Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [76] [77] [78] [79] [80] [81] [82] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

cỏ hoang

http://www.ngoinhachung.net/home/wp-content/uploads/2010/08/Ngo-Bao-Chau.jpg

Về sự sợ hãi http://anonymouse.org/cgi...s%E1%BB%B1-s%E1%BB%A3-hi/

Đăng bởi bvnpost on 07/04/2011

GS Ngô Bảo Châu

Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường.

Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này.

Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trường hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn.

Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.

.N.B.C.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

haanh8354 đã viết:
Lạ kì nhà thơ Hà Nội có 16 vợ
Cập nhật lúc 05/04/2011 11:13:52 AM (GMT+7)

Nhà thơ, thợ mộc, thợ đóng gạch Nguyễn Đăng Hành, sinh ra và lớn lên ở ngôi làng có cái tên khá lạ Khoan Tế (xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội), có tới… 16 vợ, 24 con và vô số cháu.
Nhà tôi ở xã Đông Dư, cách làng Khoan Tế của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành có 2 cây số. Hàng ngày, tôi vẫn đi chợ Bún, cái chợ khá sầm uất nằm ngay đầu đường dẫn vào nhà ông nhà thơ này. Chính vì thế, tôi biết ông nhà thơ kiêm thợ mộc lấy nhiều vợ mấy năm nay rồi, nhưng là chỉ biết qua những cuộc buôn chuyện với những tiếng cười rinh rích của mấy bà mấy chị. Tuy nhiên, tôi cứ lần lữa chẳng viết. Bởi vì, không những xã hội ta, mà cả thế giới văn minh này, chẳng ai khuyến khích đàn ông lấy hơn một bà vợ. Viết bài ca ngợi “chiến tích” của ông nhà thơ này thì không được, mà “chửi” cũng chả xong, vì biết đâu, ông lại đến nhà tôi mà… đào mả tổ.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/05/11/20110405111821_anh2.jpg

Nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, người tuyên bố có 16 vợ chính thức

Cho đến một hôm, cùng nhà thơ uống bia, ăn thịt dê ở chợ Đa Tốn, tôi ướm hỏi: “Anh tính thế nào nếu chuyện ái tình thê thiếp của anh lên báo, cho thiên hạ biết”. Không ngờ, Nguyễn Đăng Hành bảo: “Chuyện của tớ chả có gì đáng tự hào, cũng chả có gì đáng xấu hổ. Gọi tớ là nhà thơ cũng được, thợ mộc cũng xong, Chí Phèo tớ cũng chẳng cãi. Làng xóm bảo tớ là Hành điên, Hành dở, Hành đểu… ờ thì họ nói đúng cả.

Tớ ị vào mặt mấy cái thằng ngủ với gái nhoanh nhoách rồi quất ngựa truy phong, rồi cứ giữ cái mặt đạo mạo ra vẻ tử tế. Nếu xã hội bảo thằng Đăng Hành này đểu, thì mặc kệ cái quan niệm đạo đức của xã hội, nhưng với những người đàn bà của tớ, cả thảy 16 đứa, chúng nó nghĩ tớ là thằng tốt, là thằng tử tế là được rồi. Chí Phèo cũng có lúc tử tế, ít ra là với Thị Nở. Cậu có tin tất cả các bà vợ đều yêu tớ, coi trọng tớ không? Tớ bấm điện thoại cho cậu nói chuyện nhé!”.

Quả thực, tôi ngỡ ngàng về Nguyễn Đăng Hành. Một người đàn ông có vợ, chỉ cần léng phéng bên ngoài, có thể đã bị cắt toi của quý. Đằng này, Nguyễn Đăng Hành có tới 16 vợ, mà anh khẳng định cả 16 bà đều yêu, đều quý, đều tôn trọng, biết ơn anh? Có điều gì đó kỳ lạ ẩn sau người đàn ông đa thê bậc nhất này?

Một ngày cuối tuần, tôi tìm đến nhà Nguyễn Đăng Hành. Con ngõ cứ nhỏ dần, đến nhà Nguyễn Đăng Hành thì chỉ còn đủ cho một chiếc xe máy chạy. Trên bức tường có đề chữ Kinh Thi và mũi tên chỉ vào trong. Sau này tôi mới biết, Kinh Thi là bút danh làm thơ của anh.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/05/11/20110405111821_anh3.jpg

"Căn lều thơ" vô cùng bừa bộn của Nguyễn Đăng Hành
Ngôi nhà cấp 4, cả cửa chính và cửa nách mở thông thống, không có khóa. Màn vẫn mắc trên giường. Trên đỉnh màn có mấy tấm xốp để hứng mưa dột. Bát đĩa ăn dở la liệt dưới nền nhà. Nguyễn Đăng Hành đi vắng.

Tôi loanh quanh sang hàng xóm, hỏi nhà thơ Đăng Hành, đều nhận được câu trả lời: “Cuối tuần đi đón vợ rồi, chưa về đâu”. Bác hàng xóm gọi tôi vào nhà, giới thiệu: “Tôi là chị gái của thằng Hành đây. Nó là thằng út, thằng lắm vợ nhiều con, thằng chả ra gì của nhà tôi”.

Bà chị gái của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành là bà Kỷ. Bà Nguyễn Thị Kỷ là thầy cúng, tai hơi nặng, nói chuyện bốp chát nhưng rất lôi cuốn. Từ đầu đến cuối câu chuyện, bà cứ nhè cậu em út ra chửi. Nhưng trong giọng điệu, câu chữ chửi em mình, tôi thấy bà thương người em ấy, rằng, thế mà nó khổ nhất nhà, long đong nhất nhà.

Tôi hỏi chuyện nhà thơ Đăng Hành lắm vợ, bà Kỷ lại mắng xơi xơi: “Tôi chán ăn cỗ cưới của nó lắm rồi. Lần hai, lần ba thì còn đi đón vợ cho nó, chứ lần thứ 16 thì kệ mẹ nhà nó, tôi đếch thèm đi nữa. Nó cưới người chứ cưới chó thì cũng mặc kệ! Để tôi đếm xem nào. Con đầu tiên ở Thạch Bàn, con thứ hai ở Mỹ Hào, con thứ ba ở làng Rồng, con thứ tư ở chợ Văn Giang, con thứ năm ở xã Công Luận, con thứ sáu, con thứ bảy… tôi không nhớ, nhưng con cuối cùng, con thứ 16 là con Hà Bắc (Bắc Ninh), vừa cưới được mấy năm nay”.

Sau khi liệt kê “chiến tích” của cậu em út, bà chị gái quay sang chê: “Cái thằng Hành này còn kém xa cụ Nguyễn Du nhé. Cụ Nguyễn Du làm thơ hay hơn nó, lấy vợ cũng hoành tráng hơn nó nhiều. Năm 21 tuổi cụ đã có vợ, vậy mà khi mất, mới 31 tuổi, đã có vô số vợ và 18 con. Thằng Hành năm nay gần 60 tuổi rồi mới có 24 đứa con, còn kém lắm!”.

Bà Kỷ: “Đúng là nó có 16 vợ, cưới 16 lần, nhưng tôi chỉ nhớ được mấy đứa thôi. Mấy đứa hay qua lại, hay gặp mặt tôi thì tôi nhớ. Vợ đầu của nó là con Lê ở Thạch Bàn. Hồi cưới nhau thằng Hành 21 tuổi, con Lê 23. Chúng nó có với nhau 2 thằng con. Ở với nhau được mấy năm thì thằng Hành đuổi. Con Lê bỏ vào Nam. Chả ai nuôi con chúng nó, nên tôi phải nuôi. Giờ một thằng làm ở Tây Bắc, cũng khá thành đạt, thi thoảng cho bố tiền tiêu, một thằng nghe đâu mới học xong.

Vợ hai của nó ở Mỹ Hào, cũng đẻ một trai, một gái, đất rộng lắm. Hồi cưới nhau, cũng mổ lợn ăn, linh đình lắm, Nhưng con này ở với nó cũng chỉ được vài năm là nó đuổi.

Đuổi con này đi, thì nó cưới con làng Rồng. Ở với con này những 10 năm. Nhưng trong lúc cưới con này, thì lại tằng tịu với con nữa cũng ở Văn Giang, cũng đón dâu, cũng đông đủ họ hàng.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/05/11/20110405111826_anh4.jpg
Nhà thơ Đăng Hành và một cậu con trai
Cứ tưởng xong rồi, nhưng nó lại lấy thêm một đống nữa. Con bé cuối cùng ở Hà Bắc, là giáo viên hẳn hoi, kinh tế khá nhất. Con vợ này bằng tuổi thằng con lớn của thằng Hành. Riêng với con này thì có đăng ký kết hôn hẳn hoi, có với nhau 2 con gái. Nhưng rồi, cũng sống với nhau chẳng được mấy ngày, nó lại đuổi”.

Tôi hỏi bà Kỷ: “Những người vợ này không ra gì hay sao mà lại bị nhà thơ Đăng Hành đuổi đi thế?”. Bà Kỷ giải thích: “Tôi thấy vợ nó đứa nào cũng tốt, cũng tử tế. Có lần, tôi cáu tiết hỏi vì sao nó cứ đuổi vợ đi, thì nó bảo, có đàn bà ở trong nhà, nó không thể làm thơ được, nên nó đuổi! Nó thích ở một mình để còn làm ra được thơ, chứ không phải ghét bỏ gì đám vợ kia.

Tuần nào cũng vậy, cứ chiều thứ 7 nó lại xuống Văn Giang đón vợ thứ lên, rồi tiếp tục lên Bắc Ninh đón vợ út xuống. Sáng sớm thứ 2, lại trả vợ út về Bắc Ninh trước để vợ nó đi dạy, rồi mới trả vợ thứ về Văn Giang”.
(Theo VTC)
Nguồn:
http://www.vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/15458/la-ki-nha-tho-ha-noi-co-16-vo.html
Ông này không phải nhà thơ, mình chưa thấy thơ ông ta bao giờ.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

haanh8354 đã viết:
Thái Thanh Tâm đã viết:
Ông Hành lấy 16 vợ, kể cũng là nhiều nhưng chưa giỏi. Một ông lái xe ở một quận của Đà Nẵng hiện vẫn sống với 15 bà vợ với mấy chục con. Cái tài của ông này là không đuổi, bỏ bà nào. Ông gây dựng và chăm lo cho mỗi bà và các con của bà ấy ở một nơi. Gia đình nào cũng có cơ ngơi, con cái có việc làm đàng hoàng. Nhiều đứa cũng học hành và công việc tứ tế, có vị trí nhất định trong xã hội. Ông thường xuyên quán xuyến, đi lại các nhà để thăm nom, kiểm tra, động viên, chỉ đạo công việc a, bờ, cờ...Bà nào cũng yêu quý ông. Tiếc là Gines Việt Nam không nắm được trường hợp này.
  Còn 1 ông ở Ấn Độ hiện đang sống với 34 bà vợ với mấy chục con. Ông này tuyên bố còn lấy vợ tiếp. Luật pháp sở tại không cấm.
  Xem ra cái chuyện này, người Vệt mình cũng vẫn kém thiên hạ.
Đọc câu chuyện về nhà thơ Nguyễn Đăng Hành, em thấy tức như bò đá khi tác giả viết:
"Cho đến một hôm, cùng nhà thơ uống bia, ăn thịt dê ở chợ Đa Tốn, tôi ướm hỏi: “Anh tính thế nào nếu chuyện ái tình thê thiếp của anh lên báo, cho thiên hạ biết”. Không ngờ, Nguyễn Đăng Hành bảo: “Chuyện của tớ chả có gì đáng tự hào, cũng chả có gì đáng xấu hổ. Gọi tớ là nhà thơ cũng được, thợ mộc cũng xong, Chí Phèo tớ cũng chẳng cãi. Làng xóm bảo tớ là Hành điên, Hành dở, Hành đểu… ờ thì họ nói đúng cả.

Tớ ị vào mặt mấy cái thằng ngủ với gái nhoanh nhoách rồi quất ngựa truy phong, rồi cứ giữ cái mặt đạo mạo ra vẻ tử tế. Nếu xã hội bảo thằng Đăng Hành này đểu, thì mặc kệ cái quan niệm đạo đức của xã hội, nhưng với những người đàn bà của tớ, cả thảy 16 đứa, chúng nó nghĩ tớ là thằng tốt, là thằng tử tế là được rồi. Chí Phèo cũng có lúc tử tế, ít ra là với Thị Nở. Cậu có tin tất cả các bà vợ đều yêu tớ, coi trọng tớ không? Tớ bấm điện thoại cho cậu nói chuyện nhé!”.

“Tôi hỏi bà Kỷ: “Những người vợ này không ra gì hay sao mà lại bị nhà thơ Đăng Hành đuổi đi thế?”. Bà Kỷ giải thích: “Tôi thấy vợ nó đứa nào cũng tốt, cũng tử tế. Có lần, tôi cáu tiết hỏi vì sao nó cứ đuổi vợ đi, thì nó bảo, có đàn bà ở trong nhà, nó không thể làm thơ được, nên nó đuổi! Nó thích ở một mình để còn làm ra được thơ, chứ không phải ghét bỏ gì đám vợ kia.”

Một người có đến 16 vợ chính thức, 24 con và vô số cháu lại thích ở một mình để còn làm ra thơ được như tác giả đã viết thì chắc là chỉ có ở Việt Nam.
Một người vô trách nhiệm với vợ, con và cháu như thế,
mà thơ lại có trách nhiệm với người đọc,
được công nhận là nhà thơ mới là chuyện chuyện lạ chưa từng có trên quả đất!
@bác Ngh.mai:
Em đã có những thắc mắc như đã viết ở trên, nếu ông ta không phải là nhà thơ thì người đáng trách là tác giả bài viết đó…

Chỉ khổ thân cho 16 bà vợ của ông ấy! Trong số 16 bà vợ ấy nếu suy diễn kiểu bình dân thì rất có thể có  người phải lâm vào tình “cảnh rổ rá cạp lại”và “quá lứa nhỡ thì” như câu ca dao:

Còn duyên kén cá chọn canh
Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ
Còn duyên kén những trai tơ
Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng ! ...
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tổng Thư ký Hội Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam:

Phát hiện vật lý đi trước thế giới là 'võ đoán'

- Xung quanh công trình nghiên cứu của ông Nguyên Văn Thường đặt ra nghi vấn Vật lý Việt Nam có đi trước thế giới, VietNamNet đã tìm lại GS.TS Vũ Đình Lai là nhà khoa học từng phản biện lý thuyết cơ học mới của ông Nguyễn Văn Thường. Sau hơn 20 năm, kể từ khi biết đến công trình này, ý kiến của ông Lai về lý thuyết cơ học mới của ông Nguyễn Văn Thường không có gì thay đổi.

Nhưng, ông Thường lại cho rằng lý thuyết của ông chỉ được đánh giá bằng việc áp dụng các lý thuyết, chưa được các nhà khoa học đánh giá thực sự khoa học và chỉ coi như đó là những hiểu lầm, non nớt trong kiến thức. Ông nói: Chỉ khi họ phản biện tôi bằng thực nghiệm mới có thể nói được tôi đúng hay sai.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/07/15/20110407155739_vatly2.JPG
Ông Nguyễn Văn Thường theo đuổi nghiên cứu của mình từ năm 1965


Đừng phản biện tôi bằng lý thuyết trong giáo trình

Từ khi bắt đầu đưa ra lý thuyết mới, ông Nguyễn Văn Thường nói: “Vấn đề của tôi người ta tưởng chừng có thể giải thích rất đơn giản, nhưng thực ra nó rất sâu sắc, không thể hiểu bằng cách xem xét sơ sài. Trên Youtube, vì thời gian có hạn, tôi không thể nói hết một cách rõ ràng được.”- ông khẳng định.

Ông Thường cho biết : Từng nội dung lý thuyết trong công trình của ông đều được minh chứng bằng thực nghiệm và nói có sách, mách có chứng bằng cách dẫn giải ra từng nội dung sai lầm trong các sách Vật lý.

Phản biện lại ý kiến GS Vũ Đình Lai cho rằng mình nhầm lẫn từ SGK, ông Thường cho hay, ông biết cách vẽ tắt của SGK., nhưng nội dung ông đưa ra không phải ở đó. Bằng thí nghiệm liên kết chặt và liên kết khớp, ông chứng minh rằng khớp và cứng trái ngược nhau 180 độ thì không thể thay thế cho nhau như ông Vũ Đình Lai đã nói.

Theo ông, lý thuyết cũ, bài toán liên kết khớp không thể giải được trong siêu tĩnh nên phải chuyển sang sơ đồ tính toán của khớp khi vật được hóa rắn thành vật cứng tuyệt đối.  

Khi sử dụng nguyên lý độc lập mới, ông Thường khẳng định: “Bài toán của khớp sẽ tính theo khớp, bài toán của hàn chặt sẽ tính theo hàn chặt, chứ không thể tính giống nhau như trong hai cuốn  Phương pháp phần tử hữu hạn- lý thuyết và lập trình và cuốn Cơ học kết cấu tập 1 được.

Ông Thường nhấn mạnh: “Tôi biết lực uốn là nội dung quan trọng của sức bền vật liệu. Các nhà khoa học phải xem thực nghiệm của tôi rồi hãy phản biện. Khi là một cái ngàm, sinh viên có thể tính toán dễ dàng. Nhưng khi nó là một cái dầm, có cả một dàn thì nếu quy thành khớp, momen bị khử hết, thì tính uốn như thế nào. Bài toán này cần được giải trong tĩnh học.”

Rất nhiều nội dung khác trong lý thuyết cơ học mới được ông Thường dẫn chứng là trái ngược hoàn toàn so với lý thuyết mà các giáo trình đã viết. Chẳng hạn, bài toán con nem trong sách Vật lý lớp 10 năm 2008 vẫn in, nhưng đến năm 2010, bài toán này đã bị bỏ đi, mặc dù đây là bài toán ứng dụng rất nhiều trong đời sống.  
Hay mới đây nhất, trong cuốn Cơ học 1 - bồi dưỡng học sinh giỏi THPT của ông Tô Giang phép phân tích lực theo hình bình hành đã được thay thế bởi phép phân tích theo hình chữ nhật mới do ông đưa ra.

"Cơ học không phải là môn nhỏ bé"

Gặp lại vấn đề bị bác bỏ từ hơn 20 năm trước, GS. TS Vũ Đình Lai - giảng viên bộ môn Sức bền vật liệu - ĐH Giao thông Vận tải tỏ ra rất bức xúc.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/07/15/20110407155728_gslai.JPG
GS Vũ Đình Lai đã biết đến những bản viết tay công trình của ông Nguyễn Văn thường từ năm 1990

GS Vũ Đình Lai cho biết, ông còn giữ rất nhiều trang tài liệu viết tay công trình này của ông Nguyễn Văn Thường từ những năm 1990. Ngày đó, GS Nguyễn Hoàng Phương - Chủ nhiệm khoa Vật lý trường ĐHKHTN – ĐHQG Hà Nội đã giới thiệu ông Thường đến với ông để được giúp đỡ.

“Tôi hứa sẽ chỉ ra cái sai của ông Thường. Nhưng ông Thường không chịu thừa nhận”- GS Lai thuật lại.

Năm 2002 và 2005, GS Vũ Đình Lai đều được Viện cơ học Việt Nam mời phản biện công trình nghiên cứu của ông Nguyễn Văn Thường. Và cho đến ngày hôm nay, quan điểm của ông Vũ Đình Lai đối với công trình của ông Thường không có gì thay đổi.

Ông Vũ Đình Lai cho rằng, Lý thuyết cơ học mới của ông Nguyễn Văn Thường có xuất phát điểm từ một số hình vẽ trong SGK Vật lý lớp 10 (bộ cũ), trong một hình vẽ cái công xon nối trực tiếp với nhau và với tường, ông cho đó là liên kết cứng. Nhưng sách Vật lý chỉ phân tích ra lực kéo và nén mà không có lực uốn.  
Tuy nhiên, theo ông Lai đó là sự hiểu lầm của ông Thường. Hình vẽ trong SGK có sai sót vì đã không vẽ chính xác liên kết khớp. Vì vậy, để ông Thường thỏa mãn, chỉ cần vẽ thêm mấy cái khuyên tròn vào đầu liên kết trong hình vẽ là xong.

Theo bản phản biện của ông Lai tại Viện cơ học năm 2005, ông Thường còn tiếp tục hiểu lầm khi thấy trong thực tế kết cấu thanh bằng thép, như thiết kế giàn cầu, các nút đều liên kết “rất cứng” bằng những bản thép với nhiều đinh tán hoặc bu lông, nhưng sách Cơ học kết cấu lại chỉ giải thiết là liên kết khớp và chỉ tính được hai nội lực kéo, nén.  

Ông Lai giải thích, trong lý thuyết, nội lực uốn trong các thanh cầu thép rất bé so với nội lực kéo nén, còn trong thực nghiệm, các thanh cầu vẫn mềm so với tổng thể, đầu thanh ít nhiều vẫn quay được như có khớp, do đó người ta đã giả thiết các liên kết của giàn cầu là khớp để tính cho đơn giản, sau đó điều chỉnh lại bằng một hệ số 1,2.

GS Vũ Đình Lai cho biết, trong quá trình phản biện, những nội dung ông Thường đưa ra, ông đã trích dẫn rất nhiều tài liệu khoa học, hướng dẫn ông Thường tìm hiểu, chỉ ra từng cái sai nhưng ông Thường vẫn không chấp nhận “phục thiện”.

Đánh giá về những thí nghiệm của ông Nguyễn Văn Thường, ông Lai nói: “Tôi từng đến xem thí nghiệm của ông Thường và tôi đánh giá đó là thí nghiệm trẻ con, sai về cơ bản, những trò chơi cho vui. Ông Thường không hiểu gì về thí nghiệm. Các dụng cụ làm thí nghiệm để minh họa mang tính định tính sơ sài, nếu không nói là còn nhiều sai sót về nguyên tắc.”

Ông Lai nghi vấn: Từ trước đến nay, những người ủng hộ ông Thường đều không phát biểu câu nào về chuyên môn. Cơ học không phải là môn nhỏ bé. Người trong giới chưa chắc đã hiểu hết nhau vì đi vào các lĩnh vực khác nhau. Ông Thường đi vào vấn đề đúng chuyên môn và bộ môn chúng tôi: cơ học vật rắn biến dạng.
Tuy vậy, GS Vũ Đình Lai cũng từ chối xem các thí nghiệm của ông Thường trên Youtube vì “ các thí nghiệm này cũng vậy thôi, không có gì khác những năm trước đây.”

Trước thông tin nghiên cứu của ông Thường về phép phân tích lực được đưa vào chương trình Vật lý cơ học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10, ông Lai không hiểu tại sao các nhà Vật lý lại đưa vào sách: “Tôi chưa được xem nội dung trong cuốn sách này nhưng nếu sai sót thì cần phải cảnh báo ngay.”

Đừng lãng phí thời gian vào việc này

Trả lời VietNamNet về công trình của ông Nguyễn Văn Thường, ông Chu Ngọc Sủng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam - nêu quan điểm:  "Tôi chưa được đọc các tài liệu do ông Thường trình bày. Tôi chỉ nhìn hình vẽ và ảnh trình bày thí nghiệm để phân tích hệ thanh khi có lực tác dụng tôi thấy như sau:

Trong mô hình thí nghiệm liên kết ở đầu thanh không phải là khớp, (các khớp tức là đầu thanh được quay tự do). Có thể nói đầu các thanh bị nối cứng, cho nên trong thí nghiệm đo được các thanh sẽ có thêm thành phần mô men ngoài lực dọc trục là đương nhiên, điều này thế giới người ta đã công nhận từ lâu.

Xin nhớ cho rằng việc phân tích lực ở các thanh đồng quy người ta cho rằng chỉ có lực dọc trục trong thanh là với giả thiết rằng các thanh nối với nhau bằng chốt ở đầu thanh. Tôi cho rằng trong sách giáo khoa người ta đưa ra trường hợp đơn giản nhất để học sinh tiếp thu một phần , khi học đại học vấn đề này sẽ được cho học sâu hơn. Cho nên phát hiện này không có gì là mới.

Việc ông Thường suy diễn khi thiết kế cầu bị sai nguyên lý này cho nên dẫn đến việc thiết kế cầu dễ bị đổ hoặc lãng phí là võ đoán. Chúng tôi đã được dạy trong trường rằng khi các thanh nối cứng, thì ngoài lực dọc trục trong thanh còn có lực cắt, và thành phần mô men.  

Trong thực tế thiết kế chúng tôi cũng đã từng xét đủ các thành phần lực chứ không phải như ông Thường tưởng tượng về ngành cầu. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam người ta sử dụng rộng rãi phương pháp phần tử hữu hạn để giải tích hệ thanh cho kết quả lực càng sát với thực tế làm việc của hệ kết cấu. Trị số lực trong kết cấu đã được đo ở nhiều công trình cho kết quả xác nhận tính toán là phù hợp.

Đành rằng nhận thức của con người là vô hạn, nhận thức càng ngày càng tiến sát đến chân lý, riêng với trường hợp này tôi khuyên mọi người đừng mất thời gian. Đây là nội dung của cơ học vật rắn. Các nhận thức hiện nay về cơ học vật rắn là đủ để giải quyết các vấn đề thực tế.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Nguyễn Đông Anh - Viện trưởng viện Cơ học - bày tỏ ý kiến “Không muốn nói thêm bất kỳ điều gì về công trình này của ông Thường nữa vì chúng tôi đã nói quá nhiều, từ những năm 2002, năm 2005.”

Nguyễn Hường

Bản gốc:

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/15818/ket-luan-cua-ong-thuong-la--vo-doan-.html
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Ặc,hoá ra ông Thường hiểu sai khớp và ngàm chặt(hay hàn cứng).Đúng là vấn đề này hông nên bàn nữa :))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

@Bác Vịt Anh: Chưa nên cười vội! Vẫn chưa có cơ sở để khẳng định việc nghiên cứu của ông Thường đã đưa vào chương trình Vật lý cơ học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10 là đúng hay sai khi chưa đọc sách đó, nhưng em nghi ngờ lắm! Vì "các dụng cụ làm thí nghiệm để minh họa mang tính định tính sơ sài, nếu không nói là còn nhiều sai sót về nguyên tắc.” như tác giả đã viết.

Vodanhthi đã viết:

Người “đi trước thời đại”


http://nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/04/02/184646899911-ong-Thuong-voi.jpg
Ông Thường với cuốn sách được thay đổi nội dung từ nghiên cứu của mình


YẾN ANH
Thực ra thì vẫn còn những vấn đề phải bàn
Ông Lai nghi vấn: Từ trước đến nay, những người ủng hộ ông Thường đều không phát biểu câu nào về chuyên môn. Cơ học không phải là môn nhỏ bé. Người trong giới chưa chắc đã hiểu hết nhau vì đi vào các lĩnh vực khác nhau. Ông Thường đi vào vấn đề đúng chuyên môn và bộ môn chúng tôi: cơ học vật rắn biến dạng.
Tuy vậy, GS Vũ Đình Lai cũng từ chối xem các thí nghiệm của ông Thường trên Youtube vì “ các thí nghiệm này cũng vậy thôi, không có gì khác những năm trước đây.”

Trước thông tin nghiên cứu của ông Thường về phép phân tích lực được đưa vào chương trình Vật lý cơ học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10, ông Lai không hiểu tại sao các nhà Vật lý lại đưa vào sách: “Tôi chưa được xem nội dung trong cuốn sách này nhưng nếu sai sót thì cần phải cảnh báo ngay.”

Tại sao “những người ủng hộ ông Thường đều không phát biểu câu nào về chuyên môn”??? Tại sao “các nhà Vật lí lại đưa vào sách”???
Tại sao các nhà khoa học không chứng minh bằng lý thuyết và thực nghiệm để ông Tường đỡ mất công nghiên cứu???
Không biết mà nói; biết mà không nói cũng đều có tội!

Từ năm 2000 phần mềm SolidWorks đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành kỹ thuật ở Việt Nam. Đây là phần mềm chuyên dụng vẽ, thiết kế 3D. Chỉ cần vẽ hình 3D, gán vật liêu, đặt lực là biết được thông số về ứng suất về chuyển vị, nhìn vào biểu đồ có thể thay đổi kết cấu, tăng giảm vật liệu...cuối cùng là điều chỉnh lại bằng một hệ số an toàn. Để chắc ăn bọn em hay đùa vui là "cầu nhân ba phà nhân đôi" khi chọn hệ số an toàn.

http://www.cadviet.com/upfiles/ChuyenVi.jpg
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
@Haanh! Hệ số an toàn bọn chi hay đùa đó là "hệ số dốt":P
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Nhân chuyện này tôi cũng xin hóng hớt một tý. Ở TK có 1 anh là GV dạy Anh văn THCS. Cách đây hơn 20 năm, anh cũng nghiên cứu  về vật lý, khác xa chuyên môn của anh. Anh sáng chế ra động cơ đốt trong có hiệu suất đạt 100%. Tự mày mò vẽ và viết báo cáo, anh gửi ra HN. Ngày đầu, địa phương cũng cấp kinh phí cho đi. Nhưng người ta bắt anh làm đi làm lại cho đúng tiêu chuẩn nên tốn rất nhiều công sức và tiền bạc để đánh máy, in tài liệu và đi lại. Ở đây nhiều người cổ vũ cho anh, ngược lại cũng rất nhiều người cho rằng anh bị mắc bệnh hoang tưởng. Anh cho rằng người ta không hiểu anh vì phát minh của anh đi trước thời đại, vì đố kỵ cho rằng 1 người không tiếng tăm không thế có những phát minh kiểu đó. Có người bảo anh gửi ra nước ngoài, anh cũng nghe nhưng không được vì hải quan giữ lại không cho đi. Anh cũng từng ra HN gặp 1 số cán bộ khoa học nổi tiếng, ai cũng động viên cố gắng thêm.
Sau nhiều năm kiên trì, rồi một ngày anh cầm đến khoe tờ giấy chứng nhận phát minh sáng chế người ta cấp cho anh. Anh mừng lắm và tràn trề hy vọng, mơ có ngày nào đó một công ty nước ngoài biết đến và mua bản quyền. Tuy vậy, cũng lâu rồi sự việc chỉ dừng ở đó. Có điều, anh giữ bản vẽ rất kỹ, không cho ai xem nên không biết cụ thể ra sao (vì sợ ăn cắp công trình). Công trình của anh về lý thuyết dường như là không tưởng. Vậy mà anh lập luận ra sao mà chẳng thấy ai phản biện. Hay họ cho rằng những công trình kiểu này không đáng quan tâm, vì tác giả là những người quá bình thường. Nếu như anh làm ra một động cơ như vậy để chứng minh thì dễ nói. Hoặc họ biết anh hoang tưởng và không muốn bệnh nặng thêm nên an ủi chăng. Cũng có thể người ta công nhận đại đi để rất lâu sau hậu thế không thể chê trách tiền nhân đã bỏ sót nhân tài như cuộc đời rất nhiều nhà khoa học trước đây?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

haanh8354 đã viết:
@Bác Vịt Anh: Chưa nên cười vội!
Về việc ông Thường đúng, sai đến đâu, hãy để các nhà vật lý bàn. Riêng chúng ta, có thể khẳng định và cười việc một số kẻ, báo chí... thiếu chuyên môn, điên rồ, muốn câu khách mà đặt ra vấn đề "Vật lý Việt Nam đi trước thời đại". Cũng rõ ràng như thế, bàn thêm về nó chỉ mất thì giờ. Hãy giành thì giờ mà làm thơ hoặc làm cơm!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
Nhân chuyện này tôi cũng xin hóng hớt một tý. Ở TK có 1 anh là GV dạy Anh văn THCS. Cách đây hơn 20 năm, anh cũng nghiên cứu  về vật lý, khác xa chuyên môn của anh. Anh sáng chế ra động cơ đốt trong có hiệu suất đạt 100%.
Nếu có bất cứ người nào bảo tôi rằng anh ta sáng chế ra bất cứ thứ gì đạt hiệu suất 100% thì tôi, thậm chí còn không cho phép anh ta được trình bày để làm mất thì giờ của tôi nữa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [76] [77] [78] [79] [80] [81] [82] ... ›Trang sau »Trang cuối