Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tường Thụy

Đôi khi ta hay gặp những câu có thể hiểu hai nghĩa. Vì vậy khi viết cần tránh những câu kiểu này.
Ví dụ vừa qua, mình viết một câu có đoạn sau đây:
"... đưa một số máy vào danh sách ..."
Ý của tôi là một số máy điện thoại cụ thể nào đó chẳng hạn 09134859xx. Nhưng cũng có thể hiểu là một số lượng máy.
Nếu viết để người đọc không hiểu sai ý mình thì câu bị dài ra không cần thiết, nghe lại lủng củng. Nhưng tránh nó thì chỉ còn cách đừng nói gì đến ý đó nữa.
Vậy là mình vẫn để nguyên như ban đầu, chịu cho người đọc hiểu nước đôi.
Bạn nào có cách diễn đạt rõ hơn, mách cho mình với.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

mộng

:( hồi trước bé có đọc và sửa truyện cho mấy người quen, sau rồi đi loanh quanh mấy diễn đàn đọc truyện. Cái đám teen và đám viết lách đó gọi đấy là fic. Sau này bé cũng chơi với vài mod ở các diễn đàn, rút ra được một câu chí lí "không sai chính tả không phải fic". Rồi các bạn ấy còn viết ngôn ngữ chat và đủ thứ viết tắt... thật là ...
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường  
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Nói như bạn Lê Tâm mình thấy rất đúng, vùng cố đô Hoa Lư - Nình Bình ,và vùng lân cận đấy nói giống giọng Hà Nội, không có từ i, eo đằng sau, vùng Mai Châu - Hoà Bình có giọng nói cũng rất giống giọng HN (mình có họ hàng ở đó nên cũng được sống ở đó khá nhiều). Vùng từ cố đô Hoa Lư trở lên phía Tây Nam là vùng bán sơn địa, sau đó là rừng Cúc Phương, cũng có thể gọi là vùng cao nhỉ?.Giọng HN chuẩn không bao giờ có từ i, eo đằng sau. Nhiều người dẫn chương trình phát âm có từ i, eo đằng sau, đã có góp ý hẳn hoi nhưng không thấy sửa, chắc là khó...mình nghe thấy phản cảm lắm!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Tường Thụy đã viết:
Đôi khi ta hay gặp những câu có thể hiểu hai nghĩa. Vì vậy khi viết cần tránh những câu kiểu này.
Ví dụ vừa qua, mình viết một câu có đoạn sau đây:
"... đưa một số máy vào danh sách ..."
Ý của tôi là một số máy điện thoại cụ thể nào đó chẳng hạn 09134859xx. Nhưng cũng có thể hiểu là một số lượng máy.
Nếu viết để người đọc không hiểu sai ý mình thì câu bị dài ra không cần thiết, nghe lại lủng củng. Nhưng tránh nó thì chỉ còn cách đừng nói gì đến ý đó nữa.
Vậy là mình vẫn để nguyên như ban đầu, chịu cho người đọc hiểu nước đôi.
Bạn nào có cách diễn đạt rõ hơn, mách cho mình với.

"...ghi một số máy vào danh bạ..."
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ Thật tình tớ chẳng giỏi giang gì, nhưng từ bé rất ít khi sai chính tả, hoặc câu cụt ngủn ngớ ngẩn. Nhưng bài tập làm văn toàn bị phê là ý nghèo nàn. Cái đó là do năng khiếu thôi. Nhất là văn tả, chịu chết, không thể bịa được khi sân trường chẳng có bồn hoa mà nói có rồi vẽ vời ra y như thật.
Theo tớ nhận xét thì người viết đúng chính tả thường là người hay đọc sách báo, có đôi tai thính và phát âm chuẩn.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

4i_nd

lãng du đã viết:
Trời đất ơi, vui quá. Như thể ngày hội... LÓI THÕI  dzị!

Chị Lê tâm nói đúng thực trạng của ngôn ngữ đó ạ. Chính vì thế mà ở ngoài Bắc này, không nên để cho trẻ em đang tập nói nghe các băng nhạc do trẻ em thiếu nhi phía Nam hát, vì sợ các trẻ đó sẽ bắt chước cách nói trong đó mà thành ngọng.
Cũng liên quan đến vấn đề này, tôi rất phản đối việc đài truyền hình Việt nam đã để cô HOÀI ANH, người miền Nam, đọc bản tin thời sự trên VTV1.
Người Hà Nội mà nói  'Thủ tướng  Nguyến Tấn Dúng vừa có chuyếng viếng thăm các đồng bào bị lủ lụt ở miềng  Trung.....' thì buồng cười ghê ta!
Mõ em đồng ý với bác là nếu người Hà Nội mà nói "chuyếng", "lủ lụt" thì quả là "buồng cười", nhưng nếu cô Hoài Anh (em không phản đối chuyện cô ấy làm phát thanh viên trên VTV1)nói "chuyếng" hay một bạn quê Thanh Hoá nói "lủ lụt" thì "hổng có sao".
Chuyện chính tả, chuyện ngôn ngữ bao giờ cũng gây ra nhiều tranh cãi và bao giờ cũng rất thú vị.
Mong sao mọi người ít sai chính tả, mong sao các bác ít tìm được lỗi trên diễn đàn.
BQ chứ hổng phải AQ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Nói như bạn Lê Tâm mình thấy rất đúng, vùng cố đô Hoa Lư - Nình Bình ,và vùng lân cận đấy nói giống giọng Hà Nội, không có từ i, eo đằng sau, vùng Mai Châu - Hoà Bình có giọng nói cũng rất giống giọng HN (mình có họ hàng ở đó nên cũng được sống ở đó khá nhiều). Vùng từ cố đô Hoa Lư trở lên phía Tây Nam là vùng bán sơn địa, sau đó là rừng Cúc Phương, cũng có thể gọi là vùng cao nhỉ?.Giọng HN chuẩn không bao giờ có từ i, eo đằng sau. Nhiều người dẫn chương trình phát âm có từ i, eo đằng sau, đã có góp ý hẳn hoi nhưng không thấy sửa, chắc là khó...mình nghe thấy phản cảm lắm!
Về nhận xét một số nơi vùng cao nói chuẩn, mình cũng công nhận vì mình tiếp xúc khá nhiều. Kể cả người dân tộc như dân tộc Mường ở một số nơi nói tiếng Việt cũng chuẩn (chuẩn ở đây phải hiểu là tương đối).
Nhưng các bạn có biết rằng, phát âm n thành l như lóng tính, xôi lóng ... là của người Hà Nội gốc hoặc đã ở Hà Nội nhiều đời không,
Đấy là phát hiện của mình.:D
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vịt anh

Huynh ơi,cho Vịt hỏi,sao khi hát người ở đâu cũng hát tiếng Bắc vậy nhỉ,trừ một số bài hát người ta cố tình bắt phải hát tiếng địa phương :p:D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
Tường Thụy đã viết:
Đôi khi ta hay gặp những câu có thể hiểu hai nghĩa. Vì vậy khi viết cần tránh những câu kiểu này.
Ví dụ vừa qua, mình viết một câu có đoạn sau đây:
"... đưa một số máy vào danh sách ..."
Ý của tôi là một số máy điện thoại cụ thể nào đó chẳng hạn 09134859xx. Nhưng cũng có thể hiểu là một số lượng máy.
Nếu viết để người đọc không hiểu sai ý mình thì câu bị dài ra không cần thiết, nghe lại lủng củng. Nhưng tránh nó thì chỉ còn cách đừng nói gì đến ý đó nữa.
Vậy là mình vẫn để nguyên như ban đầu, chịu cho người đọc hiểu nước đôi.
Bạn nào có cách diễn đạt rõ hơn, mách cho mình với.

"...ghi một số máy vào danh bạ..."
Ồ, tại mình không trích cho đủ hiểu rồi, lẽ ra phải là"... đưa một số máy vào danh sách hạn chế ..."
Cái này là lỗi ở TT
Cảm ơn bà Đồ nhé.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

lãng du đã viết:
Trời đất ơi, vui quá. Như thể ngày hội... LÓI THÕI  dzị!

Chị Lê tâm nói đúng thực trạng của ngôn ngữ đó ạ. Chính vì thế mà ở ngoài Bắc này, không nên để cho trẻ em đang tập nói nghe các băng nhạc do trẻ em thiếu nhi phía Nam hát, vì sợ các trẻ đó sẽ bắt chước cách nói trong đó mà thành ngọng.
Cũng liên quan đến vấn đề này, tôi rất phản đối việc đài truyền hình Việt nam đã để cô HOÀI ANH, người miền Nam, đọc bản tin thời sự trên VTV1.
Người Hà Nội mà nói  'Thủ tướng  Nguyến Tấn Dúng vừa có chuyếng viếng thăm các đồng bào bị lủ lụt ở miềng  Trung.....' thì buồng cười ghê ta!
Theo tớ thì ngược lại đấy, vì Hoài Anh là người SG, nên phải nói giọng SG. Cứ thử tưởng tượng xem nếu như Hoài Anh nói giọng nửa nạc nửa mỡ thì sao nhỉ? Trong phim ảnh cũng thế, mình rất kỹ tính. Nếu khung cảnh và câu chuyện ở miền Nam mà nhân vật cứ cô ấy hay anh ấy là chả muốn xem nữa. Đáng lẽ đạo diễn phải sửa lời thoại là cổ ảnh thì hay hơn nhiều. Còn nhiều ví dụ nữa, nhưng thôi.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối