Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

mộng

THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ CUỐN SÁCH

Nhan đề: Puskin_nhà thơ Nga vĩ đại
Tác giả: Đỗ Hồng Chung
Nơi sản xuất: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội _ 1979
(In lần thứ 2)
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Bé Mộng typ đi. Mà bé typ mỗi ngày một đoạn ngắn thôi rõ ràng mạch lạc ra nhé, và bé cho phông chữ đậm vào đọc thích hơn bé ạ. Bé mà làm vậy tỉ thanks bé trước nhé. Tỷ NamLan đang đợi đó.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

Dẫn

PUSKIN ĐẾN VỚI CHÚNG TA

Tôi còn nhớ, hôm đó vào khoảng năm 1968, tôi cùng một bạn nhà văn Xô_viết đi trên bờ sông Nhê_va và đến bên cạnh pho tượng đồng kỷ niệm Đại đế Pi_ốt. Bấy giờ đã là mùa xuân. Trên dòng sông những tảng băng rã dần và ào ạt trôi. Thấy tôi đứng bên pho tượng, trầm ngâm nhìn dòng sông, lắng nghe tiếng lách tách của băng tan, bạn nhà văn Xô_viết hỏi:

_Sao anh đứng ngẩn người ra thế?

Tôi trả lời:

_Tôi đang nghĩ đến bài thơ “Kỵ sĩ đồng” của Puskin

_Anh cũng đọc thơ Puskin à?

_Vâng, không những đọc mà tôi còn dịch một ít bài thơ của Puskin nữa. Thơ Puskin quả là khó dịch.

Anh ban có yêu cầu tôi đọc một đoạn thơ dich để lắng nghe hồn thơ Puskin trong âm điệu Việt Nam. Cố nhiên tôi không thể từ chối và đọc xong tôi chờ đợi anh trả lời. Nhưng bạn nhà văn Xô_viết nghe xong, suy nghĩ một lúc rồi nói:

_Quả là một nhạc điệu thơ rất khác lạ so với nhạc điệu thơ của chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ nhạc điệu thơ đó có thể diễn tả thơ Puskin được. Bây giờ thì chúng ta cùng đến một chỗ này, chắc có thể gợi cho anh những cảm xúc.

Thế là chiếc xe ô tô bóng loáng, chứ không phải chiếc xe quệt ngày xưa, đã đưa chúng tôi đến một khu rừng, đến nơi được gọi là sông Đen. Puskin đã từng quyết đấu và bị tử thương ở đó. Gọi là Sông, nhưng thực ra là một khu rừng. Sông không còn nữa. Chỉ còn lại những vệt lầy lội đó đây. Gió chiều thổi lành lạnh. Cây đã trổ lá non, nhưng khu rừng còn đọng lại một ít băng tuyết. Tôi nhớ lại những mẩu chuyện về trận quyết đấu của Puskin tôi đã đọc. Tôi không chịu nổi và im lặng ra về.

Puskin đã sống một cuộc đời ngắn ngủi, vinh quang. Ông đã để lại một khối lượng hết sức lớn về thơ văn, kể cả thơ ngắn và truyện thơ, kể cả truyện dài và truyện ngắn, kể cả tiểu thuyết và kịch thơ, đã làm rạng rỡ nền văn học Nga, trước ông mới ở tuổi thơ ấu.

Ông học ở trường nhà vua nhưng lại hấp thụ những tư tưởng tự do và chống lại chuyên chế, chống lại Nga hoàng. Sống bên cạnh những người quý tộc nhưng ông đã có một mối đồng cảm sâu sắc với quần chúng bị áp bức và đau khổ. Không tham gia tổ chức những người tháng Chạp, nhưng ông lại lấy con đường đi của họ làm con đường đi của mình. Thấm sâu những truyện cổ tích, những anh hùng ca dân tộc và nhân dân nga nhưng thơ văn ông lại sớm cắm rễ sâu trong hiện thực mới, mang hơi thở của thời đại và trở thành cuốn bách khoa toàn thư của nước Nga bấy giờ. Học tập các bậc thầy thơ ca đương thời, nhưng ông đã nhanh chóng vượt lên họ, tự tìm lấy con đường đi của mình và đưa văn học Nga chuyển sang một thời kỳ mới, hoàn toàn mới, không những hình thành mà còn phát triển rực rỡ.

Puskin có một vị trí đặc biệt trong văn học Nga, vị trí của người mở đầu, người đặt nền móng, một nền móng vững chãi để xây dựng nên lâu đài văn học Nga đồ sộ và tráng lệ. Không có ai sau ông có được vị trí đó, dù là những đại văn hào như Lep Tôn_xtôi, Đô_xtôi_ep_xki, Gô_gôn…

Puskin là người thầy vĩ đại của nhiều thế hệ nhà văn Nga và Xô_viết. Con đường tìm tòi của Puskin và sức mạnh chinh phục của tác phẩm Puskin đã làm đổi thay nhiều quan niệm của người sáng tác và công chúng độc giả, làm cho văn học Nga đi trên con đường lớn của chủ nghĩa hiện thực, thoát ra khỏi tình trạng ngưng đọng, chậm chạp và phát triển mạnh mẽ với cuộc sống sôi động của dân tộc Nga.

Cố nhiên, trong thời đại chúng ta ngày nay, chúng ta phải đọc ông bằng con mắt mới, con mắt của những người đang xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải của những người đòi giải phóng nông nô. Và nghiên cứu ông, ta cũng phải làm với một tinh thần mới, chứ không phải “đem một nước hồ văn tuyển tráng lên” như Mai_a_cốp_xki đã nói. Cái lớn lao của ông là chính ông đã sống máu thịt với dân tộc, nhân dân và thời đại ông để sáng tạo ra một nội dung mới, một ngôn ngữ văn học mới. Và vì thế, ông luôn luôn mới, luôn luôn sống.

Ở nước ta, nhiều tác phẩm của Puskin đã được dịch ra và được đông đảo bạn đọc ưa thích. Nhưng nhiều tác phẩm lớn của ông vẫn còn chưa đuợc giới thiệu. Lần này chúng ta được đọc thêm trong tuyển tập văn thơ của ông bài thơ “Kỵ sĩ đồng”, trích đoạn truyện thơ Ep_ghê_nhi Ô_nhê_gin, và trích đoạn thơ Bô_rix Gô_đu_nốp, dù mới dịch bằng văn xuôi. Cố nhiên, dịch thơ ra thơ thì vẵn tốt hơn nhưng nếu chưa có điều kiện dịch ra thơ thì dịch ra văn xuôi cũng là điều cần thiết. Hơn nữa dich ra văn xuôi mà có chất thơ còn hơn dịch ra thơ mà lại văn xuôi hóa. Người ta còn nhớ đến những bản dịch văn xuôi rất tốt về “Phaxt” của Gớt, về các vở kịch thơ của Sêc_xpia ở Pháp và ở các nước khác. Giá cũng theo cách đó mà làm thì từ lâu chúng ta đã có một bản “Phaoxt” bằng Việt văn rồi, chứ đâu đến nỗi đối với nhiều người chúng ta “Phaoxt” chỉ là một tác phẩm vĩ đại chưa hề biết.

Chuyên luận khá công phu về Puskin của đồng chí Đỗ Hồng Chung sẽ làm bạn đọc hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp, về con đường văn học và tác phẩm văn học của Piskin. Nhưng chắc chắn những công trình nghiên cứu về Puskin sẽ không dừng lại ở đây. Chúng ta còn phải tiếp tục khám phá về ông, như các nhà nghiên cứu văn học Nga và Xô_viết từ hơn một trăm năm nay đã liên tục nghiên cứu tác phẩm của ông và sẽ còn mãi mãi.

Tháng 10 năm 1976

HOÀNG TRUNG THÔNG
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

PHẦN THỨ NHẤT


I, PUSKIN_MÙA XUÂN VĂN HỌC

II, ĐƯỜNG ĐỜI_ĐƯỜNG THƠ

III, THƠ

IV, TRƯỜNG CA

V, TIỂU THUYẾT THƠ

VI, KỊCH

VII, VĂN XUÔI

VIII, PUSKIN _HÔM QUA VÀ HÔM NAY
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Hihi chú chỉ biết về Puskin ở chi tiết: Đấu súng! Ông ấy là một nhà thơ vĩ đại nhưng là tay súng kém. Thế mà tự ái thì...ngút ngàn!!?? Nhận lời thách đấu súng với...tình địch! Hậu quả là...chết! Không thì đời còn nhiều kiệt tác thơ của ông ấy nữa...=:)
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

ke kẹ, bé thua chú Chằn toàn tập a, bé thấy, Puskin chết do đấu súng thật, nhưng đó là âm mưu của Nga hoàng mà, Nga hoàng độc ác, mượn dao giết người *khóc, giận*
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Bé Mộng,
Tỉ NL vừa ngủ gật dậy vẫn cay mắt mà đọc một mạch bài type của Mộng. Hay, rõ ràng và rất là.....Mộng. Hiiiii. Cám ơn Mộng.

Tiếc là ông Pushkin ông ấy mất sớm quá nếu không sẽ còn vô số các kiệt tác cho nhân loại nhỉ.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@Mộng:

Đợi hoài để gặp Puskin
Vẫn chưa gặp được, ngóng nhìn xa xa
Mong Người mau hãy hiện ra
Dẫu là ngắn ngủi cho ta thoả nguyền

Hay là vẫn chỉ Mộng êm...
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cao Trung Nhan

Chằn tinh Shrek đã viết:
Hihi chú chỉ biết về Puskin ở chi tiết: Đấu súng! Ông ấy là một nhà thơ vĩ đại nhưng là tay súng kém. Thế mà tự ái thì...ngút ngàn!!?? Nhận lời thách đấu súng với...tình địch! Hậu quả là...chết! Không thì đời còn nhiều kiệt tác thơ của ông ấy nữa...=:)
Theo tôi biết thì Puskin chết vì đấu kiếm chứ không phải đấu súng. Bác Chằn tinh Shrek nhỉ?
Puskin là một nhà thơ vĩ đại nhưng ông là nhà thơ vĩ đại vì ông có tâm hồn vĩ đại. Tâm hồn vĩ đại của ông dẫn ông đến quyết đấu với tình địch. Việc ông quyết đấu và sự vĩ đại của thơ ông là một chỉnh thể thống nhất. Nếu ông biết suy nghĩ đắn đo trước khi quyết đấu thì lại không phải Puskin! Nếu ông đủ khôn ngoan để sống lâu thì sẽ không có tâm hồn thơ như thế. Và thế gian sẽ có một Puskin sống thọ nhưng nhân loại sẽ không có một nhà thơ Puskin vĩ đại!
Đời là một chuỗi những ngạc nhiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

@ bác Đồ Nghệ: xin lỗi bác và mọi người, bé sẽ sớm quay lại với cái topic nì
máy hỏng và mọi việc lu bu quá...
bé toàn phải tranh thủ ghé net chút chút >"<
ôi, cảm ơn bác vẫn còn nhớ đến bé và cái topic nì^^ *ôm bác*
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
[1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối