Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cảm ơn Phượng Hoàng đã đọc và tham gia. Nhưng vì nhiều mục quá nên có thể Phượng đọc không hết hoặc không nhớ. Ông chồng đã chết, mình đến thắp hương 49 ngày được mấy tuân rồi. Bà mẹ từ đó đi chùa suốt. Bà ấy tìm đến cửa Phật rồi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

@ Bác Caphexua: Cảm ơn bác đã kể một câu chuyện xúc động. Đây  là một bài học mới mẻ về lẽ sống ở đời. Em đã hiểu được là trước khi phán xét một vấn đề gì phải tìm hiểu thấu đáo.
Đọc kỹ lại  chuyện của bác Thái Thanh Tâm , em thấy gợn lên nguyên nhân sâu sa dẫn đến sự việc đáng  tiếc là do ngay từ ban đầu gia đình đã không đồng ý cho con trai lấy cô giá. Nếu lòng tự trọng  lớn hơn tình yêu chắc là cô gái sẽ đi lấy người khác....  
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà có một cách ứng xử khác nhau về cùng một việc. Không phải ai cũng đủ đảm và tự tin để nói ra lời xin lỗi.
Không phải ai cũng có tư duy tích cực để hiểu được ẩn ý yêu thương, bao dung và đoàn kết của lời xin lỗi.
Gia đình ông thông gia cũng là người đáng  thương: “Bố là công chức nhà nước nhưng về phải lo toan mọi việc cơm nước, giặt giũ...và các việc vặt trong nhà. Bà vợ chỉ có mỗi việc bán hàng. Về tắm rửa, nghỉ ngơi chờ chồng dọn cơm ăn”

@ Bác Thái Thanh Tâm: Việc em trích dẫn câu chuyện sưu tầm để anh chồng đọc tham khảo chứ không có ý định khuyên họ ly hôn vì đoạn kết câu chuyện tác giả viết: "Tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều nên quyết định như vậy. Xin các bạn lời khuyên." sau khi đã viết đơn ly hôn. Thực tế là có trên 50% số vụ ly hôn được hoà giải.
Đây là câu chuyện buồn vô cùng tận!
Người cha đã ôm hận về nơi suối vàng ngàn năm không yên nghỉ.
Người mẹ nương tựa cửa phật cho quên nỗi sầu đau của tuổi già, có con cháu có khi lại khổ hơn là không có.
Người con trai  không biết có ăn năn hối hận gì không???
Người vợ anh ta thật đáng ghét, đáng lên án khi “ Đứa thứ hai mẹ giữ eo co bắt con ăn sữa bò, bột...từ đầu chí cuối. Mọi người bên nội ngoại tham gia chả nghe ai.”

Dù sao thì người đáng trách ở đây vẫn là người con trai. Nguyên nhân chính dẫn đến sự việc trên đều do sự yêu đương mù quáng của anh ta gây nên.

Người đáng thương nhất vẫn là 2 đứa nhỏ chịu thiệt thòi khi không được ông bà dậy dỗ, cuộc đời chúng,  tâm hồn chúng rồi sẽ ra sao???

Hi vọng bác Bác Thái Thanh Tâm và bác Phượng Hoàng Lửa sẽ là người đưa bà cụ về gần gũi vui thú tuổi  già và bảo ban  điều hay lẽ phải cho hai cháu nhỏ, khi cha mẹ chúng vắng nhà...

Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người
(Ca dao)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Thái Thanh Tâm đã viết:
Cảm ơn Phượng Hoàng đã đọc và tham gia. Nhưng vì nhiều mục quá nên có thể Phượng đọc không hết hoặc không nhớ. Ông chồng đã chết, mình đến thắp hương 49 ngày được mấy tuân rồi. Bà mẹ từ đó đi chùa suốt. Bà ấy tìm đến cửa Phật rồi.
Em có đọc và có nhớ anh ạ! Bà mẹ đi chùa thì giải quyết được vấn đề gì? Tại sao bà lại không dành được tình yêu thương từ con trai? Phải chăng xưa bà mải mê công tác, nuôi con theo kiểu "gà công nghiệp"... em không tin một người con được sinh ra và lớn lên trong một gia đình như thế lại "đụt" đến mức ấy.
ý kiến bạn Van cho rằng tại cô gái không được gia đình tự nguyên đón tiếp vì  xuất xứ...:D cho nên mới hành động như vậy, theo mình thì chỉ đúng một phần nhỏ thôi, xem cô ta đối xử với con thì biết tình cảm của cô ta "bao la" đến chừng nào, con còn chả thương nói gì đến thương bố mẹ chồng, và bố cô ta , cô ta cũng có thương đâu, bà mẹ thì bận bán hàng còn cô ta làm gì, mà để bố đi làm về phải rửa bát, hay bận học, học nhiều thế mà sao vẫn còn sót cái phần quan trọng nhất...không học. Lẽ ra cô ta phải chứng minh cho bố mẹ chồng thấy rằng bố mẹ chồng đã nhận định sai về cô ta, đằng này cô ta lại đi khẳng định điều bố mẹ chồng nhận định là đúng...
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

@ Phượng Hoàng:

Bà ấy là một nhà giáo. Không nuôi con theo gà công nghiệp đâu.Còn anh chồng , sau khi lấy vợ bị vợ sai khiến hết cả. Không dám có chính kiến gì và dám quyết cái gì. Bà mẹ gửi hồn vào cửa Phật chứ còn biết làm sao. Ngay trong mạng ảo  có phải ai cũng thông cảm với bà. Ở ngoài đời chả lẽ phải đi mà nói hết với người này người nọ rằng tôi thế này con tôi thế kia ư. Và thiên hạ không biết đầu cua tai nheo ra sao lại cho rằng không có lửa sao có khói. Cái kiểu suy nghĩ mang đầy định kiến ấy vốn dĩ ăn sâu vào người đời. Bà ấy đến với của Phật là dễ hơn cả.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mẹ và con trai



TT - Chiều chiều, khi nắng nhạt dần, người đàn ông tóc muối tiêu bước khập khiễng, gò lưng đẩy một chiếc xe lăn đi dọc phố. Trên đó có một bà cụ tóc bạc phơ. Chẳng biết người đàn ông nói gì mà bà cụ cười hớn hở, mãn nguyện và hạnh phúc.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=574530
Ông Nguyễn Ngọc Long và mẹ



Đó là hình ảnh mà những người ở khóm 1, P.4, thành phố Trà Vinh thường nhìn thấy. Họ không còn lạ gì Tư Long. Có người còn gọi Nguyễn Ngọc Long là Long “cà xích”. Bởi một chân teo tóp nên khi bước đi như vẽ lên mặt đường những dấu hỏi buồn bã. Tuy khuyết tật nhưng tấm lòng hiếu thảo của Tư Long khiến ai cũng quý trọng.

Ba theo người đàn bà khác khi chúng tôi còn rất bé. Mẹ tảo tần nuôi ba đứa con. Rồi chị Hai theo chồng định cư ở Canada. Tôi cũng có gia đình và ra riêng, chỉ có vợ chồng Tư Long sống bên mẹ. Tư Long sinh năm 1956, nhỏ hơn tôi ba tuổi. Định mệnh đã lấy mất sự cân bằng trên đôi chân em tôi khiến dáng đi của em xiêu xiêu.

Năm 1990, chị Hai rước mẹ qua Canada để phụng dưỡng. Những ngày sống ở đó mẹ đầy đủ về vật chất nhưng nỗi nhớ quê hương khiến mẹ bị trầm uất và mất dần trí nhớ. Giữa nhập nhằng mê mê tỉnh tỉnh, mẹ đòi về VN. Mẹ muốn chết ở quê hương và được an nghỉ bên cạnh mộ ông bà ngoại. Vậy là chị đưa mẹ hồi hương. Để mẹ được thoải mái, chị cho xây lại nhà, mua đầy đủ đồ gia dụng hiện đại và trang sức cho mẹ. Nhưng rồi tôi và chị nhận ra những thứ ấy không cần thiết đối với một người mất trí nhớ. Hạnh phúc đến với mẹ chỉ bằng tấm lòng yêu thương, sự chăm sóc chu đáo, chân thành của đứa em trai.

Trước đây, Tư Long sinh sống bằng nghề thợ hồ, rồi chuyển sang nghề khiêng heo thuê cho lái. Tư Long bị heo hất té mãi nên người ta không thuê nữa. Em chuyển sang trồng kiểng, tạo dáng và bán bonsai. Khi giới trồng hoa kiểng vừa biết đến tay nghề của em thì mẹ về. Nó gác hoa kiểng lại một bên để chăm sóc mẹ.

Sáng sớm, Tư Long mua đồ điểm tâm rồi pha một ly cà phê sữa cho mẹ. Mẹ thường làm nũng, phải vừa kể chuyện vui vừa đút mẹ mới há miệng. Tư Long có cả một kho chuyện hài để chọc mẹ cười. Xong, em tắm cho mẹ. Lẽ ra người tắm cho mẹ phải là tôi chứ không phải em. Nhưng tôi mãi lo việc trường rồi đến việc nhà. Cũng may Tư Long vốn hiếu thảo, chẳng đòi hỏi ai phụ giúp. Sau khi tắm, mẹ ngủ ngon lành. Trong lúc đó Tư Long giặt quần áo cho mẹ. Đến bữa ăn trưa, mẹ thường lười nuốt, cứ nhơi nhơi như con nít. Em lại bày đủ trò cho mẹ nuốt. Những ngày mưa, mẹ cứ vô tư tiểu trong quần liền liền. Tư Long lau rửa, giặt giũ liền liền. Quần áo chưa kịp khô em phải ủi mãi. Tôi gợi ý cho mẹ dùng tã người già, em lưỡng lự vì sợ mặc vậy nực. Em bảo thà cực mà mẹ an toàn.

Một hôm, mẹ bỗng đòi gánh bún bì ra chợ, đòi ra bờ sông, nơi đứa con gái thứ ba khi gánh nước trượt chân té xuống. May là cứu kịp. Mẹ đòi ra bến xe, nơi ngày nào tiễn con gái lớn lên Sài Gòn tìm việc làm. Chị em tôi mừng quýnh, liền mua chiếc xe lăn để có thể đưa mẹ tới những nơi ngày xưa gắn bó với mẹ, may ra trí nhớ hồi phục. Vậy là mẹ bắt đầu những cuộc dạo chơi cùng với đứa con trai. Nhờ những cuộc dạo chơi đó, mẹ tôi nhớ mình có ba đứa con. Con lớn có xe hơi và biệt thự. Con gái thứ ba làm cô giáo, nhà nghèo nhưng cũng chưa nghèo bằng con trai út.

Ngày giáp tết, mẹ bảo muốn đi chợ. Tư Long vội đẩy xe đưa mẹ từ chợ hoa xuống chợ bánh mứt. Chợ tết đông, người ta chen lấn làm Tư Long chúi nhủi. Đầu va vào cán xe lăn bầm một lõm. Mẹ kêu lên “Có sao không Long?”. Em òa khóc! Không phải vì đau mà vì mẹ đã nhớ và gọi đúng tên em. Chiếc xe lăn trở về đầy ắp hương vị tết. Mẹ và em chắc vui nên cười nói huyên thuyên. Mắt tôi cay xè, nửa thương mẹ, thương em, nửa tủi hổ.

Mẹ tôi đã mất gần một năm. Bà trút hơi thở sau cùng cũng trên đôi tay gầy guộc của em tôi, một đứa con đã sống cuộc đời đáng sống như lời hiền nhân xưa khuyên dạy về đạo làm con.

Mã số 005, báo Tuổi Trẻ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

caphexua

@Vodanhthi:

Cảm ơn Bạn vì bài viết nhân nghĩa trên đời. Chân thành cảm ơn.

http://Taochu.Uhm.vN/chu/38/c.gifhttp://Taochu.Uhm.vN/chu/38/a.gifhttp://Taochu.Uhm.vN/chu/38/p.gifhttp://Taochu.Uhm.vN/chu/38/h.gifhttp://Taochu.Uhm.vN/chu/38/e.gifhttp://Taochu.Uhm.vN/chu/38/x.gifhttp://Taochu.Uhm.vN/chu/38/u.gifhttp://Taochu.Uhm.vN/chu/38/a.gif

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thi Hoàng

Vodanhthi đã viết:

Mẹ và con trai



TT - Chiều chiều, khi nắng nhạt dần, người đàn ông tóc muối tiêu bước khập khiễng, gò lưng đẩy một chiếc xe lăn đi dọc phố. Trên đó có một bà cụ tóc bạc phơ. Chẳng biết người đàn ông nói gì mà bà cụ cười hớn hở, mãn nguyện và hạnh phúc.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=574530
Ông Nguyễn Ngọc Long và mẹ



Đó là hình ảnh mà những người ở khóm 1, P.4, thành phố Trà Vinh thường nhìn thấy. Họ không còn lạ gì Tư Long. Có người còn gọi Nguyễn Ngọc Long là Long “cà xích”. Bởi một chân teo tóp nên khi bước đi như vẽ lên mặt đường những dấu hỏi buồn bã. Tuy khuyết tật nhưng tấm lòng hiếu thảo của Tư Long khiến ai cũng quý trọng.

Ba theo người đàn bà khác khi chúng tôi còn rất bé. Mẹ tảo tần nuôi ba đứa con. Rồi chị Hai theo chồng định cư ở Canada. Tôi cũng có gia đình và ra riêng, chỉ có vợ chồng Tư Long sống bên mẹ. Tư Long sinh năm 1956, nhỏ hơn tôi ba tuổi. Định mệnh đã lấy mất sự cân bằng trên đôi chân em tôi khiến dáng đi của em xiêu xiêu.

Năm 1990, chị Hai rước mẹ qua Canada để phụng dưỡng. Những ngày sống ở đó mẹ đầy đủ về vật chất nhưng nỗi nhớ quê hương khiến mẹ bị trầm uất và mất dần trí nhớ. Giữa nhập nhằng mê mê tỉnh tỉnh, mẹ đòi về VN. Mẹ muốn chết ở quê hương và được an nghỉ bên cạnh mộ ông bà ngoại. Vậy là chị đưa mẹ hồi hương. Để mẹ được thoải mái, chị cho xây lại nhà, mua đầy đủ đồ gia dụng hiện đại và trang sức cho mẹ. Nhưng rồi tôi và chị nhận ra những thứ ấy không cần thiết đối với một người mất trí nhớ. Hạnh phúc đến với mẹ chỉ bằng tấm lòng yêu thương, sự chăm sóc chu đáo, chân thành của đứa em trai.

Trước đây, Tư Long sinh sống bằng nghề thợ hồ, rồi chuyển sang nghề khiêng heo thuê cho lái. Tư Long bị heo hất té mãi nên người ta không thuê nữa. Em chuyển sang trồng kiểng, tạo dáng và bán bonsai. Khi giới trồng hoa kiểng vừa biết đến tay nghề của em thì mẹ về. Nó gác hoa kiểng lại một bên để chăm sóc mẹ.

Sáng sớm, Tư Long mua đồ điểm tâm rồi pha một ly cà phê sữa cho mẹ. Mẹ thường làm nũng, phải vừa kể chuyện vui vừa đút mẹ mới há miệng. Tư Long có cả một kho chuyện hài để chọc mẹ cười. Xong, em tắm cho mẹ. Lẽ ra người tắm cho mẹ phải là tôi chứ không phải em. Nhưng tôi mãi lo việc trường rồi đến việc nhà. Cũng may Tư Long vốn hiếu thảo, chẳng đòi hỏi ai phụ giúp. Sau khi tắm, mẹ ngủ ngon lành. Trong lúc đó Tư Long giặt quần áo cho mẹ. Đến bữa ăn trưa, mẹ thường lười nuốt, cứ nhơi nhơi như con nít. Em lại bày đủ trò cho mẹ nuốt. Những ngày mưa, mẹ cứ vô tư tiểu trong quần liền liền. Tư Long lau rửa, giặt giũ liền liền. Quần áo chưa kịp khô em phải ủi mãi. Tôi gợi ý cho mẹ dùng tã người già, em lưỡng lự vì sợ mặc vậy nực. Em bảo thà cực mà mẹ an toàn.

Một hôm, mẹ bỗng đòi gánh bún bì ra chợ, đòi ra bờ sông, nơi đứa con gái thứ ba khi gánh nước trượt chân té xuống. May là cứu kịp. Mẹ đòi ra bến xe, nơi ngày nào tiễn con gái lớn lên Sài Gòn tìm việc làm. Chị em tôi mừng quýnh, liền mua chiếc xe lăn để có thể đưa mẹ tới những nơi ngày xưa gắn bó với mẹ, may ra trí nhớ hồi phục. Vậy là mẹ bắt đầu những cuộc dạo chơi cùng với đứa con trai. Nhờ những cuộc dạo chơi đó, mẹ tôi nhớ mình có ba đứa con. Con lớn có xe hơi và biệt thự. Con gái thứ ba làm cô giáo, nhà nghèo nhưng cũng chưa nghèo bằng con trai út.

Ngày giáp tết, mẹ bảo muốn đi chợ. Tư Long vội đẩy xe đưa mẹ từ chợ hoa xuống chợ bánh mứt. Chợ tết đông, người ta chen lấn làm Tư Long chúi nhủi. Đầu va vào cán xe lăn bầm một lõm. Mẹ kêu lên “Có sao không Long?”. Em òa khóc! Không phải vì đau mà vì mẹ đã nhớ và gọi đúng tên em. Chiếc xe lăn trở về đầy ắp hương vị tết. Mẹ và em chắc vui nên cười nói huyên thuyên. Mắt tôi cay xè, nửa thương mẹ, thương em, nửa tủi hổ.

Mẹ tôi đã mất gần một năm. Bà trút hơi thở sau cùng cũng trên đôi tay gầy guộc của em tôi, một đứa con đã sống cuộc đời đáng sống như lời hiền nhân xưa khuyên dạy về đạo làm con.

Mã số 005, báo Tuổi Trẻ
Cám ơn câu chuyện của Vodanhthi.
Một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ của bác Long làm cho chúng ta càng thêm tin yêu cuộc sống. Và ta thấm thía hơn nữa một điều: Chỉ có tình thương mới làm lành mọi vết thương...
Hình ảnh của bác Long mãi mãi lung linh trong tâm hồn người đọc: một con người mặc dù bị tàn phế về thể xác nhưng tâm hồn thì lành lặn vẹn nguyên và sáng ngời thánh thiện. Ở dưới suối vàng kia người mẹ của bác Long mãi mãi rạng rỡ nụ cười với những kí ức đẹp về người con trai của mình.
30.6.2012 Thi Hoàng
Cho tôi một chút ngẩn ngơ
Loay hoay một chút dại khờ để say

                      Thi Hoàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

@ Phượng Hoàng

Mình có câu chuyện này, lại nhờ Phượng để đưa vào đây. Chuyện là thế này:
Nhà ấy có 3 anh em giai, 2 anh lớn lấy vợ ra ở riêng. Bố mẹ ở với cậu út từ lúc cậu chưa có vợ cho đến nay đã có vợ và 2 con. Cả 3 cậu đều làm ăn khá giả, nhà lầu, xe hơi. Cậu út năm nay 50 tuổi. Vợ có tuổi=1/2 cậu. Cậu có tiếng nói quyết định duy nhất trong nhà. Có lẽ một trong những nguyên nhân cậu giầu có là cậu cực kỳ căn cơ, tiết kiệm trong mọi khâu, trong đó đương nhiên có khâu chi tiêu trong gia đình. Hàng tháng cậu đặt mức chi tiêu trong sinh hoạt gia đình (Bố năm nay hơn 80 tuổi, mẹ gần 80). Bố là bộ đội nghỉ hưu, mẹ là CNV nhà nước nghỉ hưu. Mỗi tháng các cụ góp cho cậu mỗi người 1 triệu, còn đâu cậu lo. Cậu hay ca thán, khó chịu khi thấy người trong nhà quên tắt đèn, quạt...khi chạy ra vào. Lắp cho bố mẹ cái điều hoà, nhiều lúc cậu dán chặt áttomat vì thấy điện trong tháng đã dùng nhiều. Thấy vậy bố mẹ cũng không động đến nữa. Cũng với tình thần đó, dù có máy giặt mẹ cậu vẫn chủ động giặt tay quần áo của 2 ông bà. Cả hai vợ chồng cậu đều đi làm hàng ngày chiều tối mới về. Bố và mẹ mắt kém, chân tay yếu đi lại khó khăn nên không tự nấu nướng ngày 2 bữa cho mình được. Cậu thuê ô sin về phục vụ. Được một thời gian, ô sin ăn cắp vặt trong nhà. Cậu đuổi thẳng cánh. Giải pháp tiếp theo là cậu đặt cơm hộp cho cả nhà bữa tối và cho 2 bố mẹ bữa trưa. May ra tuần 1-2 bữa cho vợ nấu lấy phục vụ cả nhà vào ngày nghỉ. Ông bố không có phản ứng gì. Bà mẹ ăn cơm hộp được vài bữa thấy rất khổ nhưng cậu không cho kêu ca. Bà định nói gì thì cậu ra hiệu im lặng. Thế là bà mẹ phải im. Trong nhà lúc nào cũng trật tư, im lặng. Bà mẹ bảo thằng này ghê lắm. Và thực sự bà sợ cậu.
Các vị thấy cậu ta thế nào ? Ai rồi cũng đến lúc già cả phải nương tựa vào con cái. Nếu gặp trường hợp này thì Phượng và quý vị sẽ xử sự thế nào ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi

Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... xin con hãy bao dung!

Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ mà hãy lắng nghe!

Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu chuyện hằng đêm cho đến khi con đi vào giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.

Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.

Con hãy nhớ lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.

Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ có thời gian tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều, từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, được gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!

Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ, vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.

Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.

Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.

Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.

Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn”.

Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.

Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con từ lúc con chào đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...

Hãy giúp bố mẹ những phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.

Thương con thật nhiều...

Bố mẹ...

P. A.
(Người Việt xa quê)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Thái Thanh Tâm đã viết:
@ Phượng Hoàng

Mình có câu chuyện này, lại nhờ Phượng để đưa vào đây. Chuyện là thế này:
Nhà ấy có 3 anh em giai, 2 anh lớn lấy vợ ra ở riêng. Bố mẹ ở với cậu út từ lúc cậu chưa có vợ cho đến nay đã có vợ và 2 con. Cả 3 cậu đều làm ăn khá giả, nhà lầu, xe hơi. Cậu út năm nay 50 tuổi. Vợ có tuổi=1/2 cậu. Cậu có tiếng nói quyết định duy nhất trong nhà. Có lẽ một trong những nguyên nhân cậu giầu có là cậu cực kỳ căn cơ, tiết kiệm trong mọi khâu, trong đó đương nhiên có khâu chi tiêu trong gia đình. Hàng tháng cậu đặt mức chi tiêu trong sinh hoạt gia đình (Bố năm nay hơn 80 tuổi, mẹ gần 80). Bố là bộ đội nghỉ hưu, mẹ là CNV nhà nước nghỉ hưu. Mỗi tháng các cụ góp cho cậu mỗi người 1 triệu, còn đâu cậu lo. Cậu hay ca thán, khó chịu khi thấy người trong nhà quên tắt đèn, quạt...khi chạy ra vào. Lắp cho bố mẹ cái điều hoà, nhiều lúc cậu dán chặt áttomat vì thấy điện trong tháng đã dùng nhiều. Thấy vậy bố mẹ cũng không động đến nữa. Cũng với tình thần đó, dù có máy giặt mẹ cậu vẫn chủ động giặt tay quần áo của 2 ông bà. Cả hai vợ chồng cậu đều đi làm hàng ngày chiều tối mới về. Bố và mẹ mắt kém, chân tay yếu đi lại khó khăn nên không tự nấu nướng ngày 2 bữa cho mình được. Cậu thuê ô sin về phục vụ. Được một thời gian, ô sin ăn cắp vặt trong nhà. Cậu đuổi thẳng cánh. Giải pháp tiếp theo là cậu đặt cơm hộp cho cả nhà bữa tối và cho 2 bố mẹ bữa trưa. May ra tuần 1-2 bữa cho vợ nấu lấy phục vụ cả nhà vào ngày nghỉ. Ông bố không có phản ứng gì. Bà mẹ ăn cơm hộp được vài bữa thấy rất khổ nhưng cậu không cho kêu ca. Bà định nói gì thì cậu ra hiệu im lặng. Thế là bà mẹ phải im. Trong nhà lúc nào cũng trật tư, im lặng. Bà mẹ bảo thằng này ghê lắm. Và thực sự bà sợ cậu.
Các vị thấy cậu ta thế nào ? Ai rồi cũng đến lúc già cả phải nương tựa vào con cái. Nếu gặp trường hợp này thì Phượng và quý vị sẽ xử sự thế nào ?
Em cảm ơn anh Tâm ạ! Em nghĩ đây là dạng người giàu mà không sang, yêu tiền hơn cả bố mẹ mình, đây là hạng người ki bo két sỉ, thực ra người già rất tiết kiệm vì thời bao cấp các cụ nuôi con rất khổ, cần gì phải dán attômat các cụ cũng không dám dùng nhiều các thiết bị đâu... Các cụ nhà em cũng thế con cháu toàn phải động viên các cụ dùng các thiết bị để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Không những ki bo mà anh ta còn bất hiếu nữa, đến nỗi mẹ anh ta còn sợ anh ta...Nếu gặp trường hợp này ấy ạ! Em không dám nghĩ đến đâu nhưng chắc chắn là đau lòng lắm và em mong anh ta hãy vào đây mà đọc bài viết: Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi"của anh vodanhthi  
Em xin cảm ơn anh Vodanhthi rất nhiều ạ!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] ... ›Trang sau »Trang cuối