Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [52] [53] [54] [55] [56] [57] [58] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

unhappy

Ở vùng biển du lịch thường có dịch vụ cho du khách thuê ghế ngồi sát bờ biển để nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh biển...Hè năm trước một lần Un ra biển ghé thuê một chiếc ghế ngồi, trước khi thuê Un hỏi giá bao nhiêu?; chị chủ bảo 5k, phải công nhận buổi tối ra biển ngồi thật mát mẻ,  thoải mái, mọi mệt mỏi hầu như tan biến. Tối hôm sau Un lại ra biển, đến đúng cái quán hôm trước lại thuê ghế ngồi, nhưng lần này Un không hỏi giá nữa, đến lúc về Un đưa 5k để trả;  chị chủ đòi 20k; Un bảo hôm qua em mới ngồi chị lấy em có 5k; chị chủ bảo hôm nay đúng 20k,  sự đã rồi chẳng nhẽ lại to tiếng đôi co. Ở đâu cũng vậy bán hàng người ta hay nhìn khách để bán, để đòi giá, nhìn khách hàng nào có vẻ lơ ngơ, thật thà một chút, có thể chặt chém được là chặt chém.  Rút kinh nghiệm sau này mua gì, thuê gì Un đều hỏi giá trước. Đây đúng là những chuyện đã không còn mới lâu nay, chắc cũng xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều người nhưng nghĩ cũng không to tát gì nên chẳng ai đưa ra để nói mà chỉ tự mình rút kinh nghiệm cho mình thôi.  Nhưng cái gì nó cũng có giới hạn của nó, trường hợp của người khách nước ngoài trên thì đúng là quá bức xúc. Hành động đó thực sự đã làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế.:(.
Cảm ơn bác Vodanhthi.

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Hàn Quốc bác đề nghị đàm phán  

http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture201004/MinhNguyet/Nam2010/T20b44452920.jpg
Trực thăng Hàn Quốc diễn tập trên đảo Yeonpyeong



Hàn Quốc hôm qua bác bỏ đề nghị đàm phán không điều kiện của CHDCND Triều Tiên, coi đó là một động thái tuyên truyền của miền Bắc, theo Reuters. Bình Nhưỡng đưa ra đề nghị trên hôm 5.1 và kêu gọi nhanh chóng cải thiện quan hệ liên Triều.

Reuters dẫn lời một quan chức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói: “Chúng tôi không xem đây là đề nghị nghiêm túc”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Jong-joo thì khẳng định Bình Nhưỡng phải xin lỗi về vụ pháo kích đảo Yeonpyeong cuối tháng 11 vừa qua và vụ đánh chìm tàu tuần tra Cheonan trước đó trước khi có bất kỳ cuộc đối thoại nào. Quân đội Hàn Quốc dự kiến sẽ triển khai tên lửa chống tăng do Israel chế tạo trên đảo Yeonpyeong vào tháng tới, theo tờ Korea Times.

Mỹ cũng cho rằng CHDCND Triều Tiên cần nghiêm túc chấm dứt “hành động khiêu khích” và thật sự bày tỏ thiện chí giải trừ vũ khí hạt nhân trước khi tiến hành đàm phán liên Triều. Trung Quốc hôm qua thì tuyên bố ủng hộ bất kỳ cuộc đàm phán nào giữa hai miền Triều Tiên.

Những diễn biến trên xảy ra giữa chuyến công du Đông Á của Đặc sứ Mỹ về CHDCND Triều Tiên Stephen Bosworth để thảo luận về tháo gỡ bế tắc trong khu vực. Ông đã gặp giới chức Hàn Quốc, Trung Quốc và sẽ đến Nhật Bản vào hôm nay.

Trùng Quang

(Thanh Niên Online)
------------------------------------------------------------------------
Thật là:

Nổ pháo Cao Ly chết quá trời
Lại còn tàu thuỷ đụng ngư lôi
Ông Nam diễn tập bay xì khói
Chú Bắc hô hào họp xả hơi
Xáo thịt nồi da xương cốt chất
Nồi da xáo thịt máu đào rơi
Người giàu mà khóc do như thế
Kẻ mạnh hột nhơn cũng tả tơi
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tuấn Khỉ đã viết:
Cuối cùng, xin thêm "tặc tặc", giặc chuyên lùng sục các loại tặc. Trong số này có: Chằn, Tường Thuỵ, Khỉ...

:((
Thêm một loại "tặc" nữa là "không tặc", vì có xem nhưng không chịu bấm nút "thank". Tên "tặc" đó chính là letam, còn ai thì bổ sung thêm.  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

letam đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
Cuối cùng, xin thêm "tặc tặc", giặc chuyên lùng sục các loại tặc. Trong số này có: Chằn, Tường Thuỵ, Khỉ...

:((
Thêm một loại "tặc" nữa là "không tặc", vì có xem nhưng không chịu bấm nút "thank". Tên "tặc" đó chính là letam, còn ai thì bổ sung thêm.  
Hoan hô letam dũng cảm! Loại "không tặc" này mà không chịu thú nhận thì giời cũng không biết! Nó thuộc dạng:

Yêu người chẳng dám nói ra
Ngấm ngầm muốn hoá thành... ma giết người!


:))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đơn thương độc mã



TT - “Cho đến giờ chúng tôi vẫn khẳng định việc yêu cầu VTC ngừng cung cấp các nội dung bạo lực trong trò chơi trực tuyến Đột kích là đúng pháp luật. Nếu cho rằng biện pháp mà chúng tôi thực hiện không đúng pháp luật thì Bộ Thông tin - truyền thông (TT-TT) phải yêu cầu chúng tôi ngưng lại".

"Nhưng đến nay chưa thấy bộ “thổi còi” và không có ý kiến gì về những việc chúng tôi đã làm để quản lý game online trên địa bàn. Không bị “thổi còi” có nghĩa là chúng tôi làm đúng. Nếu đúng thì các biện pháp này cần phải được áp dụng thống nhất trên toàn quốc, chứ không thể chỉ một mình TP.HCM làm một cách đơn độc như vừa qua” - ông Lê Mạnh Hà, giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, đã bức xúc như vậy về tình cảnh đơn thương độc mã của TP.HCM trong cuộc chiến quản lý game online - một vấn đề “nóng” từ gia đình đến diễn đàn Quốc hội.

Theo ông Hà, điều mà ông không thể hiểu được là vì sao đến nay Bộ TT-TT vẫn chưa yêu cầu loại bỏ các nội dung bạo lực khỏi trò chơi Đột kích. Vì thế trong khi thôi “đột kích” ở TP.HCM thì các game thủ của trò chơi này ở 62 tỉnh, TP còn lại vẫn vô tư “vãi đạn”.

Ngay cả việc hai công ty VinaGame và FPT ngừng cung cấp hai trò chơi Biệt đội thần tốc và Đặc nhiệm anh hùng, theo ông Hà, cũng là do họ tự nguyện ngừng dưới sức ép từ các biện pháp quản lý của TP.HCM chứ không phải từ yêu cầu của bộ.

Tại hội nghị về quản lý game online do Sở TT-TT TP.HCM tổ chức ngày 5-1, ban tổ chức giới thiệu có đại diện Sở TT-TT chín tỉnh trong khu vực tham dự nhưng chỉ mỗi đại diện tỉnh Bình Dương phát biểu.

Vị này cũng bày tỏ bức xúc về tác hại của game online với lo lắng rằng “con nít chơi game nhập vai để chém giết nhau thì ở ngoài đời chúng cũng có thể chém giết nhau thật”. Có điều vị này không xưng tên và khi phát biểu đã khéo léo “rào trước” rằng “đây chỉ là suy nghĩ của cá nhân tôi chứ không phải của Sở TT-TT Bình Dương”.

Một đại diện của Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử thì trách “nghe quý vị nói nãy giờ dường như cho rằng bộ không làm gì cả”. Theo vị này, bộ cũng đã có các văn bản chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhưng quan trọng là vai trò của địa phương, phải thanh tra đột xuất để phát hiện, chấn chỉnh vi phạm.

Thế nhưng, theo ông Hà: “Vấn đề là bộ không làm điều quan trọng nhất là thẩm định và loại bỏ yếu tố bạo lực ra khỏi game online”. Sở TT-TT đã kiến nghị bộ xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ bạo lực trong game online như người chơi nhập vai tích cực hay vai tiêu cực, vũ khí sử dụng trong trò chơi là gì, đối tượng bị tiêu diệt là ai... Nếu căn cứ những tiêu chí này để thẩm định và loại bỏ được yếu tố bạo lực, kích động bạo lực khỏi trò chơi thì sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực có thể dẫn đến hành vi bạo lực ngoài xã hội của người chơi.

Cũng như nhiều vị lãnh đạo TP.HCM, ông Hà khẳng định quan điểm không chống game online, thậm chí khuyến khích những game có nội dung tích cực, nhưng không chấp nhận tính chất bạo lực hoặc kích động bạo lực trong loại hình giải trí thời thượng này.

Gây ô nhiễm kiểu xả thải của Công ty Vedan phải cần một thời gian mới phát sinh hậu quả, trong khi “ô nhiễm” từ hành vi bạo lực trong game online có thể bộc phát ra ngay bên ngoài xã hội và có thể làm hỏng nhân cách, tương lai nếu người chơi, nhất là học sinh và trẻ em, không đủ ý thức để tự “miễn dịch” với nó.

Vì lẽ đó, nói như ông Hà, TP.HCM sẽ làm đến cùng dù đơn thương độc mã.

NGUYỄN TRIỀU
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

http://ca2.upanh.com/19.0.23706661.ov60/mnd001.jpg

Khi trường đại học nằm trong tay quan tỉnh!

Tác giả: Hà Văn Thịnh (Đại học Khoa học Huế)

Xin hãy mở rộng thêm cánh cửa của quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm xã hội, để cho thầy và trò của hơn 200 trường ĐH, CĐ nghiên cứu, sáng tạo. Đừng đặt thêm các "vòng kim cô" lên trên đầu của của các ông hiệu trưởng. Vì nếu thế, đến lượt ông hiệu trưởng sẽ tự triệt tiêu bớt mọi ý tưởng sáng tạo.
Đại học về làng
Cách đây ít lâu, đọc dòng tin trên báo về chuyện kể từ nay (sau khi Dự thảo Nghị định của Chính phủ được chính thức ban hành) việc "Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục" thì Chủ tịch tỉnh có quyền bổ nhiệm, cách chức Hiệu trưởng trường đại học (ĐH) cũng như quyết định về việc thành lập Hội đồng trường...
Hình như chúng ta đang cố tình quay ngược bánh xe lịch sử? Bởi trường ĐH một khi được đặt vào bàn tay "làm mưa làm gió" của chính quyền địa phương thì sẽ ra sao? Hay trường ĐH càng có cơ may trở thành trường phổ thông cấp 4 không hơn không kém.
Xu hướng chung của thế giới chỉ rõ rằng càng tự chủ bao nhiêu thì trường ĐH càng phát huy sức mạnh sáng tạo bấy nhiêu. Quản lý các trường ĐH về vấn đề tổ chức Đảng đã là quá đủ, tại sao phải ban hành thêm quy chế hành chính hóa trường ĐH? Sự bất cập của "mục tiêu" này sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ai dám bảo đảm rằng các chính quyền địa phương sẽ không có điều kiện can thiệp ngày càng sâu và nhiều hơn về tổ chức, cơ cấu đội ngũ giảng viên theo hình thức "con cha cháu ông" như lâu nay đã phát sinh? Nếu thế thì hy vọng tìm kiếm tài năng chỉ là những ảo ảnh xa vời vì nguyên tắc thầy nào trò nấy từ lâu đã quyết định phần lớn đến chất lượng giáo dục.
Trường ĐH sở dĩ trở thành những "lâu đài" của việc tìm kiếm chân lý, khẳng định chân lý là nhờ ở tính độc lập tương đối của nó. Chẳng hạn, có nhiều vấn đề chưa nên đề cập một cách rộng rãi trong xã hội vì sự thẩm thấu, phân biệt của các tầng lớp cư dân không giống nhau, nhưng ở giảng đường, nó lại rất cần cho những giả định, nghiên cứu. Liệu các vị quan cấp tỉnh có đủ trình độ để theo dõi - hiểu biết những vấn đề đang nghiên cứu đó không? Một khi họ có quyền cách chức hiệu trưởng thì lẽ tất nhiên hiệu trưởng, vì e sợ đủ điều đều cho rằng mọi ý tưởng mới đều không nên, không được vì "quan trên" chưa cho phép.
Tại sao đã có Bộ GD và ĐT, giờ lại cột thêm một "vòng kim cô" mới là chính quyền địa phương? Chúng ta đang làm ngược lại mong muốn giảm bớt cơ chế và thủ tục hành chính. Nói cách khác, đó là nói một đằng làm một nẻo. Hãy thử hình dung một ông hiệu trưởng làm gì cũng sợ: Sợ ĐH cấp trên (ĐH vùng hoặc tương tự như vùng - ví dụ như ĐH Huế cai trị các trường thành viên), sợ Bộ GD và ĐT, sợ Chủ tịch tỉnh...
Giáo dục đại học xơ cứng và ù lì hơn?
Những điều vừa dẫn trên đây thực ra chỉ là phần nổi của tảng băng. Những khuất lấp của vấn đề chưa áp dụng nên chưa phát tác tạm gọi chung là mô hình "đại học về làng". Tại sao chúng ta cứ tư duy luẩn quẩn về việc "ai quản lý ai" mà không nghĩ rằng cái cần trong đổi mới tư duy giáo dục hiện nay chính là thay đổi cái triết lý chung chung của nó. Thay đổi cơ cấu chương trình, nâng cao chất lượng giảng viên một cách thực chất, chứ không phải đi theo con đường vòng vèo tìm kiếm những tiến sĩ giấy?...
Những áp lực nhằm hành chính hóa môi trường ĐH thực chất là cách "tốt" nhất làm cho giáo dục ĐH trở nên xơ cứng và ù lì hơn. Đấy là điều khó chấp nhận. Nhìn ra các quốc gia, có thể thấy Bộ Giáo dục - Văn hóa - Thể thao - Khoa học - Công nghệ của Nhật Bản (bằng ba bộ của Việt Nam cộng lại) chỉ có 2 thứ trưởng mà họ vẫn điều hành tốt? Đó là chưa nói đến chuyện cường quốc kinh tế số 2 thế giới này chỉ ngang Việt Nam về tỷ lệ dân số trên diện tích. Còn cái gọi là "tài nguyên" của họ phần lớn chỉ là bão tố và động đất mà thôi (Nhật Bản có diện tích là 377.600km2, dân số 130 triệu và Việt Nam là 331.212km2, dân số gần 90 triệu).
Xin hãy mở rộng thêm cánh cửa của quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm xã hội, để cho thầy và trò của hơn 200 trường ĐH, CĐ nghiên cứu, sáng tạo. Đừng đặt thêm các "vòng kim cô" lên trên đầu của của các ông hiệu trưởng. Vì, nếu thế đến lượt ông hiệu trưởng sẽ tự triệt tiêu bớt mọi ý tưởng sáng tạo.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giáo dục không nên chỉ dạy các "thần dân" biết nghe lời



Cái mà nền giáo dục Việt Nam thiếu trầm trọng là một môi trường học thuật lành mạnh. Ở đó cho phép phát huy tối đa sức sáng tạo của con người. Ở đó có tự do tranh luận, ở đó có sự đua tranh tư tưởng, ở đó có các chế tài và ưu đãi khuyến khích người học đi đến tận cùng các suy tư khoa học của mình.

Cái thừa và cái thiếu
Năm 2010 đã khép lại. Bên cạnh những âu lo phiền muộn về bức tranh kinh tế, giá cả đột biến, về lụt lội kinh hoàng gây nên cảnh tang thương cho miền Trung ruột thịt... thì năm 2010 cũng là năm bừng lên niềm hân hoan làm nức lòng hàng triệu người Việt Nam và dịu bớt đi những căng thẳng. Việt Nam lần đầu tiên có một người giành được huy chương Fields, phần thưởng có uy tín như là một giải Nobel trong lĩnh vực toán học.

Giáo sư Ngô Bảo Châu ngay sau sự kiện đó, đã trở thành một cơn sốt: Cơn sốt trên báo chí, cơn sốt cho các bậc cha mẹ bắt chước tên của anh để đặt tên cho con cái của mình. Và phần nào đó là cả cơn sốt của các nhà quản lí xã hội, trong việc dùng hình ảnh Ngô Bảo Châu để phục vụ cho các mục tiêu chính trị!

Chẳng có gì là không đáng tự hào khi trí tuệ Việt Nam chinh phục được đỉnh cao trí tuệ nhân loại. Phần thưởng một căn hộ lộng lẫy trị giá 12 tỉ Việt Nam đồng, dù sao đi nữa, cũng là một món quà quý giá, về phía Nhà nước, là sự cụ thể hoá thành vật chất để ghi công GS Ngô Bảo Châu, và cũng là kỳ vọng sự đóng góp cho đất nước của người GS tài năng.

Rồi thì ngay sau khi tin tức về huy chương Fields được lan truyền và bùng nổ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong niềm hân hoan có phần bồng bột của dân chúng và của tầng lớp lớp lãnh đạo, những nhà hữu trách đã lập tức có ngay kế hoạch phát triển nền khoa học nước nhà bằng cách đề ra ý tưởng xây dựng một Viện nghiên cứu và đào tạo cấp cao về Toán.

Nhưng rồi cơn hứng khởi nào cũng sẽ qua đi, và chúng ta cần phải tỉnh táo nhìn lại chính mình. Không chỉ là nhìn lại cái thực trạng khoa học, thực trạng xã hội chung của nước nhà, mà còn là tỉnh táo nhìn lại để cho ra những quyết sách khôn ngoan, đúng đắn. Người Việt Nam ta vốn có thừa cái "nhiệt tình nóng" trong chiến tranh giữ nước, nhưng dường như lại thiếu cái khối nhiệt tình vô cùng cần thiết trong thời bình.

Cái tinh thần không chịu nhục vì nghèo hèn, cái tinh thần sống chết theo đuổi lí tưởng, đam mê của bản thân. Việt Nam vốn thừa những Phạm Ngũ Lão bị đâm vào đùi vẫn không hay bởi đang nung nấu nỗi căm hờn giặc Nguyên và nghĩ mưu cứu nước. Nhưng Việt Nam lại cũng thiếu những nhà bác học như Archimedes của Hi Lạp cổ đại, vẫn mải mê với những suy tư trừu tượng về các bài toán xung quanh các hình kỉ hà bất kể quân giặc đã kéo đến sát sau lưng mình.

Ban thưởng một ngôi biệt thự để ghi công, hình thành ngay kế hoạch xây dựng một viện nghiên cứu cấp cao về toán học hay về một lĩnh vực nào đó... không có gì là sai cả, nhưng liệu đã đủ chưa, liệu đã là đúng hướng, là giải pháp căn cơ cho cơn khủng hoảng giáo dục nước nhà hiện nay? Cần bao nhiêu biệt thự lỗng lẫy để ghi công hay bao nhiêu viện khoa học nghiên cứu cấp cao được mọc lên, để đưa giáo dục Việt Nam thoát khỏi vũng lầy? Đâu là giải pháp then chốt?

Có tố chất nhưng tại sao không có đỉnh cao?
Muốn trả lời được câu hỏi đó, trước hết phải trở lại đi tìm căn nguyên của vấn đề. Chưa cần căn nguyên nào xa xôi, hãy xét căn nguyên ngay từ chính giải thưởng cụ thể là huy chương Fields cao quý đó.

Rõ ràng, không chỉ với Ngô Bảo Châu mà còn với nhiều nhân tài khác nữa hiện đang thành danh trong môi trường khoa học ở các nước phát triển, chúng ta có thể khẳng định rằng tố chất của người Việt Nam không hề thua kém các nước trên thế giới. Nhưng tại sao các nhân tài đó không thể cất cánh khi ở trong nước, mà chỉ có thể đạt đến đỉnh cao và thành danh khi ra nước ngoài học tập?

Không nghi ngờ gì nữa, cái mà nền giáo dục Việt Nam thiếu trầm trọng là một môi trường học thuật lành mạnh. Ở đó cho phép phát huy tối đa sức sáng tạo của con người. Ở đó có tự do tranh luận, ở đó có sự đua tranh tư tưởng, ở đó có các chế tài và ưu đãi khuyến khích người học đi đến tận cùng các suy tư khoa học của mình.

Toán học với các GS tên tuổi như Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, hay là vật lí thiên văn với các GS như Trịnh Xuân Thuận... là thuộc về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhưng cái môi trường học thuật ở đó có tự do tranh luận và cá nhân được phép đi đến tận cùng các ý tưởng của mình thì lại thuộc về trách nhiệm của các ngành khoa học nhân văn và khoa học xã hội, cái nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của bất cứ quốc gia nào. Cái mảng mà lâu nay ta lơ là, hờ hững nếu không muốn nói là lãnh đạm, ghét bỏ nó.

Thực tế đáng ngại đó về mặt khách quan cũng bắt nguồn từ điều kiện nước nhà. Bao nhiêu năm chiến tranh đói nghèo, người ta phải xao lãng cái nhiệm vụ chăm lo "phần hồn" của dân tộc để lo lắng cho cái chết cận kề và miếng cơm manh áo. Khi tiến hành đổi mới mở cửa, cả xã hội bung ra làm kinh tế, toàn dân hối hả kiếm tiền bất chấp mọi thứ, nhiệm vụ "chăm sóc phần hồn" kia một lần nữa lại bị lơ là, lãng quên.

Nhà quản lí xã hội đã thiếu một tầm nhìn dài hạn, không lường trước được các vấn nạn đó khi tiến hành mở cửa kinh tế, cho nên đã chậm trễ trong việc tập trung phát triển khoa học xã hội nhân văn, và đề ra các giải pháp then chốt cho các bài toán xã hội. Đó chính là nguyên nhân sâu xa của các vấn nạn nhức nhối trong xã hội hiện nay: Sự thờ ơ của lớp trẻ với vận mệnh dân tộc, sự dửng dưng vô cảm với nỗi đau đồng loại, sự thiếu ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường,...

Cho nên, sau những cơn hân hoan hào hứng lâng lâng trong chiến thắng, chúng ta cần tỉnh táo nhìn lại chính mình. Và đặc biệt hơn lúc nào hết, các nhà quản lí xã hội phải có các quyết sách khôn ngoan và sáng suốt, các giải pháp căn cơ cho bài toán giáo dục nước nhà. Theo đó, những biệt thự sang trọng đắt tiền, những viện nọ viện kia chỉ mới là các hành động tức thời, không hề là cái chìa khoá then chốt.

Tăng lương, nâng cao chế độ đãi ngộ cũng chưa phải là giải pháp tối ưu cho người làm khoa học. Cái mà người làm khoa học cần là một môi trường khoa học đích thực, ở đó không bị vẩn đục bởi những sự phiền nhiễu vô văn hoá. Ở đó có tự do học thuật, có tự do tư tưởng, được khuyến khích và được đảm bảo cho việc đi đến tận cùng tư tưởng của mình.

Xã hội đương đại mà chúng ta đang sống cần phá bỏ "độc quyền" chân lí, kiên quyết loại bỏ tư tưởng chụp mũ và dán nhãn phản động hay lệch lạc về tư tưởng cho những ai dám nói lên quan điểm khác biệt... là những việc cần làm ngay để cứu vãn nền khoa học và giáo dục nước nhà.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/Giao-duc-vang-phuc-2.jpg
Giáo dục không nên chỉ dạy các "thần dân" biết nghe lời.



Xã hội lành mạnh là xã hội "bách gia tranh minh"
Muốn xoá bỏ điều đó, trước hết phải xuất phát từ ý thức của những người quản lý. Những nhà quản lí xã hội cần thấy rằng một xã hội dân chủ và tiến bộ chưa bao giờ là một xã hội đồng phục về tư tưởng. Một xã hội lành mạnh và phát triển năng động phải là một xã hội của "bách gia tranh minh", ở đó có sự cọ xát của các tư tưởng, ở đó tôn trọng các ý kiến khác biệt trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Theo đó, một giải pháp căn cơ cho nền giáo dục nước nhà phải được thể hiện ở việc đề ra các chính sách đề phát triển không chỉ ngành toán học hay bất kì ngành cụ thể nào. Mà quan trọng hơn là tạo ra một môi trường, một chế tài cho phép tự do học thuật được nảy nở. Đó là nhiệm vụ của khoa học xã hội nhân văn. Đó là các giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho khoa học xã hội nhân văn phát triển.

Khoa học xã hội và nhân văn chỉ có thể phát triển trong một môi trường không có sự áp đặt tư tưởng và sự độc quyền chân lí. Giáo dục phải đào tạo ra các công dân tự tin sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật, chứ không phải là các thần dân chỉ biết câm lặng tuân phục.

Chỉ khi nào chúng ta cảm thấy sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích, cho dù trong thâm tâm cảm thấy phần nào khó chịu, chấp nhận những sự khác biệt, để biết lắng nghe, tận dụng trí tuệ của các giai tầng, điều chỉnh, sửa đổi những chủ trương, chính sách chưa phù hợp với thực tiễn, với sự phát triển của xã hội trên hành trình hội nhập. Chỉ khi đó, cá nhân tôi tin rằng sự khủng hoảng giáo dục mới có cơ hội được giải quyết triệt để, các vấn nạn nhức nhối hiện nay của xã hội có cơ hội được dẹp trừ.

LÊ NGUYÊN  (Vietnamnet)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Một bài viết thuyết phục, chỉ ra được đúng nguyên nhân tụt hậu của nền giáo dục nước nhà.
Giáo dục phải đào tạo ra các công dân tự tin sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật, chứ không phải là các thần dân chỉ biết câm lặng tuân phục.  - ở một tờ báo điện tử do Nhà nước quản lý, người ta đã viết thế.
Cảm ơn bạn Vodanhthi đã đem về đây.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i747.photobucket.com/albums/xx118/thaythuoczom/LADYFIRST/ScreenHunter_16Jan101200.jpg

Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

http://i747.photobucket.com/albums/xx118/thaythuoczom/LADYFIRST/ScreenHunter_11Jan101156.jpg
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [52] [53] [54] [55] [56] [57] [58] ... ›Trang sau »Trang cuối