Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
(tiếp)

Tranh chấp lãnh thổ Trung Quốc - Nhật Bản:
Bước trượt dài nguy hiểm



Đụng độ trên biển giữa tàu hai nước thường xuyên nổ ra, nhưng cuộc tranh cãi trở nên quyết liệt hơn khi Nhật Bản thông báo quốc hữu hóa các hòn đảo này. Trung Quốc cho đó là điều không thể chấp nhận được và ngay lập tức điều tàu tuần tra đến. Báo chí Trung Quốc, gần như nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, đưa lên trang nhất lời lẽ chống Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc, gần như bỏ qua, thậm chí dung túng, trạng thái tâm lý này và chấp nhận để dân chúng biểu tình ở một nước mọi cuộc mít tinh biểu tình bột phát đều bị đàn áp. Nhưng Nhật Bản là kẻ thù truyền kiếp và lòng hận thù đối với kẻ thù này vượt ra khỏi biên giới quốc gia của Trung Quốc. Tại Hồng Công, đụng độ nổ ra khi người biểu tình định tràn vào tòa lãnh sự Nhật Bản.

Vào lúc này, mặc dù đưa ra những tuyên bố sặc mùi chiến tranh hồi tháng 8/2012 và trước áp lực của công luận trong nước, Trung Quốc vấn tỏ ra kiềm chế vì các tàu tuần tiễu được điều động đến vùng biển tranh chấp đều thuộc dân sự và các cuộc biểu tình chống Nhật Bản ở Trung Quốc đều được cảnh sát theo sát. Tuy nhiên, rất ít khả năng sự việc sẽ dừng lại ở đó.

Các giả thuyết trả đũa của Trung Quốc bao gồm nhiều mặt mà ai cũng biết. Đó sẽ là các biện pháp chống lợi ích của Nhật Bản ở Trung Quốc vì với lượng hàng bán ở Trung Quốc bao gồm 20% hàng suất khẩu của Nhật Bản, việc này không làm cho Nhật Bản cảm thấy đau đớn. Thêm vào đó là việc hủy các chuyến thăm chính thức hay hoạt động trao đổi văn  hóa và du lịch. Ngoài ra còn có thể xảy ra tấn công trực tiếp vào hòn đảo – một phương án chứa đựng nhiều rủi ro, ít có khả năng sảy ra, nhưng rõ ràng được phía Nhật Bản dự tính hay đưa tàu chiến đến vùng tranh chấp để hỗ trợ lực lượng bờ biển dân sự.

Từ khi chiến tranh kết thúc đến nay, mối quan hệ Trung – Nhật dao động giữa những thời kỳ căng thẳng dân tộc chủ nghĩa và ý định làm dịu tình hình, trong khi các nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng nhất biết rõ rằng mối quan hệ đó đều phục vụ lợi ích của cả hai nước. Đối với Bắc Kinh, việc xích lại gần Tôkyô về lâu dài sẽ có khả năng gia tăng lợi thế chiến lược đáng kể là ngăn chặn liên minh quân sự Mỹ – Nhật. Dĩ nhiên mục tiêu này còn rất xa vời vì chính khách, kể cả nhẵng người thông thạo nhất, kiểm soạt được.

Liệu có sảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản không? Cách đây ít ngày, các chuyên gia còn trả lời là không. Nhưng từ ngày 17/9, người ta có quyền nghi ngờ điều này. Giới quan sát không loại trừ khả năng một quần đảo với vài hòn đảo không có người ở được gọi là Điếu Ngư/Senkaku có thể làm đảo lộn số phận của hàng triệu người. Bởi lẽ cả Trung Quốc lấn Nhật Bản lúc này đều không muốn nhân nhượng bộ. Trong lúc đó, dân chúng xuống đường mít tinh biểu tình rầm rộ.

Sau các cuộc biểu tình khổng lồ tại 80 tỉnh, thành của Trung Quốc và các hành vi phá hoại lợi ích của Nhật Bản ở nước này, từ các nhà máy chế tạo xe hơi Toyota đến các cửa hàng ăn, ngày 18/9 đối với Trung Quốc và Nhật Bản là cuộc thử nghiệm lớn trong cuộc chiến cân não giữa hai nước diễn ra từ nhiều ngày nay và là ngày có tính biểu tượng cao. Đó là ngày kỷ niệm trận Moukden (diễn ra từ ngày 20/2/1905 đến ngày 11/3/1905 giữa Nga và Nhật Bản kết thúc bằng chiến thắng của Nhật Bản tại Moukden, nay là Thẩm Dương, Trung Quốc), tạo cớ cho Nhật Bản xâm lược Mãn Châu, một trong những tiền đề dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ Hai. Theo ông Edouard Pflimlim, nhà nghiên cứu thuộc viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), nhiều cuộc biểu tình được chính quyền cộng sản cho phép đã nổ ra tại nhiều thành phố của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình cuồng nộ chống Nhật Bản ở Trung Quốc có thể là cơn sốt dân tộc chủ nghĩa cuối cùng, nhưng đây lại là hành động thao túng của Chính phủ Trung Quốc, hiện đang phải đối phó với cuộc đấu đá nội bộ tranh dành quyền lực tối thượng.

Phân tích trên tạp chí “Affaires Stratégiques”, chuyên gia Edouard Pflimlim cho rằng cuộc xung đột về chủ quyền quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku gây ra cơn sốt dân tộc chủ nghĩa triền miên ở Trung Quốc. Từ nhiều tuần lễ nay, căng thẳng không ngừng tăng lên giữa nhật bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, trong biển Hoa Đông, nơi có thể có nhiều khí đốt. Việc Nhật Bản ngày 11/9 thông báo quốc hữu hóa 3 trong 5 hòn đảo khiến Bắc Kinh nổi giận. Thủ tướng nước này, Ôn Gia Bảo, tuyên bố Trung Quốc sẽ “không bao giờ nhân nhượng một tốc đất” trên các hòn đảo này. Bắc Kinh dọa trừng phạt kinh tế đối với Tôkyô trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản.

Vụ Điếu Ngư/Senkaku thực tế là một vụ tranh chấp lãnh thổ lâu đời giữa hai cường quốc. Các hòn đảo không có người ở này, trong đó đảo lớn nhất (Uotsurijima) chỉ rộng có 3,5km2  và các đảo khác chỉ rộng khoảng vài hécta, nằm cách Okinawa (miền Nam Nhật Bản) 90 dặm về phía Tây. Chính phủ Mỹ trả lại các hòn đảo này cho Nhật Bản vào tháng 6/1971, nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều đòi lại lý do quần đảo này được Trung Quốc phát hiện ra vào năm 1372, rồi được nhượng lại cho Nhật Bản cùng với Đài Loan thông qua hiệp ước Shimoniseki vào năm 1895. Như vậy các hòn đảo này trên thực tế thuộc về Đài Loan chứ không phải của trung Quốc…

Căng thẳng gia tăng xuýt nữa biến thành bạo lực vào tháng 9/2010, sau khi chính phủ Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. để trả đũa việc thuyền trưởng tàu đánh cá nói trên bị bắt, Bắc Kinh sử dụng vũ lực kinh tế và dừng xuất khẩu đất hiếm của mình sang Nhật Bản trong một vài tuần lễ, trong khi đấy là nguyên liệu có tính sống còn đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Liệu căng thẳng có xấu đi biến thành xung đột quân sự không? Ngày 14/9, Trung Quốc đưa 6 tàu thuộc Cục hải dương, một lực lượng bán vũ trang có một đội tàu lớn với 300 chiếc, đến nơi mà Tôkyô coi là vùng lãnh hải của mình xung quanh Senkaku. Đôi khi, Trung Quốc cũng đưa ra lời lẽ đe dọa rất mạnh. Bộ Quốc phòng nước này “cho mình quyền được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc” đối với các hòn đảo này. Yu Zhirong, một quan chức cao cấp thuộc cục hải dương Trung Quốc, đẩy tình hình căng thẳng thêm khi nói: “Chúng tôi phải đuổi tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản khỏi vùng lãnh hải Trung Quốc. chung tôi không sợ nguy cơ dẫn đến xung đột quy mô nhỏ.” Thế nhưng, không ai có thể bảo đảm một cuộc xung đột ở biển Hoa Đông sẽ là “quy mô nhỏ” vì mối liên hệ chặt chẽ về quân sự giữa Nhật Bản và Mỹ.

Về phía Nhật Bản, mối đé dọa được cân nhắc thận trọng, như cuốn Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản mới nhất đã cho thấy. Từ cuối năm 2010, quân đội Nhật Bản đã được triển khai ở vùng Tây – Nam và số tàu ngầm đã tăng lên. Với sự hỗ trợ về quân sự của Mỹ, Nhật Bản có phương tiện để đối mặt với một chiến dịch quân sự của Trung Quốc hay răn đe để Trung Quốc không đi đến hành động này. Hơn nữa về phương diện kinh tế, mối quan hệ là rất quan trọng và, như người ta nói, đan xen vào nhau. Bắc Kinh có thể không cần đến Nhật Bản, đặc biệt để vận hành nền kinh tế của mình, không?

Không bên nào trong hai bên rốt cuộc muốn leo thang quân sự và cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều không muốn xảy ra xung đột quy mô lớn. Tuy nhiên, bầu không khí bi quan vấn bao trùm ở cả hai phía về triển vọng giải quyết hòa bình bất đồng lãnh thổ này, chủ yếu là do tâm lý thù địch và dân tộc chủ nghĩa trong dư luận Trung Quốc và Nhật Bản, được kích động nhằm mục đích nhằm  phục vụ chính sách đối nội.

Một câu hỏi được đặt ra: Điếu Ngư/Senkaku phải chăng là trận đánh cuối cùng? Theo ông Edouard Fflimlim, đồng thời là chuyên gia về các vấn đề địa chiến lược ở Đông Á, áp lực chống Nhật Bản không hề yếu đi ở Trung Quốc. Biểu tình, phô trương sức mạnh quân sự, đưa tàu đến vùng tranh chấp: Bắc Kinh muốn ngay lập tức giành chiến thắng trong trận Điếu Ngư.

Chính vì vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta, lo ngại trước nguy cơ xung đột có thể xảy ra và trong chuyến thăm Bắc Kinh, cũng gặp phó chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, với dụng ý tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng. Đồng thời, trong chuyến thăm Nhật Bản trước đó, ông vẫn tuyên bố Mỹ “sẽ tôn trọng cam kết trong hiệp ước (an ninh 1960)” với Tôkyô, có nghĩa là bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản. Hơn nữa ông còn kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.

Nhưng Bắc Kinh không có ý định lùi bước. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn luôn tránh đối đầu trực diện bằng cách chỉ đưa dân thường tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tờ “nhân dân nhật báo” co biết một đội tàu đánh cá 1.000 chiếc đang trên đường tới vùng biển này và khẳng định nếu bị hải quân Nhật Bản quấy nhiễu, Bắc Kinh sẽ áp dụng biện pháp để bảo vệ họ. Để đối phương hiểu rõ thông điệp này, hải quân Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông…

Chính phủ Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc họp liên tiếp để bàn cách đối phó với cuộc khủng hoảng. Phải làm gì đây nếu 1.000 tàu cá Trung Quốc có mặt ở vùng biển này? liệu có đi đến đối đầu quân sự với Trung Quốc không? Lập trường của Mỹ, nước được cho là phải giúp Nhật Bản bảo vệ các hòn đảo này trong khuôn khổ hiệp ước hố trợ, là như thế nào?

Trên thực tế, Tôkyô có ít hy vọng. Lợi ích kinh tế của nước này đều nằm ở Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Nhật Bản đang trong thời kỳ bầu cử và không có sức mạnh cần thiết cho sự đối đầu. Kịch bản dễ xảy ra nhất, đối với Mỹ, là tạm thời từ bỏ các hòn đảo này cho Trung Quốc và Tôkyô từ chối tham chiến. Nhật Bản sẽ tiếp tục tuyên bố các hòn đảo này là của mình, còn Bắc Kinh sẽ lấy làm tự hào vì thực tế kiểm soát các đảo này. Còn Mỹ sẽ làm sao để củng cố vững chắc thêm nguyên trạng đó. Trong khi chờ dợi, Mỹ và cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở vùng biển tranh chấp.

Nhưng tình hình diễn biến theo chiều hướng trên sẽ tác động đến các nước láng giềng. Tại Đài Loan, người ta thấy rõ ràng là như vậy, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến xát hòn đảo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và dân chủ hơn. Không chắc người Đài Loan, vốn cũng đòi chủ quyền đối với Điếu Ngư/Senkaku, nằm cách bờ biển của mình khoảng 100 cây số, thích nhìn thấy cờ đỏ hơn là Nisshoki…

Hàn Quốc cũng sẽ không vui sướng gì nếu tình hình đó xảy ra. Nếu mất Senkaku, Nhật Bản sẽ phải rửa nhục bằng cách này hay cách khác. Qủa thực là các hòn đảo Liancourt (“Dokdo” trong tiếng Triều Tiên, “Takeshima” trong tiếng Nhật Bản) cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột lãnh thổ tương tự, nhưng lần này với một đối thủ Hàn Quốc yếu hơn nhiều. Ngày 18/9, mạng lưới ngoại giao của Nhật Bản đã được lệnh thông tin cho Hàn Quốc về cuộc xung đột với Trung Quốc. Vấn đề ở đây là hạn chế mức độ thất bại có thể có đối với Trung Quốc và xác định thời điểm cho trận hải chiến sắp tới./.

