Trang trong tổng số 9 trang (83 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 02/08/2007 17:45
Ngày gửi: 03/08/2008 03:06
Đông Hải Cù Sinh:
Dịch thơ (hay văn cũng vậy) có nguyên tắc: Tín - Đạt - Nhã. Tức: Phải đúng nguyên nghĩa, Thể hiện hết ý hoặc tối đa; Dùng văn không tục.
Nếu không hiểu đúng ý nghĩa bài thơ, thì sao có thể dịch đúng, dịch hay được. Ở đây xin lấy ví dụ bài Dã Thự.
Qua phần dịch nghĩa bài thơ ở trên, căn cứ theo nguyên văn chữ Hán của Thi Viện, tôi thấy có mấy điểm chưa thoả đáng, dẫn đến bản dịch thơ chưa đạt.
1. Câu 2: chữ Phi 菲 hình nhw bị hiểu thành chữ Phi nghĩa là Bay. Thực ra chữ Phân Phi là từ ghép, nghĩa thơm tho. Câu này nghĩa là: Đào mận thơm tho tươi tốt, bốn mùa đều như mùa xuân. Chẳng có gì bay nhảy ở đây cả.
2. Câu 4: chữ Thoa 蓑 nghĩa là cái áo tơi bằng lá, ngày xưa dùng tránh mưa, nắng. Thơ Liễu Tông Nguyên: Cô chu thoa lạp ông; Độc điếu hàn giang tuyết. Kỷ phiến nông thoa tức, vài bóng áo tơi nhà nông ... (câu này dịch nghĩa không sai, nhưng đã dịch nghĩa, kể ra nên dịch hết các chữ mà tác giả dùng)
3. Chữ Tử Mạch câu 5 sao lại dịch là bờ ruộng? Tử Mạch là con đường nối liền kinh đô với vùng ngoại ô. Câu này nghĩa là, con đường kéo dài quanh co như ruột dê, nối liền tới kinh sư. Ý tác giả muốn nói, giao thông thuận lợi, vẫn không xa rời quá việc chính sự. (Đặc biệt trong kết cấu đối với Hồng Trần ở câu dưới)
4. Câu 7: chữ Ám Địa mà hiểu là "ám đất đó" rồi dịch thơ là "ám đất" thì quả là không ổn . Kết cấu cụm từ "ám địa" nghĩa là ngấm ngầm làm một việc gì đó. Ở đây: "ám địa thâu tương ngữ" nghĩa là ngấm ngầm nói thầm với tác giả, nói riêng với tác giả không để ai biết. Nói cái gì? Chính là câu 8 cuối bài, "Nhất đoạn phong quang khả ẩn quân!" Quân ở đây chỉ chính tác giả. Câu 8 này nghĩa là: Phong quang một vùng nơi đây, chính là chỗ ông có thể lui về ẩn dật đó!
Mấy lời thô thiển, mong các bậc thức giả cùng lượng thứ!
(Tìm hiểu thêm nghĩa cụm: Tử Mạch Hồng Trần)
Điệp luyến hoa:Nay mình xin được sửa lại bài dịch nghĩa và mong được mọi người sửa lại các bài dịch thơ, đặc biệt ở hai câu 5 và 7. Rất mong mọi người thứ lỗi :p
Bài thơ này bạn lưu ý đã lâu, hôm nay mới chợt xem lại, thật là có lỗi.
Về chữ phân phi 芬菲 đúng nghĩa là tươi tốt, và ở bản dịch nghĩa vốn mình đã ghi như vậy. Tuy nhiên lúc đó vì sợ nếu ghi là tươi tốt thôi thì có lẽ khiến người đọc cảm nhận không hết. Phân phi hiểu đầy đủ sẽ là là thơm tho, tươi tốt, vẻ bát ngát và hương thơm lan toả khắp nơi. Chữ bay mình viết kèm theo tươi tốt là nghĩa đó, tất nhiên là mình không hiểu chữ 菲 là bay nhảy hay bay lượn được rồi, vì nếu nói là nhầm thì tự dạng của nó cũng không có chút liên quan nào với chữ 飛 cả.
Các chữ "tử mạch", "ám địa" đúng là mình đã hiểu không được thấu đáo, bạn chỉ ra rất xác đáng, nay xin sửa lại :-)
Ngày gửi: 03/08/2008 03:33
Ngày gửi: 03/08/2008 06:55
Ngày gửi: 03/08/2008 07:44
Ngày gửi: 03/08/2008 13:36
Ngày gửi: 20/09/2008 00:10
Ngày gửi: 12/10/2008 13:07
Ngày gửi: 07/02/2009 04:17
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi MDnguyen50 vào 07/02/2009 04:28
Ngày gửi: 08/02/2009 04:37
Điệp đã viết:Bạn chọn những bài cổ thi hay quá!,đã thế còn dịch ra cho chúng tôi có hứng tham gia, rất hay, thực tế phần đông nguyên gốc chữ hán ít người dịch nổi
Dịch cổ thi nhé :-)
野墅
野墅初開景相新,
芬菲桃李四時春。
一聲牛笛青樓月,
幾片農蓑碧隴雲。
路挽羊腸通紫陌,
溪分燕尾斷紅塵。
鬼神暗地偷相語,
一段風光可隱君。
Dã thự
Dã thự sơ khai cảnh tướng tân,
Phân phi đào lý tứ thời xuân.
Nhất thanh ngưu địch thanh lâu nguyệt,
Kỷ phiến nông thoa bích lũng vân.
Lộ vãn dương trường thông tử mạch,
Khê phân yến vĩ đoạn hồng trần.
Quỷ thần ám địa thâu tương ngữ,
Nhất đoạn phong quang khả ẩn quân.
Nhà nơi đồng quê
Ngôi nhà mới dựng ở chốn quê có cảnh thật mới lạ,
Đào mận tươi tốt như bốn mùa đều xuân.
Một tiếng sáo chăn trâu dưới trăng trên lầu cao,
Mấy bóng áo tơi của nhà nông dưới mây màu ngọc biếc trên ruộng.
Con đường kéo dài như ruột dê nối liền với đường tím (tức đường lớn),
Con suối tách đôi như đuôi én ngăn cách bụi hồng.
Quỷ và thần thầm lén lút nói với nhau rằng:
Đây đúng là một nơi phong quang để ngươi có thể trú ẩn.
Trang trong tổng số 9 trang (83 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối