Thơ » Việt Nam » Cận đại » Tản Đà » Bình Khang ca phả
Thơ » Việt Nam » Cận đại » Tản Đà » Khối tình con II (1918) » II - Hát
Đăng bởi Vanachi vào 21/10/2005 20:40, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 08/04/2024 01:15
Nước trong xanh, lơ lửng con cá vàng;
cây ngô cành bích, con chim phụng hoàng nó đậu cao.
Anh tiếc cho cô em nay là phận má đào;
tham đồng bạc trắng mới gán vào ông Tây đen.
Sợi tơ hồng ai khéo xe duyên;
treo tranh tố nữ đứng bên anh tượng đồng.
Chị em ơi, ba bảy đường chồng.
Nước trong ‡ xanh lơ lửng con cá vàng;Bài này được in tiếp ở Khối tình con II (1918) và Thơ Tản Đà (1925), lời văn như trên nhưng có tựa là Cô Tây đen. In ở An Nam tạp chí (1932), tựa đề là Con cá vàng, lời văn như trên và có phần giảng nghĩa của Tản Đà:
cây ngô cành ‡ bích con ‡ phượng hoàng nó đậu cao.
Anh tiếc cho cô em nay là phận gái má đào;
tham đồng bạc trắng mới gán vào ông Tây đen.
Sợi tơ hồng ai khéo ‡ se duyên;
treo tranh tố nữ đứng bên anh tượng ‡ đồng!
Chị em ‡ ôi! ba bảy đường ‡ chồng;
son tô phấn điểm hương lồng cho nó ngoan.
Thà rằng lấy chú sẩm soan!
Cái bể nước trong xanh kia thời con cá vàng nó lội lơ lửng, cây ngô đồng cành biếc thời con chim phượng hoàng nó đậu thật cao. Những vật quý giá thời nên ở vào những nơi thanh quý, như thế mới là xứng đáng. Cho nên anh tiếc cho em là phận gái má đào, chỉ vì tham đồng bạc trắng mà phải gán mình vào lấy chú tây đen! Sợi tơ hồng ai khéo se duyên mà chua độc như thế? Nỡ đem bức tranh tố nữ treo đứng ở bên anh tượng đồng. Này những chị em ơi, người ta lấy chồng có ba bảy đường chồng thì cũng nên nghĩ sự kén chọn thế nào cho là hơn.Trong Tản Đà vận văn toàn tập, tập 1, ngoài đoạn bình giảng như trên, NXB Hương Sơn còn dẫn một đoạn thích nghĩa, bàn văn do Tản Đà viết (rút từ tập Bình Khang tân thanh):
Dưới câu kết đây nguyên là của tác giả còn có hai câu nữa, sau có người bảo nên cắt đi, chỉ để đến câu này là hết thì hay hơn. Nay ai hát bài này nên cứ hát đến “ba bảy đường chồng” là hết.
Thích nghĩa:
Chim phụng hoàng là một thứ chim rất quý, nó chỉ đậu ở cành ngô đồng. Ngô đồng là một thứ cây rất quý, xanh biếc, cho nên gọi là bích ngô. Bích là biếc.
Bàn văn:
Bài hát này đặc sắc toàn ở chỗ dùng mầu. Nhân một chữ “đen” là chính chủ ở trong bài; mà dùng được nhiều những chữ về các sắc như “xanh, vàng, bích, hoàng, đào, trắng, hồng, tố” để trang điểm lời văn. Cho nên trong điệu hát sẩm kể đẹp lời có bài này là nhất. Có người bảo hai câu nhất nhị trong bài đây thực có giá trị hơn hết trong vận văn của tác giả. Vì nếu dịch ra chữ nước khác lời và ý vẫn hay.