Trang trong tổng số 10 trang (99 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 10/05/2015 11:10
Có 1 người thích
Quế Hằng đã viết:
SỢ HẾT HỒN
Không hiểu ban tổ chức quan hệ thế nào? mà nhà nghỉ Sao Đêm đóng cửa đòi tiền khách thơ bằng những lời rất chợ búa. Anh Phương Nam CN câu LBT Hoàng Hóa phải thế chấp 2 chỉ vàng.
Sao Đêm nhà nghỉ trấn Từ Sơn
Trắng bệch tùm hum tựa cái bồn
Chặn cửa ngang nhiên moi túi bạc
Giữ người ngỗ ngược thủ dao côn
“Mây trôi quan họ” hoài lời ngợi
“Bướm lượn mình ơi” phí tiếng đồn
Đại hội đường thi em chạy vội
Nếu như ở lại sợ bay hồn
Quế Hằng
KINH HỒN
Ngày xuân toan nhạo thuỷ du sơn,
Bổng chốc sa chân té phải bồn.
Mặc khách lầm mưu bầy hạ tiện,
Tao nhân sập bẩy lũ du côn.
Sông Cầu vạn thuở lời nhơ thổi,
Đình Bảng ngàn năm tiếng xấu đồn.
Kinh Bắc nẫy nòi nghề chấn lột,
Nghe danh thiên hạ phải kinh hồn.
phamanhoa
Ngày gửi: 10/05/2015 22:57
Có 2 người thích
phamanhoa đã viết:Nghia Hoa đã viết:Lê kinh Huyền đã viết:
PHƯỢT PHỐ
Sáng nay phượt phố thả hồn chơi
Ngắm cảnh mây bay én vẽ vời
Cây múa bên đường tay vẫy gọi
Hoa đùa trong nắng thả mình phơi
Hít luồng khí mát căng lồng ngực
Đón ngọn gió lành lộng khí trời
Đủng đỉnh ruỗi rong cùng ngựa nhỏ
Hưu nhàn ngắm cảnh mộng đầy vơi...
29/4/2015
XÚC CẢM
Ngoài ngõ trong làng lắm chốn chơi
Vườn hoa muôn sắc cứ tươi vời
Đây hồng sương sớm còn đang đọng
Nọ Cúc ban mai vẫn chiếu phơi
Hớn hở đàn chim tràn dưới ruộng
Tung tăng bầy sáo rộn trên trời
Giục lòng huynh hữu cùng thi khách
Say đắm hồn thơ mãi chẳng vơi
29/4/2015 . N-H[/quote]PHƯỢT ĐƯỜNG
Phố cổ Đường thi tớ phượt chơi,
[/quote]
Ngẩn ngơ miệng đọc, mắt trông vời.
Tao nhân uyên bác văn hay gợi,
Mặc khách tài hoa ý đẹp phơi.
Nâng chén, anh ngâm rôm rả xới,
Buông lời, chị vịnh ngã nghiêng trời.
Lòng mong đi mãi chân không tới,
Rượu dẫu khô bầu, thơ khó vơi...
phamanhoa
PHƯỢT NÉT
Lâu lắm không vào Thi viện chơi
Đường thi huynh đệ vẫn cao vời
An Hòa đối chặt tình hay tỏ
Hòa Nghĩa đáp ròn ý đẹp phơi
Ngồi đọc vẫn say như điếu đổ
Nằm xem cứ xỉn tựa xoay trời
Mò sang Fabook coi sao thử
Vẫn nhớ bạn nhà chẳng thể vơi.
L.K.H 10/5/2015
Ngày gửi: 11/05/2015 05:36
Có 2 người thích
NÓNG !!!
Mới tiết xuân phân còn rét cóng,
Đã vào hạ thử hanh hao nóng.
Gió khô thoảng nhẹ: da đòi bong,
Nắng cháy vờn nghiêng: đầu muốn bỏng.
Vắng tiếng reo vui trẻ tắm sông,
Không lời ru mỏi bà đưa võng.
Buồn thiu,cò soi bóng trên đồng,
Ngáy ngủ, con vàng nằm gác cỗng.
phamanhoa
Ngày gửi: 11/05/2015 06:04
Có 2 người thích
Hương Trâm đã viết:
TỰ KIỂM
Dám hỏi ngay lòng đã tỉnh chưa ?
Hay là sự việc vẫn dây dưa ?
Đang khi rối trí làm sao nói ?
Đến lúc bình tâm mới thật thưa !
Khoảnh khắc vừa qua còn xáo trộn,
Bây giờ hiện tại hết say sưa !
Đêm tàn trả lại ngày tươi sáng,
Nắng đẹp tan liền những giọt mưa !
HƯƠNG-TRÂM
TỰ QUẬY
Dạ thưa đã thức, tỉnh thì chưa,
Bởi chỉ xơi toàn muối với dưa.
Bụng lép chân run, mồm khó nói,
Cơm no cật ấm, miệng hay thưa.
Thưa to Hà nội nên cưa sến,
Bẫm rõ Sai gòn phải chặt sưa.
