Nguyệt Thu đã viết:
@Fl: Gà mà có sữa thì chắc là...gà mờ!
Thế có mẹo nào chống "nhăn da" không thế? Cho...NT xin! Hi hi...
@Nguyệt Thu: Không những có mẹo đơn giản chống nhăn da mà còn có cả mẹo giúp trẻ mãi không ...nhăn đấy, ĐN có một loạt bài thuốc dựa trên công dụng rất đa năng của cây Lô hội - tên khoa học là Aloe Vera (còn gọi là cây Nha đam, Du thông, Tương tỵ thảo, La vi hoa, Long miệt thảo, Lưỡi hổ, Long tu… ). Cây này ngoài Bắc dân thường trồng làm cây cảnh, lá màu xanh lục, không có cuống, mọc sít nhau, dày, lá giống lá dứa hình 3 cạnh nhưng mập (bản lá dày hơn), lá dài từ 30cm đến 35cm, dọc hai bên rìa (mép lá) có gai mềm, thân lá có nhiều đốm trắng nhỏ ( xem hình kèm theo-là loại tốt nhất vì có nhiều chất Aloye, còn loại lá to bản thường thấy bán trong các siêu thị- như trong ảnh đầu tiên- có hàm lượng chất Aloin thấp hơn). Như đã nói, cây Lô hội có nhiều công dụng, trong đó có công dụng chống nhăn da (tự làm mặt nạ dưỡng da bằng lá Lô hội rất đơn giản), chữa mụn nhọt (nhất là dùng cho trẻ em bị mụn nhọt) v.v…Nếu bạn nào thích tìm hiểu và sử dụng lá của cây Lô hôi thì cứ tìm kiếm trên Google (chỉ cần gõ từ khoá là "Lô hội" hay "Nha đam")sẽ có rất rất nhiều bài thuốc hay, ĐN chỉ thường sử dụng nó để chữa mụn nhọt cho trẻ và thấy rât công hiệu nên post lên đây để NT và mọi người tham khảo hoặc ứng dụng. Dĩ nhiên dùng cho người lớn cũng công hiệu không kém. Ngoài ra, ĐN có bài thuốc rất hay làm từ lá cây Lô hội (Nha đam) và mật ong mà những người thân và bản thân gia đình ĐN sử dụng thường xuyên nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư (đối với người đã bị ung thư) và phòng chống ung thư (đối với những ai chưa bi ung thư). Xin sẽ đăng tải sau.
Cách 1: Lau rửa sạch chỗ có nhọt, mụn của trẻ. Lưu ý phát hiện mụn nhọt càng sớm càng dễ chữa trị ( khi mới nhú hoặc đỏ tấy), chọn lá bản dày, cắt lá (chọn lá nhiều nhựa màu vàng sẫm tiết ra khi cắt ngang thớ lá) và lấy nhựa tiết ra xoa phủ kín chỗ sưng tấy hoặc đỉnh đầu của nhọt. Ngày xoa vài lần (một lá cắt ra có thể dùng nhiều lần đến khi hết nhựa thì thôi), nhọt hoặc chỗ tấy đỏ sẽ xẹp dần và tan mất không để lại sẹo.
Cách 2: Lau rửa sạch chỗ có mụn, nhọt, chỗ sưng tấy, cắt lá rửa sạch bên ngoài, khoét lá theo kích thước mụn, nhọt, chỗ sưng tấy rồi đắp lá lên, dùng băng dính băng giữ lá nếu mụn nhọt ở vào các vị trí khó giữ lá khỏi rơi ra, ngày thay 2 đến 4 lần tùy điều kiện thời gian cho phép. Đắp lá vào chỗ bị đau sẽ có cảm giác mát, sau đó sẽ có cảm giác hơi ngứa, nếu là mụn nhọt đã hơi “già”, lá và nhựa sẽ giúp hút mủ rất nhanh và không gây đau đớn cho trẻ.
Đặc biệt lưu ý: Không để nhựa (màu vàng sẫm, nhớt, có mùi hăng, nồng) dây vào mắt. Rửa sạch tay sau khi “thao tác”.
P/S: Các bạn xem ảnh sẽ thấy: Ảnh đầu tiên là cây Lô hội (Nha đam) trồng theo kiểu đại trà (công nghiệp), tỉnh Ninh Thuận là nơi trồng nhiều nhất VN ta. Ảnh tiếp theo là cây Lô hội trồng làm cây cảnh trong nhà, loại này dược tính tốt hơn, hai ảnh dưới là chụp gần lá và cách bóc lá lấy nhớt (nhựa lá) bôi mặt, bôi lên mụn .v.v..
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..