Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [123] [124] [125] [126] [127] [128] [129] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

LOẠN TRÍ...
Thái Sinh


Lão Cò cầm tập bản thảo thơ của bác Thảo Dân với tựa đề Tình xuân núi Hài, vội hỏi với ý ngờ vực:
- Bác nhờ ai chọn tên cho tập thơ này thế?
- Tất nhiên là tôi chọn rồi- Bất chợt giọng bác Thảo Dân hơi gay gắt - Từ nãy tới giờ tôi nghe lão nói chuyện loạn sĩ, tự nhiên tôi thấy tự ái quá. Cũng giống bà lão tôi ở nhà, thấy tôi làm thơ bà ấy gọi tôi là kẻ loạn trí. Đất nước ta là đất nước của thơ ca, nhạc, hoạ… tất cả mọi người đều có quyền làm thơ, viết văn. Vậy họ đều là những kẻ loạn trí sao? Quan chức làm thơ thì có gì xấu đâu? Là con người thì ai cũng phải có lúc rung cảm trước những cái đẹp của cuộc sống. Làm thơ không phải là đặc quyền của các nhà thơ, có thơ bác học thì có thơ thường dân, có thơ Bút Tre và có nhiều loại nhà thơ khác để tạo ra xã hội thơ với nhiều gương mặt khác nhau thì xã hội thơ ấy mới giàu bản sắc dân tộc chứ? Lão cứ hình dung ra một xã hội thơ chỉ có Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tố Hữu…thì còn gì để đọc nữa? Cũng giống như núi Hài chỉ toàn những gương mặt già khú đế như tôi và lão thì còn gì chán hơn?
Lão Cò bật cười:
- Một xã hội thơ như ý bác nói thì có cả những thằng điên, những kẻ giả tâm thần chúng tha hồ ném đá vào xã hội?
- Không hẳn như thế, ý tôi muốn nói một xã hội thơ phải chấp nhận tất cả các gương mặt và mọi tính cách con người. Giống như tập thơ của ai đó vừa xuất bản, ông nhà thơ muốn mình trở thành kẻ điên để nhảy sổ vào cuộc sống, để yêu, để giận, để nói những lời lảm nhảm, văng ra những câu thơ nhảm nhí…tuyệt cú của mình.
Rít liền mấy điếu thuốc gương mặt lão Cò trở nên bí ẩn, giọng lão nghe xa vời:
- Hồi học phổ thông, tôi và bác chả được các thầy giáo giới thiệu những gương mặt nhà thơ điên, thơ say. Đọc những câu thơ điên tôi thấy họ tỉnh lắm, không phải là người ta cố tình điên như trường hợp nhà thơ bác vừa nói đâu. Nếu được nói một câu thì tôi bảo đó là người loạn trí - Lão Cò chợt im lặng rồi bất chợt nói to lên vẻ tức giận - Các nhà thơ loạn trí đã đành, các nhà quản lý xã hội mà loạn trí thì hậu quả khôn lường. Mới đây thôi, thành phố nọ ép dân treo đèn lồng nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh. Không còn gì để nói nữa, một kiểu nhập khẩu văn hoá cưỡng bức, sự nô dịch văn hoá sẽ mở đường cho sự nô dịch khác. Đó là điều đáng báo động. Rồi chuyện ở một tỉnh phía Nam bàn chuyện xây tượng đài tốn trên 400 tỷ, trong khi đó đất nước chúng ta nhiều nơi đồng bào không đủ cơm ăn, áo mặc, các cháu học sinh thèm một cây cầu bắc qua suối để đến trường…Vậy mà họ vẽ ra những dự án tiền tỷ làm những việc không đâu. Rồi chuyện IQ, ICO gì đó, không biết ông IQ bây giờ còn IQ nữa không?
Lão Cò lật giở từng trang Tình xuân núi Hài đọc một cách say mê, đôi lúc lại vỗ đùi ngước nhìn bác Thảo Dân buột một câu: Lạ! Thật lạ! Cuối cùng lão bảo:
- Thực tình tôi thấy thơ bác chân thành, hay. Nhưng lời khen của tôi như thầy bói xem voi thôi. Bác đưa cho thằng Út nhờ mấy ông nhà thơ ở Hội Văn nghệ họ thẩm định trước khi xin giấy phép xuất bản. Chưa biết chừng, tập Tình xuân núi Hài của nhà thơ trẻ Thảo Dân lại trúng giải quốc gia. Khi đó bà lão nhà bác không còn chê bác là kẻ loạn trí nữa nhé. Thời loạn trí đang lên ngôi mà…

Thứ sáu ngày  7/10/2011
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

  Lại xuất hiện clip lái xe bằng… lưng


TPO – Ngồi quay lưng lại, nam thanh niên liều lĩnh điều khiển chiếc xe Nouvo phóng vút trên đường. Cư dân mạng đang rất bức xúc trước việc ngày càng xuất hiện nhiều clip quay cảnh đua xe, lái xe bằng… mông, chân, rồi đến cả lưng.




Mới đây, một clip dài gần ba phút được cho là thực hiện tại Bình Dương, quay cảnh nam thanh niên không đội mũ bảo hiểm, ngồi quay lưng điều khiển xe Nouvo, phóng vút trên đường, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và người đi đường. Không những thế, những quái xế đi cùng còn ra sức cổ vũ cho thanh niên này.

http://www.tienphong.vn/Cache/4/125004_400.jpg

Ảnh chụp từ clip.  
Rất may, cảnh quay này thực hiện vào thời điểm vắng người nên không có tai nạn xảy ra.


http://www.tienphong.vn/Cache/5/125005_400.jpg
Chiếc xe mang biển số tỉnh Bình Dương: 61R2 – 7485.  

Cách đây không lâu (ngày 24-9) phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk, Công an huyện Cư Kuin và xã Ea Ktur (Đắk Lắk) tổ chức họp kiểm điểm Lê Nguyễn Châu Sa, 32 tuổi, về hành vi lái xe bằng… mông.

Tuấn Nguyễn

 
 
Đi đêm có ngày gặp ma

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Theo tôi, với những sự quái đản, ngớ ngẩn, điên rồ... ta đừng nên nói nữa mà chỉ nên bắt, phạt... luôn thôi. Càng nói, người ta sẽ càng làm thêm vì mục đích của những việc này là gây đình đám, mong nổi tiếng...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Nổi dưới âm phủ là chắc chắn!  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

(VTC News) - Theo nhẩm tính của nhiều người dân xóm Thái Học, thôn Văn Minh, xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đồng thời chủ nợ của vợ chồng Hùng - Cúc, số tiền mà vợ chồng "đại gia" này nợ có thể lên đến 1.000 tỷ đồng.




Nợ 1.000 tỷ đồng?

Nếu con số 1.000 tỷ đồng mà các chủ nợ của vợ chồng Hùng - Cúc đưa ra là chuẩn xác thì có lẽ đây sẽ là... kỷ lục vỡ nợ lớn nhất từ trước đến nay xảy ra trên địa bàn Hà Nội. 1.000 tỷ đồng - Con số đủ khiến cả phố huyện phải xôn xao, bàn tán suốt quãng thời gian dài.

Tiếp tục tìm hiểu xung quanh câu chuyện vỡ nợ ở Phú Xuyên, chúng tôi được một chủ nợ đồng thời là hàng xóm của gia đình vợ chồng Hùng - Cúc cho hay: Số tiền nợ chính xác đến thời điểm này mà các chủ nợ trên địa bàn cộng lại 870 tỷ đồng. Đó là chưa kể các số nợ mà vợ chồng Hùng - Cúc vay ở bên ngoài địa phương mà người dân nơi đây chưa rõ.

"Dự trù số tiền mà vợ chồng Hùng - Cúc vay có thể lên đến 1.000 tỷ đồng", một chủ nợ khẳng định chắc nịch với phóng viên.

Theo lời của những chủ nợ này, suốt 3 ngày liên tục họ đã "cắm chốt" ở gia đình vợ chồng nhà Hùng - Cúc để đòi nợ song không thành. Không còn cách nào khác, họ đành phải lấy đi những vật dụng còn sót lại trong nhà của vợ chồng Hùng - Cúc.

Trong số những chủ nợ này, người nào ít cũng cho vợ chồng Hùng - Cúc vay 500 triệu đồng, người nhiều nhất lên đến hơn 100 tỷ đồng. Thành phần của những chủ nợ này ngoài là "đại gia kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán bất động sản, vàng bạc, đá quý, buôn bán, tiểu thương còn có các ông chủ lò gạch và các chủ tiệm cầm đồ...

Cụ thể như trường hợp của gia đình T.A, một chủ hiệu cầm đồ và sửa chữa xe máy ở thị trấn Phú Minh đã cho vợ chồng Hùng - Cúc 150 tỷ đồng; gia đình ông C một chủ tiệm vàng ở thị trấn Phú Minh, chỉ trong một thời gian ngắn đã gom được số tiền là 90 tỷ đồng và khoảng 200 cây vàng mang đến tận nhà cho Cúc vay...

Có một thực tế là, những chủ nợ này đều là những người vốn có tiếng rất giỏi trong việc làm ăn, tính toán song không hiểu vì sao vẫn "dính chưởng".

Một chủ nợ than thở: "Tôi nào cũng có nhiều tiền! Mấy tỷ tôi cho vợ chồng nhà nó vay để lấy lãi là huy động từ những người thân trong gia đình, cắm sổ đỏ và tích cóp mấy năm nay. Tôi đưa đến gửi để hưởng lãi suất nào ngờ sự việc xảy ra như thế này".

Theo phản ánh của các chủ nợ này, không phải tất cả số tiền mà họ cho vợ chồng Hùng - Cúc là tiền cá nhân của mình mà bản thân họ cũng đi vay mượn của các hộ dân trong xã rồi mang về cho vợ chồng Hùng - Cúc vay để hưởng lãi suất chênh lệch. Đây là nguyên do khiến con nợ Hùng - Cúc vỡ nợ, đã kéo theo những người cho vợ chồng Hùng Cường vay tiền cũng vỡ nợ theo.

Cũng vì lẽ này mà khi vợ chồng  Hùng - Cúc bỏ trốn khỏi địa phương, không ít những chủ nợ của vợ chồng này cũng tìm cách tháo chạy để tránh sự "truy lùng" của các chủ nợ khác.

Cuộc “đào tẩu” đã được lập trình?

Tối 5/10, người dân nơi đây mới nhận được thông tin vợ chồng Hùng - Cúc vỡ nợ. Rất đông người dân đã tụ tập đến nhà để đòi nợ, xiết đồ. Theo lời của các chủ nợ ở đây, lúc bấy giờ một mình Nguyễn Thị Cúc bỏ trốn với đống giấy tờ và tiền, vàng, trang sức… còn Nguyễn Văn Hùng vẫn ở lại.

Khi bị đòi nợ, Hùng thanh minh với các chủ nợ rằng mình không biết gì về việc vay nợ đặc biệt là không phải là người ký vào giấy biên nhận nên vô can. Việc Cúc vay tiền của mọi người là thoả thuận giữa Cúc với họ vì thế không hề liên quan đến anh ta.

Hiện tại Hùng cùng hai đứa con đang chuyển về sống cùng chị gái là Nguyễn Thị Thanh (cách nhà Hùng chừng 50m). Trước khi biết tin Cúc bỏ trốn, hàng xóm thấy anh Lê Văn Ba (anh rể Hùng, và là người chuyên chở tiền cho nhà cùng Cúc – PV) cùng vợ đã sang nhà Hùng chở đồ và mang hai đứa cháu về bên nhà mình.

Những người hàng xóm tin rằng, trong nhà anh chị Thanh Ba chứa rất nhiều tài sản của vợ chồng nhà Hùng - Cúc. Các chủ nợ cũng tin rằng: Với việc không để chồng là Nguyễn Văn Hùng ký vào các văn bản giấy tờ, không can dự vào những cuộc giao dịch, cho thấy Cúc đã tạo cho mình một “lối thoát” từ trước. Âm mưu lừa đảo đã ấp ủ từ trước đó rất lâu.

"Dường như kế hoạch chạy trốn của Cúc đã có sẵn vì trước đó, mọi nợ nần đối với người thân trong gia đình, họ hàng Cúc đã trả hết, không một ai bị lừa", một chủ nợ của vợ chồng Hùng - Cúc cho hay.

Trên thực tế, chủ nợ của Hùng - Cúc hiện là những người kinh doanh vàng bạc, trang sức, hoạt động cầm đồ, kinh doanh buôn bán tức là những người trước đây đều mạnh về tiền. Chính những người này, lại đi gom tiền của người dân mang cho Cúc vay vì thế nên khi Cúc vỡ nợ Cúc chỉ phải đối mặt với những người giao dịch trực tiếp với mình còn những hộ dân sống quanh khu vực thì tập trung đòi nợ các chủ nợ đi gom tiền. Cũng chính vì lẽ này mà cuộc "đào tẩu" của Cúc đã diễn ra một cách trót lọt.

Chính quyền xã đang đau đầu

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vụ việc này, ông Lê Hồng Tuyến, chủ tịch UBND xã Văn Nhân (Phú Xuyên) cho biết: Chúng tôi đang đau đầu về vụ việc này. Dư luận đang đồn thổi lên hàng ngàn tỷ đồng, nhưng theo tôi đó là con số thống kê ảo.

"Số tiền thực vay của dân chỉ đến 300 tỷ đồng mà thôi. Hiện tại xã mới chỉ nhận được một đơn tố cáo của một chủ tiệm vàng, trong đó khai số lượng bị lừa chỉ có 40 cây vàng" - ông Tuyến nói.

Ông Nguyễn Quốc Quý, trưởng Công an xã Văn Nhân cho hay: Việc chị Cúc vay nợ nhiều tỷ đồng của nhiều người là có thật. Theo lời ông Quý, chị Cúc đã rời khỏi địa phương từ chiều 5/10, đến nay không ai biết chị Cúc đi đâu.

"Nhiều chủ nợ gọi điện vào số điện thoại của chị Cúc nhưng không liên lạc được. Những chủ nợ này nghi ngờ chị Cúc bỏ trốn nên đã đến nhà chị Cúc để xác minh. Sau khi đến nhà chị Cúc, các chủ nợ mới tá hỏa khi biết chị Cúc rời khỏi nơi cư trú và có ý đình “xù nợ”, nhưng đến thời điểm này, phía cơ quan CA chưa nhận được bất cứ lá đơn tố giác nào của các chủ nợ. Những thông tin mà phóng viên trao đổi đó mới chỉ là tin đồn”, ông Quý nói.

Cũng theo lời ông Quý, vào khoảng 20h ngày 5/10, CA xã nhận được tin báo có một số chủ nợ đến nhà anh anh Hùng để đòi nợ và có ý định tịch thu một số tài sản của gia đình. CA xã Văn Nhân đã cử lực lượng xuống nhà anh Hùng để lắm bắt tình hình và xác minh thông tin.

"Khi lực lượng CA xuống nhà anh Hùng, thì thấy có khoảng hơn chục chủ nợ đang có ý định lấy một số tài sản của gia đình để siết nợ. Chúng tôi xuống làm việc thì anh Hùng nói việc làm ăn của chị Cúc anh Hùng không biết gì, anh Hùng không ký vào bất cứ một giấy tờ vay tiền nào của các chủ nợ, nếu chủ nợ nào có giấy tờ chứng tỏ anh Hùng vay tiền, thì anh Hùng sẽ trả đầy đủ"  - ông Quý cho hay.

Cũng theo lời ông Quý, hiện nay các chủ nợ đứng lên gom tiền cho bà Cúc vay với số lượng lớn đều đã bỏ trốn khỏi địa phương. “Sau khi vụ việc vỡ lở, chúng tôi đã trực cả ngày thứ bảy và chủ nhật, nhưng không có ai đến tố giác vợ chồng bà Cúc”, ông Quý tiết lộ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi bỏ trốn khỏi địa phương, Cúc đang thực hiện dang dở dự án ngôi nhà 30 tỷ cho gia đình. Trước đó, vợ chồng Hùng - Cúc nổi tiếng là dân tay chơi, tiêu tiền không tiếc! Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Nguyễn Dũng - Anh Tuân - Phong Vân

Vợ chồng nhà này xứng đáng là loại làm ăn nhớn XHCN !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

(VTC News) - Ba năm trở lại đây, vợ chồng Hùng - Cúc "phất" lên như diều gặp gió. Khởi nghiệp chỉ với vài trăm triệu đồng trong tay chẳng mấy chốc, bằng thủ đoạn cho vay với lãi suất cắt cổ và xoay vòng vốn, vợ chồng Cúc đã có cả một núi tiền chất đống.



Thủ đoạn ma mãnh

Những ngày này, thị trấn Phú Minh, Phú Xuyên "nóng" hơn gấp bội. "Cái nóng" lan vào từng bữa cơm, giấc ngủ của nhiều gia đình. Nhiều người đứng ngồi không yên, trong lòng như thiêu, như đốt. Không "nóng" sao được bởi số tiền hàng chục, hàng trăm tỷ đồng mà họ cho vợ chồng Hùng - Cúc vay đang thuộc diện khó đòi.

Đi một vòng quanh thị trấn Phú Minh, theo quan sát của chúng tôi, các hiệu buôn bán vàng bạc, đá quý và chợ Phú Minh hoạt động rất trầm lắng. Sự mất tích một cách bí ẩn của "chúa chổm" - Cúc đã khiến cả thị trấn Phú Minh điên đảo. Sinh hoạt của nhiều gia đình, cửa hàng bị xáo trộn một cách nghiêm trọng.

Theo quan sát của chúng tôi tại đây, những cửa hàng buôn bán nào lớn hoạt động dạng cầm chừng. Đa số của hàng cầm đồ, kinh doanh vàng bạc đóng cửa vì phải bán vàng đi để lấy tiền trả nợ cho các chủ nợ mà mình đã vay trong khi đó con nợ Cúc vẫn chưa thấy tăm hơi động tĩnh. Một số cửa hàng kinh doanh vàng đã không còn vàng để bán. Họ đã phải đi toàn bộ để lấy tiền trả nợ.

Bên trong cửa hàng bán vàng  ở thị trấn Phú Minh

“Mấy hôm nay tôi như người mất hồn, việc kinh doanh đã bỏ bê rồi”, chủ tiệm vàng H. than thở.

Theo lời những hộ dân ở đây, "chúa chổm" Cúc tên thật là Nguyễn Thị Cúc (SN 1979), chồng là Nguyễn Văn Hùng (SN 1973). Cúc và Hùng cưới nhau cách đây chưa lâu. Cả hai vợ chồng đều không có nghề nghiệp. Những chủ nợ của vợ chồng Cúc cho biết, từ trước đến nay họ chỉ biết vợ chồng Cúc làm kinh doanh nhưng không ai biết là kinh doanh mặt hàng gì.

Ba năm trở lại đây, vợ chồng Cúc giàu lên một cách nhanh chóng. “Ngày nào xe cũng chở hàng bao tải tiền về nhà. Có ngày tiền trong bao tải xe lên đến 15 tỷ”, một người hàng xóm vợ chồng Cúc nói.

Cũng theo lời của những người dân ở đây, Nguyễn Thị Cúc có người nhà đi làm ăn ở nước ngoài không may chết sớm được đền bù 500 triệu đồng. Từ số tiền này vợ chồng Cúc làm ăn bằng việc cho vay ăn lãi suất cao rồi xoay vòng vốn để kiếm lời.

Chỉ đến khi sự việc vỡ nợ bị bung bét, các chủ nợ của vợ chồng Cúc mới té ngửa hình dung ra thủ đoạn của Nguyễn Thị Cúc sử dụng là huy động tiền với lãi suất rất cao so với ngân hàng.

"Bình thường 3 – 5 ngàn đồng/ triệu/ ngày. Thậm chí có lúc cao điểm, Cúc trả lãi suất tiền gửi lên tới 7 ngàn đồng/ triệu/ ngày", một chủ nợ vợ chồng Cúc tiết lộ.

Thấy Cúc vay tiền với lãi suất cao người dân địa phương rồi lân cận và tứ xứ bắt đầu mang tiền đến gửi cho Cúc. Nhiều gia đình của nhà không có bèn mang cắm sổ đỏ, huy động từ người thân, rồi đi vay của người khác mang cho Cúc vay hòng hưởng lãi suất chênh lệch.

Đây là nguyên nhân hình thành lên một hệ thống “đại lý tín dụng đen” cấp dưới, chuyên đi vay tiền của người khác rồi mang cho Cúc vay.

Theo lời của các chủ nợ, mặc dù là người đi vay tiền, nhưng Cúc không bao giờ phải đi hỏi vay người khác mà tự người ta mang tiền đến cho vay. Thậm chí, Cúc chỉ vay với số tiền trên 100 triệu đồng.

"Với những số tiền bé đó người cho vay sẽ phải nói thật khéo thì Cúc mới vay cho” – một nạn nhân cho biết.

Về phương thức làm ăn, khi giao dịch, Cúc không bao giờ đếm tiền. Người cho vay nói cho vay bao nhiêu, Cúc tính lãi rồi trả lãi luôn thậm chí trả lãi cao hơn người khác để động viên người cho vay. “Chỉ có chị em mới trả lãi cao như thế này thôi đừng nói với ai khác nhé”, khi mọi chuyện vỡ lở ra, mọi người mới biết với ai Cúc cũng động viên như thế.

Khi giao dịch, Cúc chỉ ghi một giấy biên nhận và chỉ ký tên mình, chưa bao giờ người chồng ký tên vào các loại giấy tờ. Đó là khẳng định của các chủ nợ khi kể lại với phóng viên. “Nếu lằng nhằng đòi chồng nó ký tên, nó bảo mang tiền về ngay”.

Thái độ “chê tiền” của Cúc không những không làm cho lượng người mang tiền đến cho vay ít đi, mà ngày càng nhiều người mang đến vì người ta càng tin vào sự “vững mạnh” về tài chính của y.

Đặc biệt, Cúc rất biết khoe của. "Trong nhà xếp đến cả chục két bạc cỡ lớn, thậm chí tủ đựng quần áo được dùng để chứa vàng và trang sức, khi mở cửa nó tràn cả ra ngoài, điều này khiến chúng tôi nghĩ rằng Cúc là người giàu nhất huyện cứ mang tiền đến gửi mà không có nghi ngờ gì” – Một nạn nhân khác ở thị trấn Phú Minh nói.

Ném tiền không tiếc tay

Để tạo niềm tin, vợ chồng Cúc thường ngày vẫn sống rất tốt với hàng xóm, láng giềng và tham gia đầy đủ các hoạt động quần chúng tại địa phương. Cúc tỏ ra hào phóng khi sẵn sàng chi tiền cho người dân nơi đây trong các hoạt động này.

Thậm chí để chiếm được lòng tin của người dân trong xóm, Cúc đầu tư 100% vốn cho xóm làm đường bê tông hơn 100 triệu đồng. Làm xong đường, Cúc còn tổ chức cho cả làng ăn uống linh đình để liên hoan đường mới. Song trên thực tế: "Cúc vẫn chưa thanh toán xong số tiền hứa đầu tư cho thi công”, ông Phan Văn Minh – người ứng tiền ra làm đường cho biết.

Với những việc làm chưa lộ chân tướng trên, người dân nơi đây coi vợ chồng Hùng Cúc như một thần tượng, một phật sống tốt bụng giữa đời thường. Ai ai cũng dành những lời lẽ tốt đẹp nhất khi nói về vợ chồng Cúc.

Chính vì thế khi cho vay tiền, người ta rất tin tưởng ở Cúc, thậm chí còn bỏ việc để đi gom tiền cho Cúc vay để lấy lãi. “Vào gửi 1 tỷ, Cúc trả ngay 150 triệu tiền lãi, làm cả tháng đôi khi cũng không có. Người nào mang đến 5 tỷ nghiễm nhiên đã có 750 triệu đồng tiền lãi cầm ngay, ai mà không thích”, một tiểu thương cho biết. Với hình thức đó, người ta không ngần ngại mang tiền gửi nhà Hùng Cúc mà không bao giờ nghĩ rằng mình đang bị lừa.

Nói về độ ăn chơi, tiêu pha thì không ai bằng được vợ chồng "chúa chổm" này. Hàng xóm xung quanh cho biết, mỗi tuần cả gia đình Hùng Cúc lên trung tâm thành phố khoảng 2 lần mua sắm toàn đồ hàng hiệu, đồ chơi trẻ con có khi lên tới hàng chục triệu, họ tiêu tiền không tiếc. Có hôm, họ còn nghe Cúc khoe: Cả nhà vừa đi ăn một bữa tối hết... 33 triệu đồng.

Ngôi biệt thự xa hoa của vợ chồng Hùng - Cúc

Rồi thì câu chuyện rỉ tai mà vợ chồng Cúc tiết lộ ra ngoài rằng: Thỉnh thoảng rảnh rỗi, hai vợ chồng còn bay vào TP.HCM uống cà phê rồi bay về trong ngày.

Trong nhà Hùng Cúc có đến mấy cái ô tô, chục cái xe máy hạng sang, anh em trong nhà ai cũng được Cúc tặng xe máy, ô tô. Vợ chồng Hùng Cúc đổi xe như thay áo, mới đây nhất Cúc đổi chiếc Camry 3.0 để mua con Audi A8. Cúc còn đầu tư 1,6 tỷ mua đất của một hộ dân gần đó để làm bãi đỗ ô tô.

Mỗi khi hàng xóm, dân làng cần giúp đỡ, Hùng Cúc cho tiền không tiếc. Có khi ô tô chở tiền về nhà, bao tải tiền rơi xuống đất, người hàng xóm giúp bê hộ, Cúc cho ngay 1 triệu tiền uống nước.

Mới đây, Cúc dự định xây biệt thự trên 30 tỷ nhưng do đất nhà hẹp, Cúc đổi cho nhà làng giềng một miếng to hơn ngoài mặt phố và còn cho thêm 1,2 tỷ để hàng xóm xây nhà mới. Công trình đang giải toả mặt bằng để thi công thì Cúc phải chạy trốn.

Để làm rõ thực hư những vấn đề trên, chúng tôi đã cố gắng liên lạc để làm việc với gia đình Cúc song đều không thành.

Trong khi đó, trao đổi với báo giới về vấn đề này, Trưởng Công an huyện Phú Xuyên, Phạm Văn Nôm cho biết, hiện cơ quan điều tra đang tập trung thu thập đơn thư tố cáo của các nạn nhân để báo cáo lên Công an Thành phố. Qua điều tra ban đầu, Cúc dùng thủ đoạn vay nặng lãi với lãi suất 4.500 đồng/triệu/ngày để huy động vốn, khiến nhiều người cả tin và tham lam sập vào “bẫy” của chị ta. Toàn bộ số tiền vay nợ, chỉ có mình Cúc ký giấy vay.

“Hiện chúng tôi đang điều tra, nên chưa xác định chính xác số tiền vay nợ của Cúc. Nếu xác minh có dấu hiệu lừa đảo sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định đối với Nguyễn Thị Cúc”, ông Nôm khẳng định.

Nguyễn Dũng - Anh Tuân
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Toàn những kẻ thích ngồi mát ăn bát vàng. Chỉ cần tự đặt câu hỏi :"Họ kinh doanh gì mà vay và trả lãi suất cao thế?" Sẽ thấy ngay mình có nên hay không. Những kẻ bị chạy làng kia thường thì chỉ mất ít thôi, còn lại là tiền của thiên hạ, mỗi người một ít. Ở đây gần 20 năm trước, có người cũng vỡ nợ kiểu đó. Con vợ làm, thằng chồng treo cổ chết vì bất ngờ bị người ta tới phá cửa, khuân hết đồ đạc đi. Nhà anh ta có người bên Mỹ, nên mọi người cứ nghĩ đó là cái mỏ không bao giờ cạn mà phải lo lắng. Năm nào đến cuối năm mà chả có vụ này, cả vùng rùng rùng chuyển động vì dây mơ rễ má với nhau. Hi hi...sự liên kết giữa "các tín dụng tư nhân, các ngân hàng bậc thấp" mà.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thế giới chúng ta từ thuở hồng hoang cho đến nay đã phụ thuộc vào 3 quả táo:

- Quả táo thứ nhất đã cám dỗ Eva.
- Quả táo thứ hai thuộc về Isaac Newton, khiến ông tìm ra định luật Newton, mang tên ông!
- Trái thứ ba thuộc về Steve Job, người đã làm thay đổi cả thế giới trong thế kỉ 21 bằng một phát minh vĩ đại, đó là Iphone, là thứ mà bất cứ ai yêu công nghệ đều thèm muốn!


Và quả táo thứ tư ??? ... Đang chờ bạn đấy


sưu tầm từ diễn đàn "Tin học"

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Bài phát biểu của Tổng thống Barack
Obama nhân dịp năm học mới (2011-2012)



Phạm Nguyên Trường dịch


Lời người dịch: Từ ba năm nay, trước thềm mỗi năm học mới tổng thống Obama đều đến thăm một trường trung học và có bài nói chuyện với học sinh. Năm nay ông đến trường phổ thông trung học mang tên Benjamin Banneker ở Washington, D.C.

Xin cám ơn. (Vỗ tay). Xin cám ơn rất nhiều. Xin mời các vị an tọa. Xin cám ơn chủ tịch (ý nói cô Donae, có lẽ là chủ tịch hội học sinh - ND), đây là bài giới thiệu rất hay. (Cười). Chúng ta rất tự hào về Donae vì cô đã có một bài giới thiệu rất hay về trường học này.

Ngoài ta, tôi muốn cám ơn bà hiệu trưởng nổi tiếng của các cháu, bà đã làm việc ở đây 20 năm – ban đầu là cô giáo và bây giờ là một hiệu trưởng nổi tiếng – đấy là bà Anita Berger. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chúc mừng bà. (Vỗ tay). Tôi cũng muốn cám ơn ông Gray, thị trưởng Washington, D.C. cũng có mặt ở đây. Xin một tràng pháo tay nồng nhiệt để chào mừng ông. (Vỗ tay). Và tôi muốn được cám ơn người sẽ đi vào lịch sử như là một trong những vị bộ trưởng giáo dục tuyệt vời nhất của chúng ta, đấy là ông Arne Duncan, cũng có mặt ở đây. (Vỗ tay).

Tôi rất vui mừng được có mặt tại trường phổ thông trung học Benjamin Banneker, một trong những trường phổ thông trung học tốt nhất, không chỉ của Washington D.C mà còn trên phạm vi toàn quốc nữa. Học sinh cũng đến từ mọi miền đất nước. Vì vậy mà tôi muốn chúc mừng tất cả các cháu nhân dịp năm học mới mặc dù tôi biết rằng nhiều cháu đã tựu trường một thời gian rồi. Tôi biết rằng ở Banneker các cháu đã tựu trường được vài tuần rồi. Bởi vậy mọi thứ đều dần dần ổn định, giống như tất cả những người bạn cùng trang lứa với các cháu trên tất cả các địa phương trong nước. Kỳ thể thao mùa thu đã được khởi động. Những buổi biểu diễn âm nhạc và diễu hành cũng sắp bắt đầu, tôi tin là như thế. Những bài kiểm tra và những dự án lớn đầu tiên cũng có thể sẽ diễn ra trong nay mai.

Tôi biết rằng các cháu còn có nhiều hoạt động ở bên ngoài trường học. Bạn bè của các cháu có thể cũng thay đổi ít nhiều. Những vấn đề trước đây thường bị bó hẹp trong những sảnh đường hoặc phòng thay đồ tập thể thao hiện đang tìm đường vào Facebook và Twitter. (Cười). Một số gia đình của các cháu chắc cũng cảm thấy sự khó khăn của nền kinh tế. Nhiều cháu cũng đã biết, chúng ta đang phải trải qua một trong những giai đoạn kinh tế khó khăn nhất trong cuộc đời của chúng ta – trong cuộc đời của tôi. Các cháu đang còn trẻ. Và kết quả là các cháu có thể phải làm thêm sau giờ học để giúp đỡ gia đình hoặc có thể phải trông em khi bố hoặc mẹ các cháu đi làm thêm.

Nghĩa là các cháu có nhiều việc phải làm. Các cháu trưởng thành nhanh hơn và tương tác với một thế giới rộng lớn hơn theo cách mà các thế hệ những người có tuổi như tôi, thành thật mà nói, đã không phải làm. Bởi vậy, ngày hôm nay, tôi không muốn sắm vai một người trưởng thành đứng lên và rao giảng như thể các cháu chỉ là trẻ con – bởi vì các cháu không còn là trẻ con nữa. Các cháu là tương lai của đất nước này. Các cháu là những nhà lãnh đạo trẻ. Và đất nước của chúng ta thụt lùi hay tiến lên phụ thuộc một phần lớn vào các cháu. Vì vậy tôi muốn nói với các cháu một chút về trách nhiệm đó.

Rõ ràng là trách nhiệm đó bắt đầu bằng việc trở thành học trò giỏi nhất theo khả năng của các cháu. Điều đó không có nghĩa là các cháu phải có điểm số cao nhất trong mọi bài tập. Điều đó không có nghĩa là lúc nào chúng cháu cũng là học sinh xuất sắc (dịch thoát ý thuật ngữ straight A’s - ND), dù đó không phải là một mục đích tồi. Điều đó có nghĩa là các cháu phải cố gắng. Các cháu phải quyết tâm và kiên nhẫn. Điều đó có nghĩa là các cháu phải làm việc chăm chỉ như thể các cháu biết phải làm việc như thế nào. Và điều đó có nghĩa là đôi khi các cháu phải liều lĩnh. Các cháu không nên né tránh những môn học mà các cháu thấy khó vì sợ rằng không thể giành được điểm tốt, nếu đó là môn học mà các cháu nghĩ là sẽ cần đối với việc chuẩn bị cho tương lai của các cháu. Các cháu phải biết ngạc nhiên. Phải biết chất vấn. Phải khám phá. Và đôi khi các cháu phải vượt ra ngoài các khuôn sáo cũ.

Đấy chính là mục đích của trường học: khám phá những niềm đam mê mới, học những kỹ năng mới, sử dụng thời gian quý giá này để chuẩn bị cho bản thân và rèn luyện những kỹ năng mà các cháu cần để theo đuổi sự nghiệp mà các cháu thích. Và đó là lý do tại sao khi còn là một học sinh các cháu có thể thăm dò những khả năng rất khác nhau. Giờ này các cháu có thể trở thành một họa sĩ; giờ sau, cháu là một nhà văn; giờ sau nữa, là một nhà khoa học, một nhà sử học hay một người thợ mộc. Đây là khoảng thời gian để các cháu tìm kiếm những mối quan tâm mới và kiểm tra những ý tưởng mới. Và càng tìm kiếm nhiều các cháu càng sớm tìm ra những điều làm cho các cháu trở nên sống động, những điều làm các cháu đứng ngồi không yên, làm các cháu phấn khích – tìm ra nghề nghiệp mà cháu muốn theo đuổi.

Bây giờ, nếu các cháu hứa không nói với ai thì tôi sẽ kể cho các cháu nghe một bí mật: khi còn học phổ thông, cũng như trung học, không phải lúc nào tôi cũng là học sinh giỏi nhất theo khả năng của mình. Không phải môn nào tôi cũng thích. Không phải lúc nào tôi cũng chú tâm vào học hành như đáng lẽ phải thế. Tôi nhớ khi tôi học lớp tám, tôi phải học một môn gọi là đức dục. Đức dục là về những điều đúng sai, nhưng nếu các cháu hỏi tôi lúc học lớp 8 tôi thích môn gì thì tôi sẽ trả lời là bóng rổ. Tôi không nghĩ đức dục lại nằm trong danh mục những môn học yêu thích của tôi.

Nhưng đây mới là điều thú vị. Sau đó, lúc nào tôi cũng nhớ cái môn đức dục này. Tôi vẫn nhớ cách nó khiến tôi phải suy nghĩ. Tôi vẫn nhớ khi bị hỏi những câu đại loại như: Trong cuộc sống, cái gì là quan trọng? Hoặc như thế nào là coi trọng nhân phẩm và tôn trọng người khác? Sống trong một quốc gia đa sắc tộc – nơi không phải ai cũng trông giống như các cháu, suy nghĩ giống cháu hoặc xuất thân từ những vùng lân cận với các cháu – nghĩa là thế nào? Chúng ta tìm cách sống chung với mọi người như thế nào?

Mỗi một câu hỏi như thế lại dẫn tới những câu hỏi mới. Và không phải lúc nào tôi cũng trả lời đúng, nhưng những cuộc thảo luận và quá trình khám phá đó là những gì còn lại mãi. Hôm nay tôi vẫn còn nhớ những chuyện đó. Mỗi ngày tôi đều nghĩ về những vấn đề đó khi tôi tìm cách lãnh đạo đất nước này. Tôi vẫn hỏi những câu hỏi tương tự về việc chúng ta, một quốc gia đa sắc tộc, phải chung sống với nhau như thế nào để giành lấy những điều chúng ta cần phải giành? Làm thế nào để bảo đảm rằng mỗi người đều được đối xử với sự tôn trọng và nhân phẩm? Chúng ta phải có những trách nhiệm gì đối với những người kém may mắn hơn chúng ta? Làm sao để tất cả đồng bào của chúng ta đều là con em một nhà của nước Mỹ?
Đó là tất cả những câu hỏi bắt nguồn từ môn học hồi lớp tám đó của tôi. Và xin nói một điều như thế này: ngay cả tới bây giờ, không phải lúc nào tôi cũng biết được những câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó. Nhưng, nếu lúc đó tôi bỏ môn học nghe có vẻ chán ngắt này thì chắc hẳn là tôi đã bỏ lỡ một điều gì đó, đã lỡ chính cái điều không chỉ đã làm tôi vui mà còn rất có ích trong phần còn lại của cuộc đời mình.

Vì vậy, trách nhiệm của các cháu là phải thử. Chấp nhận rủi ro. Thử nghiệm những điều mới mẻ. Làm việc chăm chỉ. Đừng thất vọng nếu các cháu không giỏi ngay lập tức. Các cháu không thể giỏi mọi thứ ngay lập tức được. Đó chính là lý do tại sao cháu phải đi học. Tuy nhiên, vấn đề là các cháu cần tiếp tục mở rộng những chân trời và ý thức được khả năng của mình. Đây chính là lúc các cháu làm điều đó. Hơn nữa, đấy cũng chính là những điều khiến trường học thêm thú vị.

Trong tương lai, điều đó sẽ trở thành những phẩm chất giúp các cháu thành công, và đồng thời, cũng là những phẩm chất sẽ đưa các cháu tới việc phát minh ra một thiết bị làm cho iPad trông chẳng khác gì một phiến đá. Hoặc nó sẽ giúp các cháu tìm ra cách thức sử dụng nắng và gió để cung cấp năng lượng cho thành phố và đem đến cho chúng ta những nguồn năng lượng mới, ít ô nhiễm hơn. Hoặc các cháu sẽ viết cuốn tiểu thuyết vĩ đại tiếp theo của nước Mỹ.

                                                              
(còn tiếp)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Bài phát biểu của Tổng thống Barack
Obama nhân dịp năm học mới (2011-2012)


(Tiếp theo và hết)


Phạm Nguyên Trường dịch

Để làm hầu như bất kỳ việc gì trong số những công việc tôi vừa nói, các cháu không chỉ cần học hết phổ thông – và tôi biết là tôi có lý, tôi đang đứng cạnh bà hiệu trưởng Berger ở đây – các cháu không chỉ phải học hết phổ thông mà còn phải tiếp tục học lên cao nữa, sau khi rời khỏi ngôi trường này. Các cháu không chỉ phải tốt nghiệp, mà các cháu phải tiếp tục học sau khi đã ra trường.

Và với nhiều người trong số các cháu, điều đó có nghĩa là học bốn năm đại học. Tôi vừa nói chuyện với Donae, cô ấy muốn trở thành kiến trúc sư. Hiện tại, cô đang thực tập tại một công ty kiến trúc, và cô đã chấm được trường cô sẽ theo học rồi. Đối với một vài người khác, đó có thể là một trường cao đẳng cộng đồng, một chứng chỉ nghề hoặc một khóa đào tạo. Nhưng vấn đề là hơn 60 % công việc trong thập kỷ tới sẽ đòi hỏi nhiều hơn là bằng tốt nghiệp phổ thông – hơn 60 %. Đó chính là thế giới mà các cháu sắp bước chân vào.

Vì vậy, tôi muốn tất cả các cháu sẽ đặt ra mục tiêu cho mình là tiếp tục học tập sau khi đã ra trường. Và nều điều đó đối với các cháu có nghĩa là trường đại học, thì vào trường thôi cũng chưa đủ. Các cháu còn phải tốt nghiệp. Một trong những thử thách lớn nhất mà chúng ta gặp lúc này là có quá nhiều thanh niên ghi danh vào các trường đại học nhưng cuối cùng lại không tốt nghiệp và hệ quả là đất nước của chúng ta, đất nước đã từng có tỉ lệ những thanh niên có bằng đại học cao nhất thế giới, hiện tại đang tụt xuống vị trí thứ 16. Tôi không thích vị trí số 16. Tôi thích là số một. Nhưng thế cũng chưa đủ. Chúng ta phải làm sao để đảm bảo rằng thế hệ của các cháu sẽ đưa đất nước này trở lại vị trí đứng đầu về số lượng những người tốt nghiệp đại học, tính theo đầu người, so với bất kỳ nước nào khác trên trái đất này.

Nếu chúng ta làm được điều đó, các cháu sẽ có một tương lai tươi sáng hơn. Và nước Mỹ cũng vậy. Chúng ta có thể đảm bảo rằng những phát minh mới nhất và những đột phá mới nhất sẽ diễn ra ở đây, ở nước Mỹ này. Điều đó cũng có nghĩa là công việc tốt hơn, cuộc sống đầy đủ hơn và nhiều cơ hội hơn, không chỉ cho các cháu, mà còn cho con cháu của các cháu nữa.

Bởi vậy tôi không muốn ai đó đang nghe ở đây ngày hôm nay nghĩ rằng tốt nghiệp phổ thông là các cháu đã hoàn thành trách nhiệm rồi. Các cháu vẫn chưa hoàn thành. Trên thực tế, những điều đang diễn ra trong nền kinh tế ngày hôm nay đòi hỏi chúng ta phải học tập suốt đời. Các cháu phải tiếp tục nâng cao những kỹ năng và tìm ra những cách làm việc mới. Kể cả khi các cháu không vào được đại học, kể cả khi các cháu không được học bốn năm trong trường đại học, các cháu vẫn sẽ phải nỗ lực học tập sau khi rời trường phổ thông. Các cháu sẽ phải bắt đầu kỳ vọng những điều lớn lao từ chính bản thân ngay từ bây giờ.

Tôi biết rằng điều này có thể làm các cháu sợ. Một vài người trong số các cháu băn khoăn làm sao các cháu có thể trả nổi tiền học phí đại học, hoặc vẫn chưa biết các cháu muốn làm gì với chính cuộc đời của mình. Không sao hết. Không ai nghĩ rằng tại thời điểm này các cháu đã có kế hoạch cho toàn bộ cuộc đời mình. Và chúng tôi không nghĩ rằng các cháu phải làm việc đó một mình. Trước hết, các cháu có những ông bố bà mẹ tuyệt vời, họ là những người yêu thương các cháu vô cùng và muốn các cháu có nhiều cơ hội hơn họ – nhân tiện, điều đó có nghĩa là đừng khiến họ phiền lòng khi họ yêu cầu các cháu ngừng chơi game, tắt tivi và làm bài tập về nhà. Các cháu cần phải lắng nghe họ. Tôi nói điều này từ kinh nghiệm của chính mình, bởi vì đó cũng là những điều tôi thường nói với Malia và Sasha (hai cô con gái của tổng thống Obama -ND). Đừng nổi cáu vì điều đó, tất cả chúng tôi đều suy nghĩ về tương lai của các cháu.

Các cháu còn có đồng bào trên khắp đất nước này – trong có có tôi và Arne, cũng như mọi người ở mọi cấp của chính phủ – những người đang làm việc vì các cháu. Chúng tôi đang tiến hành từng bước trong khả năng của mình để bảo đảm rằng các cháu được hưởng một hệ thống giáo dục xứng đáng với tiềm năng của các cháu. Chúng tôi đang làm việc để bảo đảm rằng các cháu sẽ có những trường đại học hiện đại nhất với những phương tiện học tập tiên tiến nhất. Chúng tôi bảo đảm rằng các cháu có đủ sức thanh toán và có thể theo học được trong những trường cao đẳng và đại học trên đất nước này. Chúng tôi đang làm việc để có được những lớp học tốt nhất – giáo viên cũng tốt nhất, để họ có thể giúp các cháu chuẩn bị cho việc học ở đại học và một nghề nghiệp trong tương lai.

Nhân đây, xin được nói đôi điều về giáo viên. Ngày nay, giáo viên là những người phải lao động vất vả hơn bất kỳ ai. (Vỗ tay). Dù các cháu đi đến một trường học lớn hay nhỏ, dù các cháu theo học một trường công hay trường tư – thầy, cô giáo của các cháu đều không có ngày nghỉ cuối tuần; họ thường dậy từ sáng sớm, suốt ngày phải lên lớp và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Và sau đó, họ trở về nhà, ăn tối, rồi tiếp tục làm việc cho tới khuya, chấm bài cho các cháu, chữa cú pháp cho các cháu và kiểm tra xem các cháu đã tìm ra công thức đại số chính xác hay chưa.

Và họ không làm việc đó vì một chức vụ cao sang nào đó. Họ không, chắc chắn họ không làm việc đó vì đồng lương cao. Họ làm vì các cháu. Họ làm bởi vì không gì làm họ hài lòng hơn là nhìn thấy các cháu học tập. Họ sống vì những khoảnh khắc khi các cháu thành công; khi các cháu làm họ ngạc nhiên bằng trí tuệ hoặc bằng vốn từ vựng của mình, hoặc khi họ nhìn thấy con người tương lai của các cháu. Họ tự hào vì các cháu. Và họ nói, tôi đã từng làm việc để chàng trai hay cô gái tuyệt vời này có được thành công. Họ tin rằng các cháu sẽ trở thành những công dân và những nhà lãnh đạo sẽ dẫn dắt đất nước này đi tới tương lai. Họ biết rằng các cháu là tương lai của tất cả chúng ta. Vì vậy mà các thày cô giáo của các cháu đang truyền đạt cho các cháu tất cả những hiểu biết của họ, và họ không hề đơn độc.

Nhưng, tôi muốn nhấn mạnh điều này: Với tất cả những thách thức mà đất nước chúng ta đang gặp hiện nay, chúng tôi không chỉ cần các cháu cho tương lai, chúng tôi thực sự cần các cháu ngay lúc này. Nước Mỹ cần lòng đam mê và ý tưởng của tuổi trẻ. Chúng tôi cần lòng nhiệt tình của các cháu ngay từ bây giờ. Tôi biết là các cháu đáp ứng được vì tôi đã nhìn thấy nó. Không có gì làm tôi hứng thú hơn là biết rằng thanh niên trên khắp đất nước này đang tạo ra dấu ấn riêng của họ. Họ không chờ đợi. Họ đang tạo ra sự khác biệt ngay từ bây giờ.

Đó là những học sinh như Will Kim ở Fremont, California, người đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp những khoản vay cho sinh viên từ những trường dành cho học sinh nghèo, nhưng muốn khởi sự việc làm ăn riêng của mình. Hãy cùng suy nghĩ về điều này. Cậu ấy đã cho những học sinh khác vay. Cậu ấy đã xây dựng một tổ chức phi lợi nhuận. Cậu ấy kiếm tiền để làm công việc mà cậu ấy yêu thích – thông qua những giải đấu bóng ném và trò chơi tranh cờ. Cậu ấy là người sáng tạo. Cậu đã thực hiện một sáng kiến. Và bây giờ cậu ấy đang giúp đỡ những thanh niên khác để họ có thể theo học những gì họ cần.

Một thanh niên khác là Jake Bernstein, 17 tuổi, xuất thân trong một gia đình quân nhân ở St. Louis, đã cùng với chị gái tạo ra một trang web giúp thanh niên cơ hội phục vụ cộng đồng. Và họ đã tổ chức những hội chợ tình nguyện và thiết lập một sơ sở dữ liệu trực tuyến, giúp đỡ hàng ngàn gia đình tìm kiếm những cơ hội trở thành tình nguyện viên, từ việc sửa sang những con đường mòn cho tới việc phục vụ tại những bệnh viện địa phương.

Và năm ngoái tôi đã gặp một cô gái trẻ tên là Amy Chyao đến từ Richardson, Texas. Cô ấy 16 tuổi, cùng tuổi với một số cháu ở đây. Trong suốt mùa hè, tôi nghĩ vì có người trong gia đình cô ấy đã mắc bệnh nên cô đã quyết định sẽ quan tâm tới việc nghiên cứu về bệnh ung thư. Nhưng Amy Chyao lại chưa học hóa học nên cô ấy đã tự học môn này trong suốt mùa hè. Sau đó, cô đã áp dụng những điều đã học được và khám phá ra một quá trình mang tính đột phá là sử dụng ánh sáng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Mười sáu tuổi. Không thể tin được. Một số bác sĩ và nhà nghiên cứu đã tiếp xúc với cô sấy, họ muốn làm việc cùng với cô để giúp cô khai thác khám phá này.

Điều này chứng tỏ rằng các cháu không cần phải chờ đợi, có thể tạo ra khác biệt ngay từ bây giờ. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là học cho giỏi. Nghĩa vụ đầu tiên của các cháu là phải bảo đảm rằng các cháu đang chuẩn bị cho đại học và nghề nghiệp của chính các cháu. Nhưng các cháu có thể bắt đầu tạo ra dấu ấn của mình ngay từ bây giờ. Nhiều khi thanh niên lại có những ý tưởng hay hơn là những người có tuổi chúng tôi. Chúng tôi cần các cháu thể hiện những ý tưởng đó, cả bên trong lẫn bên ngoài lớp học.

Khi tôi gặp gỡ những thanh niên như các cháu, khi tôi ngồi nói chuyện với Donae, tôi không nghi ngờ gì rằng những ngày tốt đẹp nhất của nước Mỹ vẫn đang ở phía trước, vì tôi biết tiềm năng của các cháu. Chẳng bao lâu nữa các cháu sẽ trở thành những người đứng đầu các doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo chính phủ của chúng ta. Các cháu sẽ trở thành những người đảm bảo rằng thế hệ tiếp theo sẽ nhận được những điều họ cần để thành công. Các cháu sẽ trở thành những người làm nên các trang sử mới. Và tất cả đều được bắt đầu ngay bây giờ – bắt đầu ngay trong năm nay.

Cho nên tôi muốn tất cả các cháu, những người đang nghe, cũng như tất cả những người đang có mặt ở Banneker, tôi muốn các cháu làm được nhiều việc nhất trong năm học mới này. Tôi muốn các cháu nghĩ về thời gian này như là khoảng thời gian mà trong đó cháu tiếp nhận thông tin và kỹ năng, các cháu thử nghiệm những điều mới mẻ, các cháu thực hành và ao ước – tất cả những điều mà các cháu sẽ cần để làm nên những điều vĩ đại sau khi các cháu ra trường. Đất nước của các cháu phụ thuộc vào chính các cháu. Vì vậy hãy ngẩng cao đầu lên. Chúc các cháu có một năm học tuyệt vời. Xin cùng bắt tay làm việc.

Xin cảm ơn các cháu. Xin Chúa phù hộ cho các cháu, xin Chúa phù hộ cho nước Mỹ. (Vỗ tay).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [123] [124] [125] [126] [127] [128] [129] ... ›Trang sau »Trang cuối