Trang trong tổng số 106 trang (1060 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [41] [42] [43] [44] [45] [46] [47] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

khitieu


Thăm Hàng Xóm


Hàng xóm ở ngay cạnh nhà
Ít sang thăm hỏi thành ra xa dần
Hôm nay vừa bước tới sân
Đã thấy bè bạn xa gần đông vui
Xin chào hàng xóm của tui   !!!
          KT 4.12.10
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

buithison đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
buithison đã viết:
NGHĨ VỀ NGHỀ CẦM BÚT

Chỉ cầm bút khi tiếng lòng thôi thúc
Không thể không nói hết thành lời
Niềm tin yêu cháy bỏng cuộc đời
Và nỗi đau trước nhân tình thế thái

Đừng bao giờ cúi mình dễ dãi
Lấy văn chương để đổi áo cơm
Cái vỏ cao sang bọc mục đích thấp hèn
Làm ô danh văn chương, ô danh người cầm bút

Với tôi
Đó là điều tâm huyết.
Bà chị của em ơi, em không hiểu chút nhé. Chị viết "nghề cầm bút", đã là nghề thì đều dùng để kiếm miếng cơm, manh áo cả. Kiếm miếng cơm, manh áo thì làm việc gì chẳng được, miễn lương thiện. Dùng văn chương để kiếm cơm, kim cổ đông tây xưa nay đâu hiếm. Em nghĩ nên sửa lại khổ hai.
Em trai họ Bùi ơi!
Em chưa hiểu hết ý của chị rồi: Nghề cầm bút cũng phải kiếm đồng tiền bát gạo, nhưng người cầm bút chân chính đừng cho đó là mục đích tối thượng "cúi mình dễ dãi" viết khi chưa thật sự thăng hoa trong cảm xúc, cái loại văn chương nhạt toẹt rẻ tiền kiểu mì ăn liền hoặc câu khách bằng những đề tài "nóng" gợi trí tò mò và thị hiếu thấp hèn, bệnh hoạn ... nhan nhản trong thị trường sách hiện nay, viết văn chương kiém sống kiểu đó, người xưa  khinh bỉ gọi là "bọn bồi bút" đó em .
Hãy:
"Chỉ cầm bút khi tiếng lòng thôi thúc
Không thể không nói hết thành lời
Niềm tin yêu cháy bỏng cuộc đời
Và nỗi đau trước nhân tình thế thái"

Chị chỉ là người viết không chuyên, hội viên hội VHNT tỉnh lẻ. Nếu chỉ vì tiền, một ngày chị có thể tranh thủ viết một truyện ngắn giật gân, ma mị, khêu gợi và thêm một bài thơ "đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chính phủ" đăng trên tạp chí văn học tỉnh nhà hoặc các tỉnh bạn, kiếm 6,7 trăm ngàn để như bỡn. Chẳng phải để  khoe khoang với em nhưng không bao giờ chị viết khi chưa cảm thấy "bức xúc" không thể cầm lòng được...Còn giao lưu thơ trên thi viện thì lại khác một chút: học tập, trao đổi, kết nối những tâm hồn đồng điệu, giải stret...
Tạm thế nhé! Trao đổi với Tuấn Khỉ cũng thấy thú vị thật đấy. Chị là người đầu tiên viết  câu thơ trêu em khi em vừa vào thi viện đúng không nào?
Đương nhiên là em hiểu ý chị và bản chất chị nghĩ như thế nào, tuy nhiên, em cho rằng, chị đã thể hiện bằng thơ dễ gây hiểu lầm. Xin chị đọc lại hai câu sau:

Đừng bao giờ cúi mình dễ dãi
Lấy văn chương để đổi áo cơm


Em tuy chưa bao giờ kiếm được một xu từ văn chương nhưng đọc hai câu trên cứ thấy nó làm sao ấy. Nếu là những người chuyên sống bằng văn chương đích thực chân chính, thậm chí làm giàu bằng văn chương đích thực chân chính, sẽ nghĩ sao? Rất có thể có người nghĩ chị ngầm nói việc "lấy văn chương để đổi áo cơm" = "cúi mình dễ dãi"? Đó là cảm giác thật của em.

Theo em, nếu ta viết về những vấn đề lớn, ta nên thật rõ ràng, tránh tạo ra những hiểu lầm đa nghĩa đáng tiếc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

khitieu


Liệu có nên


Ta vào Thi viện viết thơ văn
Chẳng phải hành nghề để kiếm ăn
Mà để sẻ chia niềm tâm sự
Cũng chẳng phải nơi để đua tranh


Tán thành ý kiến cả 2 em
Theo anh chỉ cần đổi cái tên
“ Khi cầm bút” thay vì “ Nghề cầm bút”
Nghĩ kỹ lại xem liệu có nên

Anh chỉ muốn nói
trên phạm vi Thi viện đó hai em
Ở đây không nên nói chuyện triền miên
Ngoài đời Phức tạp lắm
Đi quá xa thuyền sẽ bị đắm !!!
       KT 4.12.10
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

@ Anh Khi Tiêu và Tuấn Khỉ:
Em  tán thành cách góp ý chân thành, thẳng thắn của cả 2 anh em.  Em rất tiếc nếu vào Thi Viện sớm hơn một chút, em có thể trao đổi, học hỏi, tiếp thu để viết được tốt hơn trước khi in sách. Bài này em rút từ tập thơ "Đếm tuổi mùa đông" , xuất bản tháng 3/2010 đã gửi biếu anh Khi tiêu đó !
Xin tiếp thu ý kiến của cả 2 anh em và chấm dứt tranh luận bài này ở đây để tiếp tục giao lưu cùng các "hàng xóm" nhé!
Chào hai người hàng xóm thân yêu của BTS.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

MƯA CUỐI ĐÔNG

Giọt giọt rơi lặng lẽ
Thấm dần gốc hồng già
Một chồi non vừa hé
Hẹn xuân về đơm hoa.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cần Cù

Bốn câu tứ tuyệt "ngấm" đấy nghe.

Cổ cổ, kim kim...
Đi tìm khó thấy
Hồn thơ có vậy
Ai yêu thì tìm...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

buithison đã viết:
MƯA CUỐI ĐÔNG

Giọt giọt rơi lặng lẽ
Thấm dần gốc hồng già
Một chồi non vừa hé
Hẹn xuân về đơm hoa.
Mấy ý thơ mới mẻ
Cựa quậy trong lòng ta.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

GỬI NGƯỜI...

...Anh biết không đã biết bao đêm
  Em nắm tay em, tưởng anh bên
  Úp mặt vào lòng tay bối rối
  Tay ấy tay anh hay tay em?
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Cần Cù đã viết:
Bốn câu tứ tuyệt "ngấm" đấy nghe.

Cổ cổ, kim kim...
Đi tìm khó thấy
Hồn thơ có vậy
Ai yêu thì tìm...
Em mắt lim dim
Nghe anh đưa đẩy
Mắt in hình tim
Ngắm sâu mới thấy...

Thầy giáo dạy văn ơi ! " con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt" -cổ nhân dạy cấm có sai bao giờ ! Được các anh hay thơ, hay chữ mà khen
một câu , ối em mất ngủ đấy!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Tuấn Khỉ đã viết:
buithison đã viết:
MƯA CUỐI ĐÔNG

Giọt giọt rơi lặng lẽ
Thấm dần gốc hồng già
Một chồi non vừa hé
Hẹn xuân về đơm hoa.
Mấy ý thơ mới mẻ
Cựa quậy trong lòng ta.

Đừng cựa quậy tim nhé!
Tình chị em đậm đà.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 106 trang (1060 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [41] [42] [43] [44] [45] [46] [47] ... ›Trang sau »Trang cuối