Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [34] [35] [36] [37] [38] [39] [40] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

An dân trong khủng hoảng

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị 13.05.2012 4:38 GMT+7

SGTT.VN - Một quy tắc sơ đẳng nhất và cũng là quan trọng nhất của quản trị quốc gia là trong những khó khăn nhất như khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, thiên tai thì chính phủ trung ương và chính quyền địa phương phải làm tất cả những gì có thể làm được để duy trì xã hội và tâm thế con người trong trạng thái bình thường.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=173782
Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế, điều Chính phủ cần làm nhất là giúp đỡ
hỗ trợ dân nghèo hết lòng để nuôi dưỡng niềm tin và lòng trung thành của họ với thể chế. Ảnh: TL Internet



Mọi sáng kiến, đột phá, thử nghiệm, thu hồi, cưỡng chế làm xáo trộn đời sống nhân dân, giảm sút thu nhập, gây tác động xấu đến tâm lý toàn thể xã hội hoặc ở những nhóm xã hội lớn (cư dân đô thị, người làm công ăn lương, người lao động chân tay) thì phải được huỷ bỏ, gác lại, trừ những trường hợp quá ư cần thiết.

Các chính sách ban hành trong trạng thái xã hội bình thường thì lúc khủng hoảng phải thay đổi theo hướng giảm khó cho dân như miễn giảm các loại thuế, giảm giá lương thực, xăng dầu, chất đốt, nước sạch, giảm giá các loại dịch vụ y tế, giáo dục, đi lại… Chính phủ huy động mọi nguồn lực có thể như mở kho dự trữ lương thực, kho xăng dầu, kho bạc, vay nước ngoài, bán tài nguyên để chu cấp cho dân vượt qua những thời đoạn khó khăn.

Những hoạt động này không phải là ban ơn hay thương hại mà thực sự là chức năng nhiệm vụ của người quản trị quốc gia, còn nhân dân cũng hàm ơn tổ chức giúp đỡ mình. Chính đó là cơ sở để nuôi dưỡng niềm tin và lòng trung thành với thể chế.

Nếu chúng ta làm một trò chơi con trẻ là lấy hai cái lọ, và đề nghị nhân dân bỏ vào lọ thứ nhất những hạt đậu trắng thể hiện những chính sách, thông tư, nghị định, sáng kiến, hoạt động mang lại cho dân sự thuận lợi, yên ổn và những hạt đậu đen thể hiện điều ngược lại, thì người viết bài này chắc chắn số lượng hạt đậu đen nhiều hơn.

Điểm lại những chính sách ban hành trong ba năm gần đây, những chính sách đậu trắng không có nhiều, có lẽ chỉ là giảm lãi suất (có thể có lợi cho các doanh nghiệp hơn là người dân thường), còn lại đa phần là những chính sách đậu đen, chúng làm cho đời sống người dân rất bất an. Tác giả bài viết này sẽ không đi phân tích tất cả các chính sách đã và sẽ ban hành trong thời gian tới mà chỉ điểm qua ở một vài lĩnh vực.

Phải thừa nhận là giao thông của Việt Nam có vấn đề nghiêm trọng từ hạ tầng yếu kém, phương tiện cá nhân chiếm ưu thế, đến ý thức của con người sử dụng, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi phải “ngay lập tức thay đổi” trong khi nó còn tác dụng (chẳng hạn như xe máy). Không biết vì muốn thể hiện năng lực cá nhân vượt trội, lập thành tích, muốn đột phá ngoạn mục hay chỉ vì lợi ích nhóm mà bộ chủ quản nghĩ ra quá nhiều sáng kiến, trong số đó phải kể đến các loại thuế, phí đánh vào phương tiện giao thông, xăng dầu, đường sá làm cho các doanh nghiệp và người dân hoảng hốt, lo lắng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 20 triệu xe gắn máy, như vậy mỗi năm số tiền thu được từ đánh phí là 20.000 tỉ đồng (mỗi xe 1 triệu đồng/năm) là một con số lớn, nhưng không bõ bèn gì khi đầu tư vào giao thông, số tiền này chỉ làm được hơn 100km cao tốc. Và sẽ ngạc nhiên hơn trong khi dân đang khó khăn thì bộ Giao thông vận tải lại định chi ra 12.000 tỉ đồng để xây các trụ sở và dự tính chi 100.000 tỉ đồng chỉ để đầu tư vào một công ty Vinalines.

Từ 2008 đến nay, tôi đã đến làm việc ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines... và nhận thấy một điều là cùng trong hoàn cảnh bị khủng hoảng kinh tế, nhưng trạng thái xã hội của họ rất khác với Việt Nam. Dân tình của họ bình tĩnh hơn và thích ứng nhanh hơn, còn chính phủ của họ ứng phó với khủng hoảng bài bản hơn của ta.

Có thể người dân của họ làm quen với kinh tế thị trường đã lâu, chính phủ được đào luyện sau nhiều cơn khủng hoảng kinh tế – xã hội cho nên trạng thái xã hội không xáo trộn. Ngay đến Bangkok vừa trải qua cơn ngập tồi tệ nhất trong lịch sử, cộng thêm khủng hoảng kinh tế, nhưng bộ mặt thủ đô và đời sống thường nhật vẫn diễn ra bình thường.

Hãy xem một vài ví dụ, Chính phủ Indonesia muốn tăng giá xăng từ 4.500 Rupiah lên 6.500 Rupiad, nhân dân phản đối, chính phủ ngưng lại không tăng giá nữa. Ngày 7.5 vừa qua, bà Thủ tướng Thái Lan đi khảo sát các chợ và nhận thấy giá cả tăng cao, ngay sau đó bà Yingluck đã chỉ đạo thực hiện một loạt các biện pháp nhằm gỡ khó cho dân.

25.000 tỉ đồng, đất nước này không giàu hơn, nhưng nó sẽ giúp cho người dân, nhất là người nghèo, người dân nông thôn bớt khốn khó hơn, bớt số sinh viên phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.

Hầu hết các thành phố của Việt Nam là được kế thừa từ trong lịch sử, nó không phải là những thành phố công nghiệp hiện đại được chức năng hoá về không gian sử dụng một cách rành mạch như ở châu Âu, mà nó là sự kết hợp của nhiều trong một. Nhà không chỉ để ở mà còn là nơi buôn bán, sản xuất, vỉa hè không chỉ để đi mà còn là không gian trung gian kết nối giữa nhà – cửa hàng (shophouse) và người qua lại, nhà ở và vỉa hè, hẻm (ngõ) không phải đơn thuần là trong – ngoài, của tư – của công mà là nơi cộng sinh tồn tại. Khi chuyển từ một thành phố tiền công nghiệp sang thành phố hiện đại, những cách kết hợp truyền thống đó có vẻ không hợp nhưng sự thay đổi đó có nhất thiết phải ban hành dồn dập vào thời điểm này không, khi mà người dân đang cố gắng tìm cách mưu sinh để tồn tại một cách bình thường. Việc cấm buôn bán 112 tuyến phố ở TP.HCM, cấm buôn bán ở 70 tuyến phố và cấm các bãi giữ xe ở 262 tuyến phố ở Hà Nội có thể sẽ là hợp lý vào một thời điểm khác.

Nếu chịu khó thống kê, chúng ta sẽ thấy kinh ngạc là trong thời gian chỉ khoảng một năm mà các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách nghĩ ra được vô số các loại thuế, phí, phạt liên quan đến giao thông, nhà đất, y tế, giáo dục, môi trường... Nếu kể ra thêm những sáng kiến kiểu như phân luồng giao thông chèn ép xe máy, cưỡng chế đất đai, bơm vốn nuôi các tập đoàn kinh tế nhà nước yếu kém, thì mới thấy sức làm việc sáng tạo của các tham mưu gia thật đáng nể. Mà lạ hơn nữa là sao họ ít nghĩ ra cách làm giảm gánh nặng cho dân.

Khủng hoảng kinh tế là một trạng thái bất bình thường của một xã hội. Trong bối cảnh đó những hoạt động nhằm làm cho nó trở lại bình thường, hay ít ra có vẻ bình thường chắc chắn là tốt hơn và đáng hoan nghênh hơn là những hoạt động làm cho tình trạng bất bình thường trầm trọng hơn. Cho dù biện minh rằng những hoạt động đó xuất phát từ mong muốn tốt đẹp, nhưng nếu hậu quả của nó là đẩy người dân vào khốn cùng thì đó cũng là sự thất bại của chính sách.

TS Nguyễn Minh Hoà
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Làm ngay và làm rõ ra cho!

Tôi gõ vào trong Google Search "công an đánh phụ nữ"
Thì Google tìm ra đến mấy video
(Xin đưa một video sau đây làm ví dụ)
Xem thấy thật kinh khủng, thật không ngờ!
Hay là Google làm giả và cố tình bôi nhọ?
Liên kết với bọn phản động và những thế lực địch thù?
Đề nghị Chính phủ chỉ thị cho các cơ quan chứng năng vào cuộc
Làm ngay và làm rõ ra cho!


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://tuoitre.vn/Chinh-t...-can-dieu-chinh-ngay.html


CÔNG BẰNG Ở ĐÂU ???

Xã hội phân hoá từ đâu
Giầu nghèo phân biệt cho sầu thế nhân

Nhét nhồi đường hẹp khổ dân
Mấy anh xế hộp nhận phần bỏ không

Công bằng nên dành số đông
Phần làn thêm tắc hỡi ông hỡi ngài

Sáng kiến cải tiến một hai
Toàn đưa ý dở  bi hài thế nhân .


KẸT XE Ở ĐƯỜNG TRƯỜNG TRINH CẦN KHẮC PHỤC THAY ĐỔI NGAY

TTO - Hàng trăm ý kiến bạn đọc - hầu hết của người trong cuộc vốn cả tuần nay gánh chịu nỗi khổ kẹt xe - tiếp tục "đổ" về TTO khi những thông tin về thực trạng kẹt xe "khủng khiếp" đường Trường Chinh được TTO đăng tải.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/PHNLNCHAHPL.jpg

>> Phân luồng làm xe cộ kẹt cứng
>> Xem ảnh giao thông hỗn loạn vì phân luồng
>> Đường Trường Chinh tiếp tục kẹt xe nghiêm trọng  

Không dừng lại ở bức xúc, nhiều bạn đã đề xuất ngay giải pháp cụ thể với mong đợi khẩn thiết về những điều chỉnh hợp lý.

TTO tiếp tục mời bạn đọc theo dõi các ý kiến sau;

Từ 17g30, hàng ngàn xe máy kẹt cứng gần giao lộ Cộng Hòa - Trường Chinh. Ảnh tư liệu

Cân nhắc tính hợp lý của hai giải pháp

Đề xuất về vấn đề cho xe buýt qua phần đường ôtô nghe có vẻ hợp lý vì lâu nay xe buýt gây cản trở rất nhiều trên suốt tuyến đường Trường Chinh khi dừng, đậu, đón khách (nếu ai đi thường xuyên trên tuyến đường này sẽ hiểu).

Cạnh đó cũng cần suy nghĩ biện pháp thiết kế vị trí nơi chờ cho hành khách, tránh tình trạng đứng chờ trên dải phân cách, vừa mệt mỏi vừa nguy hiểm. Đông thời vị trí này cũng cần phân bố sao cho khi hành khách xuống xe và băng qua đường không làm gián đoạn dòng xe đang chạy.

NGUYÊN

Ba bước cần làm

Tình trạng kẹt xe kéo dài trên đường Trường Chinh trong tuần qua đã làm người dân quá mệt mỏi, bức xúc với cách phân luồng của lực lượng chức năng. Nay các công nhân đã bắt đầu phá cây xanh trên dải phân cách cứng để làm trạm xe buýt mới, nhưng vẫn chưa hợp lý. Khi nhà chờ, trạm dừng xe buýt được chuyển từ lề đường sang mép dải phân cách cứng sát với làn ôtô, thì người đi xe buýt sẽ khó vượt qua làn xe dày đặc. Và người đi xe buýt sẽ càng nguy hiểm hơn vào ban đêm vì nhiều người đi xe máy chạy rất ẩu.

Mở thêm đường rẽ nhánh mới

Để giảm kẹt xe các tuyến đường, tôi nghĩ nên mở thêm các đường rẽ nhánh mới cho các quận, như phóng thẳng đường Tân Sơn đi thẳng ra đường Cộng Hòa, sẽ làm thu ngắn khoảng cách cho người dân, đường Trường Chinh sẽ giảm tải rất nhiều.

Mặt khác ở các ngã tư nên xẻ góc để người rẽ trái hay rẽ phải không bị dừng lại khi có đèn đỏ.

TRAN ANH THUAN
Theo tôi, trước mắt chúng ta nên:

- Dẹp bỏ triệt để tình trạng người dân chiếm dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán.

- Xử lý mạnh tay những trường hợp chạy xe ngược chiều.

- Dùng làn ôtô sát làn hỗn hợp để dành cho xe máy chạy. Khi đó, phải lắp đặt dải phân cách giữa làn xe này và hai làn ôtô còn lại để đảm bảo an toàn. Không cần phá bỏ dải phân cách hiện tại vì sẽ tốn thêm nhiều kinh phí.

VÙNG VỊNH

Cần phân luồng lại

Tôi cũng thường xuyên đi làm trên đường này, đường chỉ kẹt vào các giờ cao điểm sáng 7g-9g và chiều 5g-7g. Thường kẹt từ vòng xoay Lăng Cha Cả đến Etown do khúc đường này hẹp và có nhiều ngã tư nên lượng xe bị ùn ứ nhiều.

Từ An Giang, Củ Chi về thành phố chỉ có duy nhất con đường này. Đường rộng mà phân làn như vậy phí quá!

LE NGUYEN

Cho xe máy vào làn đường ôtô trong giờ cao điểm

Với cách làm này đòi hỏi phải cần một lực lượng công an, thanh niên xung phong rất nhiều và phải làm việc liên tục mới mong ngăn cản được dòng thác người đổ vào trung tâm làm việc vào giờ cao điểm.

Theo tôi nên cho phép xe gắn máy chạy vào làn ôtô giờ cao điểm. Buổi sáng hướng từ An Sương vào thành phố từ 6g-8g, buổi chiều hướng ngược lại từ 16g - 18g như ở cầu Sài gòn lâu nay.

LE CHI THANH

Nhiều người không đồng tình việc phân luồng bất hợp lý trên đường Trường Chinh. Khi hàng ngàn xe máy chen chúc trong một làn đường chật hẹp thì làn ôtô quá thông thoáng. Ảnh chụp chiều 8-5 - Ảnh: MINH MẪN

Bố trí lại làn xe

Phân luồng, phân làn giao thông là giải pháp đúng và hiện đại giúp giải tỏa ách tắc giao thông và kéo giảm tai nạn. Nhưng làm việc đó thế nào cho có hiệu quả thì lại là chuyện khác. Trước khi phân luồng, phân làn, cần khảo sát, đo đếm trên thực tế xem trong một giờ có bao nhiêu xe máy, bao nhiêu ôtô con, bao nhiêu xe tải, bao nhiêu xe buýt thông qua trên trung bình tuyến 1 km. Từ đó, tính toán để bố trí độ rộng của các làn xe cho phù hợp với lưu lượng, mật độ, tốc độ của từng loại xe cho phù hợp.

Cách làm như Sở GTVT TP.HCM hiện nay cứng nhắc. Mật độ, lưu lượng xe gắn máy, môtô trên tuyến này cao hơn hẳn các loại xe khác. Hơn nữa, việc bố trí xe buýt đi chung làn với xe máy cũng không hợp lý. Nên chăng bố trí làn gần tim đường nhất cho các xe khách đường dài, xe tải đường dài và xe con. Kế đó đến làn xe máy. Làn sát lề đường nhất chỉ dành cho xe buýt và xe khách đường ngắn.

NGƯỜI HÀ NHÌ

Nên có dải phân cách di động

Tôi ở Q.12, hằng ngày đi làm ở Q.1. Mấy ngày nay đi làm cứ bị kẹt xe hoài, trễ giờ thì đến tháng bị trừ tiên tiến. Mong rằng cơ quan chức năng nên nghiên cứu thiết kế dải phân cách di động. Trong thời gian cao điểm thì điều chỉnh cho dải phân cách di động ra bên ngoài phần đường ôtô (1 phần làn đường ôtô còn trống).

Khi hết thời gian cao điểm thì điều chỉnh dải phân cách trở lại vị trí cũ. Hoặc giả nên cho xe máy đi trên làn ôtô trong giờ cao điểm. Như vậy mới giải quyết được tình trạng kẹt xe như hiện nay.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Khi nền công vụ thiếu vắng đội ngũ có lương tâm chức nghiệp



SGTT.VN - Vụ cưỡng chế thu hồi đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan, Văn Giang (24.4), trên mạng xuất hiện clip dài hơn một phút cho thấy nhiều người mặc sắc phục công an và thường phục đeo băng đỏ đánh hai người đàn ông. Sau đó được biết đây là hai nhà báo của... VOV.

“Phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc”. Đó được cho là nguyên văn phát biểu của chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khi trả lời phỏng vấn của báo chí.

Vụ việc không chỉ gây bức xúc, dư luận đồng thời còn ngạc nhiên vì cách đặt vấn đề kỳ quặc và phi lý ấy lại là của ông chánh văn phòng UBND, một quan chức có cỡ của một tỉnh. Công luận có quyền đặt câu hỏi: nếu hai người đàn ông trên là hai công dân bình thường thì được tha hồ hành hung ư?

Chuyện bệnh lạ ở Quảng Ngãi lãnh đạo địa phương bức xúc trước thái độ “vô cảm” của bộ Y tế. Theo ông Lê Hàn Phong, chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), cho rằng đã đến lúc ngành y tế đừng đem người dân ra làm thí nghiệm, hãy giảm bớt bệnh “sĩ” và mời các tổ chức y tế thế giới vào cuộc.

Cái đáng lo ở chỗ, cũng như vụ Tiên Lãng và những vụ tương tự xảy ra gần đây, không chỉ dừng lại ở nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ trong xử lý các vụ việc rối rắm trong đời sống xã hội, mà còn có thể nhận thấy, phẩm chất đạo đức thực thi công vụ của “công bộc” có dấu hiệu xuống cấp đang lây lan ở nhiều cấp của hệ thống.

Gần đây (ngày 26.3), trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bộ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình phải trả lời về vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với cán bộ, công chức Nhà nước, giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở. Còn bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn về vấn đề đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; vấn đề y đức trong ngành. Đó là những vấn đề bức xúc xã hội quan tâm lâu nay.

Thật tình mà nói đó là những “đại vấn đề” đã tích tụ lâu nay và trở nên trầm trọng, gây bức xúc trong đời sống xã hội. Có nhiều vấn đề nhưng cốt lõi suy cho cùng vì CHƯA CÓ QUY ĐỊNH VÀ CHẾ TÀI ĐỦ MẠNH VỀ CÔNG VỤ VÀ Y ĐỨC. Thật ra cũng có quy định, hô hào đâu đó, rải rác chỗ này chỗ khác mỗi nơi một ít nhưng chưa được luật hóa một cách hệ thống toàn diện để thực hiện và chế tài đủ mạnh để răn đe. Chính vì vậy thật khó cho hai vị bộ trưởng trả lời thoả mãn được những ý kiến chất vấn về y đức (bộ trưởng Y tế, tuyển dụng, bổ nhiệm, chất lượng bộ máy và thái độ phục vụ của công chức... (bộ trưởng Nội vụ).

Nhìn lại thấy rõ, nhược điểm khi soạn thảo luật Cán bộ công chức là rất ít đề cập đến nội dung hoạt động công vụ. Hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức trong các công sở nhằm giải quyết quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân. Đối tượng phục vụ của công vụ là mọi tổ chức, công dân. Hoạt động công vụ phải thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, công khai, tuân thủ pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân. Hoạt động công vụ bao gồm: tổ chức công sở, trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ; quan hệ trong công vụ; thủ tục hành chính.

Chính sự thiếu vắng những quy định có tính pháp lý cao về hoạt động công vụ lâu nay đã đưa đến những hệ luỵ, bất cập không thể tránh khỏi. Đó cũng là mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho những hành xử công vụ một cách tuỳ tiện tự tung tự tác tiêu cực nhũng nhiễu. Thiết nghĩ nguyên nhân và hệ quả của vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với cán bộ, công chức nhà nước, giải pháp nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền ở cơ sở cũng phải dựa chủ yếu vào những quy định hoạt động công vụ được luật hóa.

Kinh nghiệm cho thấy rằng, những nguyên tắc đạo đức trong nền công vụ là cơ sở cần được nghiên cứu để luật hóa: chuẩn mực đạo đức cao trong nền công vụ đã trở thành một vấn đề thiết yếu đối với các chính phủ của các nước.

Không rút kinh nghiệm luật Cán bộ công chức, lẽ ra phải là luật Công vụ, chỉ có chưa đến 10% nội dung quy định về hoạt động công vụ. Luật Viên chức điều chỉnh hoạt động của những người giữ chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý (trừ các chức vụ được quy định là công chức), làm việc trong đơn vị sự nghiệp và hưởng lương từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật cũng không đề cập đến lương tâm chức nghiệp. Chỉ riêng đội ngũ “hai ông thầy” – thầy giáo và thầy thuốc chiếm đến trên 80% viên chức cũng còn nhiều vấn đề cần “luật hóa” như: thực hiện việc “luật hóa” các quan điểm, chủ trương của Đảng về việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, thầy thuốc và cán bộ quản lý giáo dục, y tế. Cụ thể là: tôn vinh thầy giáo, thầy thuốc và nghề dạy học, nghề y, nâng cao vị trí xã hội của thầy giáo, thầy thuốc. Đào tạo đội ngũ thầy giáo, thầy thuốc và cán bộ quản lý giáo dục, y tế. Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức, năng lực, chuẩn hóa đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc.

Một khi các tiêu chuẩn đạo đức không được phản ánh một cách cụ thể trong khuôn khổ pháp lý thì thật khó xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc để điều chỉnh hành vi của tất cả cán bộ, công chức và viên chức. Hơn nữa, sự “mơ hồ” trong việc xác định đạo đức của cán bộ, công chức và viên chức lại được kết hợp với chuyện không minh bạch các quy trình giải quyết công vụ, nghiệp vụ, cung cấp những thông tin được pháp pháp luật thừa nhận mang tính công khai sẽ là môi trường thuận lợi cho công chức, viên chức có thể vận dụng một cách tuỳ tiện mà rất khó bị phát hiện. Cứ thế, cùng một sự việc, công chức, viên chức có thể xử lý theo hướng bất lợi hay có lợi cho người dân tuỳ theo mối quan hệ, sự thân tình và cả những khoản thù lao, quà cáp không nằm ở bất cứ quy định nào. Đặc biệt, việc hành nghề của viên chức, đạo đức, lương tâm chức nghiệp cần phải được luật hóa. Nếu không sự xuống cấp trong môi trường giáo dục, y đức... sẽ ngày càng xuống cấp trầm trọng.

Nỗi lo lắng ngày càng lớn về sự suy giảm lòng tin ở cơ quan công quyền và nạn tham nhũng khiến cho Chính phủ phải xem xét lại các biện pháp tăng cường đạo đức cho từng công chức và văn hóa hành chính cho từng cơ quan. Hơn nữa, các cơ chế phát hiện và điều tra độc lập các hành vi sai trái như tham nhũng là một phần thiết yếu trong một nền tảng đạo đức. Cần có những thủ tục tin cậy và các nguồn lực cần thiết để giám sát, báo cáo và điều tra những vi phạm các quy định của nền công vụ, đồng thời phải có biện pháp kỷ luật hay xử lý hành chính ngăn chặn vi phạm đạo đức. Các nhà quản lý cần có sự nhìn nhận hợp lý trong việc sử dụng các cơ chế này khi họ hành động. Làm thế nào để người dân và tổ chức có cơ sở pháp lý đủ mạnh kiện các cá nhân và cơ quan công quyền khi các cơ quan này đùn đẩy trách nhiệm, quay lưng lại nhau, hành nhau… gây thiệt hại cho họ.

Chỉ khi có luật Hoạt động công vụ và được thực hiện nghiêm thì khi ấy mới có cơ sở mong muốn nền hành chính trong sạch, hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Nên nhớ rằng, công chức là người chủ yếu đề xuất thiết kế và xây dựng thể chế, thiết kế vận hành bộ máy hành chính. Chính vì thế hiệu lực hiệu quả của bộ máy hành chính bộ máy chính phủ phụ thuộc vào tâm và tầm của công chức.

Diệp Văn Sơn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Thôn Nhân

Nghe-đọc-nghĩ-và viết

               SAU MÙA GẶT
                  "Dân dĩ thực vi tiên"

           Những bó lúa rập rờn theo nhịp gánh,
        Vẫy chào gốc ở lại chốn bùn đen.
        Gốc dồn sức để bông vàng kiêu hãnh,
        Rồi âm thầm lặng lẽ giữa lãng quên!

Nguồn: Tuyển tập thơ tứ tuyệt mở rộng. NXB Văn Nghệ 2010
Thiên trường địa cửu vô chung tất
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

http://vef.vn/2012-05-13-...chiec-giam-gia-ca-ty-dong
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

Chuyện đời

Người coi tiền như rác
Lại hay kiếm được nhiều

Người ham vui nghiên cứu
Làm được mấy công trình
Người mê mẩn vì tình
Không thất tình mới lạ?

Nguồn: báo Văn Nghệ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://tuoitre.vn/Giao-du...0330/Mot-cach-thi-la.html

MỘT CÁCH THI .....LẠ

Tháng năm chói trang nắng rát
Thi học kỳ hai hay phạt trò đây

Kỹ năng sư phạm đủ đầy
Thầy nỡ phơi nắng trò  ngay sân trường

Ngồi phệt xuống đất thật thương
Các em gù gẫm mặt vương đầm đìa

Thầy cô có con ngồi kia
Mới thương thấu hiểu chầu dìa mẹ cha

Xót con thấp thỏm ... thương... là
Hỡi ôi ! ai ác... bầy.. tà..  ý ..gian  .

TT - Kỳ kiểm tra học kỳ 2 các môn khoa học, lịch sử, địa lý của học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7, TP.HCM vừa diễn ra sáng 3 và 4-5 tại... sân trường.

Nhiều phụ huynh gọi đây là cách thi... lạ và có nhiều phản ứng trái chiều với hình thức thi mới mẻ này.

Hơn 500 học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh làm bài thi tại sân trường - Ảnh: L.TRANG

Từ 7g sáng 4-5, hơn 500 học sinh (HS) khối 4 và 5 của Trường tiểu học Lương Thế Vinh (Q.7, TP.HCM) đã tập trung tại sân trường với “hành lý” là tấm bạt vuông (hoặc tấm đệm) dùng để lót ngồi, chiếc ghế nhựa và bộ dụng cụ học tập.

Trên sân trường với khá nhiều bóng cây, nắng bắt đầu lên, giáo viên, bảo mẫu các lớp hướng dẫn học sinh xếp hàng và ổn định chỗ ngồi trước khi vào giờ kiểm tra. Sốt ruột, khá đông phụ huynh cũng tranh thủ vào sân trường để trải bạt, giúp con chuẩn bị chỗ ngồi tốt, tránh nắng.

Ý kiến trái chiều

Đúng 7g15, nhà trường phát loa căn dặn HS, nhắc nhở phụ huynh ra phía ngoài khu vực kiểm tra và giám thị bắt đầu phát đề thi. Trung bình mỗi HS ngồi cách nhau 1,5-2m. Đề thi là những phiếu câu hỏi được in sẵn, HS chỉ cần điền tên và làm bài ngay trên phiếu này, thay vì hình thức tự chép đề và viết phần trả lời trên giấy kiểm tra như cách làm thông thường. Đến 7g55, kết thúc giờ thi môn lịch sử và địa lý. Trường thông báo hết giờ kiểm tra và thu bài, toàn bộ HS xếp ghế và quay lại phòng học để bắt đầu giờ học. Lúc này nắng cũng bắt đầu gắt hơn trên sân trường, nhiều HS đã toát mồ hôi sau 40 phút làm bài.

Anh Mạnh, phụ huynh có con học lớp 4, bức xúc: “Các cháu còn nhỏ mà phải ngồi ngoài nắng làm bài kiểm tra thì sức khỏe và tâm lý đều bị ảnh hưởng, hơn nữa dùng ghế thay bàn sẽ không đúng tư thế viết bài”. Nhiều phụ huynh khác cũng tỏ ra sốt ruột và không hài lòng khi thấy con mình ngồi làm bài thi ngoài trời.

Ngược lại, một phụ huynh tên Bình cho biết: “Giờ thi rơi vào giờ mát mẻ, chỉ có một chút nắng sớm nên không hại gì, thay vì ngồi trong phòng thi chật chội căng thẳng thì các cháu được ra ngoài, khỏe khoắn, gần gũi với thiên nhiên, môi trường cũng là điều đáng làm”.

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/CCHTHIL.jpg

Học sinh làm bài tại sân trường -  Ảnh: Lưu Trang

Rèn sự tự tin

Theo ông Hà Thanh Hải, hiệu trưởng nhà trường, người xưa nay nổi tiếng với nhiều đổi mới trong giáo dục tiểu học, đây không phải lần đầu tiên trường tổ chức kiểm tra ở ngoài trời. HS đã được làm quen với hình thức này từ đầu học kỳ 1. Trường tiểu học Lương Thế Vinh có sĩ số khá đông, có lớp lên tới 48 em, chỗ ngồi khá chật chội. Mỗi khi đến kỳ kiểm tra, khối này làm bài thì khối kia phải nghỉ để đảm bảo thi cử.

“Tuy nhiên, mục tiêu chính của chúng tôi là muốn tất cả HS đều tự tin khi bước ra ngoài cửa lớp, rèn cho các em kỹ năng và xây dựng nề nếp nghiêm túc của kỳ kiểm tra. Điểm số không quan trọng mà quan trọng là các em tự làm bài. Chúng tôi chỉ tổ chức thi ngoài sân các môn trắc nghiệm, thời gian làm bài ngắn. Riêng môn tiếng Việt và toán HS vẫn thi trong phòng như bình thường. Thực tế bình thường điểm số của các em rất cao, toàn điểm 9, 10 nhưng khi bước vào những kỳ thi quyết định lại không đạt được kết quả như ý muốn”, ông Hải cho biết.

Về kỳ thi “lạ” này, ông Lê Ngọc Điệp, trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, nêu quan điểm: “Ngoài môn tiếng Việt và toán là môn điều kiện xét lên lớp, các môn còn lại có thể tổ chức kiểm tra tùy theo điều kiện nhà trường (có thể theo hình thức trắc nghiệm xen kẽ tự luận), nhưng phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng, công bằng và khách quan. Việc đưa HS ra sân trường có thể để tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái cho kỳ kiểm tra. Sở luôn khuyến khích sự đổi mới, tuy nhiên phải đúng quy định, đảm bảo an toàn và sức khỏe HS. Nghịch lý là mỗi khi các trường áp dụng cái mới sẽ có nhiều luồng ý kiến trái nhau giữa quan điểm truyền thống và đổi mới, hiệu trưởng thường bị phản ứng. Còn nếu hiệu trưởng an phận, không thay đổi thì không ai nói tới”.

Ông Điệp cũng công nhận đây là lần đầu tiên có một trường tiểu học tổ chức kiểm tra theo hình thức mới này trên địa bàn TP. Hình thức tổ chức các kỳ thi quan trọng tại sân trường nhằm chống gian lận trong thi cử từng được một trường trung học tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thực hiện và cũng gặp phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận.

LƯU TRANG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

dangthuoc

Cám ơn các bạn đã sưu tầm đăng bài , càng đọc càng thấm thía cái chân thực , trách nhiệm trước xã hội , mà làm mãi vẫn chưa giảm cái mặt trái của xã hội .
Đặng Thước
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [34] [35] [36] [37] [38] [39] [40] ... ›Trang sau »Trang cuối