Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 13/06/2012 14:43
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tuấn Khỉ vào 13/06/2012 14:43
Có 6 người thích
Trăng Ngọc đã viết:Tại chưa có ai khen anh công khai như thế cả.
Sao anh lại phải thanks, em phải thanks anh vì em được đọc thơ hay, hihi!( có điều mãi em mới phát hiện ra, mới đầu cứ tưởng thơ của anh chỉ để buôn như mình)
Ngày gửi: 13/06/2012 14:48
Có 7 người thích
Ngày gửi: 13/06/2012 22:26
Có 5 người thích
Ngày gửi: 14/06/2012 10:11
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tuấn Khỉ vào 14/06/2012 10:13
Có 7 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:Thử hỏi = Thật trả lời
BÂY GIỜ CÓ NGƯỜI LÀM THƠ NHƯ THẾ
NGUYỄN ĐỨC THIỆN
...
Nhưng quả là tôi dốt
Không biết làm thơ để mọi người chẳng thể hiểu gì...
N.Đ.T
Ngày gửi: 14/06/2012 10:31
Có 6 người thích
Ngày gửi: 16/06/2012 18:06
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi vịt anh vào 16/06/2012 18:07
Có 6 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:
BÂY GIỜ CÓ NGƯỜI LÀM THƠ NHƯ THẾ
Nhà văn Nguyễn Đức Thiện
NGUYỄN ĐỨC THIỆN
Người ta cứ huếnh lên với những con chữ, khiến nó cứ rối nùi và sau đó bảo nó là thơ, và còn bảo thơ như thế mới là thơ,
như thế mới là,
như thế mới,
như thế…
Người ta vo tròn những con chữ lại, hoặc căng nó ra, hoặc thắt cổ chữ như thắt cổ người rồi bảo thơ phải là như thế,
phải là như
phải là…
Người ta cưỡng hiếp những con chữ, không muốn thụ thai một đứa con trong trò cưỡng đoạt, nhưng vẫn cứ phải thụ tinh, đứa con cứ phải sinh ra, dù méo hay tròn, dù đui què mẻ sứt, rồi người ta bảo thơ là linh hồn của đấng tạo hóa
là linh hồn của đấng tạo,
linh hồn của đấng,
linh hồn của,
linh hồn…
Người ta băm chém những con chữ, thành năm, thành bảy, thành mười, nát như tương, lổn nhổn như đá cuội, ném lung tung lên giấy, lên mạng, lên vũ trụ, sang cả những hành tinh trong tưởng tưởng, mặc kệ những nỗi đau, bỏ qua những nỗi buồn, chỉ biết đến khoái cảm của riêng mình, giống như vừa trút hết tinh dịch của một cuộc làm tình rồi bảo thơ phải bắt đầu từ cõi tâm linh sâu thẳm,
phải bắt đầu từ cõi tâm linh sâu,
bắt đầu từ cõi tâm linh,
bắt đầu từ cõi tâm,
bắt đầu từ cõi,
bắt đầu từ,
bắt đầu…
Rồi cũng có những cuộc đồng tính luyến ái để con chữ chẳng còn là giống đực hay giống cái, lúc thì ồm ồm, lúc thì oe oe, tò le, tí lét, hoắng nhặng sị, lại còn cái mùi khăn khẳn của đàn ông trộn với mùi thơm thơm, khen khét của kem xức mặt, son bôi môi và xà bông lưỡng tính và bảo với thiên hạ thơ phải sinh ra từ chốn đồng loài về với đồng loài, nhưng chẳng để biết ai đực, ai cái,
phải sinh ra từ chốn đồng loài, về với đồng loài, nhưng chẳng đế biết ai đực ai,
phải sinh ra từ chốn đồng loài, về với đồng loài, nhưng chẳng để ai biết ai đực,
phải sinh ra từ chốn đồng loài, nhưng chẳng để
ai biết ai…
Ha, ha, ha, thơ
Là một công nghệ huếnh lên, vo tròn, cưỡng hiếp, băn chém, và đồng tính luyến ái
Đáng thương thay chữ ơi, bay chỉ còn là công cụ
Đáng thương thay, thơ ơi.
Ta chẳng hiểu được bay, và nhất định, bay chẳng hiểu gì ta…
Khoái thật, sướng thật, mê ly thật
…
Nhưng quả là tôi dốt
Không biết làm thơ để mọi người chẳng thể hiểu gì…
N.Đ.T
Nguồn: Nguyễn Trọng Tạo
Ngày gửi: 16/06/2012 18:34
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tuấn Khỉ vào 16/06/2012 20:03
Có 8 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:Làm thế nào để có thơ hay?
Để xác định xem một bài thơ có hay hay không là một điều khó và nó phụ thuộc vào cảm nhận thẩm mỹ của người đọc. Tuy nhiên, để xác định xem một bài thơ có thể hay hay không thì lại không khó lắm và có thể chuẩn hoá, thậm chí tin học hoá.
Một bài thơ có thể hay phải đảm bảo một số tiêu chí cơ bản, nền tảng của ngôn ngữ học, văn học, nghệ thuật... đã được chuẩn hoá từ lâu, ví dụ:
1. Đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng các công cụ ngôn ngữ học, tu từ học...
2. Không mắc những lỗi văn thơ sơ đẳng mà cổ kim đã khẳng định chắc chắn đó là lỗi.
3. Đảm bảo vần, điệu, quy định, luật lệ... của thể loại mà bài thơ theo đuổi, nghĩa là đảm bảo cái hình thức và kỹ thuật của bài thơ.
4. Phản ánh, mô tả đúng hiện thực cuộc sống bằng hình tượng văn học thích hợp, thông qua cảm nhận của tác giả.
5. Tạo cảm giác hấp dẫn, thích thú, lôi cuốn người đọc.
6. Chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, sự cảm thông với người đọc, định hướng và gợi mở tương lai.
7. Có tính sáng tạo, độc đáo, không sáo mòn lặp lại những thứ đã có; mang đậm bản sắc, phong cách riêng của tác giả.
8. Trình bày, thể hiện được đầy đủ, chính xác chủ đề mà tác giả muốn đề cập, ý định mà tác giả muốn nói.
...
Những điều trên có thể thấy trong bất kỳ một cuốn sách nào nói về sáng tạo văn học.
Ngày gửi: 16/06/2012 19:28
Có 7 người thích
Ngày gửi: 04/03/2013 21:41
Có 4 người thích
Ngày gửi: 28/04/2013 11:46
Có 3 người thích
Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] ›Trang sau »Trang cuối