin lỗi bác Tuấn, em không dám gọi bác là...Khỉ đâu ạ)
Ng.Tr.Duong Hanoi
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nguyen Tran Duong Hanoi đã viết:
Bác Tuấn ơi, em cũng muốn có một cái avatar như của bác ấy mà không biết làm như thế nào, mà trên các avatar của Thi Viện mình cho sẵn thì không có, hay là nhân đây đề nghị Ban Quản trị và các điều hành viên bổ sung thêm vào cái mục avatar của chính Thi Viện những avatar mới như của bác Tuấn để thành viên Thi Viện ta cùng thay một loạt avatar từ nay đến 5/6 thôi, còn ai sau ngày đó đổi lại thì tính sau ? (Xin lỗi bác Tuấn, em không dám gọi bác là...Khỉ đâu ạ)
Ồ, gọi Tuấn Khỉ là gì cũng được mà! Tên, tuổi có gì quan trọng.

Bạn nào muốn có Avatar giống của tôi, có thể làm như sau:

1 - Vào menu Trang cá nhân, Thay đổi tuỳ biến cá nhân
2 - Xuống dưới, phần Hình đại diện
3 - Tại ô URL: cất link Avatar cũ của bạn (copy toàn bộ rồi lưu vào file Winword chẳng hạn)
4 - Tại ô URL: dán vào link sau:

https://lh3.googleusercon...qsjoKSU/s800/VNAvatar.jpg

5 - Khi nào muốn lấy lại Avatar cũ thì copy link đã lưu ở 3 dán vào URL như ở 4.

Việc này mỗi người nên tự làm để đảm bảo quyền tự do và mới có ý nghĩa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Măng tre đóng hộp "made in China"

Đây là cách làm măng tre đóng hộp của Tàu.

Đây là đũa tre hàng ngày ta vẫn sử dụng:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/000_1.jpg?w=320&h=240


Chúng cắt ra thành từng đoạn nhỏ:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/001_2.jpg?w=320&h=240


Cho vào một cái nồi nhỏ, đũa mới cắt được ngâm nước, nêm vào ít muối.

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/005_6.jpg?w=320&h=240


Một ít gia vị của Tàu:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/006_7.jpg?w=320&h=240


Thêm vào hai loại hoá chất:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/007_8.jpg?w=320&h=240

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/008_9.jpg?w=320&h=240

Khuấy đều lên:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/009_10.jpg?w=320&h=240


Cho tất cả vào một cái hũ:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/010_11.jpg?w=320&h=240


Mang đi ủ:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/011_12.jpg?w=320&h=240

24 giờ sau:   

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/012_13.jpg?w=320&h=240


Nhờ siêu hoá chất, đũa tre đã biến thành măng:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/013_14.jpg?w=320&h=240


Mang ra chế biến thực phẩm tại nhà, tại quán:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/014_15.jpg?w=320&h=240


Trông thật hấp dẫn, có ai ngờ rằng...

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/016_17.jpg?w=497&h=372


Mời "hảo xực' và... hui nhị tì!

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/017_18.jpg?w=320&h=240
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Trời ơi! Trời ơi!!! Đây là sự thực ư? Quá hãi hùng!!!!!:(
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai và việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

Tác giả: Nhóm tác giả Quỹ Nghiên cứu Biển Đông *

Bài viết phân tích động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây, trong không gian ngoài phạm vi Biển Đông, từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông và có tham khảo tới các giải pháp của các quốc gia khác đang tiến hành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

LTS: Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của nhóm tác giả Quỹ Nghiên cứu Biển Đông Lê Vĩnh Trương, Dư Văn Toán, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Trọng Bình, Đàm Quang Minh, Phạm Thu Xuân như một góc nhìn riêng để tham khảo.

Trong những năm gần đây Trung Quốc tiếp tục có những hành động xâm phạm nghiêm trọng đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và của các nước khác trên Biển Đông. Trung Quốc đơn phương tuyên bố một đường phân định ranh giới trên biển không có cơ sở pháp lý và chiếm gần hết Biển Đông. Trung Quốc đơn phương cho các tàu hải giám và kiểm ngư, những tàu thuyền quân sự và cảnh sát trá hình, vào những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và các nước khác.

Sự kiện gần đây nhất là một đội tàu hải giám đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở vị trí (vĩ độ, kinh độ) nằm cách đường cơ sở của Việt Nam chưa tới 120 hải lý, phá hoại và cản trở hoạt động thăm dò địa chấn của Việt Nam. Hành động này vi phạm nghiêm trọng trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và Hiến chương liên hợp quốc.

Sự việc không chỉ ở tầm Biển Đông sát bên cạnh yết hầu kinh tế và quân sự của Việt Nam!

Sự việc nằm ở chiến lược Chuỗi Ngọc Trai đầy toan tính của Trung Quốc nhằm gia tăng sức mạnh năng lượng, kinh tế và quân sự của mình.

Không gian chiến lược này sẽ khởi đầu từ đảo Hải Nam của Trung Quốc, tiến ra đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), và một số đảo tại quần đảo Trường Sa (của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm), xuống kênh đào Kra, ôm lấy Myanmar và dừng bước tại cảng Karachi của Pakistan. Con đường trên biển này sẽ bảo đảm về mặt tiếp liệu, vận tải nhiên liệu, sản phẩm và quân đội khi cần thiết. (Hình 1)

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1_1307193562.jpg
Vòng cung Chuỗi Ngọc Trai: từ giao thông vận tải sang liên hoàn quân sự
(Nguồn: String of Pearls: Meeting the challenge of china's rising power across the Asian littoral - Christopher J. Pehrson)


Bài này sẽ phân tích động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây, trong không gian ngoài phạm vi Biển Đông, từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông và có tham khảo tới các giải pháp của các quốc gia khác đang tiến hành chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Những gì đang diễn ra liên quan Trung Quốc?

Những bất ổn liên tục xảy ra tại Trung Quốc từ cuối tháng tư 2011 đến nay như cuộc đình công năm ngày của các tài xế xe tải tại Thượng hải, tiếp theo đó là các vụ đánh bom tại Giang Tây và những cuộc biểu tình tại Nội Mông.

Thời gian đó, Trung Quốc liên tục cử những phái đoàn quân sự đi ra nước ngoài trong tháng 5 năm 2011.

Ngày 26/05/2011, Trung Quốc ngang ngược cắt đứt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngày 26/05/2011 mặc dầu đã có sự phản đối của tàu biên phòng hộ tống và chính tàu Bình Minh 02 thuộc PVN.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố rằng họ chỉ hoạt động trên vùng biển Trung Quốc một cách ngụy biện. Vậy chúng ta phải chỉ rõ cho nhân dân toàn thế giới thấy rằng họ đã nói không đúng sự thật bằng các bản đồ và các bài viết của chúng ta.

Vào ngày 31/05/2011, 3 tàu quân sự Trung Quốc đã nổ sung uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, Việt Nam đã đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp.

Những hành động này là một hành động có tính toán Trung Quốc để vừa giảm nhiệt trong nước vừa phục vụ ý đồ tiến xuống phía nam để phục vụ cho chiến lược Chuỗi Ngọc Trai nhằm khống chế cả Biển Đông và Ấn Độ Dương.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/2_1307193579.jpg
Từ "China Garlands India with String of Pearls",
(Nguồn: Militarisation of China's Energy Security Policy - Defence Cooperation and WMD Proliferation Along its String of Pearls in the Indian Ocean Tiến Sĩ Christina Y. Lin


Do những nhu cầu bức thiết trên, Trung Quốc đã tạm thời hy sinh hình ảnh phát triển hòa bình để lấn xuống biển Đông một cách mạnh bạo. Không phải Trung Quốc không biết rằng họ đang đứng trên luật pháp quốc tế, nhưng họ đang tận dụng thời cơ hiện tại bên ngoài và giải quyết những bất ổn nội bộ để đi nhanh hơn trên con đường bá quyền của mình.

Trung Quốc liên tục tác động đến Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar để phá vỡ nguyên tắc đồng thuận phát ngôn của ASEAN, mặt khác luôn muốn trói các nước trong tranh chấp biển Đông vào "khung giải quyết" là "thương lượng song phương" cho một vấn đề quốc tế. Trước hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - ASEAN vào tháng 10/2009 tại Huahin (Thailand), bà Tiết Hán Cần, đại sứ Trung Quốc tại ASEAN đã phát biểu: "Trung Quốc cho rằng đây là bất đồng giữa Trung Quốc và các nước riêng rẽ xung quanh Biển Đông, chứ không phải giữa Trung Quốc và Asean..." Và bà cũng nói thêm: "Cuộc họp này của ASEAN phải là trong khuôn khổ hợp tác, chứ không phải là để tranh cãi". Đây là động tác hạn chế người khác nói, còn chính Trung Quốc thì vừa nói vừa hành động thô bạo.

Sau tuyên bố tại Hội nghị ARF tháng 7/2010 của Ngoại trưởng H. Clinton, Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ là "Đưa vấn đề song phương thành vấn đề quốc tế, hoặc đa phương sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình và gây thêm khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này". Đây chỉ là một ngụy biện nhằm bẻ đũa từng chiếc.

Tháng 11/2010, Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần 2, Hội thảo này là cơ hội cho Việt Nam để tìm kiếm những tiếng nói đa phương cho việc giải quyết tranh chấp. Trong Hội nghị có tính cách kênh hai lần này Trung Quốc đã làm giảm nhẹ tuyên bố "lợi ích cốt lõi" của mình. Tuy nhiên, việc không khẳng định và không phủ nhận tuyên bố vô lý này cho thấy ASEAN, Ấn Độ và thế giới cần cảnh giác cao hơn nữa.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/3_1307193593.jpg
Những căn cứ của Trung Quốc trong vòng cung Chuỗi Ngọc Trai
(Nguồn: Militarisation of China's Energy Security Policy - Defence Cooperation and WMD Proliferation Along its String of Pearls in the Indian Ocean Tiến Sĩ Christina Y. Lin)


Như tác giả Dương Danh Huy đã nhận xét , đây không phải hành động đầu tiên và không phải cuối cùng tại biển Đông. Chúng tôi bổ sung, những hành động này sẽ không chỉ xảy ra trên biển Đông và biển Nhật Bản mà sẽ sắp sửa xảy ra tại Ấn Độ Dương và các vùng nước khác trong tương lai rất gần.

Ngẫu nhiên không may mắn cho Việt Nam là ở ngay tâm điểm của chiến lược Chuỗi Ngọc Trai của Trung Quốc, tuy nhiên nếu chúng ta biết vận động sâu rộng đến nhân dân và chính phủ các nước ASEAN, Ấn Độ, Bangladesh và cả Pakistan, Afganistan, thì nguy cơ có thể sẽ biến thành cơ hội.

Việt Nam chúng ta sẽ cô độc nếu chỉ dừng sự đấu tranh tại biển Đông mà không mở rộng sang các nước vẫn đang nắm tình hình nhưng trù trừ không lên tiếng như ASEAN và cả Mỹ và Ấn Độ.

Những biện pháp bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông

Về Ngoại Giao

Ngoại giao nhân dân: Phổ biến thông tin về sự ngang ngược của Trung Quốc đến tất cả các tầng lớp nhân dân, hội đoàn dân sự trong một chiến lược lâu dài bằng tiếng Việt và nhiều thứ tiếng khác. Những hoạt động khoa học, văn hóa thể thao của Việt Nam tại các nơi trên thế giới sẽ được bổ sung nội dung bị ức hiếp của ngư dân và các công ty Việt Nam. Trong đó nêu bật thái độ bất chấp UNCLOS 1982 và DOC 2002 của Trung Quốc.

Không giới hạn công việc bảo vệ chủ quyền quốc gia chỉ tại trong nước mà cần phải có một sự vận động sâu rộng có tầm mức quốc tế. Không giới hạn việc tác động đến chính giới mà còn mở rộng ra đông đảo các tầng lớp nhân dân và học giả Trung Quốc bằng truyền thông và ngoại giao kênh hai.

Về sức mạnh tổng hợp:

- Trong đánh bắt và khai thác hải sản, Trung Quốc dùng chiêu bài hải giám và ngư chính để ngụy trang cho các hành động bạo lực của mình. Vậy Việt Nam cũng cần có những đội tàu dân sự nhưng được trang bị đủ sức mạnh để phản ứng lại tàu dân sự giả hiệu của Trung Quốc.

- Chiến lược biển của Việt Nam sẽ không tách rời các hoạt động hợp tác xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, sinh thái hay công viên đại dương xuyên quốc gia với láng giềng.Và nếu cần thì các công tác khảo sát địa chấn và thềm lục địa có thể thuê các công ty nước ngoài kết hợp thực hiện. Cần có một bộ có đủ chức năng liên ngành để lo việc bảo vệ chủ quyền và phát triển và khai thác biển.

- Ðẩy mạnh và nhanh cùng quyết tâm hơn nữa trong việc hiện đại hoá nền kinh tế, quân sự, vũ trang toàn dân song song với việc tổ chức một xã hội và nền chính trị hiện đạị, tạo ra một sức mạnh vững chắc và đầy đủ thế và lực trên trường quốc tế, đủ sức đối phó với nước xâm lấn.

- Kiên quyết hơn trong sử dụng sức mạnh răn đe, nếu chúng ta chưa đủ sức mạnh như Nhật Bản để bắt giữ tàu Trung Quốc thì Việt Nam cũng phải có khả năng dùng máy bay chiến đấu để xua đuổi tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền như Philippines đã từng thực hiện..

- Nhanh chóng và dài hạn thực hiện một chiến lược liên kết toàn cầu, nhất là với các cường quốc kinh tế và quân sự với sách lược từng vùng, từng giai đoạn để tự phá vỡ vòng vây ngày càng thắt chặt này. Việc vận động nhân dân và chính phủ của các đất nước nằm trong Chuỗi Ngọc Trai sẽ do một cơ quan chuyên trách của Chính phủ thực hiện cùng với sự đóng góp ý kiến của người dân Việt Nam. Cảnh báo cho nhân dân thế giới và nhân dân Ấn Độ về những tham vọng này của Trung Quốc cũng sẽ là một phần của ngoại giao nhân dân.

Kết luận

Tất cả những giải pháp đều có những mặt cần phải bổ sung và chuyển hướng chiến lược nhanh, đáp ứng, phản công kịp thời với sự biến động những biến động của tình thế. Để có một tổng thể các giải pháp, cần có một sự động não toàn dân, vận động toàn dân cùng sức người sức của khắp nơi trên thế giới.

Sự "trỗi dậy" của Trung Quốc và sự bộc lộ tham vọng to lớn của họ qua chiến lược Chuỗi Ngọc Trai chứng tỏ họ đã bỏ qua giai đoạn giấu mình chờ thời khiến cả thế giới lo ngại, không chỉ ASEAN, và Ấn Độ mà Mỹ, Nhật Bản và các nước có lợi ích trong giao thông hàng hải trên toàn thế giới.

Thực chất của tình trạng căng thẳng trên biển Đông, dẫn đến cuộc chiến về hoạt động đối ngoại vừa qua chính là việc Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng lên khu vực, đè bẹp các nước ASEAN, thăm dò phản ứng của Mỹ và Ấn Độ.

Do vậy, việc Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không một phần cũng sẽ do các nước có thái độ nhân nhượng quá đáng hay không và người Mỹ người Ấn có thực hiện đúng tư thế của những nước có lợi ích quốc gia về hàng hải hay không.

-----------------------
* Nhóm tác giả: Lê Vĩnh Trương, Dư Văn Toán, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Trọng Bình, Đàm Quang Minh, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông)

Bản gốc trên Tuần Việt Nam NET
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Vodanhthi đã viết:
Măng tre đóng hộp "made in China"

Đây là cách làm măng tre đóng hộp của Tàu.

Đây là đũa tre hàng ngày ta vẫn sử dụng:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/000_1.jpg?w=320&h=240


Chúng cắt ra thành từng đoạn nhỏ:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/001_2.jpg?w=320&h=240


Cho vào một cái nồi nhỏ, đũa mới cắt được ngâm nước, nêm vào ít muối.

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/005_6.jpg?w=320&h=240


Một ít gia vị của Tàu:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/006_7.jpg?w=320&h=240


Thêm vào hai loại hoá chất:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/007_8.jpg?w=320&h=240

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/008_9.jpg?w=320&h=240

Khuấy đều lên:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/009_10.jpg?w=320&h=240


Cho tất cả vào một cái hũ:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/010_11.jpg?w=320&h=240


Mang đi ủ:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/011_12.jpg?w=320&h=240

24 giờ sau:   

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/012_13.jpg?w=320&h=240


Nhờ siêu hoá chất, đũa tre đã biến thành măng:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/013_14.jpg?w=320&h=240


Mang ra chế biến thực phẩm tại nhà, tại quán:

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/014_15.jpg?w=320&h=240


Trông thật hấp dẫn, có ai ngờ rằng...

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/016_17.jpg?w=497&h=372


Mời "hảo xực' và... hui nhị tì!

http://vntv.files.wordpress.com/2009/03/017_18.jpg?w=320&h=240
Chị Nguyệt Thu kêu trời tới hai lần khi đọc bài này còn em không kêu nổi mà phát hoảng tới lạnh cả người vì tính em hảo măng. Nhưng mà em không hiểu "hui nhị tì" là gì, nhờ anh Vodanhthi giải thích giùm. Em xin cảm ơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Khi lòng yêu nước dâng trào!

(Tường thuật của nhà văn Nguyễn Viện từ Sài Gòn)

Đúng 8g sáng ngày chủ nhật 5.6.2011, cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn và xâm lược Việt Nam đã bắt đầu tại Saigon.

Thật bất ngờ và có lẽ bất ngờ hơn với lực lượng an ninh (?) là sự xuất hiện của Giáo sư – nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, lịch sự với cravate và những nhân vật lừng danh một thời – những “chuyên gia biểu tình” trước 1975 ở Saigon: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái… bên cạnh đó là nhà sử học Đinh Kim Phúc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Andre Mendras (Hồ Cương Quyết)… ở khu vực đầu nhà thờ Đức Bà.

Sau một cuộc tranh luận ngắn giữa ông Cao Lập (đương kim giám đốc Khu du lịch Văn Thánh) và các nhân viên công lực, Andre Mendras đã bung khẩu hiệu ra… Nhân viên công lực nhượng bộ, bắt đầu cho một ngày lịch sử.

Một số các bạn trẻ mai phục sẵn gần đó đã tham gia ngay vào nhóm này. Các tấm biểu ngữ khẩu hiệu được nhóm này phân phát cho các bạn trẻ, cộng thêm các khẩu hiệu do chính các bạn trẻ chuẩn bị trước được giương lên. Họ kéo đến Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch. Những tiếng hô đả đảo Trung Quốc, Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam không ngừng vang lên, càng lúc càng to và càng khí thế…

Ông Nguyễn Văn Đua – Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ông Nguyễn Thành Tài – Phó chủ tịch UBND cũng có mặt tại “hiện trường” và có cuộc trao đổi với hai ông Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Hiếu Đằng. Nội dung cuộc trao đổi này còn trong vòng “bí mật”.

Tiếp đó là một cuộc tuần hành rầm rộ lôi kéo theo những người đi đường. Họ đi một vòng qua đường Lê Duẩn – Pasteur trở lại Nguyễn Thị Minh Khai trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Rồi lại đi tiếp qua Đồng Khởi, qua UBND thành phố, chợ Bến Thành, Dinh Thống Nhất, Tổng Lãnh sự Mỹ, qua Văn phòng Hội Cựu Chiến binh … rồi quay trở lại Tổng Lãnh sự TQ. Lúc này số người tham dự đã lên tới trên 1000 người. Khí thế hừng hực. Một cô bạn trẻ nói với tôi: “Sau hôm nay, nếu có bị bắt thì cũng rất đáng để trả giá”. Khoảng hơn 11g, một vị hiệu trưởng Đại học xuất hiện nói chuyện với người biểu tình, bị các bạn trẻ phản ứng dữ dội. Ông ta nói phải tôn trọng luật pháp. Các bạn trẻ đáp lại, “thày hãy về học luật đi”…

Đám biểu tình bị chia cắt làm 3 khúc. Tôi theo một nhóm và tan hàng sau 12g. Nghe nói một số vẫn còn bám trụ… và hẹn tiếp tục vào chủ nhật tới.

Một điều đáng nói là ngoài các bạn trẻ tham gia, tôi gặp nhiều nhân vật “cộm cán” lề phải với tư cách quan sát, hoặc trực tiếp tham gia biểu tình như: Hồ Thu Hồng (Beo) – Tổng biên tập báo Thể Thao Thành phố, Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Thế Thanh – Cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Giáo sư Chu Hảo, nhà báo Nguyễn Trọng Chức – cựu Tổng thư ký báo Tuổi Trẻ chủ nhật, Nguyễn Tâm Chánh – Tổng biên tập Sài Gòn Tiếp Thị, nhà báo Huy Đức… và một số nhà văn, nhà thơ… không cần biết lề gì.

Rất tiếc, một số anh em văn nghệ sĩ đã từng tham gia biểu tình năm 2007 đã không thể có mặt, hoặc bị giữ tại công an phường, hoặc bị giữ tại nhà. Bản thân tôi cũng bị canh cửa.

Điều cuối cùng tôi muốn kể về ngày hôm nay là những giọt nước mắt của nhà văn Nguyên Minh, một ông bạn già trên 70, ông đã khóc khi tận mắt chứng kiến lòng yêu nước của người dân dâng trào trước nguy nan của tổ quốc. Điều mà ông nghĩ không thể xảy ra được trong chế độ chúng ta đang sống.

Saigon 5.6.2011

https://lh5.googleusercontent.com/-69qSu6meOJM/Tevg7hizO_I/AAAAAAAAHg8/OiIcvgc4Yv4/s800/sg02.jpg

Từ trái qua phải : ông Đình Vượng, ông Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm. Ảnh: Cao Lập.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [103] [104] [105] [106] [107] [108] [109] ... ›Trang sau »Trang cuối