Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 23/03/2011 00:47
Đã sửa 5 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 01:21
Có 4 người thích
Tường Thụy đã viết:
Lan man về chè
Về việc gọi là "chè" hay "trà", mình thấy thế nào cũng được cả. Tiếng việt thì là "chè", còn âm Hán - Việt là "trà" (茶 ), nghĩa là có nguồn gốc từ chữ Hán.
Mà người Việt ta thường có tâm lý sính ngoại. Hàng ngoại tốt và rẻ, người ta thích đã đành nhưng chữ ngoại, nếu cùng khả năng diễn đạt thì chẳng thể nói là tốt hơn chữ Việt.
Có lần tôi thấy một ông giải thích cho bạn về con vẹt khi đang chờ xe: "Thực ra, nó không phải là vẹt mà là "psittacidés" (tiếng Pháp) nhưng dân ta không biết nên cứ gọi là con vẹt" Hi hi.
Vì vậy, lớp bình dân cứ gọi là "chè", còn ai thấy gọi là "trà" cho nó sang cũng được. Ngay cả con chuồn chuồn loại to, nó bay nhởn nhơ khắp nơi, có nhập khẩu từ TQ vào bao giờ đâu mà vẫn cứ gọi là chuồn chuồn Ngô.
Cũng vì tâm lý đó nên mới sinh ra chữ "trà Tàu". Chè nhập từ Trung Quốc gọi là "trà Tàu" đã đành nhưng nếu tự mình làm ra thì người ta vẫn cứ gọi là "trà Tàu". Khi đó chỉ chè chế biến theo kiểu TQ. Cách gọi này cũng giống như khi người Hà Nội làm nem theo kiểu Sài Gòn vẫn gọi là món "nem (hay chả) Sài Gòn" dù nguyên liệu không phải buôn từ Sài Gòn ra và món ăn được chế biến bởi những bàn tay vàng, trắng nõn nà của các cô gái Hà Nội.
Không nên gọi là "chè xanh" mà gọi là "chè tươi". Gọi là "chè xanh" có thể do chữ chè tươi nôm na quá, không sang chăng? Gọi là "chè xanh" thì thừa mất chữ "xanh" mà thiếu chữ "lá". "Xanh" để phân biệt với màu gì cơ chứ vì cây chè trồng ở đâu thì lá cũng có màu xanh cả, trừ khi nó già quá rụng xuống đất mới biến thành màu vàng, chẳng ma nào thèm mua. Mà chưa đến lứa, người ta đã vội hái đem bán để cho con đóng tiền học thêm rồi, làm gì kịp rụng. Hi hi.
Bạn hoan1982 và cuctim999 có vẻ rất rành về chế biến chè. Việc sao chè cho ra các sản phẩm chè búp, chè cục và chè cám như các bạn đã nói.
Chè búp, kén búp kỹ làm cẩn thận sau khi sao có hình nhỏ và hơi dài hơn, xoăn lại người ta gọi còn là chè móc câu. Chè thơm thơm mùi cốm thì ngon. Người sành uống chè còn thích loại chè cánh có mầu hơi lốm đốm trắng gọi là chè mốc cách. Tại sao chè có mầu ấy và uống ngon hơn, cái này mình không rõ lắm.
Hình như các sản phẩm chè chế biến theo kiểu sao khô đều gọi chung là chè mạn?
Nếu lá chè băm hoặc giã nát, ủ rồi phơi khô, ở quê mình gọi là chè nỏ. Chè này nấu lên uống tất nhiên không ngon bằng chè tươi, nước có vị đỏ. Nhưng vì chè hái ra có khi không bán hết ngay một lúc cho nên người ta mới băm phơi khô để dành, còn hơn là để lá già hay hỏng vì bán ế.
Nếu sao chè cho ra nhiều sản phẩm khác nhau thì khi pha chế cũng có nhiều cách khác nhau như nấu, hãm và nấu, hãm như thế nào lại tùy theo loại chè và sở thích của người dùng.
Tất nhiên uống chè khác với ăn chè. Cho nên người ta phân biệt bằng cách gọi là "nấu chè", "nấu nước chè".
Làm sao để nước chè tươi có màu xanh hay vàng tươi (không vàng đỏ) uống ngon? Theo mình nên làm theo cách: lá chè rửa sạch, vò nát, cho vào trong bình hay ấm tích. Đổ chút nước sôi vào lắc đều rồi gạn kiệt. Mục đích làm cho nóng chè, ấm chè không bị nước lã khi rửa sót lại và cho bớt mùi ngái của chè. Sau đó mới đổ nước sôi vào để uống. Cách làm này gọi là hãm chứ không phải nấu.
Cách pha chè sao đã được bàn đến nhiều nên mình không đề cập.
Không biết bạn Letam quê ở đâu. Nếu nấu cả cành là cách làm cũng của Nghệ An. Nhà thơ Vương Trọng có viết:
Quê anh chè bẻ cả cành
Khoai với lạc luộc chung, mỗi tối
Mời uống nước như đi họp đội.
(Quê chung)
Hồi mình "hoạt động cách mạng" ở Thanh Chương thấy người ta đều nấu nước chè như thế.
Chính vì có thời kỳ ở đó, mình mới biết một cách làm cho nước chè có màu xanh. Đó là sau khi vừa nấu xong, bắc nồi ra, người ta đổ vào một ít nước lã (nếu là nước mưa càng tốt), một bát hay một gáo là tùy theo nồi to nhỏ. Quả nhiên nước chè xanh, sóng sánh rất bắt mắt, tuy làm thế này bạn nào kỹ tính có thể cho là mất vệ sinh. Hi hi.
(Bài viết có lan man ra ngoài chuyện viết đúng tiếng Việt, nhưng thấy các bạn bàn rôm rả quá nên mình cũng lạm bàn đôi chút)
khitieu đã viết:
Quê Hương mỗi người chỉ một khitieu đã viết:
Thăm Em
...
Lên Phú Thọ muốn ghé cùng
Thăm em vào lán uống chung ấm trà
Chè ngon do chính em pha
Do tay em hái em xoa ...khi sao chè
KT 21.3.11
Ngày gửi: 23/03/2011 01:16
Đã sửa 5 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 02:54
Có 6 người thích
thayhuynh50 đã viết:
thayhuynh50 đã viết:@Thầy giáo Huỳnh!
Ngày gửi: 23/03/2011 01:20
Có 6 người thích
hoan1982 đã viết:Hỏi:
Hỏi:
Viết "dời" hay "rời" ? trong các hoàn cảnh sau:
Dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.
Nó rời khỏi sân bay cách đây 1 tiếng.
Giả nhời:
Rời
I.đgt.1- ra khỏi điểm xuất phát, rời nhà ra đi, tàu rời ga....2-Lìa ra, tách khỏi: hai đứa không rời nhau lấy 1 phút..
II. tt : Riêng ra, không còn nguyên hoặc không còn liên hệ, dính dáng đến nhau: Tháo rời máy móc, cơm rời hạt...
Dời: đgt
1- Thay đổi địa điểm, chuyển chỗ: dời nhà...
2-Thay đổi khác trước: Lòng son chẳng dời...
Hỏi:
Cám ơn bạn nhé! Nhưng cái khó là "Rời khỏi nhà" cũng là thay đổi địa điểm, chuyển chỗ ??
Phân biệt giúp mình việc sử dụng từ "líu" và từ "níu" ? Cám ơn trước!
Giả nhời:
Líu:đgt: Líu lưỡi khong nói được, sợ líu lưỡi...
Níu: đgt: Níu cành cây xuống để hái quả...
Ngày gửi: 23/03/2011 01:31
Có 7 người thích
hoan1982 đã viết:Sao lại nói là vị đỏ, màu đỏ chứ
Lan man về chè[/b]
Về việc gọi là "chè" hay "trà", mình thấy thế nào cũng được cả. Tiếng việt thì là "chè", còn âm Hán - Việt là "trà" (茶 ), nghĩa là có nguồn gốc từ chữ Hán.
Hình như các sản phẩm chè chế biến theo kiểu sao khô đều gọi chung là chè mạn?
Nếu lá chè băm hoặc giã nát, ủ rồi phơi khô, ở quê mình gọi là chè nỏ. Chè này nấu lên uống tất nhiên không ngon bằng chè tươi, nước có vị đỏ.
Ngày gửi: 23/03/2011 01:36
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 01:49
Có 6 người thích
Vien.vien đã viết:Bác có sai nhầm to nhớn, không thể ...THƯƠNG HẠI được: Líu là động từ, líu lo là tính từ cơ mà!hoan1982 đã viết:Hỏi:
Hỏi:
Viết "dời" hay "rời" ? trong các hoàn cảnh sau:
Dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.
Nó rời khỏi sân bay cách đây 1 tiếng.
Giả nhời:
Rời
I.đgt.1- ra khỏi điểm xuất phát, rời nhà ra đi, tàu rời ga....2-Lìa ra, tách khỏi: hai đứa không rời nhau lấy 1 phút..
II. tt : Riêng ra, không còn nguyên hoặc không còn liên hệ, dính dáng đến nhau: Tháo rời máy móc, cơm rời hạt...
Dời: đgt
1- Thay đổi địa điểm, chuyển chỗ: dời nhà...
2-Thay đổi khác trước: Lòng son chẳng dời...
Hỏi:
Cám ơn bạn nhé! Nhưng cái khó là "Rời khỏi nhà" cũng là thay đổi địa điểm, chuyển chỗ ??
Phân biệt giúp mình việc sử dụng từ "líu" và từ "níu" ? Cám ơn trước!
Giả nhời:
Líu:đgt: Líu lưỡi khong nói được, sợ líu lưỡi...
Níu: đgt: Níu cành cây xuống để hái quả...
Ngọng líu ngọng lo! Khi hoảng sợ vì việc gì đó, có tình trạng lưỡi bị "líu", không nói được. Do lưỡi bị một lực nào đó "níu" kéo theo một hướng khác, không tuân thủ theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh của người đó. Như vậy "níu" là đgt chỉ sự chủ động còn "líu" chỉ sự bị động.?
Giả nhời, Hỏi:
Với cách giải thích trên thì giải thích thế nào khi viết : Chim hót líu lo?
Ngày gửi: 23/03/2011 01:42
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 01:52
Có 5 người thích
Ngày gửi: 23/03/2011 02:15
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vien.vien vào 23/03/2011 04:25
Có 5 người thích
hoan1982 đã viết:Cám ơn nha! Bạn thật tinh tường. Nhưng ý mình muốn nói cách thức để nhớ của những người không phân biệt được khi nào dùng "l", khi nào dùng "n" như trên thì thật không ổn.Vien.vien đã viết:Bác có sai nhầm to nhớn, không thể ...THƯƠNG HẠI được: Líu là động từ, líu lo là tính từ cơ mà!hoan1982 đã viết:Hỏi:
Hỏi:
Viết "dời" hay "rời" ? trong các hoàn cảnh sau:
Dời nhà máy ra khỏi khu dân cư.
Nó rời khỏi sân bay cách đây 1 tiếng.
Giả nhời:
Rời
I.đgt.1- ra khỏi điểm xuất phát, rời nhà ra đi, tàu rời ga....2-Lìa ra, tách khỏi: hai đứa không rời nhau lấy 1 phút..
II. tt : Riêng ra, không còn nguyên hoặc không còn liên hệ, dính dáng đến nhau: Tháo rời máy móc, cơm rời hạt...
Dời: đgt
1- Thay đổi địa điểm, chuyển chỗ: dời nhà...
2-Thay đổi khác trước: Lòng son chẳng dời...
Hỏi:
Cám ơn bạn nhé! Nhưng cái khó là "Rời khỏi nhà" cũng là thay đổi địa điểm, chuyển chỗ ??
Phân biệt giúp mình việc sử dụng từ "líu" và từ "níu" ? Cám ơn trước!
Giả nhời:
Líu:đgt: Líu lưỡi khong nói được, sợ líu lưỡi...
Níu: đgt: Níu cành cây xuống để hái quả...
Ngọng líu ngọng lo! Khi hoảng sợ vì việc gì đó, có tình trạng lưỡi bị "líu", không nói được. Do lưỡi bị một lực nào đó "níu" kéo theo một hướng khác, không tuân thủ theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh của người đó. Như vậy "níu" là đgt chỉ sự chủ động còn "líu" chỉ sự bị động.?
Giả nhời, Hỏi:
Với cách giải thích trên thì giải thích thế nào khi viết : Chim hót líu lo?
Líu lo. tt (Tiếng hát, giọng nói) có nhiều âm thanh cao, trong xen lẫn nhau,liên tiếp và như díu vào nhau, nghe vui tai:
Tiếng trẻ con líu lo suốt ngày.
Cây xanh thì lá cũng xanh
Chim đậu trên cành chim hót líu lo (Lí cây xanh)
Líu lo trên liễu một vài tiếng chim (Hoàng Trìu)
Ngày gửi: 23/03/2011 02:22
Có 5 người thích
Ngày gửi: 23/03/2011 02:30
Có 4 người thích
Ngày gửi: 23/03/2011 02:31
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hoan1982 vào 23/03/2011 02:51
Có 5 người thích
Vien.vien đã viết:Nòng súng không nhai và không nuốt được
Hỏi:
Ngọng líu ngọng lo! Khi hoảng sợ vì việc gì đó, có tình trạng lưỡi bị "líu", không nói được. Do lưỡi bị một lực nào đó "níu" kéo theo một hướng khác, không tuân thủ theo sự chỉ đạo của hệ thần kinh của người đó. Như vậy "níu" là đgt chỉ sự chủ động còn "líu" chỉ sự bị động.?
Dân vùng đồng bằng sông Hồng không phân biệt được khi nào dùng "l" khi nào dùng "n" nên có cách lý giải như trên. Cũng như:
Núm là cái nhô ra; lúm là cái lõm vào? Nhưng nòng súng và lòng lợn thì không mô tả được!
Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] ... ›Trang sau »Trang cuối