Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [41] [42] [43] [44] [45] [46] [47] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cần bắt giữ tàu xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Bài đăng trên Thanh Niên 07/08/2012 3:20

Việc bắt giữ các tàu cá xâm phạm chủ quyền sẽ giúp Việt Nam giữ vững lợi thế pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp.

Trước việc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia trên biển của Việt Nam, các cơ quan chấp hành pháp luật Việt Nam cần tiến hành bắt giữ và thực hiện các quyền tài phán khác theo luật định. Điều này nhằm khẳng định chủ quyền của mình. Nếu không, hồ sơ pháp lý - lợi thế lớn nhất của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biển Đông - sẽ bị tổn hại.

Đó là nhận định của một số chuyên gia khoa học chính trị, công pháp quốc tế về việc tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng - Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển SENA - cho rằng: “Trước đây có dự đoán là Trung Quốc có thể thuê công ty “chân gỗ” nước ngoài vào nhận thầu trên biển Đông, rồi họ cho tàu hải giám đi theo lấy cớ bảo vệ để khiêu khích ta, nhưng nay họ đã bỏ qua các động tác giả ấy, trực tiếp ra mặt và ngang nhiên xâm phạm biển đảo của ta bằng việc cho hàng chục ngàn tàu cá tràn ra biển Đông. Đây rõ ràng là một bước leo thang nghiêm trọng”.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20128/MinhNguyet/Thang8/xampham2.jpg
Tàu cá Trung Quốc tại cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam, chuẩn bị
cho một đợt đánh bắt trái phép trên biển Đông - Ảnh: China Daily


Đồng tình với nhận định này, tiến sĩ Lê Vĩnh Trương - thành viên Quỹ nghiên cứu biển Đông - cũng quan ngại về ý đồ khiêu khích quân sự dưới vỏ bọc dân sự của Trung Quốc: “Họ cố ý dùng các tàu dân sự, mà khả năng rất cao là có binh lính của họ điều khiển hoặc đi cùng, một mặt vẫn tỏ ra hòa bình, mặt khác khiêu khích phía Việt Nam. Đó là cái bẫy mà họ giăng ra”.

Điều mà Việt Nam có thể làm được là thực hiện quyền tài phán theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 cũng như luật Biển mà Quốc hội mới thông qua tháng 6. Theo đó, Việt Nam có thể bắt giữ tàu của ngư dân Trung Quốc, yêu cầu họ nộp phạt.

Tiến sĩ luật học Lê Minh Phiếu


Điều đáng lo ngại là nếu không bắt giữ tàu cá Trung Quốc, lợi thế pháp lý của Việt Nam có thể bị tổn hại. Tiến sĩ Lê Vĩnh Trương nhận định: “Trong khi đưa tàu cá vào Việt Nam vừa để khiêu khích vừa để đánh bắt nguồn lợi hải sản, họ vẫn có thể ngang nhiên tuyên bố rằng vào thời điểm này, tại tọa độ này, tàu cá Trung Quốc đã tiến hành hoạt động khai thác bình thường mà phía Việt Nam chỉ phản đối chứ không ngăn chặn. Và điều này rất bất lợi cho phía Việt Nam”.

Bình luận về khía cạnh pháp lý của vụ việc, tiến sĩ luật học Lê Minh Phiếu cho rằng: “Điều mà Việt Nam có thể làm được là thực hiện quyền tài phán theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982 cũng như luật Biển mà Quốc hội mới thông qua tháng 6. Theo đó, Việt Nam có thể bắt giữ tàu của ngư dân Trung Quốc, yêu cầu họ nộp phạt”.

Bên cạnh đó, Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26.1.2008 cho phép lực lượng này kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia. Nếu phát hiện hành vi vi phạm, cảnh sát biển có thể xử lý vi phạm hành chính, buộc người và phương tiện đó phải rời khỏi vùng nước đang hoạt động hoặc vùng biển Việt Nam; tiến hành bắt, giữ người và phương tiện phạm pháp quả tang; và cưỡng chế, truy đuổi nếu các đối tượng này có hành vi chống đối hoặc cố tình bỏ chạy.

Theo ông Phiếu, nếu chỉ phản đối mà không có biện pháp thực thi quyền tài phán trên, ngư dân Việt Nam về lâu dài sẽ không đến được các ngư trường truyền thống nữa.

Xét về mặt tuyên truyền, tiến sĩ Lê Minh Phiếu cũng quan ngại về việc hình ảnh các đoàn tàu mang cờ Trung Quốc ngang ngược đi lại tự do trên vùng biển, đảo của Việt Nam.

Thành Long

Sri Lanka bắt 37 ngư dân Trung Quốc

Hôm qua, Tân Hoa xã dẫn lời trung tá Kosala Warnakulasuriya, phát ngôn viên hải quân Sri Lanka, cho hay vừa bắt giữ 37 ngư dân Trung Quốc vào đêm 5.8. Trong khi đó, đại diện ngoại giao của Trung Quốc ở Sri Lanka đang thúc giục chính quyền địa phương xử lý vụ việc đúng luật và sớm phóng thích ngư dân của họ. Theo ông Warnakulasuriya, 37 ngư dân Trung Quốc trên 2 tàu cá bị phát hiện khi đang đánh bắt trái phép tại vùng biển ngoài khơi thị xã Batticaloa, phía đông Sri Lanka. Sau đó, hải quân nước này đã bàn giao những người này cho cơ quan cảnh sát sở tại để điều tra. Ngoài ra, hai người Sri Lanka cũng đã bị bắt giữ trong vụ việc trên. Tới tối qua, có tin 37 người Trung Quốc đã được thả, theo Tân Hoa xã.

Lê Loan
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

1.Xem chiến hạm Nga-Mỹ kiêu hùng tập trận RIMPAC 2012:


http://violet.vn/anh135689999/entry/show/entry_id/7910359/cat_id/3017595

http://3.bp.blogspot.com/-I8I3HMk51Ag/UAdRxayWUmI/AAAAAAAAJDo/5N73MWpuimc/s1600/Rimpac2012_3.jpg

2.Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc: quy mô lớn, nhưngdễbị tiêu diệt:


http://violet.vn/anh135689999/entry/show/entry_id/7917120/cat_id/6245460

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/xuanhien/2012_08_07/094_Type_tau_ngam_hat_nhan_chien_luoc_kieu_moi_HQTQ.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
BẢN ĐỒ CỔ ĐÃ ĐẬP TAN ÂM MƯU LUẬN ĐIỆU CỦA TRUNG QUỐC !

VnExpress.netVnExpress.net – Thứ ba, ngày 31 tháng bảy năm 2012
...

Các vị này nhầm. Bản đồ cổ nêu trên chỉ vạch trần âm mưu và thủ đoạn bỉ ổi của thằng khựa thôi. Còn âm mưu thâu tóm biển Đông của nó còn lâu mới đập tan được. Thứ nhất Tầu là kẻ nhiều mưu ma quỷ kế. Thứ hai là khi mắt nó tối lại rồi thì nổi cơn đại chí phèo, bất chấp phải trái đúng sai, làm tuốt.
Nếu cả thế giới, mà trước hết là những nước lớn có lợi ích lâu dài không quan tâm đủ độ, hành xử đúng mức, kịp thời thì thua nó.

TTT
https://lh6.googleusercontent.com/-c2Nouhvv1A0/UCEtquJunyI/AAAAAAAAJbM/mF7H_dwatc0/s660/XemBanDoCo.jpg

Xem Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ

Chẳng có bản đồ cổ kim nào ngăn nổi dã tâm xâm lược
Khi đường chữ U giặc đã vẽ bằng mấy vạn tàu thuyền.
Nếu biên giới chỉ đơn thuần là chấm và vạch, liền hoặc đứt
Thì làm sao chặn được quân thù lăm lăm đại bác, tiểu liên?

Lũ bất nghĩa, bất nghì đếm xỉa gì đến giấy trắng, mực đen.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://laodong.com.vn/Chi...Sa-cua-Viet-Nam/75869.bld

Bản đồ Tây Phương từ năm 1525 đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Thứ sáu 27/07/2012 07:49
Có thể nói, từ trước đến nay, ở VN, khó có ai có được bộ sưu tập bản đồ cổ đầy đủ và chi tiết về chủ quyền VN ở biển Đông như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.

Bản đồ Tây Phương từ năm 1525 đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Bản đồ Đại Việt trong “vùng Đông Ấn” vẽ năm 1613 (chụp từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu).

Ngoài một số bản đồ Trung Quốc do người bản xứ và giáo sĩ nước ngoài vẽ và ghi chú, bộ sưu tập của ông còn có cả những bản đồ của ngoại quốc, trong đó nhiều nhất là những bản đồ của Tây Phương công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của VN từ năm 1525 cho đến nay.

Với tư cách là nhà khoa học chuyên nghiên cứu về bản đồ, nhân sự kiện TS Mai Hồng trao tặng bản đồ TQ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” 1904 (không có Hoàng Sa, Trường Sa) cho Bảo tàng Lịch sử, ông Nguyễn Đình Đầu nhìn nhận:

“Khi giải thích về tấm bản đồ này, TS Mai Hồng có nói, đây là bản đồ được rút kinh nghiệm từ bản vẽ của các giáo sĩ thừa sai bắt đầu từ M.Licci (Lợi Mã Đậu) và những người về sau cùng một Dòng tên Jésuite từ đầu thế kỷ 17. Sau đó, các giáo sĩ người Pháp cũng giúp Trung Quốc vẽ bản đồ cho đúng kinh tuyến, vĩ tuyến.

Trên tấm bản đồ 1904 này, địa chí từng vùng, miền đều được ghi bằng chữ Hán, nhưng bờ biển và các điểm quan trọng lại ghi bằng chữ Pháp. Đó là chuyện rất mới. Ví dụ, biển Trung Hoa (Mer de Chine) chỉ bắt đầu từ đảo Hải Nam lên tới Thượng Hải (tức nói biển Trung Hoa ở VN là vô lý). Đó là điều đính chính rõ ràng.

Thứ hai, tôi có khoảng 10 tấm bản đồ TQ. Trong đó, có những tấm bản đồ do người TQ và giáo sĩ vẽ và ghi địa danh tương đối đầy đủ tương đương như tấm bản đồ nói trên, mà cũ hơn. Một số bản đồ ấy tôi đã biếu Bộ Công an từ 2 năm trước. Tuy nhiên, tôi vẫn giữ một số bản đồ của TQ mà trên tất cả những bản đồ ấy đều vẽ biên giới của TQ về phía nam tới đảo Hải Nam là tận cùng.

Người TQ vẽ bản đồ thế giới, ví dụ như ông Ngụy Nguyên từng xuất bản sách “Hải Quốc đồ chí” cũng vẽ bản đồ Trung Quốc tới đảo Hải Nam là cực cuối. Khi vẽ tới VN thì cũng rõ ràng là nước VN lớn hơn biên giới VN bây giờ (tôi có cả cuốn sách và hình ảnh). Bờ biển ở VN được ông ghi lại là Đông Dương Đại hải, tức là biển Đông Lớn.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/NGUYNNHU.jpg
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chỉ quần đảo Paracel trên bản đồ thế giới là thuộc về VN do Tây Phương vẽ năm 1606.

Việc đưa ra tấm bản đồ TQ năm 1904 gây được dư luận chung, làm cho nhiều người thấy được cương vực của nước ta về lãnh thổ, lãnh hải được rõ ràng. Còn trở ngược lại các mốc thời gian trước, cá nhân tôi nghiên cứu các bản đồ của ngoại quốc, trong đó có những bản đồ của TQ và nhiều nhất là các bản đồ của Tây Phương thì các cứ liệu trên đều công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. Và những bản đồ cổ đó có ghi quần đảo Paracel (cả khối từ trên xuống dưới bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa) như bản đồ của VN chính thức. Đặc biệt, các bản đồ  Tây Phương trong bộ sưu tập của tôi từ năm 1825 đến thế kỷ 19 đều ghi: Bờ biển Paracel là ở khoảng Quảng Ngãi...

* Vậy người Trung Quốc đã lợi dụng điều ngộ nhận nào trong lịch sử để “biến” hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thành của họ?

- Những bản đồ cũ của TQ như Bản đồ chí vẽ theo tư liệu hải trình của Trịnh Hòa từ đầu thế kỷ 15, trong đó có vẽ VN và ghi là “Giao Chỉ Quốc”, tức nước Giao Chỉ. Biển của Giao Chỉ Quốc được ghi là Giao Chỉ dương. Người phương Tây đầu tiên đi khai phá dọc biển từ Malacca của Mã Lai (Malaysia) qua VN tới TQ, Nhật Bản. Khi tới VN, người Mã Lai ghi là có nước Giao Chỉ, nhưng họ viết chữ Giao Chỉ theo cách phát âm của người Nhật, người Mã Lai là Cochin.

Người Bồ Đào Nha là người đầu tiên khám phá ra Ấn Độ bằng đường thủy như cách vừa nói thì thấy bên Ấn Độ có một tỉnh là Cochin. Cho nên, tránh sự hiểu nhầm của cả hai bên, họ ghi là Cochinchina, nghĩa là nước Cochin (Giao Chỉ) ở giáp giới TQ (China - từ chữ Tần mà ra). Về sau, một số người hiểu nhầm biển Giao Chỉ gần Trung Hoa thành biển Trung Hoa (Chinasea, tức lấy túc từ mà bỏ chủ từ). Đến thế kỷ 20, địa danh biển Trung Hoa trở thành phổ biến.

* Chúng ta nên sử dụng những bản đồ cổ như những cứ liệu lịch sử và pháp lý như thế nào để bảo vệ chủ quyền ở biển Đông, theo ông?

- Sự hiểu nhầm này cần phải được đính chính. Đính chính không phải là việc duy nhất chúng ta làm, mà phải đưa những bản đồ cũ chúng ta có để nói rằng biển TQ (Mer de Chine) từ đảo Hải Nam đến Thượng Hải mà thôi. Không thể có vấn đề “lưỡi bò” ở đây. Trung Quốc không thể nói Trường Sa, Hoàng Sa là của họ.

Nói về chủ quyền, VN gần đây mới tuyên bố Luật Biển VN. Và Thủ tướng đã giải thích công khai trên Quốc hội, chủ quyền của VN không thể khác. Đã khẳng định VN luôn tranh đấu để biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là của VN theo lịch sử.  VN cần tranh đấu cùng các nước ASEAN để thực hiện việc giao thông trên biển được tự do và không chấp nhận cái biển Đông mà TQ gọi là “biển của tỉnh Hải Nam”.

Là một nhà khoa học, tôi luôn khẳng định một sự thực lịch sử theo tư liệu VN và ngoại quốc ít nhất từ năm 1525 đến nay với đủ căn cứ Trường Sa, Hoàng Sa là của VN. Bảo vệ biển, Hoàng Sa và Trường Sa là yêu cầu công lý và hòa bình để giải quyết vấn đề trên biển Đông.

- Xin cảm ơn ông!

Minh Thi thực hiện
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Nguyễn Trung Anh đã viết:
1.Xem chiến hạm Nga-Mỹ kiêu hùng tập trận RIMPAC 2012:


http://violet.vn/anh135689999/entry/show/entry_id/7910359/cat_id/3017595

http://3.bp.blogspot.com/-I8I3HMk51Ag/UAdRxayWUmI/AAAAAAAAJDo/5N73MWpuimc/s1600/Rimpac2012_3.jpg

2.Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc: quy mô lớn, nhưng dễ bị tiêu diệt:


@Thưa các bác: Các bác làm ơn giảm Kích cỡ (side) các ảnh đăng (up) lên đây tý ạ. Vỡ hết cả giao diện và rất khó xem khi kích cỡ ảnh quá lớn và nếu sử dung điện thoại di động. Thành thật cảm ơn.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đồ Nghệ đã viết:
Nguyễn Trung Anh đã viết:
1.Xem chiến hạm Nga-Mỹ kiêu hùng tập trận RIMPAC 2012:

@Thưa các bác: Các bác làm ơn giảm Kích cỡ (size) các ảnh đăng (up) lên đây tý ạ. Vỡ hết cả giao diện và rất khó xem khi kích cỡ ảnh quá lớn và nếu sử dung điện thoại di động. Thành thật cảm ơn.
To & Dài

Ảnh hình rõ lớn, rõ to
Thơ văn cố rút, cố co vẫn dài.
Khen cho các bác thật tài
Chị em thích quá vỗ tay kêu trời.


:))
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tàu cá Trung Quốc bị Mỹ bắt

Bài đăng trên VNExpress Thứ tư, 8/8/2012, 21:34 GMT+7

Tàu tuần duyên của Mỹ tại Honolulu bắt giữ một tàu cá Trung Quốc vì nghi ngờ tàu này đánh bắt trái phép 40 tấn cá bằng loại lưới bị cấm.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/a9/8b/tau_ca.jpg
Một tàu đánh cá của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Asahi Shimbun



Đô đốc Robert J. Papp, chỉ huy Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, đưa ra thông tin trên trong phiên họp của Tiểu ban An ninh nội bộ của Thượng viện Mỹ hôm 6/8.

"Chúng tôi gọi đây là sự vi phạm quy định nghề cá. Họ sử dụng tấm lưới 12,8 km và thu về tất cả những gì vướng vào đó", AP dẫn lời ông Papp cho hay.

Đô đốc Mỹ nói đây là một con tàu bằng sắt, không có giấy tờ, tuy nhiên những thủy thủ trên tàu toàn bộ là người Trung Quốc.

Tàu tuần duyên Rush được điều động đến vùng Alaska nhưng đã đuổi theo tàu cá dọc trên Thái Bình Dương để ngăn chặn việc đánh cá trái phép. Thời điểm xảy ra sự việc không được tiết lộ để phục vụ công tác điều tra. Thủy thủ đoàn của tàu Rush đã lên con tàu cá trên và Lực lượng Bảo vệ bờ biển đang làm việc với các cơ quan có liên quan để đưa vụ việc ra xét xử.

Thượng nghị sĩ Mary Landrieu, chủ tịch cuộc họp, nói ông hy vọng đưa ra xét xử những người đánh cá trái phép và những người đứng sau điều hành.

"Tôi mong muốn chúng ta không chỉ truy tố những người điều khiển con tàu mà cả những người thu mua cá đánh bắt trái phép và đập tan mạng lưới chi trả cho những hoạt động phi pháp kiểu này", Laudrieu nói.

Việc sử dụng lưới vét đánh cá đã bị cấm từ năm 1992. Trước đó các tàu sử dụng nhiều các lưới này, mỗi lưới dài 50-100 km, tận diệt nguồn thủy sản và thu về cả động vật có vú sống dưới nước hoặc chim biển, tàn phá môi trường biển.

Vũ Hà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Kiên quyết đẩy đuổi tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền

Bài đăng trên Tiền Phong 07:43 | 10/08/2012

TP - Trước tình trạng tàu cá của ngư dân Trung Quốc xâm phạm trái phép chủ quyền biển Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển (CSB) thuộc Vùng Cảnh sát biển 2 đang tăng cường công tác tuần tra trên biển miền Trung, đẩy đuổi nhiều đợt tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=215232&Width=400
Lực lượng Vùng CSB 2 là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân. Ảnh: Nguyễn Thành.



Lật lọng và xuyên tạc

Vùng Cảnh sát biển 2 phụ trách tuần tra kiểm soát một khu vực biển dài khoảng 720km gồm bờ biển và vùng biển ngoài khơi với phạm vi từ đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đến Cù Lao Xanh (Bình Định).

Đây là khu vực thường xảy ra nhiều giông bão và là ngư trường làm ăn của hàng ngàn ngư dân miền Trung, cũng là khu vực tàu Trung Quốc xâm phạm trái phép lãnh hải Việt Nam.

Trung tá Lê Trọng Phổ, Chủ nhiệm chính trị Vùng CSB 2, cho biết: “Tình hình Biển Đông trở nên phức tạp trước những hành động ngang ngược từ phía Trung Quốc, lực lượng CSB luôn trong tư thế sẵn sàng cơ động để thực hiện nhiệm vụ đẩy đuổi tàu Trung Quốc khi phát hiện xâm phạm lãnh hải”.

Theo Trung tá Phổ, phía Trung Quốc đang ngày càng xuyên tạc và cổ vũ ngư dân nước họ xâm phạm chủ quyền, làm phức tạp thêm vấn đề Biển Đông, cố tình biến vùng biển không tranh chấp thành vùng tranh chấp, do đó lực lượng CSB phải tăng cường tuần tra kiểm soát, bảo vệ ngư dân Việt Nam, đẩy đuổi tàu Trung Quốc.

Tình hình càng phức tạp hơn sau khi Trung Quốc hết ban hành lệnh cấm đánh bắt cá, lại thành lập cái gọi là TP Tam Sa, cố tình xuyên tạc sự thật để đánh lừa dư luận Trung Quốc và thế giới.

Điển hình là vụ việc phía Trung Quốc đưa ra hình ảnh và cho rằng “tàu Trung Quốc đuổi tàu CSB Việt Nam”. Theo Trung tá Phổ, sự thật hoàn toàn không phải như vậy.

Trước đó, tàu Công vụ của CSB phát hiện 4 tàu Trung Quốc ở khu vực tiếp giáp lãnh hải, tàu công vụ CSB tiếp cận để giám sát. Hành trình theo dõi kéo dài hơn 80 hải lý khi đến vùng biển thuộc Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý, thấy tàu Trung Quốc chưa vi phạm, tàu công vụ CSB quay lại, lập tức, phía Trung Quốc quay hình và xuyên tạc rằng Tàu CSB “bỏ chạy” (!).

“Cảnh sát biển có đầy đủ chứng cứ chứng tỏ Trung Quốc cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật. Không hề có chuyện như phía Trung Quốc đã đưa ra” - Trung tá Phổ khẳng định.

Phóng viên được lãnh đạo Vùng CSB 2 cho xem nhiều đoạn clip mà tàu CSB ghi lại được, chứng tỏ Trung Quốc xuyên tạc sự thật một cách trắng trợn. Trong đó, có một số đoạn, tàu quân sự Trung Quốc bỏ chạy khi thấy tàu CSB.


Từ đầu năm đến nay, Vùng CSB 2 đã đẩy đuổi thành công nhiều vụ tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển. Đầu tháng 8, từ khi phía Trung Quốc bỏ lệnh cấm biển, các tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, thậm chí cách đảo Lý Sơn chỉ có 30-45 hải lý.

Các tàu cá Trung Quốc xâm phạm thường đi thành nhóm 18-30 chiếc, đánh bắt theo hình thức hủy diệt, và có xu hướng liều lĩnh, ngoan cố hơn trước.

“Từ đầu năm đến nay, Vùng CSB 2 mỗi tháng xua đuổi vài ba chục lượt tàu Trung Quốc xâm phạm. Để ngăn chặn tàu cá Trung Quốc xâm nhập, Vùng đã tăng cường lực lượng, huy động toàn bộ tàu CSB luân phiên tuần tra kiểm soát bảo vệ vùng biển. Tàu cá Trung Quốc thường tháo chạy khi thấy lực lượng CSB xuất hiện” - lãnh đạo Vùng CSB 2 cho biết.

Đưa máy bay tuần thám vào bảo vệ chủ quyền biển

http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=215233&Width=400
Một tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển bị tàu CSB đẩy đuổi.  Ảnh: Vùng CSB 2 cung cấp.



Theo trung tá Phổ, lực lượng CSB có đủ sức bảo vệ, ngăn cản tàu cá Trung Quốc xâm nhập. Đến nay, đơn vị chưa huy động hết lực lượng ra biển thực thi công tác, dù phương tiện thiết bị ngày càng hiện đại.

Tàu CSB được trang bị hệ thống ra đa phát hiện mục tiêu từ rất xa với tầm hiệu quả trên 100km, cùng lúc phát hiện và theo dõi 10 mục tiêu trên biển. Tàu CSB luôn sẵn sàng nhiên liệu, lương thực đủ hoạt động trên biển 45 ngày. Các tàu sẵn sàng rời bến ngay khi có lệnh.

“Sắp tới lực lượng CSB sẽ có máy bay tuần thám tham gia tuần tra trên biển” - Trung tá Phổ cho biết. CSB cũng sẽ xây dựng trạm CSB trên các đảo trọng yếu để phối hợp máy bay tuần thám xử lý tàu nước ngoài xâm nhập. Các trạm và máy bay tuần thám cũng sẽ góp phần hỗ trợ, khẩn cứu ngư dân và tàu gặp nạn trên biển.

Khi phát hiện tàu cá Trung Quốc xâm phạm, ngư dân liên hệ với CSB qua tần số liên lạc: Đài canh số 1: Vùng CSB 2 – Ba Vì 02 tần số 7.325Khz; Đài canh số 2: Vùng CSB 2 – Ba Vì 02 có tần số ban ngày là 9.339Khz và tần số ban đêm 6.973Khz. Trong đó, mùa hè sóng ngày hoạt động từ 6h – 20 h và sóng đêm là 20h – 6 h sáng hôm sau. Vào mùa đông, sóng ngày hoạt động từ 8h – 18h và sóng đêm từ 18h – 8h.

Nguyễn Thành

(Những chữ màu đỏ do tôi nhấn mạnh - TK)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vạn Lý Trường Thành đổ sụp hơn 30m

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Năm, 09/08/2012 15:52

(NLĐO)- Hơn 30 m Vạn Lý Trường Thành chạy qua thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc - Trung Quốc vừa bị đổ sập hôm 8-8 do mưa lớn và ảnh hưởng từ các công trình xây dựng.

http://nld.vcmedia.vn/Lm7wLGBkJ8sBF56Owg93bLRysmJWC/Image/2012/07/sl1_b1100.gif
Hơn 30 mét Vạn Lý Trường Thành bị hư hại


Nguyên nhân chính được cho là do hoạt động đào bới của công nhân xây dựng ở một quảng trường tại thành phố Trương Gia Khẩu.

Một quan chức thành phố cho biết: “Chúng tôi đang tiến hành điều tra nguyên nhân của vụ sập tường thành. Nhiều lý do có thể dẫn đến vụ việc trên, trong đó có hoạt động xây dựng”.

Giới chức thành phố còn cho biết thêm rằng họ đang lên kế hoạch cho công tác bảo tồn và tu sửa.

http://nld.vcmedia.vn/Lm7wLGBkJ8sBF56Owg93bLRysmJWC/Image/2012/07/sl2_2bc09.gif


Vạn Lý Trường Thành được bắt đầu xây dựng từ đời nhà Tần (221-206 trước công nguyên) và tiếp tục được mở rộng nhiều thế kỷ sau đó qua 13 triều đại. UNESCO đã công nhận công trình này là di sản thế giới vào năm 1987.

Đoạn Vạn Lý Trường Thành ở Trương Gia Khẩu cũng từng bị sập và được xây dựng lại vào năm 1484 dưới triều Minh.

Thu Hằng (Theo Telegraph)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trung Quốc đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên

Bài đăng trên Vietnam+ 09/08/2012 | 15:59:00

http://www.vietnamplus.vn/avatar.aspx?ID=156908&at=0&ts=300&lm=634801271592030000
Tàu sân bay của Trung Quốc. (Nguồn: Internet)



Hãng Thông tấn Nga ITAR-TASS ngày 9/8 đưa tin Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (1/10).

Theo nguồn tin trên, tàu sân bay Trung Quốc Thi Lang được tu sửa và nâng cấp, trên cơ sở "mua sắt vụn" chiếc tàu Varyag của Liên Xô cũ từ phía Ukraine năm 1998.

Hiện tàu này chưa có tên chính thức, nhưng đã được đưa vào chạy thử chín lần. Lần cuối cùng tàu sân bay Trung Quốc ra khơi vào ngày 30/7, với hải trình 25 ngày đêm. Đây được coi là lần chạy thử lâu nhất kể từ khi Varyag ra khơi lần đầu tiên vào tháng 8/2011.

Tàu sân bay Varyag có chiều dài 304,5m và chiều rộng 37m với trọng lượng choán nước 58.500 tấn. Chiếc tàu đã được Trung Quốc tân trang lại toàn bộ với nhiệm vụ mới là phương tiện huấn luyện và nghiên cứu.

Tàu sân bay Varyag chạy thử lần đầu tiên từ một cảng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc, ngày 10/8/2011.

Trong khi đó, truyền thông quốc tế đưa tin sắp tới Trung Quốc sẽ tự đóng thêm ít nhất ba tàu sân bay cùng loại với tàu Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga, nhằm mục đích "bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển của Trung Quốc"./.

(Vietnam+)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [41] [42] [43] [44] [45] [46] [47] ... ›Trang sau »Trang cuối