Jean Hadime

Nguồn: TTXVN
(Bản tin tham khảo)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Động lực nào thúc đẩy Trung Quốc hoạch định chiến lược biển


Mọi thứ cho thấy biển đảo sẽ là ván cá cược lớn trong cuộc chiến quyết liệt của Trung Quốc nhằm áp đặt ảnh hưởng của mình, về phương diện chuỗi đảo cũng như yêu sách lãnh thổ. Việc nước này đóng thêm hai tàu sân bay cũng như lập trường chính trị của Mỹ, Ấn Độ và Ôxtrâylia dường như cho thấy đây sẽ là một cuộc chạy đua vũ trang mới. Đó là nhận xét của Trung tá Jerome Lacroix-Leclair. Vị sĩ quan cao cấp Pháp này, cũng là phi công lái máy bay chiến đấu trong Không quân Pháp, tốt nghiệp Trường quân sự Pháp và Trường quân sự Canada tại Tôrôntô, phân tích viễn cảnh chiến lược biển của Trung Quốc trên tạp chí “Đại Tây Dương” như sau:



Trong lịch sử của mình, Trung Quốc chưa bao giờ thực sự khẳng định mình như một cường quốc hàng hải lớn. Phải trở lại thế kỷ 15 và, đặc biệt hơn, 7 chuyến đi biển trong thời gian từ năm 1405 đến năm 1433 của nhà hàng hải Trung Quốc Trịnh Hòa mới thấy có một tiền lệ. Trịnh Hòa đã đưa tàu của Trung Quốc đến không những bờ biển châu Phi mà cả các vịnh Pécxích và Aden để phát triển thương mại giữa Trung Quốc thời nhà Minh với vùng Tây Nam Á và Ấn Độ Dưcmg. Màn trình diễn phụ trên biển đó dẫu sao cũng kéo dài không lâu do mối đe dọa Mông Cổ xuất hiện trở lại buộc Vĩnh Lạc (tức Minh Thành Tổ), hoàng đế nhà Minh thứ ba, phải tập trung bảo vệ đường biên giới phía Bắc và Tây-Nam. Nhiều nhà sử học coi việc tái định hướng chiến lược này như đoạn kết của cuộc đột phá đầu tiên và ngắn ngủi này của Trung Quốc đến các vùng biển xa. Từ đó đến nay, phải thấy là Trung Quốc được coi trước hết là một cường quốc lục địa có vẻ bỏ bễ các vấn đề liên quan đến lĩnh vực biển.

Tuy nhiên, chiến lược bám đất liền của Trung Quốc giờ đây được xem xét lại sau khi Bắc Kinh đưa ra nhiều tham vọng mới về biển. Việc Mỹ chính thức chuyển hướng chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama ở khu vực này cho thấy mối quan tâm cũng như mối lo ngại trước sự hồi sinh của Hải quân Trung Quốc. Mỹ và Nhật Bản cũng đặc biệt quan tâm đến sự phát triển và hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc, hơn nữa vì việc phát triển một thành phần đáng tin cậy trong lực lượng này dường như là một ưu tiên đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chiếc tàu sân bay Varyag muạ lại của Ucraina được cải tạo và quân số lực lượng Hải quân Trung Quốc tăng lên nhanh chóng là những bằng chứng cho thấy điều đó. Năm 2010, Hải quân Trung Quốc có 225.000 người và 58 tàu ngầm – trong đó có 6 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân, hơn 50 khinh hạm và 27 tàu khu trục, cho phép Hải quân Trung Quốc hiện nay được coi là hạm đội hàng đầu châu Á, nếu không kể hạm đội của Mỹ.

Việc Hải quân Trung Quốc phát triển hùng hậu như vậy khiến người ta nhớ rằng Trung Quốc, ngoài chiến lược bám đất liền, còn là một nước có thiên hướng biển với gần 18.000 km bờ biển và có chủ quyền đối với hơn 5.000 hòn đảo lớn nhỏ.

Nói chung, tính chât biên đảo giúp hiểu dễ dàng hơn chiến lược biển của Đế chế Trung Hoa và việc thực hiện chiến lược này ở mức độ nào? Để giải đáp vấn đề này, cần phân tích những lý do tạo điều kiện cho mối quan tâm đến biển tái xuất hiện, thể hiện ở việc tìm kiếm chiều sâu chiên lược, gia tăng yêu sách lãnh thổ và quyết tâm bảo đảm an toàn các tuyến giao thông đường biển.

Trước hết cần thấy rằng Trung Quốc thay đổi hình mẫu chiến lược. Cho đến năm 1840, mối đe dọa đến từ biển là tương đối nhỏ. Do đó trong hai thế kỷ qua, các chính phủ kế tiếp nhau ở Trung Quốc trước hết tập trung thực hiện chiến lược ưu tiên đất liền do có các mối nguy hiểm đến từ lục địa và nôi lo sợ nổ ra bạo loạn ở trong nước. Tuy nhiên, mối quan tâm đến đất liền này được xem xét lại. Hình mẫu chiến lược cũng thay đổi thể hiện trong các cuốn Sách trắng Quốc phòng. Đặc biệt là Sách trắng quốc phòng năm 2004 ưu tiên phát triển Hải quân có khả năng kiểm soát biển và tiến hành các vụ phản đòn chiến lược. Sự chuyển hướng chiến lược đó, hoàn toàn mang tính cách mạng so với trạng thái tinh thần của các nhà lãnh đạo Trung Quốc (kéo dài từ khi kết thúc các chuyến đi biển của đô đốc Trịnh Hòa), khiến ta phải phân tích các yếu tố khiến nó xuất hiện.

Trái ngược với những gì hiểu được qua các văn kiện chính thức, việc tái định hướng chiến lược này không đột ngột diễn ra vào năm 2004, mà là kết quả của nhiều yếu tố nảy sinh trong những năm 1980 cộng lại. Một trong số đó là không còn các mối đe dọa nhãn tiền dọc biên giới của Trung Quốc nữa. Quả thực là Bắc Kinh, vì sợ Liên Xô xâm lược với sự hậu thuẫn của Hải quân, nên đã xây dụng một lực lượng hùng hậu trên bộ để ngăn chặn khả năng này, đồng thời đẩy Hải quân xuống hàng thứ yếu chuyên thực hiện các chiến dịch ven biển. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990, môi trường an ninh biến đổi mạnh đến mức khả năng Liên Xô tấn công ngày càng ít có khả năng xảy ra. Liên Xô sụp đổ (năm 1991) và căng thăng nảy sinh từ bất đồng biên giới,với Nga, các nước Cộng hòa Trung Á, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Mông cổ và Ấn Độ giảm bớt là những điều kiện không còn thích hợp với chiến lược hoàn toàn tập trung vào việc bảo vệ biên giới trên bộ. Các mối đe dọa trên đất liền giảm bớt tạo cơ sở cho việc định hướng lại tư duy chiến lược của Trung Quốc. Dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi này xuất hiện từ năm 1985 khi phòng thủ được gọi là “biển xa” được xác định là một ưu tiên, và các chỉ thị chiến lược và mệnh lệnh tác chiến cho Hải quân Trung Quốc yêu cầu lực lượng này phải chuyển từ thế tác chiến gần bờ sang thế tác chiến ngoài biển xa.

Kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và việc nước này lệ thuộc vào vận chuyển đường biển là hai yếu tố góp phần làm thay đổi chiến lược này. Quả thực là trong thời kỳ từ năm 1980 đến năm 2000, Trung Quốc có mức tăng trưởng trung bình khoảng 9,7%/năm. Đồng thời, nền kinh tế nước này trở nên phụ thuộc nặng nề vào các tuyến giao thông trên biển và các nguồn năng lượng được vận chuyển qua đó, từ đó khiến Trung Quốc phải tính tới các mối nguy tiềm tàng nếu các tuyến vận chuyển này bị cắt đứt. Ngoài tăng trưởng kinh tế ngoạn mục còn có vai trò to lớn ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế của Trung Quốc như nước duy nhất thực sự có khả năng thách thức và chống lại thế vượt trội về kinh tế của Mỹ. Nhận thức về hệ quả tốt lành nhờ nguồn lực của nước mình gia tăng thể hiện rõ rệt trong tư duy của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nước này thông qua ý chí phải có được phương tiện quân sự và đặc biệt là một lực lượng hải quân phản ánh đúng vị thế quốc tế mới đó.

Từ những năm 1980, Trung Quốc bắt đầu ý thức được ván cá cược mới về biển mà mình phải đối mặt. Tuy nhiên, nếu không có một số nhà tư tưởng chiến lược có ảnh hưởng, trong bối cảnh động lực địa chính trị đang chuyển động đó, có thể tư duy nảy sẽ không nhận được hồi âm từ các nhà lãnh đạo chính trị cao cấp. Các nhà tư tưởng Trung Quốc đó lấy cảm hứng nhiều từ Alfred Mahan (đô đốc, nhà sử học và chiến lược gia Mỹ, với tư duy về sức mạnh biển, đã tác động đáng kể và vẫn tiếp tục tác động vào lực lượng hải quân của nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, theo đó nước có khả năng tác động được nhiều nhất vào sân khấu chính trị quốc tế là những nước có lực lượng hải quân mạnh – TTXVN) và xác định cách thức mà Trung Quốc cần nhìn nhận lĩnh vực biển, vốn là một môi trường bị Mao Trạch Đông lơi là trong một thời gian dài. Đô đốc Lưu Hoa Thanh là một trong số đó và rõ ràng là người khởi xướng vĩ đại nhất sự hồi phục của Hải quân Trung Quốc. Thậm chí, một số người còn nhất trí cho rằng Lưu Hoa Thanh là Mahan của Trung Quốc. Ông là kiến trúc sư của cuộc cách mạng chiến lược đó và “cha đẻ của Hải quân Trung Quốc hiện đại”. Lưu Hoa Thanh, người không nhữnglà Tư lệnh Hải quân Trung Quốc (1982-1988) mà còn là Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương (1989-1997), giúp biến Hải quân ven bờ Trung Quốc thành một phương tiện quân sự đáng tin cậy có khả năng hoạt động xa Đế chế Trung Hoa.

Sự tiến triển hướng tới chiến lược mới thiên về biển được khẳng định trong các cuốn Sách trắng Quốc phòng kế tiếp nhau. Trong Sách trắng năm 2006, Trung Quốc thừa nhận an ninh của mình gắn chặt với việc tự do tiếp cận năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó thực tế phải bảo đảm an toàn cho các tuyến đường hàng hải quốc tế. Để đạt mục đích này, Trung Quốc cần phát triển năng lực “biển xa” của Hải quân, đồng thời tăng chiều sâu chiến lược của lực lượng này. Trong cuốn Sách Trắng năm 2008, Bắc Kinh cũng thừa nhận cạnh tranh gia tăng trong vấn đề tiếp cận nguồn năng lượng do vị trí của chúng, do đó cần phải chuyển thế của phòng thủ ven bờ thành thế phòng thủ biển xa. Lưu Hoa Thanh còn xác định chiến lược biển mới của Trung Quốc bằng cách đưa vào đây tính chất biển đảo như một yếu tố chủ chốt trong khái niệm chiều sâu chiến lược.

Tính chất biển đảo và đảo chính là chiều sâu chiến lược của Trung Quốc. Các quan chức Hải quân Trung Quốc thường giải thích cho nước ngoài khái niệm phòng thủ “biển xa” bằng những thuật ngữ không rõ ràng. Họ biện minh cho việc Trung Quốc có quyền bảo vệ yêu sách chủ quyền của mình đối với Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), nhưng không hề nói rõ giới hạn chính xác của các vùng này. Tuy nhiên, các đảo cho phép xác định về mặt địa lý cái mà Bắc Kinh xác định như vùng tác chiến ưu tiên của Hải quân nước mình. Các hòn đảo cũng cho phép hiểu được Trung Quốc tìm kiếm chiều sâu chiến lược nào sau khi chuyển mối quan tâm chính của mình về vùng ven biển và nơi Hải quân tập trung triển khai chiến lược của mình.

Năm 2004, Lưu Hoa Thanh xác định hai chuỗi đảo là vùng địa lý được Bắc Kinh coi là vùng trách nhiệm cận kề của mình. Chuỗi đảo thứ nhất là không gian diễn ra phần lớn hoạt động tác chiến hiện nay của Hải quân Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản và các quần đảo của nước này ở phía Bắc và phía Nam (quần đảo ở xa nhất về phía Nam bị Trung Quốc đòi chủ quyền), Hàn Quốc, Đài Loan và Philíppin. Chuỗi đảo thứ hai mà Lưu Hoa Thanh dự tính hoàn toàn nằm trong khuôn khổ hoạt động trong tương lai của Hải quân Trung Quốc, bao gồm các bãi biển từ miền Nam quần đảo Nhật Bản đến đảo Bonin và quần đảo Marshall, trong đó có cả Guam. Neu hai chuỗi đảo này cho phép xác định được về mặt địa lý cái mà Trung Quốc hoạch định là vùng trách nhiệm của mình, các vấn đề liên quan đến tính chất biển đảo ở đây cũng nảy sinh do có nhiều yêu sách lãnh thố.