Thành phố không mưa mà nước ngập,
Thủ đô cây chết dẫu trời mưa.
pham anhoa
Ngày gửi: 11/05/2015 07:04
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi phamanhoa vào 11/05/2015 07:15
Có 2 người thích
Nghia Hoa đã viết:Quế Hằng đã viết:
SỢ HẾT HỒN
Không hiểu ban tổ chức quan hệ thế nào? mà nhà nghỉ Sao Đêm đóng cửa đòi tiền khách thơ bằng những lời rất chợ búa. Anh Phương Nam CN câu LBT Hoàng Hóa phải thế chấp 2 chỉ vàng.
Sao Đêm nhà nghỉ ở Từ Sơn
Trắng bệch tùm hum tựa cái bồn
Chặn cửa ngang nhiên moi túi bạc
Nói càn ngỗ ngược thủ dao côn
“Mây trôi quan họ” hoài lời ngợi
“Bướm lượn mình ơi” phí tiếng đồn
Đại hội đường thi em chạy vội
Nếu như ở lại sợ bay hồn
Quế Hằng
CHIA BUỒN CÙNG BÁC PHƯƠNG NAM. RỦI!!
MAY MÀ KHÔNG ĐI
Nếu quả đúng vầy rõ “ nước sơn”
“Khoe hay mà đục” chẳng như đồn
Lột tiền thi khách – thành đồ tội
Đòi chấp vàng người - đúng lũ côn
“Khách …sạn” đuổi em vung tán xác
“Sao Đêm” xua bác vãi linh hồn
Đường thi hội thế bao anh… lạy
Nếu đến kinh kỳ … phải vác bồn
N-H[/quote]NHẮN BÁC PHƯƠNG NAM
Mai kia nếu thích nghe quan họ,
Chớ đến Từ Sơn mà tổn thọ.
Ở chốn tồi tàn giống cái kho,
Chặt tiền đắt đỏ hơn nhà trọ.
Chân run biết phận chớ lò dò,
Mắt kém thương thân đừng lọ mọ.
Hai chỉ vàng ròng dẫu có to,
Chẳng đủ mà xây mồ cha nó!
phamanhoa
Ngày gửi: 11/05/2015 15:04
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Lê kinh Huyền vào 11/05/2015 15:13
Có 2 người thích
BÍ ĐỎ
( Nhờ An Hoà chỉ dùm )
Bí đỏ nhà ta vòi rõ dài
Ba hoa vừa nở chẳng hề sai
Gốc còi một chậu nhiều cây bám
Lá mỏng lắm sâu đủ mọi loài
Uốn éo lựa chiều khi gió tấn
Oằn mình chịu trận lúc mưa bay
Quả không ra nổi do nhiều dịch
Để thế hay đào biết hỏi ai?
L.K.H 10/5/2015
Ngày gửi: 12/05/2015 05:18
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi phamanhoa vào 12/05/2015 05:20
Có 2 người thích
Lê kinh Huyền đã viết:
BÍ ĐỎ
( Nhờ An Hoà chỉ dùm )
Bí đỏ nhà ta vòi rõ dài
Ba hoa vừa nở chẳng hề sai
Gốc còi một chậu nhiều cây bám
Lá mỏng lắm sâu đủ mọi loài
Uốn éo lựa chiều khi gió tấn
Oằn mình chịu trận lúc mưa bay
Quả không ra nổi do nhiều dịch
Để thế hay đào biết hỏi ai?
L.K.H 10/5/2015[/quote]TẠI AI
Cây chỉ ra bông: ấy chuyện dài.
Bởi hạt gieo lầm, chăm bón sai.
Tưới nước ương hèn: hoa thoái giống,
Vô phân khiếp nhược: trái sai loài.
Chồi xanh sâu đục tương lai sập,
Cổ thụ người cưa sự nghiệp bay.
Đất chẳng mầm non, rừng cạn kiệt,
Trồng bầu được bí, tại vì ai?
phamanhoa
Ngày gửi: 12/05/2015 08:47
Có 2 người thích
Ngày gửi: 14/05/2015 15:03
@ Theo Vietnam Net: Hầu như hiện nay ở bất cứ Xí nghiệp Quốc doanh nào cũng có sự hiện diện của các C.C.C.C.( Con cháu các cụ ), họ đa phần dốt nát, thiếu nhân cách và vô kỷ luật...làm ảnh hưởng không ít đến việc sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Không hiểu các vị đày tớ nhân dân này dạy dỗ con cháu thế nào mà chúng lai trở nên một thứ chúng sinh bệnh hoạn như thế.
Vậy có thơ rằng:
THƠ GỞI C.C.C.C.
Hỡi lũ cô chiêu bảy kiếp đù,
Những bầy cậu ấm chín đời ngu.
No cơm bởi khéo chui quần chú,
Ấm cật nhờ hay nấp váy bu.
Ỷ thế, mồm phun điều dị hụ,
Cậy thần, tay khoắng chuyện kỳ khu.
Coi chừng ô thủng thành anh lú,
Gở lịch trong tù đến mọt cu.
Đồ lô phamanhoa
Ngày gửi: 14/05/2015 17:56
Có 1 người thích
Trang trong tổng số 10 trang (99 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối