Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa.html

http://tuoitre.vn/Chinh-t...duc-tha-cau%E2%80%9D.html

http://vn.news.yahoo.com/...tu%C3%A2n-l%C3%A0-ai.html


CÁC BẠN HÃY VÀO ĐỌC BÀI VIẾT QUA CÁC ĐƯỜNG LINH NÀY NHÉ ĐỂ HIỂU ĐƯỢC ÂM MƯU CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA TRUNG QUỐC TỪ RẤT LÂU RỒI

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/TADLBOF.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/CTLIB.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/ARONGVIET.jpg

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/ALUOIRIU.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                    Nhiều tiếng nói chân chính từ Trung Quốc

TP - Ngày 29-7, tờ Tin tức thế giới đăng bài báo Ảo tưởng chiến tranh sai trái: Những lời lẽ hiếu chiến về Nam Hải (Biển Đông) giống như châu Âu trước Thế chiến thứ nhất, kịch liệt phê phán những phần tử diều hâu ở Trung Quốc chủ trương dùng chiến tranh để giải quyết tranh chấp trên biển.

http://www.tienphong.vn/Cache/701/211701_450.jpg
Varyag, tàu sân bay đầu tiên được Trung Quốc tu sửa sau khi mua lại từ Ukraine, sáng 30-7 kết thúc hành trình thử nghiệm lần thứ chín và trở về cảng Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh. Nguồn: CNTV.cn.


Bài báo được rất nhiều báo mạng Hoa ngữ trong và ngoài Trung Quốc đăng lại. Bài báo viết: “Gần đây, với việc vấn đề Nam Hải và tranh chấp lãnh thổ đảo Điếu Ngư tiếp diễn, trên mạng bắt đầu lan truyền ngày càng nhiều những lời lẽ hiếu chiến; thậm chí trên một số phương tiện truyền thông, hình như bàn phím máy tính được nối với tuyến thượng thận, chứ không phải nối với đại não của một số người… Dưới ánh nắng mặt trời ấm áp, một số kẻ nôn nóng có lẽ đã chán cuộc sống ngày nào cũng như ngày nào. Họ muốn thay đổi bằng cách phá vỡ tất cả, chờ đợi những sự kiện bùng nổ như chiến tranh chẳng hạn…”.

Tác giả bài báo so sánh tình hình đó giống như ở châu Âu đầu thế kỷ XX đêm trước cuộc Thế chiến thứ Nhất, gây nên thương vong khủng khiếp và khiến châu Âu sa vào thảm họa.

Tác giả cảnh báo: “Vậy mà ngày nay, những sự hối hả, gấp gáp chuẩn bị gây chiến lại đang hiện ra trong tầm mắt chúng ta. Những kẻ lớn tiếng cổ suý cho chiến tranh ấy lại có tâm thái của kẻ yếu. Lòng tự trọng giả dối và mong manh ấy không thể tạo nên thành công… Chúng ta cần phải thấy rằng, tinh thần hiếu chiến vô vị chỉ đem lại sự sai trái”.

Ngày 29-7, ông Tề Kiến Quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hiện là Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương, khi trả lời phỏng vấn của Thời báo Hoàn cầu đã phê phán và bác bỏ chủ trương của một số người Trung Quốc muốn gây chiến tranh để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Ông Tề nói: “Trong vấn đề Nam Hải, có người nói “phải đánh”, tôi cho rằng khả năng đó rất nhỏ. Đó là vì hai nước Trung - Việt đều muốn khu vực này hòa bình, ổn định, đều chủ trương giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua đàm phán. Cho đến nay, lập trường của Trung Quốc chưa thay đổi”.

Sau khi kể lại quá trình ông tham gia đàm phán về phân định biên giới trên bộ và trên vịnh Bắc Bộ, ông Tề khẳng định, từ khi các hiệp định được ký kết, tình hình biên giới hai nước ổn định, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, nhất là dân chúng hai bên biên giới.

Ông tin rằng, vấn đề Biển Đông dù lập trường hai bên còn khác nhau, “nhưng chỉ cần nhất trí về mục tiêu đàm phán, tức là đàm phán hoà bình, cuối cùng sẽ tìm được biện pháp giải quyết cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được”.

Ông Tề Kiến Quốc nói: Tại Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung lần thứ hai, phía Việt Nam bày tỏ lo ngại về những thông tin tiêu cực về Việt Nam và quan hệ hai nước đăng trên báo chí Trung Quốc, ông đã trả lời đó không phải là báo chí chủ lưu (chính thống).

Ông cũng khẳng định: Những luận điệu như “dạy cho Việt Nam một bài học nữa” chỉ là “quan điểm cá nhân, không đại diện cho chính sách của Đảng và chính phủ Trung Quốc, cần phải thấy rõ điều này”.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều những ý kiến phản đối việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, phản đối chủ trương sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trong giới học giả, nghiên cứu và truyền thông Trung Quốc cho thấy: Những kẻ chủ trương đi ngược lại xu thế hoà bình, phát triển, đi ngược lại lợi ích của nhân dân các nước trong khu vực nhất định sẽ thất bại thảm hại.

Thu Thuỷ

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...nh-c%C3%B3-014221925.html

Bản đồ Trung Quốc biến không thành có
Thanh Niên OnlineThanh Niên Online – 7 giờ trước


 

Học giả Đức Nibelungen Schnecke Weinstock vừa chỉ ra quá trình bản đồ Trung Quốc ngang nhiên vẽ thêm quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam.


Mới đây, học giả Weinstock đã tóm lược công trình nghiên cứu mang tên Xem lại quá trình quy thuộc biển Đông trong những tấm bản đồ từ cuối đời Thanh đến Trung Hoa Dân quốc (phần 2) trên trang cá nhân của ông tại địa chỉ dddnibelungen.wordpress.com. Công trình này chỉ ra việc Trung Quốc tìm cách hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền phi lý đối với biển Đông bằng cách vẽ thêm quần đảo Hoàng Sa.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/BNTQ1917.jpg
Trung Quốc tân hưng đồ (1917) - Ảnh: dddnibelungen.wordpress.com

Theo thứ tự những tấm bản đồ do ông Weinstock cung cấp, cho đến trước năm 1917 quần đảo Hoàng Sa vẫn chưa hề xuất hiện trong bản đồ Trung Quốc. Mặc dù đô đốc nhà Thanh Lý Chuẩn năm 1909 tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa nhưng giới biên vẽ bản đồ nước này vẫn không xem quần đảo này thuộc Trung Quốc. Đây cũng là nhận thức chung của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ.

 Trung Hoa dân quốc tân khu vực đồ (1917) có thêm phụ đồ ở góc dưới bên phải gom cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Tiếp đến, Trung Quốc tân hưng đồ 1917 cũng thể hiện rằng cực nam Trung Quốc vẫn chỉ là đảo Hải Nam. Thế nhưng, bắt đầu từ thời điểm này, Trung Hoa Dân quốc manh nha âm mưu thâu tóm biển Đông. Cụ thể, một bản đồ khác là Trung Hoa Dân quốc tân khu vực đồ (1917) quy nạp quần đảo Hoàng Sa bằng cách vẽ thêm một khung vuông phụ trong bản đồ toàn quốc. Tuy nhiên, bản đồ trên không có quần đảo Trường Sa. Tiếp đến, quần đảo Hoàng Sa tiếp tục bị Trung Quốc ngang nhiên thể hiện là điểm cực nam của nước này trong Trung Quốc địa lý các duyên đồ (1922), Trung Quốc tân hình thế đồ (1922) và Trung Hoa triết loại phân tỉnh đồ (1931), Trung Hoa dân quốc tân địa đồ (1934). Chưa dừng lại ở đó, Trung Hoa Dân quốc tiếp tục hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam bằng cách vẽ ra đường 11 đoạn ôm trọn biển Đông. Điều này được thể hiện trong phụ đồ "Vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa dân quốc" (1948). Đến năm 1953, Bắc Kinh tạo ra một biến thể quái thai khác từ bản đồ trên để vẽ nên đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) rồi ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam. Sự thay đổi phi lý trong các bản đồ trên là bằng chứng chỉ ra quá trình Trung Quốc biến không thành có để thâu tóm các đảo trên biển Đông của Việt Nam.

Lucy Nguyễn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.thegioisao.yaho...%E1%BA%B7t-003307419.html

Trung Quốc lộ rõ bản chất hai mặt
TintuconlineBởi TinTucOnline | Tintuconline – 25 phút trước

  
  

Philippines muốn tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh giữa lúc Trung Quốc đang ngày càng hung hăng khẳng định chủ quyền ở biển Đông

Các nước có liên quan trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông đang có những động thái đối phó mạnh mẽ trước những hành động hung hăng và sai trái của Bắc Kinh ở biển Đông.

Tăng cường quan hệ quân sự
Nhà phân tích Joshua Kurlantzick của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng Việt Nam đang tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Úc và Nga nhằm phát đi thông điệp rằng nước này không đơn độc. Trong khi đó, Philippines trong những tuần gần đây đã ký các thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh Úc và Nhật Bản giữa lúc Trung Quốc đang ngày càng hung hăng khẳng định chủ quyền ở biển Đông.


Trung Quốc lộ rõ bản chất hai mặt

Hai tàu của Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản neo đậu tại cảng ở Manila vào cuối tháng 5. Ảnh: REUTERS

Theo báo mạng Asia Times hôm 1-8, Thượng viện Philippines gần đây đã phê chuẩn Hiệp định về quy chế của các lực lượng viếng thăm (SOFA) với Úc. Thượng nghị sĩ Edgardo Angara khi đó tuyên bố rằng đã đến lúc Manila cần bắt tay với “các đồng minh và bạn bè” để tăng cường khả năng phòng thủ. Trong khi đó, thượng nghị sĩ Loren Legarda gắn kết hiệp định với cuộc đối đầu của nước này với Trung Quốc ở biển Đông khi cho biết thỏa thuận trên được ký kết trong bối cảnh “chúng ta đối mặt với những mối đe dọa lớn chưa từng có”.

Trước đó, vào đầu tháng 7, Philippines và Nhật Bản đã ký thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng. Theo thỏa thuận, hai nước sẽ tăng cường hoạt động trao đổi quân sự và chia sẻ thông tin hàng hải, khu vực.  Ngoài ra, Nhật Bản còn đồng ý bán cho Philippines 12 tàu tuần tra hiện đại.  Trong chuyến thăm Tokyo vào tháng 9-2011, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thảo luận với Thủ tướng Nhật Bản Yohishiko Noda về sự cần thiết tăng cường quan hệ giữa lực lượng phòng vệ bờ biển hải quân hai nước.

Dựa vào luật pháp quốc tế

Ngoài việc tăng cường sức mạnh quân sự, ông Gregory Poling, nhà nghiên cứu tại Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington (Mỹ), cho rằng các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông cần phải đưa ra toàn bộ tài liệu về đường cơ sở, các tuyên bố về thềm lục địa mở rộng và tuyên bố chủ quyền với các đảo. Ông nhận định: “Việt Nam và Malaysia đã tiến một bước trong hướng đi này với việc đệ trình một phần tài liệu về thềm lục địa của họ lên Liên Hiệp Quốc năm 2009. Philippines giờ đây cũng cần phải đưa ra đầy đủ văn kiện pháp lý về tuyên bố chủ quyền của mình. Điều đó buộc Trung Quốc phải làm rõ những tuyên bố chủ quyền của mình, nếu không sẽ không còn ai tin lời của Bắc Kinh rằng nước này đang hành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”.

Trong lúc này, Trung Quốc tiếp tục có những động thái cho thấy bản chất 2 mặt đối với vấn đề biển Đông.  Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh hôm 31-7 cho biết Bắc Kinh “phản đối sự can thiệp quân sự vào biển Đông”, đồng thời “sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực”. Dù vậy, ông Cảnh lại lộ rõ ý đồ của Trung Quốc độc chiếm biển Đông khi ngang ngược tuyên bố “một hệ thống tuần tra sẵn sàng chiến đấu thường lệ đã được thiết lập để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải” của Bắc Kinh  ở vùng biển này.

Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc sẵn sàng ra biển Đông

Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng ra biển Đông sau khi lệnh cấm đánh cá đơn phương của nước này hết hiệu lực hôm 1-8. Lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại biển Đông có hiệu lực từ ngày 16-5 đến ngày 1-8 nhưng đã bị các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam bác bỏ.

Tân Hoa Xã đưa tin trong những ngày qua, các tàu cá Trung Quốc đã tụ tập tại cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam để chuẩn bị ra khơi. Hiện chưa rõ những khu vực mà ngư dân Trung Quốc sẽ đánh bắt tại biển Đông. Dù vậy, thông tin trên đã gây ra nhiều lo ngại trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc thời gian qua có những hành động xâm phạm lãnh hải các nước.
Theo NLD
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Kinh Quốc

Kinh Quốc xin tham gia vào chủ đề này:

CÁC QUẦN ĐẢO CỦA VIỆT NAM:
ĐỒN TIỀN TIÊU ĐẤT NƯỚC

Đất nước tôi có biển rộng, sông dài
Có dải Trường Sơn quay mặt về Biển Đông
Để muôn đời người dân Việt tựa lưng.
Hội nhập cùng thế giới và hướng lên phía trước
Có Hoàng Sa, Trường Sa, Thổ Chu, Nam Du, Phú Quốc...
Những quần đảo tiền tiêu của lục địa hình chữ S.
Những cột trụ khẳng định bến bờ
Những pháo đài bảo vệ đất nước
Những con mắt thần vạch mặt quân xâm lược
Chúng lấn chiếm biển đảo ta thì đá hóa rừng chông
Và sóng nước thành giáo, mác sắt, mũi tên đồng.
Quân, dân Việt noi gương cha ông xưa
Đoàn kết một lòng
Rất yêu hòa bình nhưng khi cần biết hành quân diệt giặc
Sẽ ào tới như muôn trùng sóng nổ.
Sức ta dồn nén còn mạnh hơn núi lửa.
(Từng xảy ra ở các đảo Tro*, Thu,  Ré, Cao Tiêm Thạch**, Cồn Cỏ...)
Đập nát tan và thiêu trụi quân thù.

                 Kinh Quốc


* Đảo Tro của VN phun bazan vào năm 1923 gồm 4 ngọn núi lửa hiện ngập dưới mực nước biển 4-24 m.
** Một hòn đảo núi lửa bazan ở Hoàng Sa
ĐÁ VÀ VÀNG (Tập I)
http://www.thivien.net/forum/%C4%90%C3%A1-v%C3%A0-v%C3%A0ng/topic-IJEW5tEtZVqSYDs_d8FZ5A
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

Nguyễn Trung Anh đã viết:
Hình ảnh tàu hàng TQ bị tàu tuần tra Nga bắn đuổi


http://cms.infonet.vn/Images/Images/468/t468467.jpg
Tàu tuần duyên Nga

http://sohanews.vcmedia.vn/Article/2012/07/17/tuanduyennga1.jpg
Tàu tuần duyên Nga

Xem clip tàu Nga bắn tàu hàng TQ Tại đây http://violet.vn/anh13568...id/7882771/cat_id/3345196

[Media player]

http://seablogs.zenfs.com/u/rxNh0jCGGBZEgc54vAR7WbKz2A--/photo/ap_20110215033521299.jpg

Xem clip tham khảo cuộc chiến Biên giới 1979 http://violet.vn/anh13568...id/7898479/cat_id/4536135
http://i274.photobucket.com/albums/jj256/hotrungnghia_2008/2-14.jpg
[Media player]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Học giả Trung Quốc Tiết Lý Thái

“Đường 9 đoạn chưa hề được quốc tế công nhận”


TP - Bất chấp những luận điệu tuyên truyền sai trái của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, ngày càng có nhiều người Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ, không chấp nhận, không đồng tình với những luận điểm và hành động mà chính quyền đang tiến hành.

http://www.tienphong.vn/Cache/385/212385_450.jpg
Ông Tiết Lý Thái.


Ông Tiết Lý Thái, cựu chủ biên tờ Minh Báo, hiện đang là nghiên cứu viên Trung tâm An ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford (Mỹ), cũng là người giữ chuyên mục “Tiết Lý Thái tung luận xuân thu” (Tiết Lý Thái bàn về thời cuộc) trên Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hongkong).

Mặc dù là người có quan điểm gần với chính quyền Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, nhưng trong buổi đăng đàn hôm 30-7, ông cũng phải nhìn nhận: gần đây, tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, người khắp nơi nêu lên một số câu hỏi, yêu cầu ông trả lời, trong đó hai vấn đề được quan tâm nhiều nhất là: “Thứ nhất, Công ước LHQ về luật biển 1982 là cơ sở để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Nam Hải (Biển Đông).

Là một quốc gia đã ký Công ước, nhưng Trung Quốc lại liên tục có những hành vi xâm phạm như thành lập thành phố Tam Sa, công khai gọi thầu khai thác các lô dầu khi nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Vấn đề thứ hai, theo ông có khả năng hai nước Trung, Việt xảy ra xung đột vũ trang ở Nam Hải không? Hai bên cần áp dụng biện pháp gì để giải quyết tranh chấp một cách hoà bình?”.

Trong bài viết hôm 20-7 trước đó, ông Tiết Lý Thái thừa nhận việc Trung Quốc gọi thầu quốc tế 9 lô dầu khi nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khiến tình hình ngày càng xấu đi, thậm chí có thể xảy ra xung đột vũ trang.

Mặc dù là người ngả theo quan điểm của Bắc Kinh, ông Tiết cũng buộc phải viết: “Trong cuộc chiến về pháp luật, căn cứ chủ yếu về luật quốc tế của Trung Quốc có lẽ chỉ là Đường 9 đoạn mà thôi”.

Ông cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Việc Trung Quốc giải thích về đường 9 đoạn như là đường quốc giới trên biển của mình, muốn được cộng đồng quốc tế công nhận, thật không dễ.

Trước hết, từ khi chính phủ Dân quốc vẽ ra đường 11 đoạn lên bản đồ của mình, Trung Quốc chưa hề phân định ranh giới trên biển với các nước láng giềng, cũng chưa hề được quốc tế công nhận.

Về mặt pháp lý quốc tế, chưa hề đưa ra được lời giải thích cặn kẽ. Nói một cách nghiêm túc, nếu bảo là tự mình nói cho mình cũng không có gì là quá.

Tiếp nữa, cho đến nay, Trung Quốc cũng vẫn chưa nói rõ đường 9 đoạn rốt cục là đường quốc giới đứt đoạn hay là đường cương giới truyền thống, thậm chí một định nghĩa về nó cũng chưa có; cũng chẳng có kinh, vĩ độ cụ thể về mặt địa lý, chỉ là vẽ đại một đường đứt đoạn trên bản đồ mà thôi.

Lại nữa, Bắc Kinh nhấn mạnh đường 11 đoạn ban đầu do chính phủ Dân quốc vẽ ra trên bản đồ là đường biên giới quốc gia thiêng liêng không thể xâm phạm; thì đối phương có thể sẽ chất vấn: thế thì tại sao sau khi nước Trung Quốc mới ra đời, Bắc Kinh lại tự mình xoá đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ để lấy lòng Việt Nam? Lẽ nào lại có thể tuỳ tiện sửa chữa biên giới quốc gia như một trò đùa như thế?...”.

Tiết Lý Thái cho rằng: “từ nay về sau, khi tranh chấp chủ quyền được nêu lên (Trung Quốc) làm thế nào để thuyết phục cộng đồng quốc tế phá bỏ quan niệm cố hữu về luật quốc tế cùng hiện thực về quyền quản lý thực tế và chấp nhận sự giải thích của Trung Quốc đây?”.

Ông ta hô hào: “Hiện nay, những người sử dụng internet tuỳ tiện phát ngôn trên mạng ảo những lời lẽ “diệt Việt Nam, công Nhật Bản, chiến Mỹ quốc”.

Sau khi thư giãn trong thế giới ảo, xin hãy quay trở lại với thế giới hiện thực. Cuộc chiến pháp luật Trung - Việt đã sắp diễn ra đến nơi, cấp bách lắm rồi, thời gian không đợi ta nữa. Đã đến lúc các quan chức, chuyên gia, học giả phải bỏ công sức, tìm cách làm thế nào để xuất phát từ pháp lý quốc tế và hiện thực chính trị quốc tế, đối mặt với những tình huống có thể xuất hiện, nghiên cứu cho kỹ để tìm ra được những lý lẽ có thể thuyết phục được một chút”.

Phía Trung Quốc đang vội vã tìm cách đối phó với một cuộc đấu tranh về pháp lý trên trường quốc tế mà không thể có cơ may giành phần thắng.

Thu Thủy

 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Trung “cộng”


Xưa, vì Trung – Xô oánh nhau
Bởi những lợi quyền nhỏ nhặt
Đến nỗi “phe ta” chia cắt
Để cho “Anh Cả” đổ kềnh

Chúng ta không chịu “đồng minh”
Nên đũa gãy từng chiếc một
Mác –Lê trở nên đơn độc
Luỹ thành từng mảng sụp, suy

Mấy ông “đồng chí “ nghĩ gì
Ao nhà mải lo đấu đá
Để trời Âu và biển Á
Cho “phe” đế quốc “liên doanh”

Thế giới, màu “đen” loang nhanh
Màu đỏ chỉ còn mấy vệt
Vậy mà cha căng chú kiết
Lấn nhau tấc biển tấc rừng

Việt – Trung là môi với răng
Môi hở, dĩ nhiên răng lạnh
Cứ nhè thằng “em” mà oánh
Có xứng làm “anh” nữa không?

Khi lợi quyền còn là chung
Nghĩa tình trước sau cùng giữ
Người khôn phải biết ấm lưng
Nếu mong diệt trừ quỷ dữ

Ngươi khoe dân nhiều đất rộng
Ngươi khoe lắm của nhiều tiền
Sao còn cướp tôm cướp tép
Của người thiếu đói triền miên?
Súng đạn chĩa vào anh em
Hạm tàu bủa vây đồng chí
Ghen từng đường kim mũi chỉ
Ghét từng rễ quế bắp ngô

Kẻ cắp thường liếc vào bồ
Chẳng kể anh em, hàng xóm
Không nhẽ “Đại ca” hùng tợn
Mà hành xử như tiểu nhân?

Chưa qua nỗi nhục Hồng Công
Nỗi đau Đài Loan còn đó
Một thời Nhật lùn cưỡi cổ
Bao phen Mông – Tạng xuống đường
Dân nghèo còn rách như bươm
Nội tình đấm nhau chí choé…
Dẫu to mà đâu kịp “khoẻ”
Đã toan lấy thịt đè người.

Mấy con tàu choẹ ngoài khơi
Cướp thuyền, vòi tiền, cắt cáp…
Chao ơi! Quân giải phóng ơi!
So Sô Ma Ly – chẳng khác.

Cùng chung mái nhà của Mác
Lại toan vác lê đâm nhau
Ngoài miệng luôn hô “hảo! hảo”
Mà bụng chứa toàn đỉa, sâu...


BÙI QUANG THANH
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Chung gì ông Mác ông Lê
Toàn chưng trò hề, nối gót anh Tư.

TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Chung gì ông Mác ông Lê
Toàn chưng trò hề, nối gót anh Tư.

TTT
Chắc đâu theo nổi anh Tư
Ậm à ậm ừ dấm dúi anh Tôi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối