Trang trong tổng số 67 trang (662 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Vậy bạn không đọc những gì mình post trên đây  và cả chủ đề Xin đọc kỹ khi mới tham gia sao? Mệt thật đấy! Rõ ràng trong đó ghi: mỗi thành viên không được mở quá 3 chủ đề và mỗi chủ đề phải cách nhau ít nhất là một tuần, mình vừa mở nick cho bạn, bạn lại tạo một lúc 2 chủ đề khác nữa!

Xem lại thì chủ đề "Vì sao?" đã có trước đó nên để không phải gộp chủ đề của bạn vào trong chủ đề của người khác, mình sẽ đổi tên chủ đề của bạn thành chủ đề " Thơ Minh Bình" bạn hãy vào đó post bài tiếp đi, đừng tạo thêm chủ đề mới nữa. Với dạng chủ đề này, bạn không có quyền mở thêm các chủ đề thơ khác trong diễn đàn này nữa. Thêm một chút nữa: bạn thấy nhiều thành viên khác, và cả Nguyệt Thu nữa, cũng chỉ mở một chủ đề thơ cho chính mình mà chăm sóc đã không xuể, vậy bạn sao lại cứ phải mở nhiều chủ đề rồi khi nó bị đẩy ra các trang sau, chính mình cũng không biết tìm nó ở đâu?

Bây giờ mình sẽ gộp các chủ đề kia vào đây cho bạn, mình cũng nói trước, đây là lần sau cùng mình gộp giúp hộ bạn, còn tới đây, bạn vẫn cứ mở thêm chủ đề không đúng quy định, mình sẽ xóa như đã xóa các chủ đề của Tuda và BĐH có thể lại khóa nick của bạn vì lỗi spam. BĐH không có nhiều thì giờ để cứ phải quẩn quanh với các lỗi kiểu này của mỗi thành viên đâu! Mong bạn hiểu giùm cho và cách tốt nhất là bạn hãy đọc kỹ các bài viết trong chủ đề Xin đọc kỹ khi mới tham gia mà NT đã dẫn đường link cho bạn.

Các chủ đề đã xóa không thể tìm lại được, bạn ạ!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Cảm ơn Nguyệt Thu nhiều! Bạn thứ lỗi cho, mình hứa sẽ tìm hiểu kỹ hơn. Như mình đã nói: Máy của mình vưa mới nối mạng mà! thật phiền cho bạn quá. Thì ra đối với mọi người chỉ là "Lối củ" còn Mình là cả " Rừng hoang". trã ơn cho bạn mình chỉ có một baì thơ...Mong bạn đừng bình nhé.

LẠC LỐI
Đi lạc vào thế kỷ.
Ngu ngơ chú nai vàng.
Dẫm chân vào lối cũ.
Mà cứ ngỡ rừng hoang.

Muốn tìm ra chân lý.
Phải hiểu mọi lẽ đời.
Câu thơ lạc Ý tứ.
Biển đời cứ chơi vơi.
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Bạn hiểu ra mọi việc là tốt rồi. Chịu khó tìm hiểu thêm về một nơi chốn mới với người mới là cần thiết mà. Có gì khó khăn bạn cứ hỏi và lên tiếng đề nghị, mọi người sẽ cùng giúp bạn được đó.
Mong bạn không buồn vì những lời hơi...bức xúc vừa rồi của NT! :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Vẽ tranh.
Ta vẽ nổi nhớ vào tranh.
Ta pha nổi buồn vào mực
Ta viết những dòng thổn thức.
Gửi cã mây trời cùng gió cho em...

Say sưa ta vẽ từng đêm.
Mắt nàng buồn buồn quá.
Nụ cười nàng sao trông xa lạ.
Má hồng ơi ngày ấy đâu rồi?

Say sưa ta vẽ đôi môi.
Đỏ mọng ngày nào nay nhạt phai màu nắng.
Hàng mi dài xanh phẵng lặng.
Toả bóng mặt hồ nay lạnh giá một màu đen.

Ừ khó gì với mái tóc xanh.
Một thời tay ta luồn vào mát rượi.
Nàng thổn thức chúng mình bao giờ cưới.
Sao bây giờ lốm đốm màu sương.

Ầu ơ...Hết giận lại thương...
Ru con nang có vấn vương người tình.
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Mùa lá rụng.

Đi trong mùa lá rụng.
Nhớ một thời ấu thơ.
Lá vàng bay bay bay.
Em xâu thành từng chuổi.
Mua dưa cà mắm muối...
Đỡ đần mẹ sớm khuya.

Đi trong mùa lá rụng.
Nhớ một thời ấu thơ.
Lá vàng bay bay bay.
Rơi đày sân đày ngõ.
Lá to rồi lá nhỏ.
Làm trầu cau cưới nhau.

Đi trong mùa lá rụng.
Nhớ thưở tóc còn xanh.
Lá vàng vẫn bay bay.
Rơi rụng trên mái tóc.
Anh khẽ khàng gở giúp.
Em thẹn thùng: Kệ em!

Đi trong mùa lá rụng .
Tóc đã nhuốm màu sương.
Lá vàng vẫn bay bay.
Lời hẹn bay theo gió.
Để mỗi chiều qua ngỏ.
Ngóng theo lá vàng bay.

Lá vàng vẫn bay bay.
Rơi đầy sân đầy ngõ.
Trò chơi thời thơ ấu.
Cưới em, nay đâu rồi?
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Thà làm thân Ốc.

Đường ta đi bỗng Thái sơn chắn lối.
Dồn sức bình sinh ta húc
đầu ta vỡ nát tan tành.
Miếng cơm ta ăn bỗng nghẹn.
Nghiến răng ta nuốt, cổ họng rách bươm.
Ước gì có phép thần thông.
Đễ ta gạn được đục, trong.

Đêm đêm giỡ lần từng trang sách.
Thầy Chu trợn mắt nhìn ta.
THất thế thế thời thời phải thế.
Nịnh thần nhan nhãn thầy ơi!
Mà đâu chỉ mình con...Sống trên đời lắm kẽ.
Lực bất tòng tâm chỉ xin làm thân ốc.
Ngủ bụi bờ mong cho hết mùa đông.
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

@ Minh Bình đã viết:Chằn Tinh thân mến! Bài thơ này chỉ là thơ châm biếm, đừng cho mình là thằng phản động. Mình chỉ đề cập một bộ phận nhỏ... đang tồn tại ở một làng quê bé nhỏ của mình thôi! Cứ thẳng thắn góp ý vô tư đi. MB không phải là kẽ giấu dốt...Đừng ngai.. cảm ơn!
THẬT TÀI.
Mất mùa thì bảo tại thiên tai.
Được mùa chúng bảo chúng nó tài.
Bôi máu cha ông hồng lý lịch.
Ô dù con cháu sáng cân đai.
Lên xe xuống ngựa người đua đón.
Nạt dưới nịnh trên áo ngắn dài.
Chăn vịt giữ bò mà quan cã!
Kim cổ trần gian có mấy ai?

Minh Bình huynh! Ý thơ của huynh thật tuyệt!
Tuy nhiên, bài trên chỉ là một bài thất ngôn bát cú
Chưa phải là thơ Đường. Shrek mạn phép sửa lại bài
thơ trên cho đúng với tinh thần thơ tập cổ.56 từ
không được trùng lặp từ nào, trừ những từ láy như :
Lay lay, hiu hiu...v.v..., luật bằng trắc phải tuyệt đối.
Vì cái chung. Như lời huynh nói là sẵn sàng học tập. Vậy
huynh xem kỹ và rút tỉa ra cho những lần sau nhé!
Chúc huynh lĩnh hội niêm luât, vần, đối thơ Đường
thật mau. Bởi, S rất tin tưởng vào ý thơ tuyệt hay của huynh đấy!:)

THẬT TÀI.
Mất mùa thì bảo tại thiên tai.
Trúng lớn chúng la toáng tớ tài.
Bôi máu cha ông hồng lý lịch.
Ô che con cháu sáng cân đai.
Lên xe xuống ngựa người đưa đón.
Nạt dưới nịnh trên áo ngắn dài.
Chăn vịt giữ bò mà quan cã!
Cổ kim nhân thế có còn  ai?
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Cảm ơn huynh nhiều! "Quay đầu lại là bờ" Phải căng buồm lên liều một chuyến ra khơi thôi!
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

ĐỌC KỸ NHỮNG DÒNG DƯỚI ĐÂY NHÉ!
( Khi nào nhuần nhuyễn rồi xoá đi.) Bạn tự xem
rồi sẽ biết bài thơ vừa hoạ bên nhà mình sai ở chỗ nào
Với trình độ của một GV mình biết chắc bạn sẽ hiểu nhanh.

Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ý đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.

Luật
Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.
Luật bằng trắc
Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.

Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:
   1. Luật vần bằng

   * Thất ngôn tứ tuyệt

   Câu số  Vần  Ví dụ: Mời trầu1 của Hồ Xuân Hương
   1   B   T   B  B  Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
   2   T   B   T  B  Này của Xuân Hương mới quệt rồi
   3   T   B   T  T  Có phải duyên nhau thì thắm lại
   4   B   T   B  B  Đừng xanh như lá, bạc như vôi
   Chữ thứ  1  2  3  4  5  6  7

   * Thất ngôn bát cú

   Câu số  Vần  Ví dụ: Thương vợ1 của Trần Tế Xương
   1   B   T   B  B  Quanh năm buôn bán ở mom sông
   2   T   B   T  B  Nuôi đủ năm con với một chồng
   3   T   B   T  T  Lặn lội thân cò khi quãng vắng
   4   B   T   B  B  Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
   5   B   T   B  T  Một duyên hai nợ âu đành phận
   6   T   B   T  B  Năm nắng mười mưa dám quản công.
   7   T   B   T  T  Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
   8   B   T   B  B  Có chồng hờ hững cũng như không!
   Chữ thứ  1  2  3  4  5  6  7

Luật đối

Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi "thất đối".

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

   Lom khom dưới núi tiều vài chú
   Lác đác bên sông chợ mấy nhà,2

"Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.

Niêm
Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

           * câu 1 niêm với câu 8
           * câu 2 niêm với câu 3
           * câu 4 niêm với câu 5
           * câu 6 niêm với câu 7

Chẳng hạn với luật vần bằng:

          1. - B - T - B B
          2. - T - B - T B
          3. - T - B - T T
          4. - B - T - B B
          5. - B - T - B T
          6. - T - B - T B
          7. - T - B - T T
          8. - B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

   Cỏ cây chen đá lá chen hoa
   Lom khom dưới núi tiều vài chú

Vần
Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận".

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

   Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
   Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

phố núi cao(MT)

Minh Bình viết :
Cảm ơn nhiều, Minh Bình là giáo viên dạy tự nhiên (chắc huynh cũng đoán ra). Thời THPT có học một số bài thơ Đường nhưng chỉ phân tích nội dung và nghệ thuật, chứ đâu có được học kỹ niêm luật thơ Đường. Bài viết của huynh dễ hiểu lắm, nhưng xem ra thơ Đường không dễ "xơi" như mình tưỡng...Chà! món " ẫm thực" của các cụ ngày xưa "hắc" thật. Mong một ngày gần nhất có bài gữi vào "vườn thơ Đường" của huynh đễ nhờ huynh "uốn,tiã". Một lần nữa, chân thành cảm ơn huynh đã nhiệt tình chỉ bão. Còn bây giờ mình phải học đây. Chúc huynh hạnh phúc và cò nhiều bài thơ hay!

Bạn Minh Bình thân mến !
MT ko hiểu là bạn vào cảm ơn ai mà  nhầm vào trang củaPNC (MT) rồi , vì MT cũng mới biết bạn và chưa hề hứong dẫn gì bạn cả ! nhầm phải ko ? nhưng dù sao thì cũng cám ơn bạn đã ghé vào  thăm viếng tệ xá MT !mời bạn cùng xướng hoạ với MT nhé !
Soi gương thấy bóng hình xa lạ
Giựt mình chợt hỏi: Ai vậy ta ?
Hoá ra người quen trong hiện tại
Còn mình thuở xưa đâu mất xa
        
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 67 trang (662 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối