Trang trong tổng số 114 trang (1140 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [69] [70] [71] [72] [73] [74] [75] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 24/02/2011 14:39
Có 6 người thích
Ngày gửi: 24/02/2011 17:01
Có 10 người thích
Cần Cù đã viết:
Sơn viết:
Thắp nến thoảng thấy bóng hình
Nhào tường, ôm chặt người tình trong mơ
Cụng đầu đau điếng nhành thơ
Hoá ra...mình lại... vu vơ...bóng mình
Thơ rằng:
Cái bóng là cái bóng ơi
Đêm mơ, ngày ngắm chẳng vơi nỗi sầu
Bây giờ người ở đẩu đâu
Để em khấp khểnh nhịp cầu sông sâu
Câu thơ bỏ nhịp trong đầu
Chỉ còn giọt nến nhỏ câu không vần
Cần Cù chia sẻ nhé
Ngày gửi: 24/02/2011 17:08
Có 6 người thích
Trương sỏi đã viết:
Xa nhau
Trai rừng du hí chốn thành đô
Để gái núi mong nhớ ...quá ô
Vách nứa bóng mình nhào chộp lấy
Chân đồi nắng lụn ngóng vu vơ
Non ngàn gió núi đà phai nhạt
Phố thị phấn son chắc ngẩn ngơ
Lúc đón nhau về ra lạ lẫm
Nghe như lơ lớ giọng : chào cô
Ngày gửi: 24/02/2011 21:05
Có 7 người thích
Ngày gửi: 24/02/2011 23:00
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Trương sỏi vào 24/02/2011 23:02
Có 6 người thích
Gửi cháu Hải Yến
Cháu tôi sinh ở bản Dao
Tận miền Tây Bắc núi cao trập trùng
Tuổi thơ gió thổi ngàn thung
Nắng soi kẽ lá bạn cùng chim muông
"Đường mây" dệt buổi hoàng hôn
Sương giăng đỉnh núi chở luôn nhạc rừng
Cháu ơi gian khó đã từng
Giờ chim đủ cánh vẫy vùng khơi xa
Mang theo tình mẹ nghĩa cha
Câu thơ xuân đượm thiết tha mặn nồng
Bao giờ cháu sẽ lấy chồng
Chú lên chén cỗ nghìn trùng núi cao
Hỏi giơì xem việc thế nào
Mà đời chú khổ lao đao đến giờ ./.
Ngày gửi: 25/02/2011 00:04
Có 6 người thích
Ngày gửi: 25/02/2011 02:17
Có 4 người thích
Ngày gửi: 25/02/2011 04:08
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi buithison vào 25/02/2011 04:26
Có 4 người thích
Ngày gửi: 25/02/2011 04:16
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi buithison vào 25/02/2011 04:22
Có 3 người thích
Trương sỏi đã viết:
Gửi chị
Hoa Đỗ Quyên trên núi cao
Em chưa được thấy thế nào chị ơi
Có ảnh chị đăng lên chơi
Nhiều người có lẽ chưa thời ngó qua
Thơ cháu hay quá chị à
Nhưng mà còn thiếu hình hoa trưng bày./.
Ngày gửi: 25/02/2011 05:20
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đặng Quang Long vào 25/02/2011 05:22
Có 4 người thích
BÙI THỊ SƠN đã viết:
VỀ HOA ĐỖ QUYÊN
@Trương Sỏi à! Chị không biết pót ảnh nên đành gửi em vài mô tả về hoa Đỗ Quyên nhé! À, thử tìm xem trong chủ đề "Các loài hoa" của Nam Lan chắc là có hoa Đỗ Quyên đấy em ạ!
Hoa Đỗ Quyên
Theo các nhà khoa học nghiên cứu về thực vật dân tộc học và dược học thì Đỗ Quyên là một trong những loài cây đa tác dụng, có giá trị nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Đa số các loài trong nhóm cho hoa rất đẹp, có thân cây thấp nhỏ bé có thể làm cảnh như Đỗ Quyên Răng Nhỏ, Đỗ Quyên Mao Ngựa, Đỗ Quyên Hồng, Đỗ Quyên Lõm, Đỗ Quyên Loa Kèn Lớn… Một số loài khác lại có thể dùng chữa bệnh như Đỗ Quyên Mũi, Đỗ Quyên Trên Đá… Một số loài Đỗ Quyên mộc cao khoảng 8 đến 14m, ra hoa đẹp, cành lá xum xuê xanh tốt quanh năm, có thể trồng thành rừng hoặc tạo cảnh quan trên đường phố.
Xét về mặt sinh thái học và phân loại học, các loài Đỗ Quyên trong khu vực núi Hoàng Liên đóng một vai trò nhất định trong cấu trúc tổ thành loài của một số các trạng thái rừng như trạng thái rừng ôn đới, thảm thực vật ôn đới nguyên sinh, thảm cây bụi nguyên sinh…
Mùa chính của Đỗ Quyên là thời gian sau Tết Âm lịch. Đó là dịp để các loài Đỗ Quyên đua nhau khoe sắc, rực rỡ đủ các màu, từ đỏ ối, đỏ nhạt, đến tím đậm, tím nhạt, rồi nhạt dần, nhạt dần về đến trắng, Đỗ Quyên Lưu Huỳnh còn có màu vàng nhạt rất đài các. Có một mùa phụ nữa vào giữa hè, những loài Đỗ Quyên lá to thường cho hoa vào thời điểm này. Kỳ ra hoa thường dài vài ba tháng, sau khi hoa tàn khoảng bốn năm tháng thì kết trái. Do ở Phanxipăng số lượng loài lớn nên quanh năm suốt tháng hầu như lúc nào núi rừng cũng được hoa Đỗ Quyên tô điểm.
Ngày nay, hiện trạng chung của rừng quốc gia đã giảm sút đáng kể vì nhiều lý do. Rất may, đặc điểm cây Đỗ Quyên lại không có lợi nhiều về mặt kinh tế, nên số lượng loài cùng sự phát triển gần như còn nguyên vẹn. Theo các tài liệu còn lưu thì số loài Đỗ Quyên ở Phanxipăng là 32. Khảo sát mới đây của Đại học quốc gia thì hiện đã nhận dạng được 24 mẫu. Chương trình sẽ còn tìm kiếm mở rộng thêm, các nhà nghiên cứu hy vọng số mẫu tìm được chưa dừng lại.
Theo tour, khách nghỉ ngơi ở độ cao 2100m. Tại đây người Mông làm vài lán nhỏ phục vụ khách du lịch. Có những chú bé Mông lớn lên cùng Đỗ Quyên, người và hoa đã thân thuộc nhau lắm. Những bông to bằng cái bát lũ trẻ dành đá cầu, những cành hoa đẹp nhất chúng bẻ về trang trí cả trong lẫn ngoài lán. Đêm xuống, quây quần bên bếp lửa, mọi người cùng chia sẻ cái cảm giác rất rừng. Chỉ đến sáng, bước ra khỏi lều, khách mới ngộ được cái mơ hồ của kẻ đi lạc giữa rừng hoa. Giữa rừng ai đó hú một tiếng dài hào sảng, tiếng hú xuyên qua những tầng lá đẫm sương xanh biếc, những chùm hoa mong manh rung rinh, dội vào vách núi, rồi mới tan vào những làn mây, tiếng hú vô tình đã đánh thức cả rừng Đỗ Quyên…
Một số loài Đỗ Quyên cho hoa đẹp
Đỗ Quyên Hoa Trắng Lớn (Rhododendron decorum Fr) cho hoa màu đa dạng, hồng nhạt hoặc màu hồng đến màu trắng, gốc hoa xanh vàng có chấm đỏ. Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 7, quả chín vào tháng 11 đến 12. Phân bố ở độ cao từ 1800 đến 3000m. Ngoài làm cảnh, hoa còn có thể nấu ăn và có mùi vị đặc biệt.
Đỗ Quyên Hoa Đỏ (Rhododendron delavayi Fr) có tràng hoa hình chuông, màu hồng đào đến màu đỏ thẫm, gốc có 5 tuyến mật. Ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5, tháng 11 quả chín. Phân bố ở độ cao 2000 đến 2500m. Hoa rất đẹp, gỗ có màu hồng nhạt, thường dùng làm bát gỗ, hộp gỗ. Hoa làm thuốc có vị đắng dùng để điều kinh, lượng huyết, thanh nhiệt giải độc, chữa viêm tuỷ xương, chảy máu đường tiêu hoá.
Đỗ Quyên Vòi Dài (Rhododendron lyi Le) cho hoa có mùi thơm, màu trắng, thuỳ ửng hồng. Hoa ra từ tháng 1 đến tháng 4, quả chín tháng 7 đến tháng 9. Cây mọc trên những mùn đá ở độ cao 2300 đến 2800m.
BTS.
-----------------------------------------
Đỗ Quyên khoe đủ sắc giữa mùa xuân
Sắc đep non cao vô cùng đài các,rất tuyệt trần
Nam dược thần tiên chữa được nhiều tật bệnh
Moc giữa Hoàng Liên sơn sáng cõi trần.
ĐQL
Vô Thường sưu tầm tặng các bạn mấy mâu hoa Đỗ Quyên Hoàng Liên Sơn.
Trang trong tổng số 114 trang (1140 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [69] [70] [71] [72] [73] [74] [75] ... ›Trang sau »Trang cuối