Thông báo, tin tức mới nhất

  • Cho phép hiển thị nhiều phiên bản bài thơ (01/10/2024 08:37)

    Nhiều bài thơ sau khi sáng tác có thể được tác giả tự sửa trong các lần in hoặc công bố khác nhau, hoặc cũng có những bài thơ cổ mà bản gốc đã bị thất truyền và chỉ còn lại các bản sao chép lại,... nên có thể có nhiều phiên bản khác nhau. Trước đây, Thi Viện đã cho phép hiển thị các dị bản ở phần chú thích kèm theo đánh dấu các đoạn sai khác. Tuy nhiên, cách làm này nhiều trường hợp không thuận tiện cho việc so sánh và theo dõi nội dung các phiên bản, đặc biệt là với các bài thơ dài.

    Thi Viện đã bổ sung tính năng cho phép hiển thị nhiều phiên bản để có thể dễ dàng đối sánh hơn (ví dụ bài Nhân nguyệt vấn đáp), bên cạnh cách làm cũ vẫn được tiếp tục được duy trì.
  • Bỏ chức năng đăng nhập bằng tài khoản Facebook (02/06/2024 08:27)

    Chức năng đăng nhập bằng tài khoản Facebook đã hoạt động trên Thi Viện từ năm 2014. Tuy nhiên, Facebook thường xuyên cập nhật các điều khoản sử dụng liên quan tới các API được dùng trong việc đăng nhập này. Mỗi lần có thay đổi về điều khoản sử dụng, phía Thi Viện đều phải điều chỉnh lại code hoặc cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu để tiếp tục duy trì tính năng đó. Đây là một điều gây khá nhiều rắc rối vì Thi Viện không có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ trong việc lập trình cũng như thường xuyên theo dõi và tìm hiểu các điều khoản để trả lời các yêu cầu của Facebook.
  • Cho phép một bài thơ có thể thuộc nhiều tác giả đồng thời (11/03/2024 18:07)

  • Thêm mục kỷ niệm ngày sinh, mất (21/02/2024 17:45)

  • Thêm mục Tiêu điểm tác giả (14/01/2022 15:30)

Thơ mới: Văn cầm (Tương An quận vương)

聞琴

琴是誰家理,
宮商清濁分。
猿啼三峽聽,
鶴唳九皋聞。
調急將和雨,
聲高漸入雲。
曲終難再得,
愁思亂紛紛。

 

Văn cầm

Cầm thị thuỳ gia lý,
Cung thương thanh trọc phân.
Viên đề Tam hiệp thính,
Hạc lệ cửu cao văn.
Điệu cấp tương hoà vũ,
Thanh cao tiệm nhập vân.
Khúc chung nan tái đắc,
Sầu tứ loạn phân phân.

 

Nghe đàn (Người dịch: Nguyễn Khuê (II))

Đàn gảy nhà ai đó,
Cung thương điệu tuyệt vời.
Vượn kêu ba núi vẳng,
Hạc khóc chín đầm rơi.
Điệu gấp như mưa đổ,
Tiếng cao vút tận trời.
Đàn xong, nghe nữa khó,
Sầu khổ dạ bời bời.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Thơ thành viên mới: Hà Nội là em (Lê Trí)

Đã bốn hôm nay cứ mỗi ngày
Tôi đạp xe xuống phố hàng Mây
Hàng Khay, hàng Mã hay hàng Thiếc
Hàng Cót, hàng Gai dân quái kiệt
Tôi đã thấy nàng ở hàng Bông.

Tôi lại đạp xe ra bắc sông Hồng
Đến phố Hồ Tây phiêu lưu một chuyến
Gặp em thơ ngây mang hồn văn hiến
Nữ đất Hà thành vốn xưa nay.

Ai bảo Hà Nội khách không say
Ai bảo hồ Gươm nào chẳng đẹp
Ai bảo người Hà thành sao khuôn phép
Ai bảo em dẫn tôi tới nơi này.

Để tôi buồn khi thấy cảnh đắm say
Yêu em quá nên tôi yêu Hà Nội!
Mến em lắm nên tôi phải yêu phố
Dù sinh ở miền Nam, Sài Gòn quê tôi.

Dù tôi không biết nhiều về Hà Nội
Tôi không hiểu văn hoá ở nơi đây
Vì tôi không hiểu nên em mới giãi bày
Và em nói “Hãy yêu một nàng thơ đất Bắc”.

Tôi cúi đầu không dám ngó mặt
Ngại ngùng ghê, sao cứ phải là em
Ai bảo Hà Nội, nhắc ai lại nhớ thêm
Ai bảo ra hồ Trúc Bạch ăn kem hóng mát.

Đi ngang qua trường Bưởi, chiều nắng nhạt
Phố sắp sửa lên đèn, em sẽ về mau
Mai lại đi chơi ghé bến hôm nào
Em giận dỗi, trách tôi tình con nít.

Yêu em quá, tờ thơ vết tích
Vẫn còn đây, ngơ ngác với thời gian
Em dấu yêu ơi! Hà Nội lặng lẽ thu vàng
Đông gió bấc, em có yêu giá lạnh.

Rồi xuân đến, những lòng hoa nắng
Em sẽ đẹp tươi, dưới phố hàng Đào
Gió biết cười cùng mây kết trăng sao
Đào sẽ nở khi tình ta hớn hở.

Thương em lắm nên quay về không đặng
Ở miền Nam, hồn du vãng ngoài đây
Tôi biết yêu rồi, tôi đã nắm tay
Một cô gái đất Hà thành ban tặng.

Mai trở về, Hà Nội vắng tanh, chiều gió lặng
Hôm nay thôi, mai từ biệt nhau rồi
Mai trở về, ta cách trở hai nơi
Quên sao được em là Hà Nội.

Ai bảo Hà Nội, ai bảo em ở đó
Để lòng ai lơ đãng trước buổi về
Nắng tắt rồi, chào nhé bé cưng ơi!
Chào nhau nhé, mai xuôi về theo gió.

Hà Nội, tôi gửi lại đây một ân tình bé nhỏ
Với một bài thơ da diết đượm buồn
Mai xa rồi, trời lỡ có mưa tuôn
Tôi xin Hà Nội đừng làm em khóc.

Mai về miền Nam, dù có vào lớp học
Tôi vẫn nằm mơ mộng
Hà Nội là em...

Đồng Nai, 19/11/2024

Trích diễm

Thành thị ấy, mà giang sơn ấy,

Ðâu chẳng là tuyết, nguyệt, phong, hoa.

Bốn mùa xuân lại, thu qua.

–– Nhân sinh thấm thoát (Cao Bá Quát)

Kỷ niệm ngày sinh, mất

Tác giả mới

Thơ Việt mới

Thơ dịch mới

Thơ thành viên mới

Diễn đàn

 

Tiêu điểm

Đoàn Thêm (27/9/1916 - 8/8/2005) sinh tại làng Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, xuất thân gia đình nhà Nho, học cử nhân luật và tốt nghiệp Luật học Đông Dương tại Trường Đại học Hà Nội năm 1940. Sau khi ra trường, ông làm hành chính, di cư vào Nam tháng 7-1954, và sang định cư tại Canada năm 1983.

Ông có tập thơ Loạn ly, Taj Mahal, Từ Thức, và có thơ đăng trên các báo Công dân, Văn hoá.
Nguyễn Phan An là một chí sĩ trong phong trào thanh niên Việt Nam quốc dân đảng, nguyên quán Quảng Nam. Sau khi phong trào bị đàn áp, chứng kiến các chí sĩ còn lại bị phân hoá, ông mắc bệnh loạn trí, phải điều chị tại nhà thương điên ở Biên Hoà (1967).

Thuý Bắc Nguyễn Thị Thuý Bắc

Thuý Bắc (2/12/1937 - 12/9/1996) tên thật là Nguyễn Thị Thuý Bắc. Các bút danh: Thuý Bắc, Thuỷ Dương, Hồng Chung. Thể loại sáng tác: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.

Các tác phẩm:
- Tiếng trầm (1967)
- Người ươm hạt (1975)
- Hoa trắng (1977)
- Nỗi đau không lành (1990)
-…
Nguyễn Mộng Trang 阮夢莊 không rõ năm sinh năm mất, quê làng Viên Khê, xã Đông Anh, Đông Sơn, Thanh
Hoá. Đời Trần Giản Định Đế (1407-1409) ông làm Nội mật viện sứ chống giặc Minh, cứu nước. Nguyễn Mộng Trang chỉ còn bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.
Thơ tiêu biểu: Đề Tây Đô thành

Hữu Việt Trần Hữu Việt

Hữu Việt
Hữu Việt tên thật là Trần Hữu Việt, sinh năm 1963, là nhà thơ, nhà báo, một thời gian dài công tác tại báo Tiền phong cuối tuần. Hiện là Phó TBT báo Phụ nữ Thủ đô. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Hà Nội.

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007 với tác phẩm dịch thơ Khúc hát trái tim của tác giả Mattie J.T Stepanek.

Mạnh Tân Vu 孟賓于

Mạnh Tân Vu 孟賓于 tự Quốc Nghi 國儀, người Liên Châu, đỗ tiến sĩ năm Thiên Phúc thứ 9 (944) rồi về quê làm Mã thị tòng sự, sau về nhà Nam Đường làm Đồ Dương lệnh, sau ẩn cư dưới núi Ngọc Duẩn ở Kết Châu, tự hiệu Quần Ngọc phong tẩu 群玉峰叟. Tác phẩm có Kim ngao tập 金鰲集 gồm 2 quyển, nay còn 8 bài.
Thơ tiêu biểu: Công tử hành
Quách Đăng 郭登 (?-1472) là võ tướng nhà Minh, tự Nguyên Đăng 元登, người Định Viễn (nay thuộc An Huy). Thời Hồng Hy làm quan huân vệ, cuối năm Chính Thống có sự biến thổ mộc, trước sau làm đô đốc thiêm sự, tổng binh hữu đô đốc, thú thủ Đại Đồng. Mùa xuân năm đầu Cảnh Thái, đem tám trăm quân phá mấy nghìn…
Charles Pierre Baudelaire (9/4/1821 - 31/8/1867) là nhà thơ lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX thuộc trường phái tượng trưng chủ nghĩa. Ông sinh tại Paris, mồ côi cha lúc 6 tuổi, mẹ tái giá và đã gửi ông vào một ký túc xá. Ông theo gia đình sang Ấn Độ vào năm 1841, sau đó trở về Paris, sống cuộc đời kham…
Hồ Thích 胡適 (1891-1962) là nhà thơ, nhà viết lý luận văn học, nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc. Quê ở Tích Khê, tỉnh An Huy.

Từ năm 1905 đã viết văn bằng bạch thoại đăng trên báo học sinh. Từ năm 1910 nhận học bổng du học tại Mỹ, học nông học sau chuyển sang học văn, kinh tế và triết học. Năm…
Thạch Sương Sở Viên thiền sư 石霜楚圓禪師 (986-1039) là tổ thứ 7 của Lâm Tế Tông, tên tục là Lý 李, tính danh là Sở Viên 楚圓, tự là Tử Minh 慈明, quê ở Thanh Tương, Toàn Châu (nay là Quế Lâm, Quảng Châu). Thuở nhỏ là nho sinh, theo nghiệp khoa cử, đến năm hai mươi tuổi sư hồi tâm chuyển ý, đến chùa An Tịnh ở núi…
Thơ tiêu biểu: Kệ