Trang trong tổng số 77 trang (764 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [54] [55] [56] [57] [58] [59] [60] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Lễ hội Việt Nam 2008
- Đội trống thiếu nhi Bát Phiên Thái Cổ (八幡太鼓) và album "Bậc thang thiên thần"


Người Nhật rất thích biểu diễn trống. Đến với lễ hội Việt Nam lần này, có rất nhiều đội trống từ các vùng miền khác nhau của Nhật Bản. Màn biểu diễn gây nức lòng người xem nhất là của các em thiếu nhi trong đội trống Bát Phiên Thái Cổ.
Đội trống này đã đi xe buýt hết 10 tiếng đồng hồ, trong đêm Thứ Sáu, để kịp đến Đông Kinh vào sáng ngày đầu tiên của lễ hội - ngày Thứ Bảy.

Trước lúc bắt đầu, cô bé đội trưởng đội trống, đã khiến toàn thể lễ hội chợt lặng hẳn xuống bằng những lời phát biểu chân thành và những giọt nước mắt ngây thơ lăn trên gò má của em.
Em nói: "Trước khi đến đây chúng con biết rất ít về đất nước con người Việt Nam. Chỉ một vài hình ảnh chắp vá, đó là anh Nguyễn Đức nạn nhân chất độc mầu da cam. Câu chuyện về cặp song sinh dính liền Việt-Đức, chúng con đã được nghe anh Sakai (境恒 春 - Cảnh Hằng Xuân) kể lại. Nhưng hôm nay, khi được gặp các bạn học sinh trường mù Nguyễn Đình Chiểu, chúng con thấy xúc động vô cùng. Các bạn ấy, bằng tầm tuổi tụi con, hoặc lớn hơn chút xíu, nhưng lại thiệt thòi mất đi đôi mắt. Nhưng các bạn ấy đã không khuất phục số phận, mà chơi nhạc cụ rất hay, chúng con rất ngưỡng mộ họ. Ước mong của con, và cũng là ước mong của mọi trẻ thơ trên trái đất là được sống vui vẻ trong hoà bình và tình bạn. Thêm một mong muốn nhỏ bé của đội chúng con là một ngày gần đây sẽ được sang Việt Nam để biểu diễn, để được cùng góp vui với những bạn nhỏ Việt Nam."
Tiếng vỗ tay vang lên dần dần để cổ vũ cho đội trống.
Các em bắt đầu màn trình diễn của mình.
Những cô bé cậu bé tí hon, trong trang phục đậm đà bẳn sắc dân tộc, múa đôi rùi trống thật điêu luyện trên mặt tang trống để truyền đến cho người xem một không khí lễ hội tưng bừng.
Các em biểu diễn hay quá, khán giả ở bên dưới, cả người Việt và người Nhật đều rạng rỡ, cảm giác như chưa bao giờ được xem một tiết mục trống hay đến thế.
Tiếng trống đã kết thúc khá lâu mà tiếng vỗ tay vẫn cứ ào lên không ngớt, các cô bé cậu bé cứ phải liên tục cúi gập lưng để nói lời cảm ơn.

Kết thúc màn biểu diễn trống, các em vẫn còn tiếp tục ở lại để cùng hát bài "Nấc thang thiên thần" với ba nghệ sĩ Sakai (境恒 春 - Cảnh Hằng Xuân), Tế Điền Chân Hy (細田 真希) và Hoà Điền Thượng Ngộ (Wada Sogo - 和田 尚悟). Họ là những nghệ sĩ sử dụng nhạc cụ Việt Nam, đồng thời tham gia vào phong trào ủng hộ nạn nhân chất độc mầu da cam.
Trước khi cất tiếng hát, Sakai (nhạc sĩ sáng tác) nói: "Anh Nguyễn Việt đã qua đời năm ngoái, bài hát này tôi viết để tặng cho anh, cũng như tất cả những bạn nhỏ nạn nhân chiến tranh khác. Anh và các bạn, đang ở trên thiên đường, xin hãy lắng nghe!"
Sau đó tiếng hát của các nghệ sĩ hoà quyện với tiếng hát các em nhỏ gửi theo gió thông điệp thiên thần.  


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/Angelsladder.jpg
Album "Nấc thang thiên thần". "Track" 1 là lời giới thiệu bằng tiếng Nhật được đọc bởi Nguyễn Đức. "Track" 2 là bài bát "Nấc thang thiên thần" do Sakai (境恒 春 - Cảnh Hằng Xuân) sáng tác.
Album này hoàn thành bởi sự hợp tác từ nghệ sĩ hai bên Việt Nam và Nhật Bản. Toàn bộ lợi nhuận từ việc phát hành CD này sẽ ủng hộ cho quĩ người tàn tật ở Việt Nam.
Khi lão xích lô mua CD này, anh nghệ sĩ chơi nguyệt cầm Hoà Điền Thượng Ngộ (Wada Sogo - 和田 尚悟) đã kí tặng lên bìa CD.


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/1casi-trong-Angelsladder.jpg
Những nghệ sĩ tham gia trong CD "Nấc thang thiên thần"


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/1Sakai-CanhHangXuan.jpg
Nhạc sĩ ca sĩ Sakai (境恒 春 - Cảnh Hằng Xuân)


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/1TeDienChanHy-choi-dan-bau.jpg
Nghệ sĩ đàn bầu Tế Điền Chân Hy (細田 真希)


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/1HoaDienThuongNgo-Wadasogo-choi-ngu.jpg
Nghệ sĩ đàn nguyệt Hoà Điền Thượng Ngộ (Wada Sogo - 和田 尚悟)


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/1TieuLatCuuMyTu-dan-to-rung.jpg
Nghệ sĩ đàn tơ-rưng Tiểu Lật Cửu Mỹ Tử (小栗久美子)


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/1nac-thang-thien-than.jpg
Trình diễn bài hát "nấc thang thiên thần"



http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/1doiHachiman.jpg
Cô bé đội trưởng đội trống Bát Phiên Thái Cổ đã vừa khóc vừa phát biểu trước khi biểu diễn



Màn biểu diễn trống của đội trống thiếu nhi Bát Phiên Thái Cổ
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Nguyệt Thu đã viết:
Bài tường thuật của lão đệ mình hay, nhiều xúc cảm, lại rất có " chủ kiến" , nhá!:D. Tỉ rất đồng tình với cái " bức xúc " của đệ ở chỗ " ngắn không thể ngắn hơn", " hở không thể hở hơn" ấy!:)). Khiếp! Các cô ấy làm lão đệ đang giữa trời mưa mà " khát nước" đến phải nuốt nước bọt đánh " ực", thế mới gọi là...tài chứ! :P. Nói nghiêm túc thì họ hơi "hồn nhiên" nên quên mất việc mang chuông văn hóa Việt ra đánh xứ người. Trách nhiệm còn ở ban tổ chức nữa chứ nhỉ? Mang một chương trình của đất nước đến với bạn bè Quốc tế, trong một hoạt động mang nhiều tính quảng bá cho hồn dân tộc, lẽ ra họ nên có sự quán triệt chu đáo với đội ngũ tham gia chương trình, đệ nhỉ?
Tỉ cũng mới nhận được một số ý kiến của bạn bè ở bên Saint Petersburg , họ than buồn khi dự xem một số chương trình biểu diễn nghệ thuật không chất lượng của đoàn Việt Nam mình trong " Những ngày văn hóa Việt Nam ở Nga". Hay vì người VN mình hay tự hào về dân tộc quá cao nên cũng thường đặt nhiều mong muốn cao cho những hoạt động giới thiệu về đất nước, con người VN mình nhỉ?:)
@Chị NT: Em thấy nước mình chưa tận dụng được các cơ hội giới thiệu đất nước, con người mình với bạn bè quốc tế, nên mặc dù các cái gọi là Tuần lễ văn hoá diễn ra thường xuyên mà ko thu lại kết quả, chỉ thấy phí tiền của nhà nước. Mỗi cá nhân ko cố gắng, mỗi tổ chức, đoàn thể ko cố gắng vì một mục đích lớn thì khó có thể khá lên được. Dường như, tuần lễ văn hoá VN năm nay so với những năm trước ko có gì khác, và đến 10, 20 năm sau vẫn sẽ như thế! :(
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Nguyệt Thu đã viết:
Bài tường thuật của lão đệ mình hay, nhiều xúc cảm, lại rất có " chủ kiến" , nhá!:D. Tỉ rất đồng tình với cái " bức xúc " của đệ ở chỗ " ngắn không thể ngắn hơn", " hở không thể hở hơn" ấy!:)). Khiếp! Các cô ấy làm lão đệ đang giữa trời mưa mà " khát nước" đến phải nuốt nước bọt đánh " ực", thế mới gọi là...tài chứ! :P. Nói nghiêm túc thì họ hơi "hồn nhiên" nên quên mất việc mang chuông văn hóa Việt ra đánh xứ người. Trách nhiệm còn ở ban tổ chức nữa chứ nhỉ? Mang một chương trình của đất nước đến với bạn bè Quốc tế, trong một hoạt động mang nhiều tính quảng bá cho hồn dân tộc, lẽ ra họ nên có sự quán triệt chu đáo với đội ngũ tham gia chương trình, đệ nhỉ?
Tỉ cũng mới nhận được một số ý kiến của bạn bè ở bên Saint Petersburg , họ than buồn khi dự xem một số chương trình biểu diễn nghệ thuật không chất lượng của đoàn Việt Nam mình trong " Những ngày văn hóa Việt Nam ở Nga". Hay vì người VN mình hay tự hào về dân tộc quá cao nên cũng thường đặt nhiều mong muốn cao cho những hoạt động giới thiệu về đất nước, con người VN mình nhỉ?:)
@Chị NT: Em thấy nước mình chưa tận dụng được các cơ hội giới thiệu đất nước, con người mình với bạn bè quốc tế, nên mặc dù các cái gọi là Tuần lễ văn hoá diễn ra thường xuyên mà ko thu lại kết quả, chỉ thấy phí tiền của nhà nước. Mỗi cá nhân ko cố gắng, mỗi tổ chức, đoàn thể ko cố gắng vì một mục đích lớn thì khó có thể khá lên được. Dường như, tuần lễ văn hoá VN năm nay so với những năm trước ko có gì khác, và đến 10, 20 năm sau vẫn sẽ như thế! :(

Ừ... tớ cũng thấy như thế.
Dường như những người có trách nhiệm chỉ thực hiện cái lễ hội cho xong thì phải. Văn hoá Việt mình phong phú như vậy, nhưng họ đã không biết khai thác để quảng bá cho bạn bè thế giới.
Nói là lễ hội Việt Nam, nhưng những tiết mục công phu nhất, đậm đà bản sắc nhất lại là của người Nhật.
Tớ sẽ viết nốt bài tường thuật để bạn thấy sự mờ nhạt của ta, và sự đậm đà của bạn.

À... nói thêm về các em học sinh mù trường Nguyễn Đình Chiểu, tớ thực sự cảm phục các em ấy vì đã thực hiện quá tốt phần trình diễn được giao. Chính họ là những người đã phần nào góp công đưa văn hoá nước nhà đi xuất ngoại.
Tuy nhiên tớ thấy cái cách nhà nước mình hết lần này lần khác lợi dụng hình ảnh của họ để nói về Việt Nam thì thật không hay chút nào. Tớ thấy cứ tội nghiệp sao đó, nhất là khi nhìn các em ngồi không trên sân khấu để đợi tiết mục của bạn biểu diễn xong. Có những tiết mục các em cùng biểu diễn, có những tiết mục một em biểu diễn, các em khác phải ngồi đợi, vì các em không thể tự mình đi lui về phía sau.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Đúng đúng, tớ cũng cảm thấy như thế, như là một sự lợi dụng. Nhưng có lẽ, nên có hình thức khác hơn để các em biểu diễn, có thể nghĩ được mà. Riêng cái sự ngồi đợi như thế đúng là đã khiến mình ái ngại rồi. Thực ra, có lẽ cũng ko nên ái ngại.  Ở VN mình vẫn có thói quen nghĩ về những người khiếm thị như những người khác với người bình thường, thật dở. Tớ nghĩ, phải làm sao coi chuyện những người khiếm thị biểu diễn là một chuyện rất bình thường, như những công dân bình thường trong xã hội... Ôi chà, đang vội nên viết ko ra làm sao, để rồi tớ sẽ viết thêm về ý kiến của tớ trong blog nhé?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Đúng đúng, tớ cũng cảm thấy như thế, như là một sự lợi dụng. Nhưng có lẽ, nên có hình thức khác hơn để các em biểu diễn, có thể nghĩ được mà. Riêng cái sự ngồi đợi như thế đúng là đã khiến mình ái ngại rồi. Thực ra, có lẽ cũng ko nên ái ngại.  Ở VN mình vẫn có thói quen nghĩ về những người khiếm thị như những người khác với người bình thường, thật dở. Tớ nghĩ, phải làm sao coi chuyện những người khiếm thị biểu diễn là một chuyện rất bình thường, như những công dân bình thường trong xã hội... Ôi chà, đang vội nên viết ko ra làm sao, để rồi tớ sẽ viết thêm về ý kiến của tớ trong blog nhé?
Tớ hiểu ý bạn định nói mà. Ở các nước pháp quyền, người ta đảm bảo quyền sống chính đáng và công bằng cho mọi đối tượng công dân lao động chân chính. Cho dù là người lành lặn hay người tàn tật đều có quyền tự làm mọi việc mà không cần sự bố thí lòng tốt từ người khác.
Việc làm đường cho người sử dụng xe lăn, trên các tuyến phố, bến xe, nơi công cộng phải làm chỉ dẫn đường cho người mù là tuân theo luật pháp qui định, chứ không phải là một sự hàm ơn.

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Lễ hội Việt Nam 2008


Hoàng gia và chính phủ Nhật Bản rất coi trọng lễ hội này, bằng chứng là Hoàng Thái Tử nước Nhật đã đến tham dự lễ khai mạc buổi sáng ngày Thứ Bảy. Sự xuất hiện của hoàng gia chứng tỏ bạn rất quan tâm đến mối quan hệ song phương hữu hảo.
Trong suốt thời gian Hoàng Thái Tử Naruhito (徳仁親王 Đức Nhân Thân Vương) tham dự khai mạc, an ninh được tăng cường đến mức tối đa, cảnh sát đủ loại bao vây vòng trong vòng ngoài, những người đến xem không được phép chụp hình. Chỉ có các nhà báo được phép làm việc trong khu vực dành cho báo chí.
Quan chức hai bên ngồi ở hai hàng ghế trên sân khấu, riêng Hoàng Thái Tử Naruhito ngồi một mình một bàn cũng ở trên sân khấu. Xem ra làm Thái Tử ở Nhật cũng không sướng chi mấy, chẳng khác chi tù giam lỏng, chẳng có bạn bè gì cả. Ông đến dự lễ khai mạc cũng chỉ được ngồi im một chỗ và không nói, không làm gì cả.
Sau lễ cắt băng chính thức khai mạc lễ hội, Thái Tử ra về, nhường lại sân khấu cho các màn biểu diễn nghệ thuật.

Việt Nam đưa đến lễ hội dàn nhạc cụ dân tộc trường mù Nguyễn Đình Chiểu, một tiết mục sáo trúc của nghệ sĩ Đinh Linh, một tiết mục đàn bầu của nghệ sĩ Hoàng Anh, ba ca sĩ nổi tiếng Mỹ Linh, Lam Trường, Hiền Thục. Thêm một ca sĩ nổi tiếng khác là Kasim Hoàng Vũ với bài hát "đôi mắt Pleicu" trình bầy giữa hai lần trình diễn thời trang áo dài của nhà thiết kế Võ Việt Trung và nhà thiết kế Sĩ Hoàng.
Nói đến màn trình diễn áo dài, quả thực lại là một sự thất vọng lớn. Ở mẫu thiết kế của Võ Việt Trung, người viết đã buột miệng châm biếm "áo dài hay chân dài" khiến mọi người xung quanh được trận cười bể bụng. Còn với Sĩ Hoàng thì có áo dài nhưng lại không có quần... trắng, mà là quần jean.

Phía bạn đem đến lễ hội những màn biểu diễn rất công phu, như màn trình diễn Tanigumi của tỉnh Gifu đã có truyền thống từ 800 năm trước. Màn trình diễn Tanigumi đã được Unesco xếp hạng di tích phi vật thể. Màn trình diễn trống Hachiman, màn trình diễn trống Tomika-harumi...

Ồn ào và sầm uất nhất lễ hội là khu chợ ẩm thực. Người Nhật hay người Việt đến đây đều cố gắng thưởng thức hết tất cả những món ngon của hội chợ. Ở trung tâm của khu hội chợ ẩm thực là một khu lều dựng tạm có thể cùng lúc chứa được khoảng 200 khách, người ta đến xếp hàng mua đồ  rồi ra khu lều đó để ăn. Ngoài khu đó ra, người ta tận dụng mọi khoảng trống để kê bàn ghế cho khách ở khắp nơi trong khuôn viên của lễ hội. Nhiều chỗ ngồi như vậy, mà chỗ nào cũng luôn luôn có khách ngồi ăn la liệt.
Món phở là món nổi tiếng nhất và rất nhiều quầy bán phở, quầy nào người ta cũng xếp hàng chờ mua dài cả mấy chục người. Ngoài món phở, còn có các món như bún bò Huế, nem cuốn, chả giò (chả nem), bánh xèo, bánh ít, chuối chiên, bánh mì Sài Gòn, bánh cuốn nóng (bánh ướt). Vất vả nhất là chờ để được ăn món bánh cuốn nóng. Bởi có mỗi một quầy tráng bánh, với hai nồi tráng, dù khách chỉ ăn một cái để thưởng thức thì cũng phải xếp hàng rất kiên trì. Khu chợ ẩm thực tuy ồn ào với những tiếng rao, tiếng người nói cười ồn ã, nhưng những  người đứng xếp hàng chờ đến lượt mình thì vẫn rất văn minh lịch sự.
Mọi người ai ai cũng tự giác thực hiện bổn phận của mình để giữ gìn bầu không khí văn minh chung. Bát giấy, đũa gỗ, vỏ lon, chai nhựa, ai dùng xong đều tự tay đem bỏ vô thùng rác đúng loại, không ai để bừa bãi tại nơi ăn uống.
Người Việt, người Âu Châu, người bản xứ, đối xử với nhau rất thân thiện và vui vẻ.
Mọi người cùng vỗ tay cùng nhau hát hùa theo tiếng hát lơ lớ của cô ca sĩ chính của ban nhạc Nhật Bản JYPSY QUEEN vọng xuống từ phía sân khấu chính:
"Bốn phương trời ta về đây chung vui
Không phân chia giọng nói tiếng cười
Cùng nắm tay ta kết tình thân ái
Trao cho nhau bao điều thiết tha..."



http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/ThaiTu-ThaiTuPhi-CongChua.jpg
Hoàng Thái Tử Naruhito, vương phi Masako và cô công chúa nhỏ Aiko (Nguồn Internet)


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac76.jpg
Màn trình diễn Tanigumi đã có truyền thống từ 800 năm trước


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac81.jpg
Trống hội Nhật Bản


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac93.jpg
Trống hội Nhật Bản


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac148.jpg
Nghệ sĩ kabuki rock Chi Thần Nhất Ban (Ujigami Ichiban 氏神 一番) http://www.ujigamiichiban.tv/index.html


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac127.jpg
Bài hát "bốn phương trời ta về đây chung vui" được nhóm nhạc Jypsy Queen trình bầy.


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac11.jpg
Nhiều người xếp hàng bốc thăm lấy thưởng của Việt Nam airline. Giải nhất là một cặp vé khứ hồi đến Việt Nam.
Chiếc "nón lá" của Việt Nam airline phát tặng miễn phí cho khách thật là khiến người Việt không dám nhìn.


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac5.jpg
Khu chợ trời (flea market) tổ chức ăn theo bên cạnh lễ hội Việt Nam
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac9.jpg
Khu lều tạm dành cho khách ngồi ăn uống


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac98.jpg
Người đi xem lễ hội, hi hi... người chụp hình cũng cảm ơn, mà người đứng mẫu cũng cảm ơn.


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac40.jpg
Tiết mục sáo của nghệ sĩ Đinh Linh


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac43.jpg
Tiết mục đàn bầu của nghệ sĩ Hoàng Anh


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac49.jpg
Áo dài của nhà thiết kế Võ Việt Trung. Là áo dài hay chân dài?


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac10.jpg
Xếp hàng mua phở, các cô chủ cậu chủ của quán phở VYSA - hội thanh niên sinh viên Việt Nam


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac69.jpg
Nhà thiết kế Sĩ Hoàng với mẫu áo dài quần jean...


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac59.jpg
Những cô gái "Tây Nguyên" đang múa phụ hoạ cho...


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac54.jpg
Kasim Hoàng Vũ với bài hát "đôi mắt Pleicu"
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac107.jpg
Xếp hàng chờ bánh ướt (bánh cuốn đổi gạo... hi hi...)


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac110.jpg
Nghệ thuật cắt tỉa


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac101.jpg
Mỹ Linh đã đỡ khoe hàng hơn, nhưng vẫn không Việt Nam.


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac123.jpg
Cô bé này đang tạo dáng trước ống kính của du khách. Ở lễ hội, du khách thích chụp hình áo dài, và các cô bé thì luôn vui lòng làm người mẫu miễn phí.


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac121.jpg



http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac115.jpg
Cô bé này rất khoái chiếc xế lô của lão, nhưng khi lão bảo ngồi lên lão đưa đi một vòng lễ hội thì lại sợ... hi hi...


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac137.jpg
Ca sĩ Lam Trường với người hâm mộ


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac146.jpg
Ca sĩ Hiền Thục trình bầy bài "diễm xưa" của Trịnh Công Sơn. Một số khán giả khó tính không hài lòng vì không đạt tiêu chuẩn Khánh Ly... hi hi...


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/VietNamFestival2008/lehoiVN2008-ngayKhaiMac112.jpg
Khoe mọi người mãi rồi, cuối cùng cũng phải khoe chút xíu về người thực hiện loạt phóng sự này chứ nhỉ. Chắc mọi người ngó thấy quen quen phải không?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Kéo xụp nón lá đến tận cằm thế, ai mà nhận ra! May thấy cái dáng có vẻ xiêu vẹo, giống là đang say sưa lắm, nên cũng ngờ ngợ :P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ôi thèm bánh cuốn đổi gạo hay là bánh ướt hay là bánh bèo quá, hic hic hic hic hic!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 77 trang (764 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [54] [55] [56] [57] [58] [59] [60] ... ›Trang sau »Trang cuối