Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Những thay đổi lớn iPhone tạo ra trên thị trường di động

Bài đăng trên VNExpress Thứ bảy, 30/6/2012, 10:19 GMT+7

Ngày 28/6/2007, Nokia đang là công ty điện thoại di động lớn nhất thế giới, thiết bị Android chưa tồn tại và giới doanh nhân rất ưa chuộng BlackBerry. Nhưng một ngày sau đó mọi thứ đã thay đổi khi iPhone ra đời.

Với mức giá 600 USD, sản phẩm này được xếp vào dòng điện thoại hạng sang. Nó bị giới phân tích hoài nghi và bị Motorola, Palm, Microsoft và Nokia châm biếm, coi thường. Nhưng 5 năm sau, chính các "ông lớn" này trở thành nạn nhân của cơn sốt iPhone và phải điều chỉnh để thích nghi. Quá trình đó đã tiêu tốn của họ hàng tỷ USD.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8d/94/iPhone-01.jpg
iPhone tròn 5 tuổi.



Đến nay, 217 triệu iPhone được tiêu thụ và chiếc điện thoại nhỏ bé này tác động không chỉ tới cuộc sống của con người mà tới cả xu hướng sản xuất smartphone trên toàn cầu.

Cách tương tác mới với thiết bị

Năm 2007, điện thoại di động phổ biến là dạng gập và thanh với bàn phím cứng. iPhone ra đời chỉ có bàn phím ảo trên màn hình cảm ứng. Đây bị coi là một trong những nhược điểm của iPhone. Tốc độ soạn tin nhắn trên máy thua xa Blackberry, nhưng cuối cùng nó vẫn đạt doanh số 1 triệu máy chỉ trong chưa đầy 3 tháng. Sự bất tiện khi soạn thảo trên bàn phím ảo được thay thế bằng sự thuận tiện với những cú chạm - vuốt khi duyệt web, chơi game, vẽ tranh.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8d/94/iPhone-02.jpg
Màn hình cảm ứng giúp trẻ làm quen với công nghệ sớm hơn.



Tháng 10/2011, Apple lại gây sự chú ý lớn khi giới thiệu Siri, giúp con người nhập liệu mà không cần dùng đến tay. Công nghệ nhận diện giọng nói đã xuất hiện từ lâu và đã có mặt trên nhiều dòng điện thoại, nhưng phải tới khi Siri xuất hiện, các hãng khác mới nghĩ đến chuyện đưa phần mềm "tương tác và phản hồi bằng giọng nói" vào sản phẩm của mình.

Xu hướng phát triển ứng dụng

Điểm nổi bật trên iPhone không chỉ có màn hình cảm ứng mà còn là hệ điều hành iOS với kho ứng dụng App Store. Người dùng không còn hài lòng với những phần mềm được nhà cung cấp cài sẵn trên máy. Điện thoại thông minh có thể biến hóa thành bất cứ thiết bị nào miễn là "có một ứng dụng như thế chạy trên nó", tức khả năng của nó chỉ bị giới hạn bởi chính sự sáng tạo của con người. Nó là thiết bị dạy học, là bảng vẽ cho họa sĩ, là đàn guitar, trống... để chơi nhạc, là máy ảnh thay cho điện thoại point-and-shoot.

Riêng App Store cũng đã tạo ra hẳn một ngành kinh tế tiền tỷ: Apple đã trả hơn 5 tỷ USD cho các chuyên gia phát triển, chiếm 30% doanh thu ứng dụng trên kho trực tuyến này. Các nhà cung cấp nền tảng khác như Nokia, Google, Microsoft... sau đó cũng đã phải cho ra đời kho ứng dụng đi kèm.

Truy cập Internet 24/7

iPhone mở ra kỷ nguyên mới của Internet, xóa nhòa khoảng cách giữa công việc và cuộc sống gia đình. Nó giúp các doanh nhân bận rộn có thể làm việc ở bất cứ đâu. Nó là phương tiện để con người truy cập dễ dàng tới các dịch vụ trực tuyến như Twitter, Instagram, Foursquare, Facebook, FaceTime... Điện thoại đã hỗ trợ vào mạng từ trước đó, nhưng iPhone giúp việc duyệt web, chơi game, chụp ảnh... thuận tiện hơn bao giờ hết. Hiện nay, bất cứ trang web nào không có phiên bản mobile sẽ bị coi là tụt hậu.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/8d/94/iphone-03.jpg
Smartphone khiến sở thích của con người thay đổi.



Tuy nhiên, mặt trái là con người ngày càng ít giao tiếp trực diện hơn. Họ cùng ngồi trong quán cafe nhưng ai cũng lúi húi trên điện thoại để vào mạng xã hội, gửi e-mail, chat... mà quên mất việc trò chuyện với nhau. Sở thích của con người trước đây là đi dạo, đạp xe, tán gẫu... thì nay là giải trí với smartphone. Một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng 15% người sử dụng sẵn sàng bỏ sex hơn là thiếu smartphone vào cuối tuần.

Lập lại trật tự di động

Bạn có nghe về báo cáo tài chính mới nhất của Nokia - hãng điện thoại từng lớn nhất thế giới, và của RIM - công ty sản xuất smartphone được yêu thích nhất thế giới? Hay bạn còn nhớ đến Palm - cựu hoàng thiết bị PDA? Những ông vua một thời này đã lao đao khi chậm thay đổi và không bắt kịp xu thế mới của điện thoại di động mà iPhone đã mở ra.

Ngược lại, iPhone đem đến cơ hội mới cho một loạt công ty khác. Google từ một hãng dịch vụ tìm kiếm trên Internet đã mạnh dạn bước chân vào thị trường di động với hệ điều hành Android thân thiện, giá rẻ. Microsoft rũ bỏ Windows Mobile cũ để cho ra đời nền tảng Windows Phone phù hợp hơn với smartphone thời đại mới.

Tiếp nối thành công của iPhone, iPad đã ra đời năm 2010 và nhanh chóng mở ra thị trường máy tính bảng kiểu mới và khiến các đối thủ lại phải hụt hơi chạy theo. Đến cả Amazon, Google và Microsoft - những nhà cung cấp nền tảng và phần mềm - cũng dấn thân vào lãnh địa phần cứng với các mẫu tablet riêng.

Không phải ai cũng thích iPhone và có thể nó sẽ lụi tàn khi một cuộc cách mạng mới xuất hiện. Tuy nhiên, sau 5 năm xuất hiện trên thị trường, iPhone đang thay đổi diện mạo của toàn ngành công nghệ. Nó chứng minh smartphone và tablet đã và đang làm được những gì trên con đường trở thành trung tâm của điện toán thay cho máy tính. Nó mang đến khái niệm mới về Internet di động. Nó biến đổi cách tư duy khi thiết kế thiết bị. Nó mở ra một nghề "hot" cho lập trình viên là phát triển ứng dụng di động. Nó đẩy một số công ty xuống vực sâu nhưng cũng đưa nhiều công ty khác lên đỉnh cao. Và quan trọng hơn, iPhone hiện là điện thoại được yêu thích nhất trên thị trường.

Châu An
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

BimBipNew

SUY NGẪM
(copy từ nguồn không nhớ nữa)

"Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

- Cù-đàm có điếc không?

- Ta không điếc.

- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

- Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

- Quà ấy về tôi chứ ai.

- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

* Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài, đó là tu chưa tiến.

Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí."
Không hoàn hảo nhưng rất tuyệt vời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Câu chuyện giáo dục

Cái tát của cô giáo



TT - Chuyện xảy ra tại một trường tiểu học ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Cô giáo đã ngoài 50 tuổi. Cô là giáo viên giỏi nhiều năm liền nhưng nổi tiếng là cầu toàn và nóng nảy.

Buổi học sáng. Cô kiểm tra vở chính tả của một học sinh lớp 4. Thấy em viết nguệch ngoạc, trong khi các bạn khác đều hoàn thành tốt, cơn giận nổi lên, cô xé toạc trang giấy và dọa “nếu con không viết lại bài này để nộp, cô sẽ treo con lên quạt cho xoay vòng vòng”. Giờ học buổi chiều, kiểm tra lại vở của học sinh thấy em vẫn chưa viết lại bài, cô gọi em đứng dậy và không kìm được giận, cô tát vào mặt em đau điếng. Đến tối, má vẫn còn sưng, học sinh nghe ù tai. Cha mẹ học sinh đưa đi bác sĩ khám mới bàng hoàng với kết quả chẩn đoán “sung huyết màng nhĩ, chấn thương, viêm tai giữa cấp”.

Gia đình học sinh đến trường làm dữ, đòi kỷ luật cô giáo, chuyển con sang học lớp khác. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên giải trình trước toàn thể phụ huynh. Cô giáo cúi mặt, nhận mình nóng nảy, chỉ vì nhắc nhở nhiều mà học sinh vẫn không tiến bộ. Ý kiến chuyển cô sang lớp khác, phụ huynh người đồng ý, người không. Có người nói quyết định của học sinh mới là quan trọng. Hiệu trưởng liền cho toàn bộ học sinh của lớp vào phòng riêng, làm một trắc nghiệm nhỏ với những câu hỏi: “đến trường con có vui không?”, “con thích học gì?”, “con có thích học với cô X. nữa không?”...

33 bản trả lời, chỉ có một bản viết: “Con cũng không biết nữa, có lúc con thấy thương cô nhưng có lúc con thấy sợ cô lắm” cho câu hỏi “con có thích học với cô X. nữa không?”. 32 bản còn lại đều viết: “con không muốn cô X. chuyển lớp”, “con thích học cô”, “cô đánh là vì con hư mà thôi”, “cô hay kể chuyện để cả lớp cười, cô còn trang trí lớp học rất đẹp”, “cô viết chữ đẹp lắm”, “con yêu cô X. nhất, con muốn học cô mãi”...

Tại buổi họp kỷ luật, khi hiệu trưởng đưa cho cô giáo xem những dòng chữ ngây thơ, non nớt của học trò, cô giáo òa khóc. Cô không ngưng lại được bởi cô biết cô không thể lấy lại cái tát phản sư phạm trong lúc nóng nảy ấy. Cô không ngừng khóc được vì cô biết cô đã phụ lòng những học trò luôn coi cô là thần tượng trong trái tim non nớt của chúng. Và vì học trò đã giữ cô lại, thay vì tố cáo, đẩy cô đi lớp khác.

LƯU TRANG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Sướng như quan

Nguyễn Duy Xuân


Làm quan thì sướng chứ chẳng khổ như vị bộ trưởng nọ ta thán. Nếu quả thực khổ không xu dính túi thì từ xưa tới nay ai thèm bon chen vào chốn quan trường làm chi. Tiền nhân chẳng đã từng nói: “Lập thân tối hạ thị văn chương” đó sao. Kẻ cầm bút được xếp dưới cùng, còn tận đáy là thứ dân. Thế thì làm quan sao không thể không sung sướng ?
Này nhé, sướng nhất là đè đầu cưỡi cổ thiên hạ, bởi quan đi đến đâu ai chả phải cúi chào, kẻ hầu, người hạ cung cúc tận tụy. Bổng lộc châu báu cũng theo đó mà dâng tiến.
Sướng nhì là muốn làm gì thì làm, muốn nói sao thì nói (miệng quan trôn trẻ mà), tội vạ có người khác chịu, quan cứ việc ung dung thẳng tiến.
Sướng ba là tiền chùa tha hồ xài, tha hồ bỏ túi, ăn chơi thỏa thích. Két cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn… có thụt thì đã có thằng “khách quan”, thằng “suy thoái” cùng bao thằng khác nữa gánh chịu.
Sướng tư (mà có lẽ là sướng nhất, đúng nghĩa của từ sướng) là em út chân dài xếp hàng chờ đến lượt phục vụ, tiền bo đã có kẻ khác lo. Không sợ chường mặt lên báo vì đã có Cục phòng chống X quây màn che chắn.
Sướng năm là nếu không may bị lộ, quan chỉ bị phê bình, cảnh cáo cho có lệ nhằm trấn an dư luận, và để khỏi ảnh hưởng đến cơ quan, lập tức bổ nhiệm lên chức vụ cao hơn, vừa giữ được uy danh của quan lại vừa dọn được chỗ cho kẻ khác đang sốt ruột mong chờ. Kẹt quá thì trên sẽ cấp cho cái tàu lặn, thế là quan biến mất tăm. Có truy nã đằng trời thì cũng đành bó tay chấm com mà thôi.
Sướng sáu, lỡ gặp tình thế buộc phải đi gỡ lịch, quan được bố trí ở nhà công vụ của trại, có tù thường, tù phạm phục vụ, quan tiếp tục chỉ đạo như khi còn giữ ghế ở công sở. Quan vào tù mà như đi an dưỡng, béo tốt, múp míp ra.
Thôi thì đủ kiểu loại sung sướng của nghề quan. Cái sự sung sướng còn lây lan ra như vi rút. Một người làm quan cả họ được nhờ mà.
“Năm bờ oăn”. Đúng là số “zách” của nghề làm quan thời nay !

30-6-2012
Nguyễn Duy Xuân
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tin vui:

Dân Triều Tiên được mặc quần tây, đi giày cao gót



Chủ tịch Kim Jong Un vừa nới lỏng nhiều quy định để đổi mới hình ảnh đất nước, bắt đầu cho phép người dân được dùng điện thoại di động, ăn bánh pizza, phụ nữ được mặc quần tây, đi giày cao gót ra phố.

Daily Mail ngày 3-7 cho hay theo các luật lệ trước đó, các đồ ăn nước mgoài như bánh pizza, bánh kẹp thịt, các mốt thời trang nước ngoài như quần tây, giày cao gót, khuyên tai… đều bị cấm ở CHDCND Triều Tiên.

“Nếu phụ nữ nào mặc quần tây dạo chơi ngoài phố mà bị cảnh sát bắt được, quần của họ sẽ bị cắt ngay tại nơi công cộng để biến nó thành cái váy. Họ chỉ được mặc quần hai ống ở trong nhà máy hay đồng ruộng để dễ làm việc” - Park Ye Kyong, một phụ nữ Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc năm 2004, nhớ lại.

Khi chiếu cảnh ông Kim Jong Un thăm các nhà hàng bán đồ ăn nhanh, Đài truyền hình nhà nước Triều Tiên bình luận: “Đây là những món quà nước ngoài của chủ tịch vĩ đại dành cho nhân dân”.

Quả là tin quá vui cho hai quốc gia đồng chí của Việt Nam: sau khi Cuba cho phép các thợ hớt tóc và quán ăn hành nghề tự do, thì nay đã tới phiên Triều Tiên được ăn hamburger, pizza, được mặc quần, được dùng điện thoại di động!

Bè lũ tư bản độc ác kia, hãy đợi đấy!

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Chinh%20tri%20-%20Celebs/Kimdidntseeanycake.jpg

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đa đoan, trùm chăn và...

Tác giả: Kỳ Duyên

Bài đăng trên Tuần VietNamNet 07/07/2012 05:00 GMT+7

Trong xã hội, nếu Trí thật, nhưng đa đoan và... trùm chăn, còn Trí... ảo lại "lên ngôi", thì sự phát triển và văn minh quốc gia dễ... thất truyền lắm.

Tuần này, có một sự kiện lớn được cả xã hội quan tâm, lo lắng. Đó là kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 đã diễn ra (đợt I). Cũng là thời khắc, chữ Trí đang phải "vượt vũ môn" để... hóa rồng, như trong các tích chuyện dân gian vẫn kể.

Ngẫu nhiên, có ba câu chuyện gắn với chữ Trí, như thân phận của nó, tài đấy mà đa đoan, bạc nhược và cũng thật..."ảo". Tùy duyên.

Chữ Trí gặp chữ... sĩ!

Cách đây ít ngày, khán giả truyền hình cả nước, trong đó có người viết bài này, thực sự xúc động, khâm phục lẫn thương cảm trước 1 sự kiện được đưa trên VTV1. Đoàn học sinh Trường THPT An Lạc Thôn (huyện Kế Sách- Sóc Trăng), do thầy giáo Nguyễn Ngọc Hải dẫn đầu, đã đoạt 2 giải thưởng quốc gia tại cuộc thi cải thiện và bảo vệ nguồn nước (lần thứ 9), diễn ra tại Hà Nội.

Xúc động, vì từng lặn lội về công tác ở Kế Sách, người viết quá hiểu cái vất vả, nghèo khó của giáo dục 1 tỉnh nghèo thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Khâm phục, vì thầy Nguyễn Ngọc Hải, 8 năm liền trực tiếp hướng dẫn trò thực hiện 19 đề tài đoạt giải tại các cuộc thi về môi trường. Nhất là trong bối cảnh GD còn "dạy chay, học chay" là phổ biến. Hơn thế, 2 đề tài của thầy trò được các nhà khoa học đánh giá cao, bởi ý nghĩa thiết thực của nó- có thể giúp dân cải thiện nguồn nước ô nhiễm, phục vụ cho mô hình "vườn - ao - chuồng - biogas" khép kín.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1b2_1341571199.jpg
Thầy Nguyễn Ngọc Hải và các em học sinh tham dự cuộc thi quốc tế
tại Stockholm, Thụy Điển, năm 2011. Ảnh do thầy Hải cung cấp



Thương cảm, vì thầy trò nghèo quá. Ngoài sự hỗ trợ 5 triệu đồng của 1 lãnh đạo Sở Nội vụ, thầy phải đi vay mượn bạn bè, đồng nghiệp 16 triệu đồng để đưa  trò ra Hà Nội nhận giải. Thương cảm cả khi 1 trò phát biểu, em chưa bao giờ được ra Thủ đô Hà Nội, nên thầy trò phấn chấn lắm.

Thêm thương thầy trò xứ nghèo, hồn nhiên và say mê công việc. Cái sự hồn nhiên và say mê ấy, hình như chỉ dễ tìm thấy trong giáo dục vùng... khó khăn.

Thế nhưng bất ngờ nhất, báo chí đưa tin thầy giáo Nguyễn Ngọc Hải khi trở về, bị "Ban Tổ chức Huyện ủy Kế Sách kiểm điểm vì dám phản ánh lên báo chí việc không đủ tiền đi nhận giải thưởng đề tài khoa học về môi trường tại Hà Nội" (VietNamNet, ngày 2/7).

Có cả y nguyên cái công văn đen sì (đăng minh họa) đề nghị kiểm điểm. Và thầy Hải còn bị "đề nghị giải trình việc cung cấp số tài khoản cá nhân cho báo chí để được giúp đỡ"

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/_resampled/ResizedImage443600-16636-1a_1341562611.jpg
Công văn đề nghị kiểm điểm thầy Hải



Ôi trời! Đọc mà thấy kỳ cục và vô lý.

Đã không cảm ơn thầy trò, trong hoàn cảnh nghèo khó của số phận, hoàn cảnh, vẫn bước được lên bục vinh quang, cũng là một cách tôn vinh giáo dục của huyện mình, tỉnh mình thì thôi, Huyện ủy Kế Sách lại còn đánh cả công văn chỉ đạo đòi kiểm điểm, vì cho là "làm bẽ mặt" địa phương.

Chữ Trí của thầy trò An Lạc Thôn gặp phải chữ... sĩ (diện) rồi!

Xin thưa, cái thời độc đoán, gia trưởng thái quá của không ít quan chức xã, huyện ngày nay đã qua. Vì đây là thời của Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Hải có nói, chỉ nói 1 sự thật buồn, chứ không vu cáo hay dựng chuyện.

Nếu thực sự hiểu biết, và nếu có đau, xin hãy nên "đau" cho thầy trò An Lạc Thôn nghèo quá, đáng thương và đáng trọng quá. Vì dù nghèo, nhưng khát vọng khoa học đã khiến họ không chỉ dám mang cái trí của mình so tài, ngang ngửa với thiên hạ, mà còn mong dùng cái trí đó phục vụ cộng đồng.

Nếu bắt thầy giáo Nguyễn Ngọc Hải kiểm điểm, Huyện ủy và cả chính quyền huyện Kế Sách nên tự kiểm điểm trước dân, vì sao để cho dân nghèo đến vậy, để cho giáo dục... đơn độc đến vậy.

Đến mức, theo thầy giáo Nguyễn Ngọc Hải: Dù đã liên hệ với 1 số cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh để xin tài trợ kinh phí cho thầy trò ra Hà Nội nhận giải, nhưng không được cơ quan nào hồi âm.

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
- trước khi trách cứ thầy Nguyễn Ngọc Hải, Huyện ủy Kế Sách nên xem lại chính mình.

Khi để cho cái chữ "sĩ" to đùng, lấn át cả chữ "trí" (khôn) trong ứng xử, xử lý giữa quan với dân, giữa Đảng, chính quyền với nhà giáo ở một việc nhỏ, nhân danh lãnh đạo!

Chữ Trí... trùm chăn

Ngày 3/7 mới đây, VietNamNet có bài viết, mà đọc xong, người ta chả buồn... sốc. Vì nó chẳng phải là điều gì quá mới mẻ, thậm chí xưa như trái đất. Đó là "Hơn 9000 giáo sư không có bằng sáng chế?

Nhưng rất buồn. Và hổ thẹn thay!

Giáo sư- các nhà khoa học- là tầng lớp trí thức, tạm gọi là tinh hoa của quốc gia, tầng lớp trí tuệ hơn người. Sự sáng tạo của tầng lớp tinh hoa này góp phần làm nên trình độ thăng tiến của dân tộc. Chả thế mới có câu khoa học và giáo dục là động lực phát triển. Chả thế mà trí thức thì có nhiều, nhưng được phong GS chỉ có 9000 người.

Vậy mà theo thông tin của bài viết, năm 2011, các GS của chúng ta không có lấy 1 bằng sáng chế nào. (Đương nhiên các bằng sáng chế chỉ áp dụng cho lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng)

Theo các tác giả, sáng chế là 1 chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của 1 quốc gia.

Trước đó, năm 2006-2010, VN chỉ có 5 bằng sáng chế đăng ký tại Mỹ- tấm giấy thông hành có uy tín cho các sáng chế trên trường quốc tế. Tính ra, mỗi năm trung bình VN có... 1 bằng sáng chế.

Trong khi đó cũng năm 2011, số bằng sáng chế của các nước châu Á: Nhật Bản đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, Hàn Quốc: 12262,  Trung Quốc: 3174.

Và ngay khu vực Đông Nam Á như Singapore chỉ có 4.8 triệu dân cũng có tới 647 bằng sáng chế, Malaysia: 161, Thái Lan: 53 bằng sáng chế...

Chợt nhớ đến năm nào, xôn xao xã hội là sự kiện các bác Hai Lúa, những "nhà khoa học chân đất" đã sáng chế ra máy bay, sáng chế ra máy trợ thở giá rẻ, sáng chế ra "gạch siêu nhẹ" có thể nổi lên mặt nước và không gây hại môi trường, sáng chế ra máy phát điện chạy biogas, sáng chế ra máy tách vỏ lạc...v.v...v.v...

GS nước ngoài, nông dân chân đất trong nước đều có thể sáng chế, có bằng sáng chế, chỉ trừ các GS VN thì không. Vì sao vậy?

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1c_1341562627.jpg
Việt Nam không có bất cứ bằng sáng chế nào
được đăng ký tại Mỹ trong năm 2011. (Ảnh minh họa)



Câu trả lời có vẻ không quá khó. Quy luật phát triển cho thấy dường như đội ngũ các GS, nhà khoa học VN cũng đang bị phân hóa rõ rệt theo 3 nhánh:

- Những GS có quyền chức, nằm trong hệ thống hoặc bộ máy chính trị thì mải ...làm chính trị hơn làm khoa học.

- Đa số GS ở các viện nghiên cứu, các ĐH thì mải mê các đề tài "mì ăn liền", các hệ đào tạo (một cách làm kinh tế), hoặc tham gia các công việc "phi nghiên cứu" để kiếm sống, mưu sinh, thậm chí làm giàu.

- Một bộ phận nhỏ những GS, hoặc các nhà khoa học  có tâm huyết, say mê khoa học thì rút cục các đề tài, công trình nghiên cứu của họ không thể nảy nở trong đời sống, chỉ vì cơ chế quản lý khoa học... khô cằn.

Ví như "Công nghệ trồng rau sạch" của GS.TS Hồ Hữu An (ĐH Nông nghiệp HN), được đưa vào sản xuất bắt đầu từ năm 2003, nay gần như hoàn toàn bị lãng quên.

Ví như "Công nghệ phân ủ tại gia đình" của giảng viên Đào Hữu Bính (ĐH Tây Bắc), được đánh giá cao vì tính thực tiễn của nó- giúp người dân giảm 30-50% chi phí phân bón hàng năm, làm sạch môi trường. Nhưng đến nay, công nghệ này vẫn chỉ áp dụng cho... 4 hộ gia đình tại Bản Nhộp, xã Chiềng Bôm (huyện Thuận Châu- Sơn La), vì chưa 1 doanh nghiệp, chủ đầu tư nào chịu bỏ vốn nhân rộng mô hình.

Ví như đề tài "Tạo cây ghép giữa cà chua và khoai tây" của kỹ sư trẻ Nguyễn Thị Trang Nhã, (tốt nghiệp thủ khoa, ĐH Nông Lâm TP. HCM), cho ra loại cây mới, vừa thu hoạch khoai tây, vừa thu hoạch cà chua trên cùng một gốc, năng suất khá cao. Nhưng 2 năm nay kỹ sư trẻ này vẫn chưa thể chuyển giao công nghệ, vì vấn đề "đầu tiên"- tiền đâu?

Rút cục, các công trình nghiên cứu khoa học, cao hơn nữa là sáng chế cứ lủi thủi, bẽ bàng đứng... "Đợi" các GS ở đâu đó.

Vậy lỗi tại ai: Quản lý Nhà nước- doanh nghiệp- hay nhà khoa học?

Chợt nhớ đến các "sai phạm thế kỷ", thất thoát, lãng phí hàng trăm nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp Nhà nước làm ăn lớn, thua lỗ cũng... lớn. GS, các nhà khoa học VN thì "im lặng bằng... sáng chế". Vậy, nước Việt này hội nhập thế giới văn minh, hiện đại ra sao?

Đáng chú ý, một sự kiện diễn ra mới đây. Đó là Hội thảo "Đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH- CN". Phải chăng, đã đến thời KH- CN lên ngôi? Bởi trách nhiệm và sứ mạng là động lực phát triển của quốc gia, với các nhà khoa học, không thể chối bỏ và trút xuống vai ai.

Hãy nghe TS Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT) tại hội thảo, đã thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân đích thị của sự tụt hậu:

KH-CN trì trệ kéo dài quá lâu vì chẳng những phạm vi đổi mới quá lớn, mà ngay nhiều đối tượng trong cuộc cũng không có động lực tiến hành đổi mới.

Cơ quan quản lý Nhà nước không muốn mất quyền, một số cán bộ làm công tác quản lý không muốn mất lợi. Ngược lại, bản thân nhiều đơn vị KH-CN công lập cũng có không ít cán bộ nghiên cứu chỉ quen hoạt động nghiên cứu kinh viện, nên vẫn muốn bám vào bao cấp Nhà nước.


Khi mà cái quyền + cái lợi của quản lý khoa học, lại gặp sức ì của nhà khoa học, thì chữ Trí dĩ nhiên yên tâm... trùm chăn

Nhưng ai sẽ là người tung cái chăn cổ lỗ, trì trệ, để chữ Trí vốn bạc nhược, cam chịu, và cũng hay ngụy biện, dám vươn vai dưới ánh ngày, giải phóng sức sáng tạo và để có những sáng chế?

Câu trả lời, rất có thể còn "trốn" trong... chăn!

Chữ Trí... ảo

Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2012 mới diễn ra đợt I. Ngay ngày đầu tiên, chưa kịp xót xa, day dứt bởi câu chuyện một cụ già 75 tuổi, 3 lần vào Nam ra Bắc đưa cháu đi thi; hoặc chuyện 1 người cha 7 lần đưa con đến trường thi, đã nghe thông tin nghi vấn gian lận.

Đó là hiện tượng chưa hết 2/3 thời gian làm bài thi môn Toán, trên mạng đã xuất hiện đề thi, khiến Bộ GD phải đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc, điều tra.

Ngẫu nhiên, trước đó, ngày 2/7, báo chí đưa tin Công an quận Đống Đa (Hà Nội) vừa phá đường dây làm giả bằng tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH, CĐ... Các đối tượng bị bắt giữ đều là những người đã tốt nghiệp ĐH hoặc đang là sinh viên.

Chuyện chữ Trí... ảo này, cũng chả gây sốc cho ai.

Vì những thông tin gian lận trong giáo dục từ lâu đã khiến xã hội...bội thực. Có điều, các đối tượng bị bắt đều đã tốt nghiệp ĐH, hoặc đang là sinh viên ĐH, có nghĩa là tương lai, họ cũng thuộc tầng lớp trí thức- có học. Một trong những đối tượng của vụ này, Đ. Đ.Q khai nhận: Bằng TS giá 15 triệu đồng, bằng thạc sĩ giá 12 triệu đồng, và bằng ĐH từ 7,5-8 triệu đồng.

Đồng tiền đã khiến họ, những trí thức trẻ, thậm chí  tài năng nữa, biến thành những kẻ phạm tội- dùng Trí thật để tiếp tay hoặc góp phần tạo ra Trí ...ảo. Nhưng hài nhất, chính Đ.Đ.Q lại chỉ ra cho cơ quan chức năng biết cái "lỗ hổng" của quản lý Nhà nước trong việc cấp phát bằng cấp :

Sở dĩ việc mua bán và làm bằng giả vẫn "phát" là vì các cơ quan chức năng chưa xây dựng được hệ thống hoàn chỉnh. Các tấm bằng giả thì tên người tốt nghiệp không hề có trong hồ sơ lưu ở các trường ĐH, CĐ...

Nếu hệ thống quản lý hiện đại, các cơ quan tuyển dụng chỉ cần gõ thông tin nhân viên của mình trên máy tính là có thể biết về quá trình học tập của nhân viên đó, tốt nghiệp năm nào, loại gì... Và như vậy thì người ta có thể kiểm chứng được bằng thật hay giả...".


http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/1d_1341562634.jpg
Ảnh minh họa



Ngành GD từ mấy năm nay, đã có chủ trương lớn, đào tạo 20000 TS (2008- 2020), theo 3 hình thức: Đào tạo nước ngoài, đào tạo hỗn hợp (kết hợp giữa cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước) và đào tạo trong nước. Trong đó, đào tạo trong nước vẫn là chủ yếu, và chiếm số lượng nhiều nhất.

Chủ trương đó hẳn không sai, nếu biết rằng, tỉ lệ giảng viên có trình độ TS ở các trường ĐH, CĐ hiện nay còn rất thấp.

Thế nhưng, vấn đề là chất lượng đào tạo TS trong nước, hiện tượng gian lận bằng giả, học dởm, hoặc học dởm, bằng thật ở ngay bậc đào tạo TS nó "biến tướng" và phổ biến đến nỗi, người ta hoài nghi tính xác thực của chủ trương, hoài nghi ngay trình độ của rất nhiều vị TS.

Ngay vụ việc làm giả bằng TS, ThS, ĐH, CĐ bị phát hiện mới đây, đã là một minh chứng sinh động và chua chát.

Một câu hỏi cần được đặt ra: Không biết có bao nhiêu TS có Trí... ảo kiểu này, đang làm việc tại các cơ quan, viện nghiên cứu, trường ĐH nhỉ?

Thật ra quốc gia nào cũng vậy, ngay nước Mỹ văn minh cũng vẫn có những cơ sở đào tạo ĐH dởm nữa là... Vấn đề là quan niệm các thang bậc giá trị, cách tuyển dụng và đãi ngộ con người của từng quốc gia khác nhau.

Bằng cấp là tiêu chí, là phương tiện để "chạy" ghế, để "vinh thân phì gia", hay nó thể hiện chữ Trí được xác tín, sẽ dẫn đến sự hành xử khác nhau, gian dối hoặc trung thực của con người. Có Trí thật và Trí... ảo là vậy

Có điều trong xã hội, nếu Trí thật, nhưng đa đoan và... trùm chăn, còn Trí... ảo lại "lên ngôi", thì sự phát triển và văn minh quốc gia dễ... thất truyền lắm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Nhân dịp bác Tuấn đăng bài về cái trí, về khoa học trong và ngoài nước, tôi xin "ăn theo" một tin nóng sau đây:

Lần đầu tiên chụp được bóng của nguyên tử



TTO - Nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm động lực học lượng tử thược trường đại học Griffith, Úc đã thành công trong việc chụp được bóng của nguyên tử đơn bằng công nghệ kính hiển vi có độ phân giải cao.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=576068
Chìa khoá đột phá của các nhà khoa học đại học Griffith, Úc là thiết bị kính hiển vi có độ phân giải cao cho phép các nhà khoa học có thể chụp được bóng của nguyên tử đơn - Ảnh: Daily Mail



Các nhà khoa học tập trung hình ảnh bằng cách sử dụng kính hiển vi có độ phân giải cực cao, chiếu xuống vùng nhỏ hơn để tạo ra một bức ảnh rõ nét.

Tiến sĩ Dave Kielpinski, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết ông và các đồng nghiệp đã dùng năng lượng điện để tách các ion nguyên tử đơn lẻ của nguyên tố Ytebi rồi chiếu trực tiếp ánh sáng có tần số đặc biệt lên các ion nguyên tử này.

Bóng của nguyên tử được in trên một thiết bị kính hiển vi và các nhà khoa học dễ dàng chụp được nó bằng máy ảnh kỹ thuật số. Để đạt được thành công này, nhóm nghiên cứu đã phải làm việc vất vả trong vòng 5 năm.

Đây là lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học chụp được bóng của nguyên tử. Phương pháp này cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ lượng ánh sáng cần thiết để quan sát những mẫu nhỏ như tế bào hay DNA.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tìm thấy loại hạt mới có dấu hiệu là Higgs

Bài đăng trên Tia Sáng 10:02-05/07/2012

Thanh Xuân

http://images.iop.org/objects/phw/news/16/7/4/higgs-cms.jpg
Cuối cùng đã tìm thấy: Hạt the Higgs đã xuất hiện ở Máy gia tốc hạt lớn LHC


Tại một seminar tổ chức ngày 4/7 tại CERN nhằm chuẩn bị cho cuộc hội thảo quan trọng trong ngành vật lý hạt, ICHEP2012 tại Melbourne, hai nhóm thí nghiệm ATLAS và CMS đã trình bày những kết quả sơ bộ mới nhất trong cuộc tìm kiếm hạt Higgs được dư luận quan tâm lâu nay. Cả hai nhóm thí nghiệm đều quan sát thấy một hạt mới có khối lượng trong khoảng 125-126 GeV.

“Chúng tôi quan sát từ dữ liệu thu được những dấu diệu rõ rệt về một loại hạt mới, ở mức độ ý nghĩa thống kê 5 sigma, với khối lượng đâu đó trong khoảng 126 GeV. Kỳ công của LHC và ATLAS cùng nỗ lực to lớn từ rất nhiều người đã đưa chúng ta đến với bước tiến đầy hứng khởi này,” theo lời Fabiola Gianotti, người phát ngôn của nhóm thí nghiệm ATLAS, “nhưng vẫn cần thêm một chút thời gian để chuẩn bị đưa những kết quả này thành công bố chính thức”.

“Những kết quả vẫn còn sơ bộ, nhưng mức ý nghĩa 5 sigma trong khoảng 125 GeV mà chúng tôi được thấy quả là điều kịch tính. Đây thực sự là một hạt mới. Chúng tôi biết đó phải là một loại hạt boson, và là hạt boson nặng nhất mà chúng ta được biết đến,” nhận định từ Joe Incandela, người phát ngôn của nhóm thí nghiệm CMS. “Ý nghĩa của khám phá này là rất đáng kể và đây cũng chính là lý do khiến chúng ta phải nghiên cứu và kiểm định lại thật kỹ càng.”

“Khó để không phấn khích trước những kết quả này,” nhận định từ Sergio Bertoluci, Giám đốc Nghiên cứu của CERN. “Năm ngoái chúng ta khẳng định rằng trong năm 2012 hoặc là chúng ta sẽ tìm ra một hạt giống như hạt Higgs, hoặc là phủ nhận sự tồn tại của Mô hình Chuẩn Higgs. Với tất cả những sự cẩn trọng cần thiết, tôi có thể thấy rằng chúng ta đang ở một bước ngoặt mới: việc quan sát thấy hạt mới này là căn cứ cho một chặng đường mới trong tương lai hướng tới một sự hiểu biết chi tiết hơn cho những gì mà chúng ta hiện đang thấy qua các dữ liệu.”

Những kết quả được trình bày ngày 4/7 được coi là sơ bộ. Chúng dựa trên những dữ liệu được thu thập trong năm 2011 và 2012, trong đó các dữ liệu của năm 2012 vẫn đang được phân tích. Những phân tích được trình bày trong ngày 4/7 sẽ được công bố vào cuối tháng 7. Một đánh giá toàn diện hơn sẽ được công bố vào cuối năm, sau khi có thêm những dữ liệu mới.

Bước tiếp theo cho các nhà khoa học là xác định bản chất chính xác của hạt mới cũng như ý nghĩa của nó đối với hiểu biết của con người về vũ trụ. Liệu những đặc tính của nó có giống như kỳ vọng lâu nay về hạt Higgs – thứ còn đang thiếu để minh chứng cho lý thuyết Mô hình Chuẩn của vật lý hạt? Hay nó là thứ gì đó mới mẻ hơn? Mô hình Chuẩn mô tả các hạt cơ bản mà tất cả chúng ta và mọi thứ khác trong vũ trụ được cấu thành, cùng những lực tương tác giữa mọi đối tượng với nhau. Tuy nhiên, mọi thứ vật chất mà chúng ta đã biết, chỉ chiếm khoảng hơn 4% trong vũ trụ và hạt Higgs có thể là cầu nối đầu tiên để chúng ta hiểu được 96% còn lại mà hiện vẫn còn đang mơ hồ.

“Chúng ta đã đạt được một mốc mới trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên,” khẳng định từ Rolf Heuer, Tổng Giám đốc CERN. “Việc tìm thấy một loại hạt phù hợp với các định dạng về hạt Higgs sẽ mở ra chặng đường mới với những nghiên cứu chi tiết hơn, những bộ dữ liệu lớn hơn, nhằm xác định các đặc tính của loại hạt mới, và vén màn những bí ẩn khác trong vũ trụ của chúng ta.”

Việc xác định các đặc tính của hạt mới sẽ cần nhiều thời gian và dữ liệu. Nhưng dù kết quả thu được là gì, con người đã đạt được một bước tiến mới trong hiểu biết về cấu trúc cơ bản của vật chất. Phát biểu tại khán phòng của CERN nhà vật lý Peter Higgs đã chúc mừng các nhà nghiên cứu cho khám phá của họ. “Đối với tôi, thật khó tin rằng điều này xảy ra trong quãng đời của mình”, ông nói.

Tổng hợp theo thông cáo của CERN và trang Physicsworld:

CERN experiments observe particle consistent with long-sought Higgs boson

CERN discovers Higgs-like boson

Tham khảo thêm:

Hạt Higgs

Stephen Hawking thừa nhận thua cược vì hạt Higgs
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Vụ Tiên Lãng chắc "lảng" rồi nhỉ?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

Vodanhthi đã viết:
Câu chuyện giáo dục

Cái tát của cô giáo



TT - Chuyện xảy ra tại một trường tiểu học ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Cô giáo đã ngoài 50 tuổi. Cô là giáo viên giỏi nhiều năm liền nhưng nổi tiếng là cầu toàn và nóng nảy.

Buổi học sáng. Cô kiểm tra vở chính tả của một học sinh lớp 4. Thấy em viết nguệch ngoạc, trong khi các bạn khác đều hoàn thành tốt, cơn giận nổi lên, cô xé toạc trang giấy và dọa “nếu con không viết lại bài này để nộp, cô sẽ treo con lên quạt cho xoay vòng vòng”. Giờ học buổi chiều, kiểm tra lại vở của học sinh thấy em vẫn chưa viết lại bài, cô gọi em đứng dậy và không kìm được giận, cô tát vào mặt em đau điếng. Đến tối, má vẫn còn sưng, học sinh nghe ù tai. Cha mẹ học sinh đưa đi bác sĩ khám mới bàng hoàng với kết quả chẩn đoán “sung huyết màng nhĩ, chấn thương, viêm tai giữa cấp”.

Gia đình học sinh đến trường làm dữ, đòi kỷ luật cô giáo, chuyển con sang học lớp khác. Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên giải trình trước toàn thể phụ huynh. Cô giáo cúi mặt, nhận mình nóng nảy, chỉ vì nhắc nhở nhiều mà học sinh vẫn không tiến bộ. Ý kiến chuyển cô sang lớp khác, phụ huynh người đồng ý, người không. Có người nói quyết định của học sinh mới là quan trọng. Hiệu trưởng liền cho toàn bộ học sinh của lớp vào phòng riêng, làm một trắc nghiệm nhỏ với những câu hỏi: “đến trường con có vui không?”, “con thích học gì?”, “con có thích học với cô X. nữa không?”...

33 bản trả lời, chỉ có một bản viết: “Con cũng không biết nữa, có lúc con thấy thương cô nhưng có lúc con thấy sợ cô lắm” cho câu hỏi “con có thích học với cô X. nữa không?”. 32 bản còn lại đều viết: “con không muốn cô X. chuyển lớp”, “con thích học cô”, “cô đánh là vì con hư mà thôi”, “cô hay kể chuyện để cả lớp cười, cô còn trang trí lớp học rất đẹp”, “cô viết chữ đẹp lắm”, “con yêu cô X. nhất, con muốn học cô mãi”...

Tại buổi họp kỷ luật, khi hiệu trưởng đưa cho cô giáo xem những dòng chữ ngây thơ, non nớt của học trò, cô giáo òa khóc. Cô không ngưng lại được bởi cô biết cô không thể lấy lại cái tát phản sư phạm trong lúc nóng nảy ấy. Cô không ngừng khóc được vì cô biết cô đã phụ lòng những học trò luôn coi cô là thần tượng trong trái tim non nớt của chúng. Và vì học trò đã giữ cô lại, thay vì tố cáo, đẩy cô đi lớp khác.

LƯU TRANG

http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/DANHHOCTRO.jpg


XIN THẦY CÔ MÃI LÀ TẤM GƯƠNG SÁNG

Xin cô bình tĩnh lại
Bởi cô là người thầy
Dẫn dắt đàn em nhỏ
Những bước đầu vào đời

Những trang giấy trắng ơi
Xin các em ngoan ngoãn
Kẻo làm thầy nổi giận
Nêu gương xấu giữa đời

Bài học nào người ơi
Đã đi gần tới bến
Mà trôi sông trôi biển
Vấy bẩn nghề thanh cao

Thầy Cô hơn lúc nào
Nêu tấm gương soi sáng
Lớp lớp trò yêu mến
Mang theo mãi tình yêu

Của mỗi sớm mỗi chiều
Mồ hôi rơi trên bục
Của tóc Thầy bạc trắng
Dạy trò nhỏ thương yêu .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] ... ›Trang sau »Trang cuối