TÌNH PHỐ.
Phố có cạn tình
Có lạnh lẽo
Có vô tâm
Có khắc khoải
Có âm thầm...
Hay có...khác
Kệ!
Lòng Đêm luôn bao dung
Mở rộng
Đón Phố về
Trong tĩnh lặng
Bình yên!
Phố cùng Đêm
Đêm cùng Phố
Nợ?
Duyên?
Không biết được
Thôi...
Trãi lòng
Vào gió.
Về đi nhé
Về cùng em
Đêm và Phố.
Như cuộc đời, đồng nghĩa với yêu thương.
( huongnhu )
Tặng Phố và Đêm đó. Chúc bình yên.Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
HOÀI NIỆM THU.
Có gì như thể mùa thu
Sớm nay vừa về phố thị
Sắc nắng trải vàng mộng mị
Mơ màng cô nhỏ làm thơ.
Có mùa thu đã bơ vơ
Cũng vừa theo mùa về tới
Tháng Chín bâng khuâng chờ đợi
Khẽ run một chiếc lá vàng.
Cũng là thời khắc thu sang
Cũng là nắng vàng ngày cũ
Cũng là dăm người bạn tủ
Mà sao thu lại khác nhiều.
Có thương, có nhớ bao nhiêu
Mùa qua bao giờ trở lại
Ngày đi, cung đường xa ngái
Thu xưa biết có tìm về!
HNhu
Trỗng không! Phía trước không có gì! Hà!Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
SÀI GÒN MÙA THU.
Tháng Chín Sài Gòn, có phải không em.
Thu đâu vắng ? Hay vì em đâu vắng!
Quanh đây, không gian lẳng lặng
Tháng Chín đây rồi, Em _ Thu đâu?
Sáng nay chiếc lá bàng trên sân trường chuyển sắc sang nâu
Trong chiếc kén, con sâu già đương làm tổ.
Góc phố vắng ròn rã tiếng thổ mộ
Nỗi niềm hoài cổ vương vương.
Chủ nhật, nắng hanh vàng, dìu dịu thân thương
Đi lễ sớm, tận Vương Cung Thánh Đường
Quỳ bên Mẹ, khấn lời kinh cầu nguyện.
Bình yên lặng lờ, tợ màn sương.
Tháng Chín Sài Gòn, mưa nhẹ giăng giăng
Mưa ướt áo, nhập nhòe ngày tháng cũ
Nơi xa, mùa này, đàn chim bắt đầu di trú
Sài Gòn thấp thỏm chờ, một cánh chim hoang.
Tháng Chín Sài Gòn, nhẹ bước lang thang
Tà áo trắng em bay phấp phới trước cổng trường
Ly chè đá cùng tiếng cười ngọt lịm
Góc Văn Khoa ấm áp hơn giảng đường...
HNHU
Đương hè lại nhớ mùa thu! Nhớ bạn bè. Thèm một đứa bạn. Thèm nghe những tiếng cười dzô tư.
Cảm giác cô đơn trơ trọi đến thẩn thờ.
Hà, bao giờ cũng thế, lại thấy mình dại dột.
Chung qui, cũng chỉ bởi tại hông biết nghe lời răn dạy của má, của chị. Mọi tình huống đã được người thân tiên liệu. Dzậy mừ cứ mù quáng đâm đầu dzô.
Biết là mình đã sai. Buồn nẫu ruột. Muốn chết quách!
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thằng ăn cắp
Ở một làng nào đó bên xứ Ấn Độ, có một thương gia nghèo. Ðời sống khó khăn, nạn cường hào ác bá quá đỗi lộng hành khiến bác ta sống không nổi, phải bỏ đi một xứ xa sinh sống. Sống nơi đất khách quê người lâu ngày, lòng riêng vẫn tủi. Lại thêm tuổi đà xế bóng, tính ganh đua, lòng ham muốn cũng mỏi mòn. Một hôm chạnh nhớ cố hương, bác quyết định trở về. Bán hết tài sản lấy tiền mua vàng, gói vào một túi vải giấu trong túi hành lý khoác vai, bác lên đường về quê hương.
Trong vùng quê người thương gia, giữa một cánh đồng, dân trong vùng xây một ngôi chùa nhỏ để các nông phu buổi trưa ghé vào lễ Phật và nghỉ ngơi. Một cây bồ đề lâu năm che bóng rợp xuống một sân nhỏ lát gạch, một cái giếng khơi, nước mát và trong vắt, cũng là nơi cho khách bộ hành ghé chân nghỉ ngơi, giải khát, hoặc đôi khi ngủ qua đêm trong chùa. Chùa không có người coi. Phật tử trong chùa đều là nông dân. Lúc rảnh việc thì tự ý tới làm công quả quét tước, dọn dẹp, chăm sóc cho đám cây cỏ sân chùa lúc nào cũng hương khói quanh năm.
Sau nhiều ngày lặn lội đường xa, người thương gia về gần đến làng cũ. Trời đã xế trưa, nắng gắt. Ði ngang qua chùa, bác ghé vào nghỉ chân dưới gốc bồ đề. Ra giếng nước giải khát, rửa ráy sạch sẽ xong, bác vào chùa lễ Phật. Trong chùa vắng lặng. Bác thắp hương quỳ trước bàn thờ Phật. Ngước nhìn lên, nét mặt đức Thế Tôn vẫn trầm mặc như xưa nay, hơn mười năm qua không có gì thay đổi. Cảnh vật như đứng ngoài thời gian. Lễ xong, người thương gia rời chùa. Thấy bóng chiều đã ngả, đường về còn khá xa, bác liền rảo bước, bỏ quên túi hành lý trong chùa.
Chiều hôm đó, một nông dân nghèo khổ trở về làng sau một ngày làm việc ngoài đồng. Ngang qua chùa, ngày nào cũng vậy, bác ghé vào lễ Phật trước khi trở về nhà. Lễ xong, bác trông thấy một túi vải to để gần bàn thờ. Bác ta nghĩ thầm: “Không biết túi vải của ai đi lễ đã bỏ quên. Nhỡ có người tham tâm lấy mất thì tội nghiệp cho người mất của. Âu là cứ mang về nhà rồi bảng thông báo để trả lại cho người ta.”
Về đến nhà, bác nông dân gọi vợ con ra, trỏ vào túi vải, nói:
- Ðây là vật người ta bỏ quên trong chùa. Nay mình cứ tạm kiểm kê rõ ràng, đầy đủ, mai mốt có người đến nhận đúng thì trả lại cho người ta.
Giở ra xem, thấy có gói vàng to, người nông dân nghiêm giọng dặn vợ con:
- Vàng của người ta là một vật rất nguy hiểm. Nó làm nảy lòng tham. Mọi điều bất chính, bất lương, mọi sự đau khổ cũng từ đó phát sinh. Mẹ con mày chớ có dúng tay vào mà khốn!
Bác cất cẩn thận vào rương, khóa lại.
Người thương gia rảo bước về gần đến làng, nhìn xa xa ráng chiều êm ả, những làn khói bếp vương vấn trên rặng tre quen thuộc. Cảnh xưa vẫn còn trong trí bác so với nay như không có gì thay đổi sau hơn mười năm xa cách.
Vừa đến cổng làng, người thương gia mới sực nhớ đã bỏ quên túi hành lý ở chùa. Lo sợ, hốt hoảng, bác vội quay lại con đường cũ, vừa chạy vừa kêu:
- Khổ thân tôi! Thế là tôi mất hết cả sản nghiệp dành dụm từ hơn mười năm nay! Bao nhiêu công lao trôi sống trôi biển cả rồi! Khổ thân tôi chưa!
Người đi đường ai thấy cũng ngạc nhiên.
Tới chùa thì cảnh vẫn vắng tanh, bên trong chỉ có một cụ già đang lễ Phật. Người thương gia vội túm lấy cụ già, hốt hoảng hỏi:
- Túi đồ của tôi đâu? Vàng của tôi đâu?
Cụ già ngạc nhiên:
- Túi đồ nào của bác? Vàng nào của bác?
- Thì cái túi hành lý tôi để quên hồi xế trưa trong chùa này!
Cụ già vẫn bình thản:
- Quả thật lão không thấy túi đồ của bác. Lão đã sống thanh đạm cả đời, nỡ nào trong chốc lát vứt bỏ lương tâm mà tham của người. Bác cứ bình tĩnh. Của mất, có duyên còn có ngày lấy lại, vô duyên thì của cầm trong tay cũng mất. Túi đồ của bác đã thất lạc, bác lại mất luôn cả cái tâm công chính, đỗ vấy cho người là cớ làm sao?
Gần đây có một xóm làng, buổi chiều nông dân thường lễ Phật trước khi về nhà. Bác thử tới đó hỏi xem. Thói thường, thấy vàng là tối mặt lại. Nhưng cũng còn tùy. Cũng còn có nhiều người tốt.
Người thương gia nghe ra, nhận thấy mình vô lý, bèn xin lỗi cụ già rồi theo lời chỉ dẫn, tiếp tục đi tìm. Tới làng, ông ta hỏi nhiều người mà không ai biết. Nghĩ rằng sản nghiệp dành dụm trong mười năm của mình nay phút chốc như chiếc lá vàng rơi theo gió đưa, biết đâu là bờ bến mà tìm! Ðành phó mặc cho bước chân tình cờ may rủi. Khi tới cuối làng, giữa vườn cây cối um tùm có một căn nhà lá nhỏ tồi tàn. Trước cửa treo một tấm bảng đen, với hàng chữ trắng viết to: “Tôi có nhặt được một túi vải bỏ quên trong chùa. Ai là chủ xin tới nhận lại.”
Người thương gia mừng quýnh đập cửa, gặp anh nông dân ra mở hỏi:
- Bác là chủ túi đồ bỏ quên trong chùa?
- Vâng, chính tôi. Tôi đã để quên trong chùa hồi xế trưa nay. Xin cho tôi nhận lại.
- Nếu đó là của bác thì bác phải nói xem túi đồ của bác như thế nào? Trong đựng những gì?
Người thương gia trả lời:
- Ðó là túi vải, trong đựng một ít lương khô đi đường.
Người nông phu nói:
- Thế thì không phải túi đồ của bác.
- Thú thật với bác, cũng còn một số vàng trong một gói vải khác màu đỏ.
Người nông phu nghe tả đúng các đồ vật và số lượng vàng đựng trong túi vải, biết chắc người tới hỏi là chủ nhân bèn mở rương ra, nói với người thương gia:
- Quả thật đó là túi đồ của bác. Xin mời vào nhận.
Người thương gia nhận đủ số vàng, lòng vui khôn tả. Bác thấy cảnh nhà người nông dân nghèo nàn mà lại không có lòng tham, để tỏ lòng biết ơn, bác chia đôi số vàng gói vào một miếng vải đưa cho người nông dân. Bác nói:
- Vàng của tôi tưởng đã mất, may sao lại gặp tấm lòng quý của bác. Tôi xin biếu bác một nửa để tỏ lòng thành thật biết ơn.
Người nông dân ngạc nhiên:
- Trả lại món vật không phải của mình chỉ là một việc bình thường, có ơn gì mà được đền?
- Bác đã làm một điều thiện. Ðược đền ơn là đúng lẽ.
- Làm việc thiện là nghĩa vụ tự nhiên. Đạo lý xưa nay vẫn dạy như vậy. Đó không phải là cái cớ để đòi hay nhận tiền thưởng. Cũng như lòng yêu dân tộc, yêu tổ quốc không phải là cái cớ để được trả công. Vàng của bác do công sức làm ra thì bác hưởng. Tôi có góp công lao gì vào đó mà chia phần? Thôi, xin bác hãy để tôi được sống yên vui trong cái nghèo của tôi hơn là sống giàu có nhờ vào của cải người khác. Như thế cũng là một cách ăn cắp.
Người thương gia không còn lý lẽ gì để nói thêm bèn khoác hành lý lên vai, bất thần vất gói vải đựng nửa số vàng lên bàn rồi bỏ chạy. Ý định của ông ta là bắt buộc bác nông dân phải nhận sự đền ơn, nhưng bác vội nhặt gói vàng rồi đuổi theo, miệng hô hoán:
- Bớ người ta, thằng ăn cắp! Bắt lấy thằng ăn cắp.
Dân trong làng nghe tiếng hô hoán liền đuổi theo bắt được người thương gia dẫn trở lại trước mặt bác nông dân, hỏi:
- Hắn đã ăn cắp vật gì của bác?
- Hắn định ăn cắp cái tâm công chính và chân thật mà tôi có được từ ngày tôi học Phật!
Những người làm việc công mà đòi trả ơn, làm việc thiện chỉ do tư lợi, làm việc nước cốt vì quyền hành địa vị... thảy đều phải đọc chuyện nầy mà suy gẫm.
(Không biết tên người kể.)
Lãng Tử Năm Xưa
@ Bài này, Lãng Tử tôi mới nhận được sáng nay, "ai đó" Forward cho tôi qua email. Đọc xong tôi post vào đây chia sẽ cùng các bạn trong TV... Tôi giữ nguyên văn bản nhận được, kể cả những dòng in đậm. Tôi cũng không biết post bài này vào đâu mới đúng yêu cầu của TV, đành gửi tạm vào trang này của Gái Nhỏ. (cũng có chút chút dính dáng đến miền quê, nhớ trường hợp của Sư phụ Diệu Dung nên dè dặt). Nếu không đúng chỗ xin chị Nguyệt Thu vui lòng chuyển hộ. Cảm ơn chị trước. LT
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Của nã gì dù quí, dù hông, anh đã để dzô cửa nhà Gainho thì yên tâm đừng lo chi hết!
Mẩu chuyện của anh hai làm gn có chút bình tâm trở lại.
Đúng là gn đang hoang phí nhiều thứ lắm. Ngố nhiều lắm. Nông nổi nhiều lắm. Thường hay làm ngược dzới tất cả!
Hà, lại nghe rỗng tuyếch trong lòng. Đã dzừa đánh mất lòng tự trọng do một chuyện nông nổi hông đâu! Đau!
Hihi, ngày xưa hnhu cũng bị ghẻ.
Mà cái giống ghẻ này ác lắm. Nó hông mọc chên người. Hông mọc đâu hết. Chỉ mọc ở hai chỗ: chỗ để đội nón va chỗ để ngồi.
Ngày đó còn nhớ như in, ở mông có tới hai cái mụt nhọt. Nghe chị gái lớn nói là mụt đầu đinh đầu ghút gì á. Tối ngủ toàn nằm chổng mông lên. Nhức hông chịu nổi. Tới hồi nó mùi, đi bs chích lấy cùi ga.
Ghê nhứt là nhọt ghẻ chên đầu.
HNhu bị lãnh đâu mấy mụt to tổ tướng. Hông biết má học ở sách nào mà mua thuốc dán con rồng, con rắn gì á, đen thì lì thấy mà ghê, lại còn hôi gình. Má cắt tóc chỗ đó đi, chét thuốc dán dzô một miếng dzải, hơ lên lửa. Thuốc chảy sền sệt, má ụp dzô chỗ mụt nhọt. Chời ơi! gứm chít đi được.
Má lại còn lo ghẻ nó mọc nguyên người, má nhờ người ta hái lá mù u đem dzìa nấu nước cho tắm. Ây da, đúng là chịu hông nổi.
Mà nhờ dzậy, từ từ, ghẻ nó biến đâu mất tiêu!
Hihi, chong cái thế giới loãng moạng của cụm từ ngày xưa, có cả mấy mụt nhọt ghẻ. Hhahaahahah, yêu ngày xưa ghê!Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn.
Đúng là có ra đi mới biết quê hương là chùm khế ngọt !
Trái tim đa tình
Tâm vô hướng
Sầu vô định
Nỗi nhớ mông lung.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ Blue: Trích thơ nhớ ghi nguồn ha bạn!
" Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn.
( Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên ) "
HNhu cảm ơn chú Đồ Nghệ ạ!Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Cảm giác muốn nổ tung. Sự chịu đựng đã đến mức quá thể. Hà, lại...chịu tiếp! Biết làm gì khác đâu.Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
huongnhu đã viết:
Cảm giác muốn nổ tung. Sự chịu đựng đã đến mức quá thể. Hà, lại...chịu tiếp! Biết làm gì khác đâu
Hi...cho nổ với xem có giống 2 quả bom nguyên tử ở Nhật không? Vui là chính - Chính là vui!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Một ngày thật dài lại trôi qua. Hãy trôi qua như thế thêm ít lâu nữa. Gnho sẽ lấy lại thăng bằng. Nỗi buồn còn vương mang. Nhưng thật lạ, cảm giác mình vừa lớn thêm một chút, cứng cáp hơn một chút. Còn nữa, hoài nghi thêm một chút, chai sạn hơn một chút, dửng dưng hơn một chút, khinh khỉnh hơn một chút... Có lẽ sau lần này, khó dám tin vào ai! Ngoài người thân! Nỗi đau là trò dzui cho người ta còn đeo bám. Sẽ còn đeo bám dai dẳng trong tình cảm của con gnho.
Đã có mưa đầu mùa. Mưa nhỏ thôi, nhưng thiệt là quí hoá. Mùi hơi đất xông lên hăng hăng. Sét quánh to đùng làm giựt cả mình. Nếu chẳng phải đang ho hen sốt nóng thì dám lao đầu ga dầm mưa gùi. Má hay nói, mưa đầu mùa độc, hông nên tắm. Nhưng, cầm tinh con dzịt như gnho thì lại thích mưa đầu mùa. Chắc mai sẽ hết sốt. Chắc mai sẽ có mưa đầu mùa. Chắc mai lại lén lao đầu dzô mưa!Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook