Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [59] [60] [61] [62] [63] [64] [65] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

Thái Thanh Tâm đã viết:
Điện tăng, ga tăng, xăng tăng, viện phí tăng...Trong khi đó sức mua giảm sút, hàng hoá tồn kho nhiều. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Vậy mà Chính phủ họp kỳ tháng 7 tuyên bố nền kinh tế đang đi đúng hướng và có nhiều triển vọng. Bác nào thông thạo việc này giải thích cho anh em nghe giùm với. Hay là tuyên bố theo kiểu thi ca ?

EM XIN TẶNG BÁC THÁI THANH TÂM ĐÂY !

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/NGHCHL.jpg

Khốn khổ mãi thôi dân buồn sầu
Bao nhiêu gắng nặng lương chìm sâu
Ông chống nạn phát bình ổn giá
Bảo kẻ cứ tăng giá ngút đầu .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tội ác lại thản nhiên lập đỉnh mới

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 01.08.2012, 08:00 (GMT+7)

SGTT.VN - Không biết cái cảm giác lúc nghe tin Lê Văn Luyện giết hại cả một gia đình, so với cái tin ở Sơn Tây (Hà Nội) một kẻ lẻn vào nhà hãm hiếp bé tám tuổi, chém chết bé bốn tuổi, thì cung bậc của nỗi căm uất và sợ hãi, tuyệt vọng đã có gì thay đổi?

http://sgtt.vn/Uploads/Images/f/798/f798ac6cf275dadceada289a81af31e5.jpg


Thông tin ban đầu có nhiều khó hiểu, kỳ quặc về hành vi của kẻ thủ ác Đặng Trần Hoài (26 tuổi). Lúc có người vào bế bé bốn tuổi đang nằm trên vũng máu thì hắn hét lên: “Còn một đứa nữa trong đây này”, và xông ra chém. Cứ thế, không mặc quần, hắn chạy tới khi bị bắt. Lại còn ông thợ cắt tóc kể Hoài chui vào nhà ông, nằm đắp chăn, ông tung chăn đuổi đi thì thấy hắn ở truồng. Nếu đây là một kẻ điên loạn, thì khỏi phân tích gì nhiều ngoài bài học quản lý người điên và hãy cẩn thận bảo vệ con em.

Nhưng nếu Hoài là một tội phạm tỉnh táo thì sao? Giải thích thế nào đây về những hành vi quái thai và tội ác kinh hoàng, về sự phát triển con người ở xã hội chúng ta? Điều kiện xã hội cụ thể nào đã hình thành nên những con người như thế? Những kẻ không thể gọi là người, mà là ma quái, quỷ sứ ấy chắc chắn cũng lọt lòng bởi một người mẹ. Cũng bú mớm, được yêu thương, chăm bẵm, cho ăn cho uống thì mới lớn lên được. Đó là chưa kể cũng đến trường học hành, như Lê Văn Luyện. Tức là lũ quỷ quái ấy lớn lên trong chính xã hội chúng ta.

Mỗi khi có tội ác rúng động, ta ào ào lên án, ta tìm cách trừng trị không xuể. Nhưng cho đến hôm nay, cũng chưa có giới nghiên cứu hoặc giới có trách nhiệm nào bỏ công nghiên cứu tìm tòi như những dự án lớn, để tìm cho ra cơ chế nào, hình thù gì, sống trong điều kiện nào, đầu óc chứa những gì, có thể biến một người thành quỷ dữ, thành bọn không mang tính người. Và nhất là tìm cách nào để ngăn chặn cung cách hình thành lũ người như thế.

Tất cả dường như có đủ, nào phong trào, nào tổ chức nọ kia, các phương pháp giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, sự trừng trị của pháp luật… Bao nhiêu là sáng kiến và nỗ lực. Chúng ta cũng tổng kết được căn bản đạo đức người Việt, nào là coi trọng giá trị tinh thần, coi trọng gia đình, lối ứng xử, thờ cúng tổ tiên, do luôn phải chống ngoại xâm nên ý chí kiên cường bất khuất và sùng bái anh hùng. Để chống lại tiêu cực thời đại, chống lại nền văn minh vật chất “đồng phục” (xe, điện thoại di động, net), loài người đã xây dựng nền văn minh tinh thần nhằm giải quyết tốt mối tương quan xã hội, người với người và với chính mình. Người ta bảo sự kiện lý thú nhất của thế kỷ 20 là hiện tượng Phật giáo đến với phương Tây. Ở nước ta, cũng phát triển mạnh mẽ niềm tin vào văn minh tinh thần theo quan điểm Phật giáo: nhân quả nghiệp báo là quy luật căn bản, bởi khoa học cũng không giải thích được những may rủi, các khuynh hướng của cá nhân con người… Tất cả những nỗ lực đó, bị những tội ác kinh khủng làm cho có một khoảng cách gần như vô tận với đời sống. Thực tế có vẻ nhạo báng hết thảy. Môi trường kỹ thuật rất cao mà lý tưởng rất thấp, gần như chia tay với ý thức hệ, khoảng trống văn hoá lớn, tranh giành mọi thứ bất chấp đạo lý.

Kinh tế tuột dốc, thất nghiệp tràn lan, cả nước đánh nhau với tham nhũng rất ít hiệu quả. Lợi ích nhóm không còn là “nhóm” nữa rồi, cũng chỉ là khái niệm xã hội học chứ chưa ai chỉ ra được nhóm cụ thể nào. Con người mất niềm tin. Có phải đó là môi trường tốt của sự vô giáo dục, và vì thế mà tội ác cứ luôn lập kỷ lục mới?

Ở đâu ra những lũ quỷ tàn ác ấy, triết học nào, lý thuyết nào? Nghe có vẻ xa vời. Có tranh cãi đến mai cũng không xong. Nhưng cãi vào đâu, trốn vào đâu được! Từ những nhà cách mạng xã hội lớn thời J. J. Rouseau, cho đến ngay chính Mác cũng nói: Bản chất con người là hướng thiện, họ chỉ tha hoá bởi hệ thống xã hội tồi.

Nguyễn Thị Ngọc Hải
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://nguyentronghuan.bl...0/09/05/lar_i_har_thar_ng

LỖI HỆ THỐNG

Bài từ Blog của Trọng Huân

Khái niệm này được nhắc tới lâu rồi. Tôi còn nhớ, tác giả đã phân tích kỹ.
Và nay, hình như biểu hiện của nó ngày càng rõ, thấy ở mọi lúc, mọi nơi:
Nữ sinh đánh nhau, cắt cổ bạn tình, con giết bố, ông chủ tịch tỉnh chơi gái mại dâm,ông phó bí thư tỉnh ủy dùng bằng giả, ông bộ trưởng bộ Giáo dục còn sài tiền công đi du học học,...

Bốn ông cán bộ trung ương vào kiểm toán ở miền trong, khám ra, thấy 600 triệu trong vali tại khách sạn nơi các vị ấy đang nghỉ, chưa kể họ còn đe doạ, đòi hỏi cơ sở bốn, năm trăm triệu đồng nữa.
Đất nước mình làm tiền, dọa tiền đơn giản quá.
Và đùng một cái, chỉ một tập đoàn Vinashin của nhà nước thôi, phá tiền của dân tới 80.000.000.000.000 đồng (tám mươi nghìn tỷ đồng).

Ơ hay thật đấy, lượng tiền không lồ thế, mà họ lấy được, phá được trước toàn bàn dân thiên hạ, trước các cơ quan đoàn thể, trước một hệ thống chính trị hùng hậu, mạnh mẽ như ở nước ta... Nó hơn con voi chui qua lỗ kim.
80 nghìn tỷ chia cho toàn thể quốc dân đồng bào, từ ông già cập kề miệng lỗ đến đứa trẻ mới mở mắt - hơn 80 triệu người, mỗi đồng bào ta trong vụ này, bị chúng cướp ngày ngay mỗi người 1 triệu đồng.
Số tiền trên, nếu xây nhà tình nghĩa tặng người nghèo, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh hy sy máu xương cho 2 kháng chiến cứu quốc, mỗi ngôi nhà khoảng 80 triệu đồng, thì có tới hơn 1 triệu ngôi nhà. Vậy là nước Nam ta chả còn cái cảnh nhà tranh, nhà ngói nào nữa; đồng bào miền Trung chả phải lo bão lũ, đồng bào miền núi phía Bắc không sợ tố lốc, giông xoáy, đến đồng bào đồng bằng Nam bộ, chí đồng bào đồng bằng Bắc bộ cũng vậy - toàn nhà mái bằng đúc bê tông.

Mới thấy rằng, tội ác của lũ kia kinh khủng quá, ác độc quá, một lũ ác ôn, súc vật. Tội của chúng, tử hình mấy lần chưa thoả, mà phải lăng trì, tám ngựa phanh thây, đào mồ cuốc mả tổ tiên chúng lên.
Sao tội ác lớn vậy, ngang nhiên vậy, mà xã hội lại phản ứng nhẹ tênh, bình lặng quá, nhân đạo quá, hiền hòa quá, thân thiện quá, theo kiểu nhiễu điều.... Cho đến tận hôm nay, mới chỉ bắt ra làm ví dụ được 5 đứa. Nghe mà uất cười…
Vâng, cái chức tổng giám đốc Vinashin chỉ tương đương cỡ thứ trưởng, vậy mà đã phá cỡ vậy, ngang nhiên cỡ vậy, dễ dàng cỡ vậy, thế thì hàm chức cao hơn, nếu phá, sẽ phá đến mức cỡ nào và phá dễ dàng ra làm sao?
Tại sao lại ra nông nỗi này?

Chắc chắn là lỗi rồi, lỗi cơ chế mất rồi, lỗi vận hành mất rồi, lỗi chính sách mất rồi, lỗi….
Thử hỏi chỉ 5 đứa kia, chúng có phá được như vậy không? Phải có hệ thống chứ, có đội ngũ chứ, có cơ chế chứ, phải có chính sách chứ, chúng mới phá được vậy.
Nhân tài toán học là GS Châu, mà ông bộ trưởng cho hay, với chế độ đặc cách, đãi ngộ (đã vận dụng đủ hết chính sách rồi), chỉ trả lương được 5 triệu đồng/ tháng. Nói ra để mọi người phát ngượng, phát tủi nhục, phát hổ thẹn....
Chỉ một tổ chức kinh tế tư nhân thôi, người ta dám tặng 3 triệu đô la, tức là 60 tỷ đồng cho giáo sư Châu. Hoá ra vị tư nhân kia, quyền to và quyết được việc lớn hơn cả ông bộ trưởng, cả Thủ tướng, cả Chủ tịch nước….
Cơ chế ở đâu, hệ thống ở đâu?

Cả một bộ Tài chính đông đảo cán bộ chuyên viên, tại sao không nghĩ ra chính sách, không có cơ chế để cho ông Bộ trưởng, Thủ tướng, Chủ tịch nước có quỹ đặc biệt, và Bộ Tài chính phải có nhiệm vụ xác định ra khoản tiền ấy ở đâu...
Một ông bộ trưởng Giáo dục chỉ cần quỹ lấy 1 tỷ đồng/1 năm cho sự học, mỗi suất lấy 10 triệu đồng, đã được 100 suất rồi. Học sinh nào học giỏi, hay học giỏi có hoàn cảnh khó khăn, Bộ trưởng quyết định và trao kịp thời, trao tức thời cho học sinh ấy…
Bà bộ trưởng Bộ Lao động, có quỹ 1 tỷ đồng/năm cũng vậy, trao trực tiếp, tức thời 100 suất cho 100 người - những trường hợp nghèo đói mà có công, những thương binh, những chiến sỹ bị tù tội ở nhà tù kẻ thù, nay hoàn cảnh khốn quẫn….
Rồi Thủ Tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, mỗi vị có cái quỹ 10 tỷ đồng/năm để tức thời biểu dương, trao tặng, cho những trường hợp rất chi là xứng đáng và xin lưu ý có tới 1000 suất ấy…

Chắc chắn rằng, Dân ta sẽ không tị nạnh, soi mói đâu, mà Dân sẽ mừng vui, phấn khởi... Nó vừa có ý nghĩa, vừa an lòng dân, vừa thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với dân, với những người có công, những người hy sinh cả xương máu cho đất nước này...
GS Châu chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần lễ đã ra mắt được quỹ trao thưởng cho học sinh giỏi và có những quy định rất ư là chặt chẽ. Chặt chẽ đến mức, ngay như giáo sư Châu muốn tham nhũng ở cái quỹ này, cũng không tham nhũng được. Các quy định rõ ràng, khoa học và đơn giản, nó công khai, minh bạch đến mức, không thể công khai minh bạch hơn được nữa.
Vậy thì bộ Tài chính kia và bao bộ khác, hãy học tập đi, học ngay cái quy định rất chặt chẽ, rất nhanh chóng, rất minh bạch và khoa học của GS Châu. Họ hãy bớt quan liêu, thủ tục đi, bớt những từ ngữ hoa hòe hoa sói vì dân và nhân danh Đảng, Nhà nước đi, để mà ra các chính sách khoa học, hợp lòng dân, và ngay cả họ - các ông Tài chính ấy, ngân hàng ấy,... muốn "ăn" cũng không "ăn" được.

Còn nếu như ra chính sách giống dạng bây giờ, thì ngay cả khi có cái quỹ Bộ trưởng, hay quỹ Thủ tướng,... khéo không ông Bộ trưởng, ông Thủ tướng phải đi lo hoá đơn đỏ để hợp pháp cho các phần thưởng, rồi cơ chế tới trăm, ngàn chữ ký, xác nhận rất ẩm ương, để đến khi thực hiện được, nếu tỷ như trao cho 1 hoàn cảnh khó khăn nào đó, thì người được nhận đã chết đến mấy mươi cái giỗ rồi…
Có một lần Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường, Ông Mai Ái Trực - một người vốn phát biểu rất mạnh, giữa Quốc hội than rằng: Ông đi “khâm sai” việc đất cát, mà đến loại chủ tịch xã mắc tội rõ ràng, cũng không cách chức nổi. Thế thì cử ông ta đi thanh tra, kiểm tra, "khâm sai" làm gì nữa. Giao thượng phương bảo kiếm để làm oai, làm vui chăng?

Hiện nay ta có cả một rừng các tổ chức, nào hội phụ nữ, nào mặt trận, nào hội nông dân, nào hội cựu chiến binh, nào đảng đoàn, nào thanh tra, thanh niên...… Sao giữa một rừng tổ chức ấy, người ta vẫn phá ngon ơ, phá giữa thanh thiên bạch nhật 80 nghìn tỷ đồng, mà chả hội hè nào hay biết gì?
Cái vụ 80 nghìn tỷ vừa qua, nếu xem xét tội trạng có thể quy ngay cho tập thể bộ Tài chính, Ngân hàng, Thuế vụ,.... Nó quá rõ. Đâu chỉ có mấy đứa ở Vinashin phá ngon ơ được như vậy?
Lại trở lại chuyện cái cổng chào Hà Nội. Cho đến nay, thế là xong rồi. Úm ba la… cho qua chuyện. Ông Thảo, chủ tịch thành phố HN vô tư rồi.

Cái cổng chào là chuyện nhỏ, nhưng việc đã được trình lên Thủ tướng hẳn hoi, tất nhiên người trình phải là ông chủ tịch thành phố, vậy mà nay việc không xong, lại hoà cả làng ư? Lỗi tại ông chủ tịch thành phố đâu? Chưa thấy ông Thảo kiểm điểm, hay nhận lỗi trước dân, rằng: "Việc cái cổng chào tôi không làm xong".
Không ai bắt ông chủ tịch thành phố phải ra đào đất, treo khung, lắp cái cổng chào, mà nhiệm vụ của ông là phân công, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện dựng cái cổng chào cơ... Vậy ông có hoàn thành việc ấy không?
Việc cái cổng chào không xong là việc nhỏ, nhưng nếu là việc lớn, mà cũng xử sự theo kiểu hòa cả làng kia ... ví dụ như nhiệm vụ tổng thể của thành phố, nếu ông chủ tịch không hoàn thành, cũng hòa cả làng ư?

Và lạ rằng ở ta, không hoàn thành nhiệm vụ, người ta cứ lờ đi, cứ ỉm đi, cứ như không ấy, ... thế là xong. Rồi cuối năm tổng kết, lại hăng hái phát biểu về thành tích vu vơ, phát biểu vì dân, vì nước, vì con khỉ con tiều gì gì ấy ….
Những cái trên, có phải do lỗi hệ thống mà ra chăng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Lỗi gì người ta biết cả. Do đâu người ta cũng biết cả. Tác hại đến đâu người ta cũng biết cả. Chỉ có điều vì có lợi cho người ta nên người ta không sửa mà thôi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Một cuộc cách mạng

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (31/07/2012)

Sau Đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta độc lập và thống nhất. Một thời gian sau với lý do đảm bảo an toàn cho lãnh đạo cấp cao về làm việc ở các địa phương, các tỉnh nhận được chỉ thị phải có xe công an đón tại nơi giáp ranh tỉnh bạn. Lãnh đạo trung ương làm việc ở tỉnh đến thăm đâu cũng cần có xe công an đưa, đón. Chủ trương này được lãnh đạo các tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh, bảo vệ lãnh đạo trung ương chu đáo. Khi lãnh đạo trung ương đã kết thúc công việc, lại có xe công an đưa về đến nơi giáp ranh của tỉnh bạn.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/213/2012_213_T12_anh.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc các đại biểu cử tri
Ảnh: Hoàng Long


Từ chủ trương này, tỉnh nào cũng có lắm "sáng kiến” như có khẩu hiệu "nhiệt liệt chào mừng đồng chí về thăm…”, có tiệc chiêu đãi, có thăm danh lam thắng cảnh, hoặc buổi tối xem văn nghệ tỉnh nhà biểu diễn để lãnh đạo trung ương, giảm bớt thời gian tìm hiểu tình hình mọi mặt của tỉnh trong đó có những tiêu cực không muốn lãnh đạo trung ương biết. Một số tỉnh đã xây dựng nhà khách riêng dành cho lãnh đạo cấp cao ở trung ương, còn tiện bề canh gác. Dân muốn gặp lãnh đạo trung ương cũng rất khó.

Dân thì không có ở tỉnh nào hoan nghênh việc đưa, đón trung ương quan cách, dềnh dàng, mất thì giờ của dân. Dân đều nhắc tới bao nhiêu lần Bác Hồ về thăm tỉnh chẳng bao giờ có cấm đường, càng không có xe công an mở đường vì Bác về thăm không cho tỉnh biết trước. Dân đã nhận xét, chính dân lại tình cờ được đón Bác trước vì Bác thường dùng xe com-măng-ca hoặc loại Mốt-cô-vích của cấp thứ trưởng, về các địa phương. Rất hiếm thấy Bác dùng xe cấp bộ trưởng. Hồi đó điện thoại di động chưa có, xã chưa có điện thoại, Bác về đến thôn, xóm lâu rồi lãnh đạo huyện, tỉnh mới tìm đủ nhau.

Báo Nhân dân đề nghị Trung ương nên chấm dứt việc tổ chức đón, đưa lãnh đạo trung ương về các địa phương. Báo Đại Đoàn Kết cũng có bài nêu lên việc có lãnh đạo trung ương gặp dân nhưng do tỉnh bố trí, đã được "bồi dưỡng” chỉ được nói với lãnh đạo trung ương những điều có lợi cho tỉnh, cũng nói đến sai sót, khuyết điểm nhưng chỉ là chút ít. Lãnh đạo trung ương đúng là "tai nghe mắt thấy” nhưng chẳng bớt quan liêu được bao nhiêu.

Đón và đưa vẫn tiếp diễn không sao ngăn được vì các tỉnh rất chủ động đón và đưa. Đối với mỗi tỉnh, thành phố, tiêu cực, tham nhũng ngày một tăng, chiếm đoạt đất đai của dân xã nào cũng xảy ra, tỉnh, huyện cũng đều dính vào, lại càng phải ra sức đón và đưa, phục vụ hết lòng lãnh đạo trung ương để lãnh đạo trên về không còn thời gian đi cơ sở gặp dân. Điển hình nổi bật về việc Trung ương xa dân là bốn năm bất ổn của nông thôn tỉnh Thái Bình. Thái Bình cách Thủ đô có hai, ba giờ ôtô, năm nào cũng có hàng trăm đoàn cán bộ ở trung ương về làm việc ở Thái Bình, chưa nói một số bộ và ban còn có biệt phái, thường trú ở Thái Bình. Tại sao những bất ổn do cán bộ biến chất, tham nhũng ở các xã gây ra kéo dài những 4 năm Trung ương mới biết?

Sau khi đã phanh phui mọi sự thật của 4 năm bất ổn, tìm hiểu sâu xa nguồn gốc của vụ tham nhũng ở hầu hết các xã, Bản tổng kết cuộc kiểm tra đã xác định cụ thể là tại quan liêu, xa cơ sở, xa dân của mọi cấp lãnh đạo. Bản tổng kết đã được đăng toàn văn trên báo Nhân dân ngày 27-2-1998. Xin trích một đoạn: "Để tình hình Thái Bình diễn ra nghiêm trọng kéo dài vừa qua, Bộ Chính trị và Chính phủ đã tự phê bình trước Trung ương về phần trách nhiệm của mình, thể hiện tập trung ở tình trạng quan liêu, những biểu hiện về kiểm tra, thanh tra hữu khuynh, đánh giá bố trí cán bộ chủ chốt của tỉnh, chưa đúng, xử lý vấn đề nảy sinh chưa kiên ---quyết và chưa kịp thời. Tình hình Thái Bình phức tạp như vậy mà các cơ quan có trách nhiệm của Trung ương vẫn đánh giá Đảng bộ Thái Bình là trong sạch, vững mạnh”.

Khiếu kiện ở tỉnh không đạt kết quả vì tỉnh bảo vệ đến cùng danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Chỉ còn đường về Trung ương khiếu kiện vượt cấp nhưng nông dân Thái Bình đều thảm bại vì Trung ương cũng xác nhận mọi báo cáo của tỉnh là đúng và Thái Bình xứng đáng là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Lãnh đạo trung ương tin lãnh đạo Thái Bình đến nỗi cho rằng một số cán bộ xã giàu có hoàn toàn không nhờ tham nhũng mà là do biết làm ăn, lao động cần cù, thậm chí có lãnh đạo còn cho là "trâu buộc ghét trâu ăn” khi đọc xong đơn của một số cán bộ về hưu, tố cáo lãnh đạo xã đã bớt sén các khoản đóng góp của dân; vẫn cho kẻ tham nhũng là đúng vì chỉ ra sức nghe lãnh đạo tỉnh, huyện, không chịu về thôn, xóm nghe dân. Cuộc đấu tranh hết sức gian khổ, có lúc những người chống tham nhũng không còn biết trông cậy vào đâu trong khi có hàng trăm xã chính quyền đã vào tay tham nhũng và bọn này càng khiêu khích những nạn nhân của chúng "về Trung ương mà kiện, không có vé ô tô thì sẵn sàng cho đây”. Dù sao, cuối cùng nông dân Thái Bình cùng lực lượng cán bộ về hưu và cựu chiến binh đã giúp lãnh đạo trung ương nhìn rõ sự thật, trắng đen không còn lẫn lộn. Đảng bộ trong sạch vững mạnh chỉ là cái vỏ bọc ngoài của một bộ máy tham nhũng như Bản tổng kết đăng báo Nhân dân đã ghi: "Theo đánh giá ở 152 xã đã và đang tiến hành thanh tra trong đó có 62 xã đã kết luận thì nhiều chủ tịch xã, bí thư xã, cán bộ địa phương, cán bộ tài chính, chủ nhiệm và kế toán trưởng hợp tác xã, trưởng nhóm đều có sai phạm về tham nhũng ở mức độ khác nhau”. Bộ máy Đảng và chính quyền mỗi xã gần như chức vụ nào cũng đều tham nhũng vì vậy dân đói là tất nhiên và trong Bản tổng kết đã nhận xét: "lãnh đạo tỉnh đã để mất ngọn cờ lãnh đạo”. Bốn năm bất ổn kết thúc, thắng lợi của nông dân Thái Bình đã gieo vào lòng một số cán bộ hy vọng "trong cái rủi có cái may” biết đâu "thất bại lại là mẹ thành công”. Những tổn thất quá lớn vì xa dân, bỏ dân ở Thái Bình đã đủ để lãnh đạo trung ương kiên quyết loại bỏ chủ trương "đón và đưa” kéo dài đã mười mấy năm. Thế nhưng đón và đưa vẫn tiếp diễn, không hề giảm bớt. Chuyên gia nước ngoài giúp ý kiến về cải cách hành chính cho biết, ở các nước ngoài, cơ quan nhà nước, các công sở không được dùng ngân sách nhà nước để tiếp đãi, thanh toán tiền ăn và ở cho mọi người đến làm việc, dù là người của cấp nào. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy, nếu các cơ quan của Nhà nước có thể dùng tiền nhà nước để thết đãi khách thì họ sẵn sàng chi tiêu không tiếc tiền (vì là tiền của dân) để mua chuộc các cấp trên về, đánh đổi lấy những lời khen, đây là cách họ được tăng lương, thăng chức nhanh nhất. Bộ Tài chính đã báo cáo riêng tiền thanh toán bia và rượu hàng ngày trên cả nước, ngân sách nhà nước phải chi một số tiền lớn, tổn thất tiền dân đóng thuế đã đau nhưng đau còn gấp bội là số cán bộ, đảng viên nghiện bia, rượu rất phổ biến, ở các cơ quan, công sở vì đã uống không mất tiền thì chẳng dại gì không uống cho say. Những người đã sống thời Pháp, thời Mỹ chiếm đóng, đều công nhận các công chức, quan chức thời đó không say rượu say bia như cán bộ, đảng viên ngày nay. Rượu ngoại loại 10 triệu đồng một chai ở Việt Nam vẫn bán được. Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ban hành Chỉ thị số 54 (CT/TƯ) đăng báo Nhân dân ngày 26-3-1995, yêu cầu đơn giản hóa các thủ tục đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng cán bộ cấp trên về địa phương, không chiêu đãi tiệc lớn, tiệc nhỏ, không có bia, rượu và cán bộ trên về dù giữ chức vụ gì, dùng cơm phải trả tiền sòng phẳng. Chỉ thị quy định cụ thể: Thanh toán đối với mọi tập thể và cá nhân đến làm việc, bất kể từ dưới lên hay trên xuống, theo đúng chế độ đã quy định, chấm dứt việc tặng tiền, tặng quà cho bất kỳ ai và dưới hình thức gì trong các dịp này.

Ngày 23-1-1998, Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ. Xin trích đoạn nói về việc đi công tác địa phương: "Khi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng về làm việc, địa phương tuyệt đối không tổ chức các nghi lễ đón tiếp, không tổ chức đón, tiễn tại địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.

Chỉ thị của Ban Bí thư và Quy chế làm việc của Chính phủ cũng vẫn không ngăn cản nổi các tỉnh, thành phố "đón và đưa” lãnh đạo trung ương thậm chí Bộ trưởng xuống cơ sở cũng giới thiệu trên báo, đài cảnh dân đón, dân tặng hoa. Nhóm lợi ích cùng tư duy nhiệm kỳ và "bệnh thành tích” tìm mọi cách đón lãnh đạo trên về, ra sức "bỏ con săn sắt, bắt con cá rô” để xin các loại dự án vì dự án nào cũng sản sinh ra những tỷ phú có chức có quyền ở địa phương. Mấy tỉnh một sân bay đã là nhiều, cuối cùng mỗi tỉnh một sân bay, thừa cảng sông, cảng biển nhưng chẳng hề nhắc đến thiếu bệnh viện.

Thực trạng việc đón và đưa lãnh đạo trung ương tồn tại đã mấy chục năm, chỉ càng làm cho lãnh đạo trung ương xa rời cuộc sống, trong khi ta chưa bao giờ khoảng cách giàu và nghèo lại cách xa như hiện nay.

Hội nghị Trung ương lần thứ 4 họp cuối năm 2011 đã thông qua Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và quyết định tổ chức "Tự phê bình và phê bình”. Đây là một chủ trương lớn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và cũng là biện pháp hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, sẽ góp phần tạo ra một bầu không khí mới, một động lực mới trong xã hội…

Đã lâu mới lại có tự phê bình và phê bình, lại được tổ chức khi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, về đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, đang thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Trong hoàn cảnh rất bức xúc, không thể tiếp tục suy thoái, không thể lùi được nữa và phải hiểu như vậy mới thấy cuộc tự phê bình và phê bình này mang tầm vóc một cuộc cách mạng, phải thay đổi mạnh mẽ, triệt để, trước hết từ bên trên. Nhiều lãnh đạo trung ương họp quanh năm cũng không tiêu thụ hết giấy mời họp vì giữ nhiều chức vụ, về địa phương làm việc cũng chỉ họp, đã quá quen với ngôn ngữ trong các báo cáo, các phát biểu thường đắn đo, cân nhắc, từng câu từng chữ, nhất là mọi sự thật đã đưa đến các cuộc họp thì ít hay nhiều đều méo mó, cắt đầu cắt đuôi. Cần dành thời gian về bám cơ sở, để nâng cao dân trí và cũng là để nâng cao năng lực, phẩm chất của chính lãnh đạo vì được chứng kiến cuộc sống còn nguyên vẹn, chưa bị sắp xếp, bố trí, tô vẽ, là đòi hỏi cấp thiết nhất của mỗi lãnh đạo trung ương. Cái mới đều từ cơ sở, từ công nhân, nông dân, trí thức. Tin dân, nghe dân lãnh đạo trung ương mới vượt lên chính mình, thoát khỏi sự trói buộc của những quan niệm cũ đã bị thực tế bác bỏ và cũng tránh lối mòn trong phương pháp tư duy đã ăn sâu từ nhiều năm nay. Về với dân, không phải lúc nào cũng dùng xe công, cũng phải nếm mùi "cơm bụi” để được sống như dân, sống trong dân, được nghe dân nói với nhau, dân nói với cả chính mình.

Cách đây đúng 30 năm, tháng 7-1982, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (khóa V), đã thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó Điều 30 nêu rõ: Hàng năm, mỗi ủy viên trung ương dành 1 phần 4 thời gian, tức là ba tháng để về cơ sở ở nông thôn và thành thị, tiếp xúc với công nhân, nông dân, trí thức và cán bộ cơ sở để nắm được thực chất tình hình qua mắt thấy, tai nghe tại chỗ, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và liên hệ, phản ánh với Ban Bí thư những vấn đề cơ bản mà cơ quan đầu não cần biết. Chủ trương hợp với lòng người này không thực hiện được vì nhiều Ủy viên cho là bận chuyên môn, nhất là không bỏ được nhiều cuộc họp.

Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (khóa IX) họp giữa tháng 8 năm 2001 lại bàn đến Quy chế làm việc của Trung ương, thấy Ủy viên Trung ương phải dành thời gian về cơ sở và quyết định: Thực hiện đúng đắn Quy chế đi công tác cơ sở, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng sẽ tạo điều kiện để Ban Chấp hành Trung ương có những quyết định sát với thực tiễn, sát với cuộc sống hơn, khắc phục bệnh quan liêu, phô trương hình thức đang diễn ra khá phổ biến.

Vẫn vắng hẳn những chuyến đi của lãnh đạo trung ương về địa phương, đắm mình trong thực tiễn cuộc sống một số ngày, hoàn toàn chủ động không nằm trong chương trình đón tiếp của lãnh đạo tỉnh và thành phố. Nếu vẫn tiếp tục xa cơ sở, xa các tầng lớp nhân dân mà lại muốn chống suy thoái về đạo đức lối sống, về tư tưởng chính trị thì chẳng khác gì muốn "vác đá vá giời”.

Thái Duy
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
“Phẩm giá con người không ở những vinh dự đã nhận được, mà ở chỗ biết rằng mình thực sự xứng đáng với chúng.”

Aristoteles (Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn trích dẫn)
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
.
“Phẩm giá con người không ở những vinh dự đã nhận được, mà ở chỗ biết rằng mình thực sự xứng đáng với chúng.”

Aristoteles (Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn trích dẫn)
.
Đấy là nói về những nơi mà con người có phẩm giá.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tương lai chúng ta là Biển Đông

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 4/8/2012 06:00

Xây dựng một Biển Đông hòa bình cũng chính là xây dựng một Biển Đông thịnh vượng ở đó các công ước và luật quốc tế cần được tôn trọng và thực thi, chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp chính đáng của mỗi nước cần được các nước khác tôn trọng căn cứ vào lịch sử, đạo lý chứ không phải dựa trên sức mạnh. Cuối cùng, các quốc gia có lợi ích trong khu vực sẽ cùng nhận thức một cách đúng đắn rằng nguồn năng lượng mà họ cần sẽ có được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với đạo lý hơn với tư cách một người bạn hàng, một đối tác chứ không phải một kẻ xâm lược.

Việt Nam có một quá khứ biển. Tổ tiên của chúng ta, những người con của vua Rồng, bốn ngàn năm trước đã theo cha đi về biển. Nền văn minh Văn Lang gắn liền với biển và tục vẽ mình của tổ tiên ta là bằng chứng cho thấy hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc ta thời ấy là khai thác sông nước, khai thác biển. Sử sách cổ đại đã mô tả nhân dân ta như là những người "thông thạo thủy tánh, bơi lội như rái cá".

Trong khi nhiều dân tộc trên thế giới gọi quốc gia mình là đất, dân tộc Việt Nam có lẽ là dân tộc duy nhất gọi quốc gia mình là nước. Sông, biển không những là không gian sinh tồn quý giá đã nuôi dưỡng giống nòi Việt qua bao đời nay, sông, biển còn là lá chắn của độc lập dân tộc. Trong suốt lịch sử giữ nước, sức mạnh thủy quân Việt Nam, biểu lộ qua những chiến công chói lọi mang tên Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử, Rạch Gầm... luôn luôn là yếu tố rất quyết định trong việc đánh bại ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn đất nước.

Ngày nay dân tộc Việt có một dải đất đẹp đẽ rộng trên 330 ngàn cây số vuông nằm ven bờ Biển Đông, tựa lưng vào Trường Sơn, chạy dài từ dãy Nam Quan đến mũi Cà Mau, với gần 3.300 cây số bờ biển. Nhưng có bao nhiêu sách giáo khoa địa lý dạy con em chúng ta rằng Việt Nam còn có biển, có một thềm lục địa rộng trên 2 triệu cây số vuông, gấp bảy lần diện tích của đất liền, có một vùng đặc quyền kinh tế biển rộng trên 1 triệu cây số vuông, rằng chúng ta có trên 4.000 đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc có diện tích xấp xỉ Singapore, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giàu khoáng sản, dầu lửa, khí đốt. Hình như có lúc nào đó chúng ta đã quên biển và biển đã trở nên xa lạ và thù nghịch.

Có một lúc nào đó, chúng ta chỉ biết cố sức chắt từng giọt sữa từ đất mẹ. Nhưng với 90 triệu dân, chúng ta chỉ có được 7,7 triệu hécta đất canh tác, bình quân mỗi đầu người dân Việt chỉ có 0,085 hécta, mỗi nông dân có 0,2 hécta, thấp xa so với tiêu chuẩn đất canh tác tối thiểu quy định bởi Liên Hiệp Quốc là 0,4 hécta. Hiện nay, chúng ta có thể tự hào là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới với 7 triệu tấn gạo xuất khẩu trên tổng sản lượng gạo thu hoạch là 30 triệu tấn trong năm 2011. Tỷ lệ gạo xuất khẩu chiếm 25% trên tổng sản lượng gạo, nhưng so tổng sản lượng lương thực quy thóc thì chỉ chiếm 10% và tỷ lệ này chắc chắn là một tỷ lệ khó vượt.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/vde1_1343960365.jpg
Giàn khai thác khí Lan Tây của TNK Việt Nam
ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam. Ảnh Ngọc Nhi


Với diện tích canh tác giới hạn và có xu hướng thu hẹp do phát triển công nghiệp, do biến đổi khí hậu..., sản lượng gạo thặng dư để xuất khẩu có thể giảm dần theo thời gian khi dân số tăng lên. Nếu chỉ dựa vào đất, ai biết được rằng trong bao nhiêu năm nữa, sự gia tăng dân số sẽ "ngốn" hết phần gạo thặng dư sản xuất được để rồi sau đó, mọi nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ nhằm tự túc lương thực như những nước đông dân khác đã gặp phải trên bước đường công nghiệp hóa, cho dù cơ cấu bữa ăn có thay đổi?

Tuy nhiên, điều may mắn là chúng ta còn có biển. Biển không những cho chúng ta nguồn dự trữ lương thực bổ sung dồi dào, biển còn cho chúng ta nguồn tài nguyên và năng lượng quý giá thiết yếu cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Dầu khí là bằng chứng cho thấy sự giàu có của thềm lục địa Việt Nam. Theo tài liệu của Tổng công ty Dầu khí, tổng trữ lượng dự báo địa chất của thềm lục địa Việt Nam là khoảng 10 tỉ tấn dầu, trữ lượng khai thác khoảng 4-5 tỉ tấn, trữ lượng khí đồng hành khoảng 200-300 tỉ m3. Đó chính là chỗ dựa của tương lai công nghiệp Việt Nam, buộc chúng ta phải có nhận thức rõ ràng hơn về mối quan hệ gắn bó của biển với lợi ích sinh tử lâu dài của Tổ quốc.

Bốn ngàn năm trước, để giúp nhân dân an toàn khai thác biển, vua Hùng đã chỉ cho kỹ thuật vẽ mình. Ngày nay, trong tình hình mới, chúng ta vừa khai thác biển vừa phải bảo vệ biển. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu mới. Chúng ta không chỉ cần công nghệ cao hơn, phương tiện hiện đại tối tân hơn, con người được trang bị kiến thức kỹ năng cao hơn mà còn cần đến ý chí kiên định của toàn thể cộng đồng dân tộc trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh hải, thềm lục địa, bảo vệ an toàn cho ngư dân, cho những người khai thác khoáng sản và dầu mỏ trên thềm lục địa của chúng ta. Cần rút ra được bài học từ sai lầm trong quá khứ.

Một trăm năm mươi năm trước, vua Tự Đức, quên rằng Việt Nam là một quốc gia biển, đã bỏ ngoài tai những kiến nghị phát triển lực lượng hải quân và thương thuyền của Nguyễn Trường Tộ, tiếp tục theo đuổi chính sách bế quan tỏa cảng, không giao lưu với phương Tây, ôm chặt ảo tưởng về sự an toàn của vương triều đằng sau các bức tường thành khép kín. Chính sách đóng cửa một mặt làm nước ta mất đi một lực lượng hải quân hùng mạnh với những chiến thuyền tuy nhỏ nhưng trang bị hiện đại từng tung hoành ở Biển Đông, đánh bại các hạm đội phương Tây trong suốt hai thế kỷ từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh đến thời Quang Trung hoàng đế, mặt khác làm tan rã giấc mơ - và cơ hội - có một đội thương thuyền lớn ngang dọc trên các đại dương. Cái giá phải trả quá đắt: một trăm năm mất nước và một trăm năm lạc hậu về công nghệ đóng tàu.

Gần hai mươi năm trước, ông Lưu Văn Lợi, nguyên Trưởng ban Biên giới hải đảo của Chính phủ cũng đã đề xuất rằng thế đi lên của nước ta là phải dựa trên hai chân: đất liền và biển. Ông kêu gọi "cần có một kế hoạch hoàn chỉnh phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh đất nước, vạch chiến lược biển cũng như vạch một chiến lược cho đất liền".

Một chiến lược biển lâu dài, đó là điều hết sức sinh tử cho sự cường thịnh của tổ quốc, nhưng để hoàn thành được các mục tiêu chiến lược cho từng giai đoạn lịch sử, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng, ngay từ hôm nay, nguồn tài chính cộng đồng cho chiến lược biển. Chúng ta cần có một Quỹ Biển Đông.

Thử hình dung mỗi người dân Việt mỗi ngày dành dụm đóng góp vào Quỹ Biển Đông chỉ một ngàn đồng, sau năm năm, Quỹ Biển Đông sẽ có được một số tiền không nhỏ là trên 150 ngàn tỉ đồng. Với số tiền này, cùng với Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam, chắc chắn Quỹ Biển Đông sẽ chung sức làm được nhiều việc: huấn luyện ngư dân và đào tạo đội ngũ khai thác tài nguyên biển, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho đánh bắt và khai thác tài nguyên trên biển và trong thềm lục địa, tổ chức nghiên cứu biển, thềm lục địa, xây dựng một đội thương thuyền Việt Nam xứng đáng với tầm cỡ một quốc gia biển, phát triển lực lượng hải quân, không quân cùng hệ thống phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải trên các hải đảo và ven biển, bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học biển... Nhưng điều quan trọng của Quỹ Biển Đông không chỉ là nguồn tài chính. Sự ra đời của Quỹ Biển Đông khẳng định sự đoàn kết, thống nhất ý chí của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt cả trong nước lẫn ngoài nước trong quyết tâm bảo vệ và phát triển đất nước, tiến đến một tương lai cường thịnh.

Những sự tranh chấp gần đây ở Biển Đông cho thấy tham vọng về lãnh thổ - thực chất là tham vọng về nguồn năng lượng dầu hỏa - và chính sách pháo hạm của Trung Quốc đang đe dọa thổi bùng lò lửa chiến tranh ở Biển Đông. Chiến tranh chắc hẳn là một điều chẳng lành và không ai muốn, nhưng hòa bình ở Biển Đông cũng chắc chắn không thể có được bằng sự nhượng bộ đơn phương của một bên yếu hơn. Một sự lùi bước như thế về lâu về dài sẽ trở thành điều kiện dẫn đến chiến tranh sau này, khi mọi sự tức nước vỡ bờ. Lý thuyết về cửa sổ phá vỡ cho thấy rằng bất cứ một cửa sổ vỡ nào cũng cần được vá lại ngay, trước khi cửa sổ thứ hai bị ném vỡ.

Mỗi nước trong vùng cũng cần có ý chí và hành động kiên quyết bảo vệ từng tấc đất, từng hòn đảo thuộc lãnh thổ, lãnh hải của mình, cũng là góp phần bảo vệ luật pháp, công ước quốc tế về Biển Đông. Cuộc tranh chấp trên Biển Đông hiện nay phảng phất mô hình chiến lược đối kháng Liên Hoành - Hợp Tung thời Chiến quốc giữa Tần và sáu nước Tề, Ngụy, Triệu, Hàn, Yên, Sở mà thành công của Hợp Tung phải dựa vào sự đồng tâm hiệp lực và đoàn kết nhất trí của các nước nhỏ hơn liên kết lại. ASEAN và mỗi quốc gia Biển Đông trong ASEAN có thể sẽ cùng nhau bảo vệ được hòa bình và chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của mình nếu học được kinh nghiệm đáng giá đó.

Xây dựng một Biển Đông hòa bình cũng chính là xây dựng một Biển Đông thịnh vượng ở đó các công ước và luật quốc tế cần được tôn trọng và thực thi, chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp chính đáng của mỗi nước cần được các nước khác tôn trọng căn cứ vào lịch sử, đạo lý chứ không phải dựa trên sức mạnh. Cuối cùng, các quốc gia có lợi ích trong khu vực sẽ cùng nhận thức một cách đúng đắn rằng nguồn năng lượng mà họ cần sẽ có được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và phù hợp với đạo lý hơn với tư cách một người bạn hàng, một đối tác chứ không phải một kẻ xâm lược. Tiến hành chiến tranh để chiếm đoạt nguồn năng lượng của người khác chắn chắn sẽ tốn kém hơn rất nhiều lần chi phí mua nó một cách sòng phẳng và công bằng.

Hậu duệ của những người con vua Rồng ngày nay đang hướng về biển. Lịch sử lặp lại, nhưng với một tầm vóc mới. Ngày xưa, biển đã che chắn, ấp ủ những hạt giống văn minh đầu tiên của dân tộc Việt. Bây giờ, biển đang cung cấp những nguồn năng lượng quý giá cần thiết cho sự đâm chồi, nảy lộc của những hạt giống đó. Một bình minh công nghiệp của Việt Nam đang ló dạng từ Biển Đông. Biển Đông, đó là tương lai của chúng ta.

Theo Huỳnh Bửu Sơn/Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Đối diện với TQ, nước cờ nào cho VN trên bàn cờ thế giới hiện nay?



Bác Tuấn Khỉ:   Tình hình đất nước ta đang có không ít khó khăn. Vấn đề cơ bản nhất, khó khăn nhất là phải đối phó với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán của nhà cầm quyền Trung Quốc. Họ đang có nhiều âm mưu, thủ đoạn vừa tinh vi, xảo quyệt, vừa trắng trợn, lỗ mãng  nhằm thôn tính Biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Làm gì và làm như thế nào để bảo vệ chủ quyền của đất nước? Đây đang là mối quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Bài phân tích tình hình của Lê Nguyên mà  lão Đồ giới thiệu là một trong nhiều ý kiến để các bác và anh chị em tham khảo. Đây là ý kiến của cá nhân Lê Nguyên, nhưng lão thấy đồng cảm nên mạo muội gõ lại lên đây mọi người cùng xem.

Nếu lấy cái mốc 2007-2008 là thời điểm có những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt – trong nước, năm 2007, lần đầu tiên có sự bùng nổ các phong trào biểu tình chống Trung Quốc vốn kết tụ từ những âm ỉ trước đó, và trong quan hệ với quốc tế, từ năm 2008, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO – thì có thể thấy trong vòng dăm năm trở lại đây, Việt Nam đang dần tiến tới một khúc quanh quan trọng mang tính quyết định cho vận mệnh của chính mình. Nếu đặt Việt Nam giữa các “ông lớn” trên bàn cờ thế giới hiện nay và thu gọn lại thành một quan hệ tay ba Việt Nam – Trung Quốc – Hoa Kỳ thì có thể công thức hoá khúc quanh quan trọng này dưới dạng các câu hỏi mang tính chiến lược, và việc lựa chọn đáp án nào sẽ mang tính quyết định cho vị thế của Việt Nam trên sân khấu chính trị châu Á – Thái Bình Dương cũng như thế giới nói chung:
   1.Đi gần hơn nữa với Trung Quốc trên mặt trận chống lại sức ảnh hưởng (ảnh hưởng vốn có và nỗ lực ảnh hưởng trở lại mang tính chiến lược) của Mỹ?
   2. Cố gắng giữ thăng bằng, hay là đu dây, giữa các cường quốc mà đặc biệt là giữa hai gã khổng lồ của thế kỉ 21 là Mĩ và Trung Quốc? và  3. Trở thành đồng minh với Mĩ trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc?

Thực ra đã có nhiều bài báo từ nhiều phía, nhiều lực lượng khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp cổ xuý và vận động cho từng đáp án này. Trước hết đánh giá một cách sơ bộ về 3 câu hỏi: câu 1 dường như ít có khả năng xảy ra, bất chấp những cáo buộc, đôi khi là cực đoan, của các tiếng nói bất mãn trong và ngoài nước trước những phản ứng có vẻ như quá nhu của Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ngoại trừ những tuyên bố phần nhiều là có tính toán về mặt ngoại giao và thường được để cho giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam về bên Đảng lên tiếng, cộng với những tuyên bố vừa cứng rắn, doạ dẫm, vừa phủ dụ lôi kéo của phía Trung Quốc được thể hiện qua tờ Hoàn cầu Thời báo, thì khó có thể tưởng tượng được kịch bản 1 này lại được Việt Nam lựa chọn. Hai lựa chọn còn lại (giữ thăng bằng, đu dây, hay liên minh với Mĩ) thường gây nhiều tranh cãi nhất, và sẽ là trọng tâm mà tôi phân tích ở đây. Do vậy, trong bài báo này tôi sẽ đặt mối quan hệ này vào một bối cảnh rộng hơn với việc khu biệt hoá thành 6 lực lượng trên sân khấu chính trị châu Á – Thái Bình Dương hiện nay: 1/ Việt Nam – 2/ Trung Quốc – 3/ Hoa Kỳ - 4/ Đông Nam Á – 5/ Các cường quốc bậc trung hoặc từng là siêu cường có mối ràng buộc gần với những động thái giữa ba bên (Việt – Trung – Mỹ) bao gồm Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, và Nga – 6/ Liên Âu và phần còn lại của thế giới nói chung. Sau khi phân tích những vấn đề nội tại trong sự phát triển của Việt Nam và mối quan hệ giữa Việt Nam với các lực lượng còn lại, tôi sẽ cố gắng đi tới câu trả lời là một lựa chọn nước cờ cho Việt Nam.

Về cơ bản, mối tương tác giữa các lực lượng nêu trên là mối tương tác dựa trên sự ràng buộc giữa giá trị và lợi ích. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các lực lượng còn lại do vậy cần được các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận trong mối tương tác giữa giá trị và lợi ích này. Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng vào một thế giới toàn cầu hoá, không quá khó để xác định và đánh giá bình diện giá trị: đó là các giá trị về tự do, dân chủ và luật chơi quốc tế. Đó là các yếu tố cần thiết vừa đem lại chính “giá trị” và “lợi ích” cho người dân trong nước, vừa tạo nên “quyền lực mềm” cho quốc gia với tư cách là một đối thủ trong cuộc chơi toàn cầu. Bình diện còn lại, “lợi ích,” mới là yếu tố khó giải quyết vì bản chất của con người – xét ở cấp độ cá nhân cũng như một thực thể lớn hơn và trừu tượng hơn là quốc gia – là lòng tham. Lòng tham này được kích thích hay chế ngự dựa vào các yếu tố, thứ nhất là thực lực của bản thân từng đối thủ, và thứ hai là các “giá trị.” Nếu một lực lượng nào đó trên bàn cờ chính trị này bị chi phối quá lớn bởi bình diện “lợi ích” và bất chấp cả bình diện “giá trị,” lúc đó tất yếu nảy sinh mâu thuẫn và xung đột với các lực lượng còn lại. Các thế lực có thực lực yếu hơn, do vậy thường nhấn mạnh bình diện “giá trị,” dựa vào “giá trị” để bảo vệ mình, tất nhiên đồng thời với đó là tranh thủ thời gian để phát triển thực lực, tăng sức mạnh thực tế hỗ trợ cho cuộc cạnh tranh.

Trong thời gian qua, có thể quan sát thấy Việt Nam đã có những bước đi khá khôn ngoan và đúng hướng trong việc nhấn mạnh “giá trị” đồng thời ra sức củng cố và phát triển thực lực của mình. Bên cạnh việc mua sắm thêm nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng một lực lượng quân đội ngày càng tinh nhuệ như là những biểu hiện cụ thể nhất của việc phát triển thực lực, ít nhất là đủ sức răn đe đối thủ, việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu thông qua luật biển vào cuối tháng 6 vừa rồi với những điều chỉnh cho phù hợp hơn với luật quốc tế, chính là những điều chỉnh khôn ngoan để phát triển bình diện “giá trị,” tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Đó chính là những động tác cụ thể trong chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước thực hiện theo nguyên tắc tự lực tự cường mà Việt Nam đã quá thấm thía trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Song đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá, cộng với một thực tế là thực lực của mình còn rất yếu nếu so sánh với Trung Quốc sát cạnh như một gã khổng lồ và tham lam, những động tác trên là không đủ nếu thiếu đi những tương tác với các lực lượng bên ngoài còn lại trong sơ đồ nêu trên. Vấn đề cần đặt ra, do vậy, là phải đánh giá được “giá trị,” “lợi ích” và ý đồ của mỗi thế lực nêu trên trong cuộc chơi để từ đó có những bước đi hợp lí trong quan hệ với từng đối tượng.

Cho đến thời điểm này thì có thể nói không quá khó để nhận ra ý đồ, tham vọng của từng bên trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Với Việt Nam, trước hết là bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình theo đúng quy định của luật quốc tế về phạm vi 200 hải lí của khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; tiếp theo, bảo vệ phần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) mà mình đã chiếm hữu và quản lí liên tục trong lịch sử. Với Trung Quốc, hiện tại khó có thể dám phiêu lưu vào một xung đột quân sự trên biển Đông, song tham vọng lợi ích của nó đã quá rõ ràng: quyết tâm cướp đoạt Hoàng Sa và Trường Sa, biến 80% diện tích biển Đông thành cái ao nhà của mình, từ đó thực hiện tham vọng lớn hơn: dùng biển Đông làm bàn đạp tiến ra xưng hùng với thế giới.

Do vậy, trong mối quan hệ trực tiếp với Trung Quốc, bên cạnh gấp rút trở thành một thực lực đủ mạnh về kinh tế lẫn quốc phòng, Việt Nam cần phải cho Trung Quốc thấy giới hạn của sự hoà hiếu và tính nguyên tắc trong việc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của mình. Bên cạnh một số chiến lược đã và đang được các nhà lãnh đạo Việt Nam thực hiện như chiến lược “nhím xù lông,” chiến lược “chống tiếp cận,” Việt Nam cần phải sử dụng đa dạng các phương cách khác nhau như ngoại giao nhân dân, ngoại giao đa phương, tranh thủ nước lớn và cộng đồng quốc tế. Đặc biệt Việt Nam có thể sử dụng truyền thông và tiếng nói của các học giả để nói cho Trung Quốc hiểu rằng Việt Nam sẵn sàng chiến đấu đến cùng một khi bị dồn đến chân tường, rằng gây sự với Việt Nam, Trung Quốc có thể lặp lại sai lầm trong lịch sử: 600 năm trước, bại trận ở Việt Nam đã khiến nhà Minh phải co về cố thủ nội địa và từ bỏ mộng vươn ra đại dương của mình. Lần này cũng vậy, sa lầy vào một xung đột quân sự lâu dài với Việt Nam có thể sẽ khiến Trung Quốc trở nên khốn đốn và tan tành mộng bá chủ toàn cầu.

Trong quan hệ giữa Việt Nam với lực lượng ngoài Trung Quốc, lực lượng số 6, tức “EU và phần còn lại của thế giới nói chung,” là ở xa nhất và có tác động ít trực tiếp nhất. Song EU với tư cách là một thực thể kinh tế quan trọng và cái nôi của các giá trị toàn cầu như tự do, dân chủ, vai trò của nó cũng không hề nhỏ. Về mặt kinh tế, có thể thấy sự ràng buộc rất lớn giữa EU như là một khu vực đang phải đối diện với những khó khăn rất lớn về kinh tế, và Trung Quốc như là một thế lực kinh tế mới nổi, có dự trữ ngoại tệ rất lớn và một công xưởng sản xuất hàng hoá cho toàn thế giới. Sự phụ thuộc về mặt kinh tế, tài chính của EU và Trung Quốc là điều có thể trông thấy rõ, song không vì thế mà Trung Quốc có thể hoàn toàn khuất phục được EU trong việc ủng hộ các tham vọng quá đáng về lợi ích của mình. Bên cạnh đó, các nước EU cũng ngày càng tỏ ra e ngại Trung Quốc không chỉ như một thế lực hung hãn đang trỗi dậy, mà còn vì bản chất của nó là một sự kết hợp giữa nền toàn trị phi dân chủ với một chủ nghĩa tư bản hoang dã sẵn sàng vi phạm các cam kết về an toàn thực phẩm cũng như về luật lệ quốc tế và về nhân quyền nói chung chỉ để thực hiện các tham vọng lợi ích của mình. Do vậy, trong mối quan hệ với lực lượng này (EU và phần còn lại của thế giới nói chung), Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa về kinh tế và chính trị để biến mình thành một địa chỉ hấp dẫn cho quan hệ kinh tế với EU, xây dựng sự ràng buộc lợi ích lớn hơn giữa hai bên. Những cải cách về chính trị cũng là để đi gần hơn với EU và tranh thủ sự ủng hộ của EU trên bình diện “giá trị.”

Các cường quốc bậc trung trong vùng (Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Australia, và Nga) ở các mức độ khác nhau đều có xung đột về lợi ích với Trung Quốc và ngày càng cảnh giác trước một Trung Quốc hung hãn. Nhật, Hàn Quốc, Australia và ở một góc độ nào đó là Ấn Độ, đều là đồng minh của Mĩ. Tuy có thể không nói ra trực tiếp, song kiềm chế một nước Trung Quốc độc đảng và tham lam đều là mục tiêu chung của các quốc gia này dưới sự dẫn dắt của Mĩ. Trường hợp của Nga có phức tạp hơn. Nga từng là siêu cường một thời, song với tình hình hiện thời, uy thế ngày xưa đã mất cũng như mối ràng buộc quyền lợi của Nga với Việt Nam và vùng Đông Nam Á không còn trực tiếp thiết thân như xưa, cho nên trong bài toán Việt – Trung hiện nay, tạm thời có thể xếp Nga vào nhóm các cường quốc bậc trung trong vùng này. Nga có quan hệ lợi ích kinh tế mật thiết với Trung Quốc và có thể liên minh tạm thời với Trung Quốc để kiềm chế Mĩ. Song về lâu dài, Nga không thể trở thành đồng minh với Trung Quốc và vẫn luôn cảnh giác với Trung Quốc, không muốn Trung Quốc vươn lên lãnh đạo thế giới. Xét về bình diện“giá trị,” dù hiện thời chính quyền Putin có là một chế độ độc tài được bọc ngoài bởi một lớp nhung dân chủ, thì về lâu dài, xã hội – văn hoá Nga vẫn gần gũi Mĩ – Âu hơn là với Trung Quốc. Chiến lược của Việt Nam do vậy phải không ngừng củng cố quan hệ kinh tế và chính trị với các cường quốc này, lôi kéo các cường quốc này can dự sâu hơn vào vấn đề biển Đông, tăng cường sự ràng buộc về mặt lợi ích với các nước, đồng thời cần cải cách chính trị, phát huy tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc này trên bình diện “giá trị.”

Thực ra hai lực lượng khó giải quyết nhất chính lại là ASEAN và một phần nào đó là Mĩ. Với Asean, trước hết phải có những phương thức ngoại giao khác nhau để các nước trong khối thấy được yêu cầu đoàn kết để tiếng nói chung bởi Trung Quốc sẽ là một thế lực có tiềm năng gây nguy hại không chỉ với những nước có can hệ trực tiếp về mặt lợi ích với Trung Quốc, mà còn đối với cả khu vực và thậm chí là cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Song, đối phó với việc Trung Quốc đang dùng quyền lực của cơ bắp lẫn đồng tiền để khiến Asean phải thúc thủ, Việt Nam không thể đủ tài chính và cơ bắp để chạy đua theo cách đó với Trung Quốc. Một chiến lược thu phục lâu dài đối với các nước Asean mà Việt Nam cần tạo ra phải là sự thu phục bằng quyền lực mềm, bằng “giá trị”. Muốn làm được điều đó, bản thân Việt Nam phải chứng tỏ mình sẵn sàng tạo nên và đi theo các “giá trị” ấy, thông qua đó tác động lên những nước đang hoặc có nguy cơ rơi vào vòng tay Trung Quốc, giúp các nước cảnh giác trước những mối lợi trước mắt do Trung Quốc đem lại, và nhận ra rằng các bình diện “giá trị” như tự do, dân chủ, pháp quyền là cái đích tất yếu cần phải đi đến để đảm bảo một sự phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, giúp mỗi quốc gia kia tự xây dựng nên “sức đề kháng” đối với một gã láng giềng khổng lồ, độc tài và tham lam.

Song những diễn biến căng thẳng của diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 19 vừa diễn ra tuần rồi với sự thất bại của cả khối không đưa ra được tuyên bố chung buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thấy rằng với toàn bộ tính chất phức tạp về lịch sử, tôn giáo, chính trị, địa dư,… giữa 10 nước, phải mất một thời gian khá dài, có thể lên tới tầm ít nhất vài thập kỉ, thậm chí là nửa thế kỉ nữa thì ASEAN mới có thể tạo ra được một sự thống nhất như của châu Âu hiện thời. Dựa vào Asean là cần thiết nhưng không đủ, đặc biệt không kịp cho diễn tiến phát triển dồn dập của bàn cờ chính trị khu vực, và cho những tình huống cấp bách có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Con bài chốt, chung quy lại, không ai khác, chính là Mĩ.

Với Mĩ, bên cạnh sự khó khăn mà nền kinh tế khổng lồ này đang gặp phải, sự phụ thuộc về mặt kinh tế vào Trung Quốc, Mĩ còn tỏ ra e dè ngại va chạm với Trung Quốc phần nhiều vì những lí do lịch sử: những va chạm và thất bại của Mĩ ở Đông Á (chiến tranh Triều Tiên) và Đông Nam Á (chiến tranh Việt Nam) trong thế kỉ 20 luôn luôn nằm trong thế kình địch với Trung Quốc. Đó vẫn là những vết thương lịch sử khiến Mĩ thận trọng và cân nhắc kĩ cho mỗi hành động trong hiện tại. Trong mối quan hệ Việt – Mĩ, hai bên đã có những bước tiến dài đáng kinh ngạc sau khi bình thường hoá vào năm 1995, song mối nghi kị lẫn nhau vẫn chưa phải là hoàn toàn chấm dứt. Mĩ với tư cách là lãnh đạo của thế giới tự do, ở một mức độ nào đó hẳn vẫn còn cái nhìn nghi ngại về Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam hẳn cũng vẫn còn nghi ngại Mĩ rất nhiều vì vẫn chưa quên nỗi đau về việc bị các cường quốc trong thế kỉ 20 thoả hiệp trên lưng mình, trong đó có Mĩ. Song, quá khứ là bài học cần phải nhớ để rút ra kinh nghiệm cho bài toán hiện tại và tương lai; trong khi đó, xét trên tổng thể, chỉ có Mĩ là lực lượng duy nhất có thể làm đối trọng với Trung Quốc hiện nay.


(còn tiếp)
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

(tiếp theo)

Như vậy, qua sự phân tích các bình diện “giá trị,” “lợi ích” và ý đồ của từng lực lượng trong sơ đồ trên, có thể đi đến một nhận định: bài toán then chốt nhất trong số các bài toán trên là phát triển mối quan hệ với Mĩ, lấy Mĩ làm đối trọng chính hỗ trợ cho sự đương đầu với Trung Quốc. Và trước hết, vấn đề then chốt trong bài toán then chốt cần giải này là phải cố gắng xoá tan sự nghi ngại đến từ cả hai phía, xây dựng và phát triển lòng tin lẫn nhau.

Làm thế nào để đạt được điều đó? Câu trả lời là: phải làm thế nào để cho hai bên tương hợp về “giá trị” và “lợi ích.” Tương hợp về “lợi ích” gần như đã không cần bàn cãi: bên cạnh yếu tố kinh tế thì xét về mặt địa – chính trị chiến lược, trong khi Việt Nam cần Mĩ làm đối trọng với Trung Quốc, Mĩ cũng rất cần Việt Nam như là một mắt xích quan trọng trong việc thực hiện kiềm chế tham vọng của Trung Quốc để cố gắng giữ ngôi vị bá chủ và tham vọng toàn cầu của mình.

Sự “quyền biến” của Mĩ trong mối quan hệ với hai nước đồng minh của mình là Nhật Bản với Phillipines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc vừa qua đưa ra cho Việt Nam những bài học quan trọng: Mĩ sẵn sàng “cắt nghĩa” bản hiệp ước an ninh với Nhật theo hướng có lợi cho Nhật, tuyên bố có trách nhiệm bảo vệ quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài) cho Nhật bởi một thực tế thấy rõ là Nhật có thực lực. Trong khi đó, tình hình ngược lại với Phillippines trong vụ xung đột ở bãi đá ngầm Scarborough bởi thực lực của nước này quá yếu, đặc biệt là về mặt quân sự – quốc phòng.

Những cố gắng trong việc giữ thăng bằng giữa hai cường quốc Mĩ và Trung Quốc, kéo các cường quốc khác tham gia vào cuộc chơi để tăng thanh thế cho bản thân, đồng thời bên cạnh đó là những bước đi thận trọng, kín đáo ngày càng gần gũi hơn với Mĩ, là những nước đi khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Song một vấn đề chiến lược quan trọng mà các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thống nhất được với nhau, đó là giữ mối cân bằng này đến mức nào, đằng sau mối cân bằng này là mục tiêu chiến lược nào cần hướng đến. Liệu mối cân bằng này có duy trì mãi được không? Và quan trọng hơn, liệu mối cân bằng này có là giải pháp tối ưu hỗ trợ Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc hay không? Nếu câu trả lời là “không” thì lãnh đạo Việt Nam phải trả lời tiếp câu hỏi: Vậy phải xây dựng mối quan hệ với Mĩ đến mức độ nào mới đủ sức làm thoái lui dã tâm của Trung Quốc và trong tình huống khẩn cấp xảy ra (một cuộc xung đột vũ trang chẳng hạn) thì lập tức có ngay lực lượng hỗ trợ đủ mạnh để đập tan ý chí của Trung Quốc? Trả lời câu hỏi này đồng nghĩa với việc các Việt Nam cần phải xác quyết một mục tiêu chiến lược rạch ròi, phải thống nhất được với nhau và quyết tâm đi tới mục tiêu đó. Mục tiêu đó là gì?

Dự đoán chính trị là một điều rất khó. Trong khoa học chính trị, người ta thường đưa ra các dự báo dựa trên các biến thiên (tham số) là các hành động của mỗi bên trong cuộc chơi chung, theo công thức: nếu các tham số a, b thì sẽ cho ra kết quả X; nếu các tham số là c, d thì sẽ cho ra kết quả Y. Trong bài toán đang đặt ra cho Việt Nam ở đây cũng vậy. Một kịch bản tốt đẹp và có phần lí tưởng là Trung Quốc sẽ gạt bỏ “lợi ích” của mình để tuân theo “giá trị” chung; lúc đó chiến lược giữ thăng bằng của Việt Nam hẳn tiếp tục phát huy tác dụng. Song dựa trên các dữ kiện lịch sử với các tham số như chủ nghĩa dân tộc của người Trung Quốc và chủ nghĩa bành trướng đại Hán cũng như diễn biến dồn dập và căng thẳng gần đây, rõ ràng kịch bản trên khó lòng xảy ra. Trung Quốc có vẻ không sẵn sàng từ bỏ “lợi ích” của mình và đồng thời có vẻ không còn che giấu cho tham vọng soán ngôi bá chủ toàn cầu. Do vậy Việt Nam cũng phải sẵn sàng các bước đi cần thiết cho chiến lược của mình trong cuộc chơi này. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục cố gắng giữ thăng bằng trong chừng mực còn thấy nó cần thiết, trong khi đóphải luôn tỉnh táo quan sát và dự báo động thái của đối thủ.Đồng thời, bằng các cách thức không khoa trương gây ồn ào và khó chịu không cần thiết cho đối thủ,  Việt Nam càng thân thiết với Mỹ càng tốt để làm sao có thể thiết lập một mối quan hệ Việt – Mỹ có tính đồng minh không chính thức hay có thể gọi là đồng minh dự bị, chẳng hạn như mối quan hệ giữa Mĩ và Singapore hiện nay. Mối quan hệ đồng minh dự bị có sự ràng buộc cần thiết nhất định nào đó về mặt hỗ trợ quân sự giữa hai bên, đồng thời nó có tính bước đệm cho một quan hệ đồng minh chính thức khi cần thiết.

Song vấn đề đặt ra là trong khi khéo léo giữ mối thăng bằng, phải làm sao để cho các bước đi này có tiến độ nhanh hơn. Để đạt được tiến độ cần thiết cũng như là một mục tiêu chiến lược cần hướng đến, Việt Nam còn nhiều việc cần phải làm. Xét từ mối quan hệ giữa “giá trị” và “lợi ích” mà tôi nêu trên, rõ ràng lời giải là phải làm cho “giá trị” và “lợi ích” giữa hai bên trở nên tương hợp. Mĩ kêu gọi Việt Nam tham gia vào TPP và Việt Nam đã có phản hồi tích cực, sẵn sàng tham gia, đó là những bước đi rất quan trọng và hữu ích. Mĩ cũng nên có một số hành động mang tính biểu tượng, chẳng hạn huỷ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam để thứ nhất, thể hiện sự hợp tác toàn diện về mặt quân sự; thứ hai, nó như là một sự khuyến khích động viên cho Việt Nam tiếp tục cải cách; và thứ ba, rõ ràng Mĩ cũng thu được mối lợi của việc xuất khẩu vũ khí mà lâu nay, bất chấp lệnh cấm trên của Mĩ, Việt Nam vẫn có nguồn cung ứng hữu hiệu từ Nga.

Song mong muốn là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác và phức tạp hơn nhiều. Không phải cứ muốn kết ước đồng minh là lập tức có thể đặt bút kí kết ước đồng minh. Bên cạnh việc phải có những nước đi khéo léo và tiệm tiến, tránh gây sốc cho một Trung Quốc khổng lồ ngay sát bên, thì còn một trở ngại khác quan trọng hơn cần phải giải quyết: dù sao đi nữa cũng khó có thể tưởng tượng được việc Mĩ lại có một đồng minh là một quốc gia cộng sản và là kẻ thù cũ của nhau. Đó là những trở ngại khó vượt qua cho việc đi đến kết ước đồng minh. Nhưng nếu cả hai bên cùng có thiện chí trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau thì vẫn có thể đạt được mục đích. Phạm vi bài viết này không cho phép bàn quá rộng, song có thể dễ dàng đồng ý với nhau là nền kinh tế phát triển mạnh và vững chắc, bền vững chỉ khi được hỗ trợ bởi một thể chế dân chủ, và sự vững mạnh về kinh tế phải đi kèm với sự giàu có, sự tự do và các giá trị dân chủ cho mỗi người dân.[*] Nếu bước đi này xảy ra, Mĩ có thể (và nên) phản hồi theo hướng tích cực là hình thành một quan hệ đồng minh dự bị với Việt Nam để khi chín muồi, mối quan hệ đồng minh dự bị này có thể dễ dàng phát triển ở mức cao hơn.

Một khi đã phân tích thấu đáo từng lực lượng trên bàn cờ chính trị thế giới, dự đoán các kịch bản khác nhau cho cuộc chơi này, từ đó xác quyết cho mình chiến lược cần theo đuổi và cái đích cần đi tới, thì việc đạt được kết quả hay không chỉ còn phụ thuộc vào ý chí và sự khôn ngoan của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Một điều tưởng đã nhàm, song chung quy lại, rõ ràng cái cần phải làm ngay và làm xuyên suốt, vẫn là tiếp tục dân chủ hoá đất nước, xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự với một thể chế tam quyền phân lập. Đó là điều cần thiết để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh đặng theo đuổi triết lí tự lực tự cường đã được đúc rút qua chiều dài lịch sử chống ngoại xâm.

LÊ NGUYÊN


[*] Xem thêm bài viết “Giá trị Mỹ" và "lợi ích Mỹ" trong ván bài "cách mạng hoa Nhài” ở bài tiếp theo dưới đây, đặc biệt là đoạn kết.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [59] [60] [61] [62] [63] [64] [65] ... ›Trang sau »Trang cuối