Các đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền là những đảo quan trọng đối với nước này vì hai lý do khác: trước hết là vị trí địa chiến lược của chúng và sau đó là các đảo này cho phép tiếp cận nguồn dầu mỏ. Như vậy, hai yếu tố này cộng lại tạo thành quan điểm lập luận ẩn giấu trong chiến lược biển đảo của Trung Quốc. Các hòn đảo này cũng là nơi diễn ra cạnh tranh khốc liệt. Cuộc đấu tranh giành năng lượng khiến Bắc Kinh có lập trường ngày càng không khoan nhượng. Từ năm 1985, Lưu Hoa Thanh đã chính thức đưa ra ý tưởng bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc, quyền hợp pháp của nước này trên biên và đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên ở phía Đông và phía Nam các vùng biển xung quanh Trung Quốc, đến tận phía Nam biển Hoàng Hải. Quyết tâm đó đã và nay vẫn được thể hiện qua nhiều yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với toàn bộ các đảo nằm bên trong chuỗi đảo đầu tiên.

Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, từ năm 1982, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với khoảng 3,2 triệu km2 ở Thái Bình Dương. Theo công ước đó, nước nào kiểm soát các đảo ở phía Nam các vùng biển xung quanh Trung Quốc thực tế có quyền đòi chủ quyền đối với 8 triệu cây số vuông. Nhưng Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ thứ hai thế giới, đến mức vấn đề tiếp cận nguồn tài nguyên có tính sống còn đối với nước này để tiếp tục vận hành nền kinh tế ngày càng ngốn nhiều năng lượng hơn. Nhiều đảo có nguồn tài nguyên này nằm ở bên trong chuỗi đảo thứ nhất, do đó, nếu kiểm soát được sẽ cho phép Bắc Kinh dễ dàng tiếp cận được nguồn tài nguyên hóa thạch vô bờ này. Bước đi đòi chủ quyền đó dĩ nhiên kích thích và làm gia tăng căng thẳng trong khi căng thẳng đã tồn tại từ nhiều thập kỷ nay. Năm 1992, Trung Quốc chính thức đòi chủ quyền đối với phần lớn các vùng biển xung quanh Trung Quốc. Mục đích của nước này là khai thác tài nguyên dưới đáy biển ở đây, quanh nhiều hòn đảo mà Philíppin, Đài Loan và Việt Nam cùng đòi chủ quyền. Hệ quả của các yêu sách này là các vụ đụng độ gia tăng và xung đột xảy ra với các nước láng giềng từ hơn 30 năm nay. Thêm vào đó là Hải quân Trung Quốc bành trướng và Bắc Kinh đưa ra yêu sách đòi chủ quyền càng làm gia tăng căng thẳng.

(còn tiếp
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

. (tiếp theo và...hết)

[con ngưc]Động lực nào thúc đẩy Trung Quốc hoạch định chiến lược biển [/color]


Biển Nam Hải (Biển Đông) cũng là một không gian đối đầu. Quần đảo Hoàng Sa từ tháng 1/1974 bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng. Năm 1996, Việt Nam lại tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này, nhưng không có kết quả.

Quần đảo Trường Sa, Trung Quốc gọi là Nam Sa, nằm ở phía Nam biển Nam Hải, bao gồm một số đảo và bãi đá ngầm, cũng là ván cá cược lớn do có nhiều tài nguyên dầu mỏ. Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây, Trung Quốc và Đài Loan đều thèm muốn và đòi chủ quyền đối với quần đảo này. Mischief (Đá Vành Khăn) là một trong những đảo thuộc quần đảo này được Bắc Kinh đặc biệt quan tâm. Tuy đánh giá về tài nguyên thiên nhiên ở đây còn khác nhau, song hòn đảo này dường như có trữ lượng khí

đốt và dầu mỏ lớn khiến các nước thèm muốn, từ đó sinh ra căng thẳng. Trung Quốc khẳng định đã xây ở đây một nơi trú ngụ cho ngư dân của mình trong khi Manila giải thích đó trước hết là một cơ sở quân sự lấn vào lãnh thổ của mình. Hơn nữa, từ năm 1988, Trung Quốc đưa quân đến quần đảo này, đặc biệt là ở bãi đá ngầm Fiery Cross (Đá chữ thập) chiếm được từ tay Việt Nam.

Chiếm đóng quân sự như vậy dẫn đến nhiều cuộc xung đột. Năm 1992, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đưa quân đến bãi Đá Lạc. Nhiều vụ đụng độ xảy ra trong thời kỳ 1995-1997 với Philíppin xung quanh đảo Mischief, rồi các đảo Capones, Panata và Kota. Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc dường như không dừng lại mà, trái lại, còn gia tăng trong những năm gần đây. Trung Quốc tỏ ra ngày càng nóng vội trong yêu sách đòi chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 2007 một khu hành chính đặc biệt được thành lập để chính thức quản lý các quần đảo này. Năm 2010, Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) ở biển Hoa Đông, đặc biệt vì ở đây có nhiều tài nguyên dầu mỏ. Hơn nữa, ngoài khía cạnh kinh tế, các đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn có vị trí chiến lược lớn đối với Hải quân Trung Quốc, đặc biệt là lực lượnghạt nhân. Nhiều chuyên gia cho rằng như vậy, Trung Quốc đang định thiết lập một thành trì hay một căn cứ cho tàu ngầm hạt nhân phóng tên lửa có thể phát động tấn công Mỹ bằng tên lửa đạn đạo hạt nhân trong trường hợp cần thiết . Như vậy, ngoài cái được mất về năng lượng còn có cái được mất về chiến lược, trong đó Đài Loan là biểu hiện của một yêu sách mang ý nghĩa biểu tượng nhất.

Bước ngoặt lớn trong yêu sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan xuất hiện vào năm 1996 khi Hải quân Mỹ triển khai trong eo biển Đài Loan. Hai nhóm tàu tấn công được đưa đến đây để bảo đảm cuộc bầu cử một tổng thống theo khuynh hướng đòi độc lập diễn ra suôn sẻ. Đối với Trung Quốc, chuỗi đảo đầu tiên là rào cản được Mỹ lập ra để kiềm chế sức mạnh của mình, như một số người vẫn nói khi trích dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson. Năm 1950, nhân vật này xác định giới hạn phòng thủ của Mỹ ở Thái Bình Dương có ranh giới hoàn toàn trùng khớp với chuỗi đảo đầu tiên. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng lo ngại vì Đài Loan chính là cái chốt trong chuỗi đảo đầu tiên. Quyền tự do đi lại trong eo biển này là điều chủ chốt đối với nhập khẩu năng lượng cho ngành công nghiệp Trung Quốc.

Hậu quả kinh tế của một cuộc xung đột ở vùng này là điều hiển nhiên. Mỹ và đồng minh có thể dễ dàng cắt đứt đường tiếp tế năng lượng bằng cách đóng nút thắt cổ chai Đài Loan. Đối với các học trò Trung Quốc của đô đốc Lưu Hoa Thanh, Đài Loan, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và các quần đảo ở Tây Nam Á là một bức tường bao bọc bờ biển Trung Quốc, một rào cản về địa lý ngăn cản Hải quân Trung Quốc triển khai sức mạnh. Như vậy, bảo đảm quyền tự do đi lại qua các tuyến đường này là một cái được mất có tính sống còn đối với Bắc Kinh để bảo đảm nguồn cung ứng dầu mỏ, khí đốt và nguyên liệu được thông suốt. Giành lại được quyền kiểm soát Đài Loan sẽ cho phép Bắc Kinh thiết lập bức tường riêng, đồng thời mở rộng đáng kể quyền tự do hành động của.mình.

Như vậy, Hải quân Trung Quốc cần phải được chuẩn bị để kiềm chế kẻ thù tiềm tàng, chống lại một cuộc xâm lược từ biển vào, bảo vệ chủ quyền quốc gia và giữ gìn sự thống nhất dân tộc và quyền về biển. Năm 1992, tại một kỳ họp Quốc hội, Trung Quốc thông qua một đạo luật đơn phương tuyên bố mình có quyền “áp dụng mọi biện pháp cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn tàu đi vào vùng lãnh hải quốc gia”, kể cả các vùng tranh chấp ở phía Nam và phía Đông các vùng biển của Trung Quốc. Học thuyết mới cũng xác định vai trò mới của Hải quân tập trung vào việc tái thống nhất với Đài Loan, các tranh chấp lãnh thố trên biển và chống lại mọi cuộc tấn công từ biển vào và đặc biệt là bảo đảm an ninh cho các tuyến giao thông trên biển. Sứ mệnh này của Hải quân Trong Quốc thể hiện qua cái mà các nước phương Tây gọi là luận thuyết chuỗi đảo trong đó các đảo đóng vai trò đặc biệt.

Trung Quốc đang đứng trước hai ván cá cược địa chính trị lớn. Ván cá cược thứ nhất liên quan đến nhiệm vụ mới được giao cho Hải quân Trung Quốc sau tuyên bố của Chủ tịch nước Hồ cẩm Đào năm 2004. Như vậy, ngoài cái mà Trung Quốc coi là vùng ảnh hưởng và trách nhiệm cận kề ở phía trong hai chuỗi đảo, Hải quân Trung Quốc phải không những chuẩn bị bảo vệ lợi ích biển trong vùng và các tuyển đường hàng hải mà còn phải có khả năng đến cứu giúp công dân của mình và sơ tán họ trong trường hợp cần thiết, Hải quân Trung Quốc phải tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo và đấu tranh chống cướp biển. Sách Trắng Quốc phòng năm 2008 cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng phải đáp trả các mối đe dọa phi truyền thống, có nghĩa là Trung Quốc hỗ trợ về quân sự đối với một loạt các chiến dịch khác không phải chiến tranh. Các chiến dịch này cũng phải đặt ra các phương án nhằm giảm nhẹ mối lo ngại ngày càng tăng của Bắc Kinh về vấn đề an toàn của số nhân viên hoạt động ở nước ngoài. Việc triển khai ba tàu chiến tiến hành hoạt động hộ tống tàu chở hàng ở vịnh Aden và việc sơ tán kiều dân Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Libi là những ví dụ điển hình của quan điểm mới này. Việc Trung Quốc can dự vào sân khấu chính trị thế giới buộc Hải quân nước này phải bảo đảm các tàu của mình được hỗ trợ đầy đủ về hậu cần. Tuy nhiên, chiều dài các tuyến cung ứng hậu cần giữa Trung Quốc và các vùng mà Hải quân nước này có thể triển khai hoạt động, trở thành một vấn đề. Nhiều chuyên gia thống nhất cho rằng vẫn còn khó khăn trong việc bảo đảm bảo dưỡng và sửa chữa tàu do thiếu cơ sở thích hợp. Như vậy, thiếu mạng lưới hậu cần mạnh tác động trực tiếp và tiêu cực đến năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc như các báo cáo khác nhau liên quan đến việc triển khai liên tiếp lực lượng tác chiến xung kích của Trung Quốc ở vịnh Aden từ năm 2008 đã cho thấy. Giải pháp cho vấn đề này, theo một bài báo của đô đốc Yin đăng vào tháng 12/2009 là bảo đảm tự do tiếp cận các cơ sở hàng hải nằm ở gần các vùng tác chiến của Hải quân Trung Quốc, đặc biệt là ở Ấn Độ Dương.

Mục tiêu thứ hai, đi liền với tiến triển bối cảnh địa chiến lược đã nói ở trên liên quan đến việc bảo đảm an toàn các tuyến đường giao thông của Trung Quốc. Đây là hệ quả của việc bùng nổ thương mại bằng đường biển và luôn là một ván cá cược lớn về cung ứng năng lượng. Trên thực tế, yếu tố cung ứng năng lượng trở thành ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại, trong khi tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc đã tăng gấp đôi. Việc triển khai về dài hạn cho thấy xu hướng này sẽ còn tiếp diễn và nhu cầu sẽ còn tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới. Như vậy, bảo đảm an toàn các tuyến đường vận tải biển là điều sống còn để nền kinh tế Trung Quôc vận hành được lâu dài. Nhưng, cũng giống như Đài Loan, eo biển Malacca nằm giữa bán đảo Đông Dương và Inđônêxia, cũng là một nút thắt cổ chai. Đây là con đường ngắn nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Đó là một trong những eo biển quan trọng nhất thế giới với 60% lượng nhập khẩu dầu mỏ được vận chuyển qua đây. Tháng 11/2003, Hồ cẩm Đào kêu gọi phải có chiến lược thích hợp để khắc phục mối đe dọa có thể xảy ra này. Alfred Mahan, nhân vật được người Trung Quốc tìm đọc nhiều nhất, mang đến các yếu tố của câu trả lời cho hai vấn đề nói trên. Theo ông, sức mạnh trên biển là điều thiết yếu để một nước nổi lên được với tư cách là cường quốc thế giới. Sức mạnh đó có tính đặc biệt sống còn để bảo vệ lợi ích thương mại. Từ đó, điều quan trọng là phải bảo vệ các tuyến đường giao thông nối với các thị trường nước ngoài bằng cách dựa vào một mạng lưới căn cứ dùng để bảo đảm tiếp tế cho tàu chiến. Các căn cứ tiền tiêu này có vai trò quyết định đối với sức mạnh biển và sự thịnh vượng của một dân tộc, Các căn cứ đó có thể là quân sự, dân sự hay cả hai, và phải cho phép bảo vệ các tuyến đường giao thông từ bến đầu đến bến cuối, đồng thời bảo đảm tiếp cận được các cơ sở để bảo dưỡng tàu.

Như vậy, chiến lược chuỗi đảo cho thấy các dự tính của Mahan được áp dụng đối với lợi ích của Trung Quốc. Chiến lược đó ra đời năm 2004 trong một báo cáo nội bộ của Bộ Quốc phòng Mỹ có tên gọi “Tương lai năng lượng ở châu Á” do Booz-Allen Hamilton soạn thảo cho Bộ trưởng Quốc phòng Đonald Rumsfeld. Gần đây hơn, một báo cáo năm 2011 do Văn phòng Nghiên cứu Quốc hội soạn thảo củng cố thêm luận thuyết này. Thông qua chiến lược mở rộng này, trong đó tính chất biển đảo đóng vai trò chủ chốt, Trung Quốc muốn xây dựng một số cảng và căn cứ Hải quân từ Ấn Độ Dương qua bờ Đông châu Phi cho đến tận eo biển Hormuz.

Nói cụ thể hơn là chiến lược này bao gồm hai mảng. Mảng thứ nhất bao gồm việc thiết lập một số căn cứ trên các đảo nằm ở bên trong chuỗi đảo thứ nhất đã được Lưu Hoa Thanh xác định. Chẳng hạn, Bắc Kinh đã xây dựng một căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa bao gồm một đơn vị lính thủy đánh bộ. Đảo Woody (đảo Phú Lâm), cũng nằm trong quần đảo đó, tiếp nhận được máy bay tuần tra biển. Đảo Hải Nam trở thành căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Còn đảo Fiery Cross có căn cứ có thể tiếp nhận máy bay trực thăng lớn nhất của Trung Quốc. Cuối cùng, liên quan đến đảo Mischief, ảnh vệ tinh năm 2007 cho thấy có nhiều mặt bằng và cấu trúc có thể sử dụng được vào mục đích quân sự. Như vậy, Trung Quốc phát triểncác “đảo” trong cái mà nước này gọi là vùng ảnh hưởng của mình. Như vậy, có thể dễ dàng hiểu được lý do thúc đẩy Trung Quốc tỏ thái độ thù hằn và hung hãn liên quan đến nhiều hòn đảo mà nước này đòi chủ quyền, ngoài lý do về nguồn năng lượng: Trung Quốc muốn gắn kết việc chiếm giữ các hòn đảo với chiến lược của mình.

Tuy nhiên, giống như điều mà Mahan đã dự tính, Trung Quốc không phải là một nước thực dân có thể dựa vào các vùng lãnh thổ nước ngoài như Pháp và Anh. Muốn phát triển mạng lưới hậu cần của mình Trung Quốc phải phụ thuộc vào các nước khác. Như vậy, mảng thứ hai trong chiến lược chuỗi đảo của Trung Quốc được thực hiện thông qua một chiến lược hợp tác ngoại giao và tiếp cận căn cứ quân sự của nước ngoài, từ vùng Tây – Nam Trung Quốc đến tận T rung Đông, trong đó một số lớn nằm đúng ở các đảo. Trái lại, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không triển khai quân thường trực. Khi khẳng định quân đội mình sẽ không bao giờ chiếm đóng hay sẽ không bao giờ chính thức được đưa ra nước ngoài, Trung Quốc dường như không muốn có căn cứ thường trực theo nghĩa của Mỹ. Tuy nhiên, Bắc Kinh loại trừ việc tạm thời sử dụng cơ sở của nước ngoài. Có nhiều đảo trong chuỗi đảo có liên quan, chẳng hạn Chittagong ở Bănglađét, Thai Lan và Campuchia. irung Quốc cũng muốn tiếp cận một số căn cứ hải quân ở Pakixtan, Mianma và Bănglađét. Nói một cách chính xác hơn Trung Quốc hiện có cảng Gwadar ở Pakixtan và đã khởi công xây dựng một công trình tại Hambantota với chi phí nhiều tỷ USD. Một số cơ sở khác có thể đang được xây dựng: Salalah ở Oman, Aden ở Yêmen, Gibuti Karachi ở Pakixtan và đặc biệt hơn là Xri Lanca và Xinhgapo. Trung Quốc đang thương lượng với Thái Lan để xây dựng một con kênh vắt qua dẻo đất Kia nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra nếu eo biển Malacca bị phong tỏa.

Ngoài những dấu ấn trên đất liền đó, các đảo chiếm vị trí đặc biệt trong chiên lược bành trướng này. Trung Quốc phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Mianma. Được sự đồng ý của lãnh đạo nước này, Trung Quốc đã xây dựng một số cấu trúc quân sự, đặc biệt là ở đảo Coco. Đó là trạm rađa cơ sở trinh sát biển và tình báo điện tử. Ngoài các căn cứ nghe trộm và đánh chặn trên đảo này, Trung Quốc cũng được phép xây dựng trên các đảo Katan và Zadaikyi. Ở gần eo biển Malacca, Bắc Kinh đang nhòm ngó đảo Hainggyi vì nếu kiểm soát được sẽ cho phép bảo đảm an toàn cho 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu. Chiến lược của Trung Quốc dựa trên các cơ sở biển đảo cũng mở rộng sang Ấn Độ Dương. Nhiều hòn đảo được Trung Quốc để ý đến vì thấy có thể có khả năng thiết lập tại đó một căn cứ như kiểu Diego Garcia cho mình, như quần đảo Xâyxen hay Manđivơ mà Hồ Cẩm Đầo đã đến thăm. Tuy nhiên, cho đến lúc này, không một hiệp định quân sự chính thức nào được phê chuẩn cho dù có tin đồn về việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm tại Marao, cách thủ đô Manđivơ khoảng 40 km về phía Nam, và được cho Trung Quốc thuê trong 25 năm.

Chắc chắn là yếu tố biển đảo nằm ở trọng tâm chiến lược biển mới của Trung Quốc. Tính chất đó cho phép hiểu được ván cá cược mà Hải quân Trung Quốc phải giải quyết về mặt chủ quyền, bảo đảm an toàn các tuyến đường vận tải biển và không gian can thiệp ở nơi mà nước này coi là vùng trách nhiệm của mình. Tính chất biển đảo cũng là chiếc chìa khóa nếu Trung Quốc không có sẽ không thể bảo đảm tiếp tục lớn mạnh thông qua chiến lược chuỗi đảo được. Chắc chắn Hải quân Trung Quốc hiện mới chỉ ở bước phát triển ban đầu. Nhưng sự phát triển đó đã khiến Hải quân Ấn Độ nghi ngại khi thấy Hải quân Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Tổng thống Barack Obama dường như cũng không nhầm. Rõ ràng ông chọn cách chuyển trọng tâm về châu Á-Thái Bình Dương vì khu vực này có thể là nơi diễn ra cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng để thống trị các vùng biển mà Mỹ dường như không sẵn sàng trao quyền kiểm soát cho người khác. Việc triển khai máy bay không người lái trên đảo Coco của Ôxtrâylia chỉ là bước đầu của cuộc chiến tranh giành vị thế này. Mọi thứ cho thấy biển đảo sẽ là một cuộc chơi lớn trong cuộc đấu quyết liệt này, ở cả cấp độ chuỗi đảo lẫn yêu sách lãnh thổ. Việc Trung Quốc đóng thêm hai tàu sân bay cũng như lập tường chính trị của Mỹ, Ấn Độ và Ôxtrâylia dường như cho thấy sẽ diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang mới giống như những gì mà Mahan đã thấy trong những năm 1980. Vấn đề còn lại là hy vọng cuộc chạy đua vũ trang đó sẽ không dẫn đến một cuộc xung đột lớn./.

Jerome Lacroix-Leclair

Nguồn:
BS/TTXVN
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

https://lh3.googleusercontent.com/-x62ND1b4210/UHd0EBmvi4I/AAAAAAAAJ2k/4wleETl1bR0/s640/7287624620121011172542118.JPG

Bản trường ca giá trị

Kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm
Vô giá trị!

Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa
Vô giá trị!

Thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa
Vô giá trị!

Sẽ sử dụng máy bay không người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vô giá trị!

Nếu Trung Quốc cướp cả nước ta
Chắc chắn vô giá trị!

Chỉ có những phát ngôn của chúng ta
Có giá trị!

Là lá la
Ta hát bản trường ca.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Bác Hồ kể chuyện “đánh Tàu” trong “Lịch sử nước ta”

Năm 40, Hai Bà Trưng đánh Tàu
Năm 544,Vua Lý đánh Tàu
Năm 939, Vua Ngô khởi nghĩa
Năm 1078, Lý Thường Kiệt đánh Tàu
Năm 1283, Trần Hưng Đạo đánh Tàu
Năm 1427, Vua Lê khởi nghĩa
Năm 1789, Vua Nguyễn Huệ đánh Tàu
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Gia

Tàu rất sành sỏi và rành rẽ "Hư trương thanh thế",tuy nhiên tiềm lực thật sự y như cái vẻ ngoài phô diễn thì có lẽ chỉ 50-60% mà thôi.Tập trung lực lượng mặt này ắt lỏng lẻo mặt kia.Bộ máy quân sự hùng hậu chưa chắc là yếu tố quyết định thành hay bại(Tào Tháo lấn át Thục,Ngô mọi phương diện mà vẫn thảm bại tại trận Xích Bích đó sao!).Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói đại ý rằng trong chiến tranh thì vũ khí là quan trọng song con người mới là yếu tố quyết định thắng thua.Quả không hổ danh 1 trong 10 vị tướng tài ba nhất thế giới.Xưa ông cha ta thường lấy ít địch nhiều cũng là kế sách khôn khéo trong binh pháp và ngoại giao kèm theo nhiều mưu kế nữa để tạo đà thuận lợi cho chiến thắng.Cái thuật HAO LƯƠNG TỐN LỰC ông cha ta ngày xưa và gần nhất là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp,Mĩ được thể hiện rất rõ nét.Làm cho địch tinh thần bất an đoán già đoán non tình hình nội bộ ta cốt cho nó không đề ra mưu kế gì chắc chắn để hành động.Chế tạo các yếu tố,tác nhân kích thích mâu thuẫn dây chuyền bên địch hòng phân chia sự đoàn kết bên nó sao cho nó mất tập trung về bên ta mà hướng sang những mục tiêu,dự định có lợi trước mắt,bỏ bê cái ích sâu xa.Có thể xài kế KHÍCH TƯỚNG phụ hoạ cho vấn đề trên,nhưng phải chọn đối tượng xứng tầm để mà...KHÍCH!Dụ lợi nhỏ mà nói,lấy cái hay gần mà phân tích kẻ được KHÍCH ắt ta được hưởng lợi từ việc đó ấy người ta gọi là NGƯ ÔNG ĐẮC LỢI....Hồi sau chưa rõ...
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Topic này bị án binh bất động nên xin phép "kích cầu"...
-Từ 4.000 năm, Khi TQ mạnh lên thì có kế hoạch bành trướng, đó cũng là quy luật tự nhiên... Bài học của Khổng Tử dạy TQ là bất chiến tự nhiên thành...

-Nghìn năm giữ nước
(Những bài học lịch sử)

Việt Nam là chính nghĩa, lương tri
Tồn tại nghìn năm… quả diệu kì
Bảo táp trui rèn bao thế hệ
Kẻ thù kinh sợ tính gan lì

Hán tộc nghìn cân đè nhược tiểu
Khủng long phương Bắc quậy Giao Châu
Bao lần xe đổ… gương châu chấu
Rồng Việt còn đây… mãi tự hào

Ngô Quyền, (Lý) Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo
Lê Lợi… từng thời chống ngoại xâm
Nguyễn Huệ Bắc Bình Vương tốc chiến
Đại Nam toàn thắng những năm lần

Học bài lịch sử thời phong kiến
Suy gẫm ngày nay mãi nhớ ơn
Tiền bối, tiền nhân luôn trí tuệ
Cháu con quyết… giữ nước trường tồn…

TĐ - 1/8/2011
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Theo lịch sử 4000 năm, thì TQ đánh Đại Nam ta nhiều nhất... mà không thấy đánh Ấn Độ, Myanmar, Lào và các nước Đông Âu có chung biên giới...
Đúng là địch thủ truyền kiếp... phải không quý bạn?...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hộ chiếu lưỡi bò

Nó lại thè ra cái lưỡi bò
In lên hộ chiếu rõ là to.
Trêu ngươi thế giới gây thêm sự,
Thách thức ASEAN lấn tới trò.
Nước có toàn quyền không nhịn nhục,
Dân vô tích sự hữu âu lo.
Trung Hoa, Đại Hán luôn bành trướng,
Cảnh giác, đề phòng hãy nhớ cho!


Nhân đọc bài Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi “hiểm độc” mới của Trung Quốc trên Dân Trí.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
Ngụ ngôn mới

Cái lưỡi không xương… ai cũng rõ
Lưỡi con bò đã rống lời gian
Xác to lấy thịt đè người nhỏ
Quân tử có không?… khỏi phải bàn

Khổng Tử đã răn… không được hiếp
Không tham vật chất… bỏ tình người
Láng giềng gần vẫn hơn hàng chợ
Đạo đức hỡi ôi! Biết hỏi ai ?!…

Thiềng Đức – 12/4/2012
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52] ... ›Trang sau »Trang cuối