Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ông Tây chiếu phim quyên tiền giúp ngư dân Việt

Bài đăng trên VNExpress Thứ sáu, 1/6/2012, 16:16 GMT+7

Mang hai bộ phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát do chính mình viết kịch bản và đạo diễn, cùng André Menras - một người Việt đi chiếu khắp châu Âu, ông Tây thu được hàng trăm triệu đồng để tặng gia đình ngư dân Việt.

Ông Tây tên André Menras, nhân vật chính trong bộ phim André Menras - Một người Việt của Hãng phim tài liệu Trung ương - một người Pháp yêu Việt Nam như quê hương thứ hai của mình.

Người đàn ông này là nhân chứng lịch sử Việt Nam suốt từ thời chống Pháp, kháng Mỹ và cả ngày nay. Năm 2009, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cấp thẻ chứng minh cho ông với tên họ Hồ Cương Quyết, công nhận là công dân Việt Nam. Đến nay, dù tuổi đã tròn 60, ông vẫn tổ chức những hoạt động thiện nguyện để giúp đất nước, con người Việt Nam.

Hai ngày qua, ông Hồ Cương Quyết cùng với các cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi tổ chức trao hơn 157 triệu đồng giúp đỡ 39 gia đình ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Những ngư dân này gặp nạn và mất tài sản khi đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, ông giúp 10 triệu đồng cho gia đình ông Trần Phương đang bị Trung Quốc lấy tàu và tặng 2 triệu đồng mỗi người cho 14 ngư dân trở về nhà hôm 23/5 sau 5 ngày bị Trung Quốc giữ tại đảo Phú Lâm.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/79/52/1-6,_Anh_1,_Ho_Cuong_Quyet.jpg
Ông Hồ Cương Quyết (phải) trong một lần trao tiền hỗ trợ ngư dân
ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín.



"Toàn bộ số tiền được Hiệp hội Hữu nghị phát triển, trao đổi sư phạm Pháp - Việt của tôi quyên góp từ việc công chiếu tại các nước Châu Âu hai bộ phim liên quan đến Việt Nam", André Menras bày tỏ. Công việc chiếu phim quyên góp tiền giúp ngư dân này vẫn đang được Hồ Cương Quyết tiếp tục thực hiện.

Từ lâu, André Menras đã trở nên quen thuộc với nhiều người Việt. Tháng 9/1968, chàng trai 23 tuổi này sang Việt Nam dạy học. Hai năm sau người thanh niên cùng bạn Jean Pierre Debris phất cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn chống cuộc chiến xâm lược của Mỹ trước tòa nhà Quốc hội chính quyền Sài Gòn. Vì hành động này, André bị bắt giam tại khám Chí Hòa. Tết 1971, một người bạn tù trí thức đặt tên cho ông là Hồ Cương Quyết.

Năm 1972, André Menras và Jean Pierre Debris bị chính quyền Sài Gòn trục xuất. Từ đó, hai người đi vòng quanh thế giới để tuyên truyền rồi viết sách tố cáo Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuốn Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn - Chúng tôi tố cáo của hai ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, tạo phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trên khắp thế giới. Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1977 André Menras được Chính phủ mời sang thăm Việt Nam.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/79/52/1-6,_Anh_2,_Ho_Cuong_Quyet.jpg
André Menras chia sẻ nỗi đau mất chồng con ở vùng biển Hoàng Sa của những người vợ, người mẹ
làng chài Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín.



Quay lại Việt Nam năm 2002, ông lập Hiệp hội Phát triển Trao đổi sư phạm Pháp - Việt. Từ năm 2004 đến nay, đều đặn sang Việt Nam trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, André Menras cùng ăn ở, kéo lưới đánh bắt cá với người dân Quảng Ngãi để thực hiện phim tài liệu về đời sống ngư dân.

Cục Điện Ảnh đã cấp giấy phép công chiếu bộ phim "André Menras- Một người Việt" tại Việt Nam. Phim tài liệu có thời lượng 36 phút do ông Đào Thanh Tùng đạo diễn và biên kịch, kể câu chuyện về cuộc đời Hồ Cương Quyết.

Sáng nay, André Menras lại tiếp tục đi tàu vượt biển ra huyện đảo Lý Sơn để trao 152 triệu đồng giúp đỡ 38 gia đình ngư dân nơi đây.

Trí Tín
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Mẹ làm bài thi, con khóc bên ngoài

Bài đăng trên Dân Trí Chủ Nhật, 03/06/2012 - 07:23

(Dân trí) - Anh chồng ở trên huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) về TP Huế dẫn vợ đi thi. Vợ vào phòng thi, anh phải bồng đứa con nhỏ 1 tuổi đầu lòng dỗ dành cho con khỏi khóc và cho con uống sữa.

Vì không có ai là bà con hoặc bạn bè tại thành phố Huế nên khi dẫn vợ về Huế thi tốt nghiệp năm nay, anh Phan Thanh Ủy (28 tuổi, trú xã A Đớt, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) phải bồng luôn con nhỏ để chăm sóc.

Nhìn cảnh người cha dỗ dành đứa con trai mới hơn 1 năm tuổi, nhiều người thấy thương tình nên cho thêm cháu bé ít sữa, bánh trái. Cu Phan Thanh Linh tuy mới tròn năm nhưng rất quậy phá, chĩa tay múa chân và nhìn vào trường thi liên tục, nơi có mẹ đang miệt mài làm bài thi. Người cha thì mệt bở hơi tai vì đứa con hiếu động, hết bế, nựng, bồng đi quanh vỉa hè trước trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế (nơi vợ thi) rồi quanh sang dỗ dành nói ngọt. Nhưng thằng cu vẫn kêu la không ngừng.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2633_46704/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
Anh Ủy bồng đứa con 1 tuổi đợi vợ ngoài trường thi Hai Bà Trưng, TP sáng 2/6/2012.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2635_74622/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
Anh dõi mắt vào phòng thi nơi người vợ yêu đang miệt mài với các con chữ,
đứa con anh thì vẫn quậy tưng bừng với cha khi không có mẹ bên cạnh.



Phải đến khi người mẹ ra khỏi phòng thi, thằng cu mắt sáng lên, lao vào lòng mẹ, miệng nói bập bẹ. Chị Kê Thị Thơm (26 tuổi, vợ anh Ủy) quệt vội mồ hôi trên trán và nhìn cười chồng nói bằng tiếng dân tộc nghĩa là “Anh có mệt không? Để em lo cho con nhé”.

Chị Thơm cho biết năm 2011, chị đăng ký thi tốt nghiệp nhưng vì sinh thằng cu Linh là con đầu lòng nên sau đó phải bảo lưu chờ năm nay thi. Bận giữ con nên cái tay của chị cứng đi, đến nỗi buổi thi sáng 2/6, môn Văn phải viết nhiều chữ nhưng chị viết không được tốt lắm vì tay đau.

“Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là em thấy khó nhất, còn lại 2 câu sau em đều làm được nhưng có lẽ cũng không tốt lắm. Bài em học tủ thì không trúng nên cũng hơi buồn chút chút. Mấy anh em người Kinh trong phòng cũng tốt lắm, phút cuối cho em chép bài một ít nhưng em ngại quá nên không chép. Thầy cô giám thị trong phòng cũng nghiêm và căng thẳng lắm làm em run cả người” - chị Thơm tâm sự.

Qua trò chuyện thì được biết hai anh chị thuê phòng trọ ở gần trường thi và may mắn được một bà chủ nhà tốt bụng cho ở nhờ mà không lấy tiền. Chỉ tốn tiền ăn cơm bụi, mua nước uống và trái cây, sữa cho cu Linh. Phần còn lại để dành đi xe lên A Lưới khi thi xong. Ở quê, anh đi làm thuê công nhân, chị đi học ở trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, khi học về thì ở nhà làm ruộng. Đời sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng chị vẫn quyết tâm học để lấy cho được tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 nhằm sau này có nhiều cơ hội tìm việc cho đỡ khổ.

Chúng tôi chúc chị Thơm thi tốt 5 môn còn lại và sẽ đậu tốt nghiệp, chị cười nói “Cảm ơn chú, người Kinh tốt lắm, chị đi đây, trưa nay phải về cho thằng cu nó bú không thì nó đói. Chị sẽ cố gắng thi cho đậu”.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2638_925a1/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
"Anh và con có khỏe không" - chị Thơm hỏi chồng.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2639_feb98/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
Thằng cu Linh không đợi thêm phút nào nữa, nó chồm vội qua người mẹ.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2642_1ecd8/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
"Chị sẽ cố gắng thi cho đậu”.

http://dantri4.vcmedia.vn/i:HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2012/11/2641_eab58/me-lam-bai-thi-con-khoc-ben-ngoai.JPG
Hình bóng anh chị trên đường về quán cơm bụi. Dù có con nhỏ,
nhà lại xa xôi, chị Thơm vẫn gắng vượt khó trong học tập.



Đại Dương
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đôi bạn U60 chín lần đi thi tốt nghiệp PTTH

Bài đăng trên Bee.net.vn 03/06/2012 10:26:42

- Ngoài việc thân nhau về những chuyện hàng ngày, hai anh còn thân nhau và chia sẻ những bài học của mình trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT, họ đã trở thành cặp bài trùng khi 9 năm liên tục đi thi tốt nghiệp THPT.

Cặp bài trùng đó là anh Lê Văn Hoàng 53 tuổi, cư ngụ tại xã Vĩnh Biên, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng ( số báo danh 280429, phòng thì số 18) và anh Danh Út Hiền 54 tuổi, cư ngụ tại xã Vĩnh Quới, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (số báo danh 280427, phòng thi số 18) cả hai anh đều thi chung hội đồng thi trường THPT Mai Thanh Thế, thuộc huyện Ngã Năm.

http://bee.net.vn/dataimages/201206/original/images925682_thi.jpg
Anh Hoàng và anh Hiển đều  có hai con đến tuổi trưởng thành.



“Thời gian trước do gia đình nghèo không có điều kiện để đi học cho đến nơi đến chốn. nay gia cảnh kha khá một chút hai chúng tôi quyết định đi thi tốt nghiệp để mở mặt mở mày với con cháu” anh Hiền tâm sự.

Nhưng suốt 8 năm qua do còn bận bịu nhiều công việc và lo cho con cái, nên kết quả không như các anh mong đợi. 8 lần cùng nhau đi thi thì 8 lần điều nhận được kết quả hỏng, lần thứ 9 này các anh quyết định không để bẽ mặt với anh em, họ hàng, gia đình nữa.

Hai anh cho biết trong 3 buổi thi vừa qua các anh làm bài cũng khá tốt có thể đạt điểm trên trung bình.

Tuấn Thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nước Pháp vinh danh Giáo sư Trịnh Xuân Thuận

Bài đăng trên VietNamNet 5/6/2012 15:26

Giáo sư thiên văn học kiêm nhà văn Trịnh Xuân Thuận sẽ là người Việt Nam đầu tiên nhận Giải thưởng Thế giới Cino del Duca do Viện Pháp quốc (Institut de France) trao vào ngày 6/6/2012.

Lễ trao giải sẽ diễn ra tại Viện Hàn lâm Pháp (thuộc Viện Pháp quốc). Đặc biệt, Giáo sư Thuận được vinh danh trong hai tư cách nhà khoa học và nhà văn.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/06/05/15/20120605152750_TXT1.jpg
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận



Đây là giải thưởng văn chương và khoa học danh giá, trị giá 300 nghìn euro, do hội đồng 14 thành viên của 4 viện hàn lâm thuộc Viện Pháp quốc xét tặng. Mục tiêu của giải thưởng Cino del Duca là nhằm khen thưởng "một tác giả Pháp hoặc ngoại quốc mà công trình, dù thuộc lãnh vực văn học hay khoa học, hàm chứa một thông điệp của tinh thần nhân văn hiện đại".

Với tinh thần đó, thông cáo của Viện Pháp quốc nêu rõ: "quyết định trao Giải thưởng Thế giới năm 2012 cho Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn và nhà văn, về công trình phổ biến khoa học của ông bằng tiếng Pháp, một ngôn ngữ mà bản thân ông rất trân trọng".

Viện này ghi nhận: "Song song với công việc nghiên cứu, ông (GS Thuận - PV) còn viết nhiều sách phổ biến tri thức khoa học dành cho công chúng rộng rãi, với cái nhìn phức hợp và tinh tế của một nhà khoa học giàu phẩm chất nhân văn, coi con người là "con đẻ của các vì sao", "sinh vật biết tự vấn về vũ trụ"; ông luôn tin tưởng vào vị thế của con người trong vũ trụ".

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nổi tiếng với các công trình phổ cập kiến ​​thức khoa học về vũ trụ viết bằng tiếng Pháp. Từ cuốn sách đầu tiên năm 1988, đến nay, ông đã cho ra mắt hơn một chục tác phẩm.

Nhiều tác phẩm của ông phổ biến tri thức khoa học sâu sắc, ở trình độ cao, lưu hành rộng rãi ở hơn 20 nước trên thế giới, được dư luận quốc tế đánh giá rất cao như: Giai điệu bí ẩn (1988), Một nhà vật lý thiên văn (1992), Số phận của vũ trụ - Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000), Những con đường của ánh sáng (2008), Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao (2009), Vũ trụ và hoa sen (2011)...

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là người Việt đầu tiên và là người châu Á thứ hai nhận được giải thưởng Cino del Duca. Trước ông, đã có giáo sư y khoa Trung Quốc Vương Chấn Nghị, được giải thưởng vào năm 1998.

Trước đó, ông từng được tặng Giải thưởng Lớn Moron của Viện Hàn lâm Pháp về triết học (2007) và Giải thường Kalinga của UNESCO về phổ biến tri thức khoa học (2009).

Giải thưởng Thế giới Cino del Duca từng được trao tặng cho những nhân vật lớn, có đóng góp nổi bật trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật như: Andrei Sakharov, nhà vật lý người Nga; Vaclav Havel, Tổng thống Cộng hòa Czech; Léopold Sesdar Senghor, Tổng thống Cộng hòa Senegal; và các nhà văn nổi tiếng như Gorge Luis Borges, Mario Vargas Llosa, Milan Kundera...

Hải Tâm (TH)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Tuấn Khỉ đã viết:
Ông Tây chiếu phim quyên tiền giúp ngư dân Việt

Bài đăng trên VNExpress Thứ sáu, 1/6/2012, 16:16 GMT+7

Mang hai bộ phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát do chính mình viết kịch bản và đạo diễn, cùng André Menras - một người Việt đi chiếu khắp châu Âu, ông Tây thu được hàng trăm triệu đồng để tặng gia đình ngư dân Việt.

Ông Tây tên André Menras, nhân vật chính trong bộ phim André Menras - Một người Việt của Hãng phim tài liệu Trung ương - một người Pháp yêu Việt Nam như quê hương thứ hai của mình.

Người đàn ông này là nhân chứng lịch sử Việt Nam suốt từ thời chống Pháp, kháng Mỹ và cả ngày nay. Năm 2009, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cấp thẻ chứng minh cho ông với tên họ Hồ Cương Quyết, công nhận là công dân Việt Nam. Đến nay, dù tuổi đã tròn 60, ông vẫn tổ chức những hoạt động thiện nguyện để giúp đất nước, con người Việt Nam.

Hai ngày qua, ông Hồ Cương Quyết cùng với các cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi tổ chức trao hơn 157 triệu đồng giúp đỡ 39 gia đình ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Những ngư dân này gặp nạn và mất tài sản khi đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, ông giúp 10 triệu đồng cho gia đình ông Trần Phương đang bị Trung Quốc lấy tàu và tặng 2 triệu đồng mỗi người cho 14 ngư dân trở về nhà hôm 23/5 sau 5 ngày bị Trung Quốc giữ tại đảo Phú Lâm.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/79/52/1-6,_Anh_1,_Ho_Cuong_Quyet.jpg
Ông Hồ Cương Quyết (phải) trong một lần trao tiền hỗ trợ ngư dân
ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín.



"Toàn bộ số tiền được Hiệp hội Hữu nghị phát triển, trao đổi sư phạm Pháp - Việt của tôi quyên góp từ việc công chiếu tại các nước Châu Âu hai bộ phim liên quan đến Việt Nam", André Menras bày tỏ. Công việc chiếu phim quyên góp tiền giúp ngư dân này vẫn đang được Hồ Cương Quyết tiếp tục thực hiện.

Từ lâu, André Menras đã trở nên quen thuộc với nhiều người Việt. Tháng 9/1968, chàng trai 23 tuổi này sang Việt Nam dạy học. Hai năm sau người thanh niên cùng bạn Jean Pierre Debris phất cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn chống cuộc chiến xâm lược của Mỹ trước tòa nhà Quốc hội chính quyền Sài Gòn. Vì hành động này, André bị bắt giam tại khám Chí Hòa. Tết 1971, một người bạn tù trí thức đặt tên cho ông là Hồ Cương Quyết.

Năm 1972, André Menras và Jean Pierre Debris bị chính quyền Sài Gòn trục xuất. Từ đó, hai người đi vòng quanh thế giới để tuyên truyền rồi viết sách tố cáo Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuốn Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn - Chúng tôi tố cáo của hai ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, tạo phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trên khắp thế giới. Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1977 André Menras được Chính phủ mời sang thăm Việt Nam.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/79/52/1-6,_Anh_2,_Ho_Cuong_Quyet.jpg
André Menras chia sẻ nỗi đau mất chồng con ở vùng biển Hoàng Sa của những người vợ, người mẹ
làng chài Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín.



Quay lại Việt Nam năm 2002, ông lập Hiệp hội Phát triển Trao đổi sư phạm Pháp - Việt. Từ năm 2004 đến nay, đều đặn sang Việt Nam trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, André Menras cùng ăn ở, kéo lưới đánh bắt cá với người dân Quảng Ngãi để thực hiện phim tài liệu về đời sống ngư dân.

Cục Điện Ảnh đã cấp giấy phép công chiếu bộ phim "André Menras- Một người Việt" tại Việt Nam. Phim tài liệu có thời lượng 36 phút do ông Đào Thanh Tùng đạo diễn và biên kịch, kể câu chuyện về cuộc đời Hồ Cương Quyết.

Sáng nay, André Menras lại tiếp tục đi tàu vượt biển ra huyện đảo Lý Sơn để trao 152 triệu đồng giúp đỡ 38 gia đình ngư dân nơi đây.

Trí Tín
-Mình đã biết Menras như thế này...


2-TÌNH NGHĨA VIỆT NAM
hay là Huyền thoại André Menras
(Cảm tác theo bài viết "Gặp ông Tây 'Việt cộng'
Hồ Cương Quyết ở Sàigòn" đăng báo Tin nhanh
Người Lao động 15/6/2002 và tư liệu do Tà Ru 7 Minh, CLB Hưu trí Q5 cung cấp)

Ông Tây Việt Cộng Hồ Cương Quyết
Đến Sàigòn kiếm bạn Tà Ru
Ba chục năm ... Miền Nam cách biệt (1972)
Ai mất, còn ai ? Những Bạn tù !

'Du khách ba lô' về một chuyến
Thật bất ngờ Tình nghĩa Việt Nam
Những ngày hạnh phúc còn tìm được !
Trong vòng tay Bạn thuở giam cầm ...

Tháng 7 Hai ngàn hai kỉ niệm
Chí Hoà còn đó ... 'mái nhà xưa'
Hai năm rưởi sống trong hoài bảo
Với những người thề quyết chẳng thua ...

(1) Tôi đã khóc vì thù Đế quốc
Nhẫn tâm gieo rắc cảnh thương đau !
Việt Nam chiến đấu cho 'nhân cách'
Chung chiến tuyến tôi mãi tự hào !

Thưa ‘Bộ tộc’ Tà Ru quý mến!
Tôi khắc ghi tình Bạn suốt đời
Những 'con người' Việt Nam toàn thắng
'Đôi lời' xin gửi ... chút tình tôi ...

TĐ-
(1) Theo bài ‘Đôi lời của AM/HCQ
nhân ngày 16/7/2002 được trao tặng
Huy hiệu TP.HCM’.
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Triều Tiên tặng thưởng bé gái xả thân cứu ảnh lãnh tụ



TTO - CHDCND Triều Tiên vinh danh một bé gái 14 tuổi đã chết đuối trong dòng nước lũ khi cố gắng cứu những bức chân dung của các lãnh tụ đất nước Kim Nhật Thành và Kim Jong Il.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=574063
Ảnh chân dung ông Kim Jong Il trong một lớp học ở CHDCND Triều Tiên - Ảnh: AP



Nhật báo của Đảng Lao động Triều Tiên Rodong Sinmun ngày 26-6 cho biết bé gái Han Hyon Gyong đã được tặng Giải thưởng thiếu niên danh dự Kim Jong Il sau khi thiệt mạng vì cố gắng vớt các bức ảnh của hai vị lãnh tụ trong dòng nước xiết.

Cha mẹ của em, thầy giáo và bốn người khác ở ngôi trường em đang học, bao gồm các lãnh đạo đoàn thanh niên ở lớp và trường, cũng sẽ được thưởng, theo bản tin trên mạng của báo Rodong Sinmun. Ngoài ra, ngôi trường Han đang học sẽ được đặt lại theo tên em để tưởng niệm sự anh hùng của em, tờ báo viết.

Han thiệt mạng ngày 11-6 khi cố cứu các bức chân dung của ông Kim Nhật Thành và Kim Jong Il trong ngôi nhà bị lũ lụt của em ở huyện Sinhung, thuộc tỉnh miền đông Nam Hamkyong.

Tờ báo Rodong ca ngợi hệ thống ở Triều Tiên đã “nuôi dưỡng nên những trẻ em như thế”. Gia đình Kim đã nối nhau lãnh đạo Triều Tiên kể từ khi lập quốc vào năm 1948 và các bức chân dung của hai nhà lãnh đạo quá cố Kim Nhật Thành và Kim Jong Il được coi là thiêng liêng ở nước này.

Trước kia từng có các câu chuyện về việc người lớn xả thân cứu ảnh lãnh tụ, nhưng đây là lần đầu tiên có tin về một bé gái hành động tương tự. Năm 2007, Hãng tin nhà nước KCNA cho biết một nông dân đã mất vợ và con trai trong trận lở đất, nhưng cứu được các bức ảnh chân dung lãnh tụ. Một công nhân nhà máy cũng cứu được các bức ảnh, nhưng mất đứa con gái 5 tuổi của ông.

Ông Kim Jong Il qua đời tháng 12-2011 và thay thế ông là con trai Kim Jong Un.

HẢI MINH
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:

Triều Tiên tặng thưởng bé gái xả thân cứu ảnh lãnh tụ


TTO - CHDCND Triều Tiên vinh danh một bé gái 14 tuổi đã chết đuối trong dòng nước lũ khi cố gắng cứu những bức chân dung của các lãnh tụ đất nước Kim Nhật Thành và Kim Jong Il.
Bao giờ thôi?

Những tờ giấy vô nghĩa
Lại có thể giết người
Giữa thế kỷ hai mốt
Chuyện này bao giờ thôi?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Triều Tiên tặng thưởng bé gái xả thân cứu ảnh lãnh tụ


TTO - CHDCND Triều Tiên vinh danh một bé gái 14 tuổi đã chết đuối trong dòng nước lũ khi cố gắng cứu những bức chân dung của các lãnh tụ đất nước Kim Nhật Thành và Kim Jong Il.

...

Những tấm gương này chói sáng đến loá hết cả mắt. Người nhớn và trẻ em VN sao mà học tập nổi. Đất nước họ sản sinh ra lắm người đặc biệt. Kinh !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuấn Khỉ đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Triều Tiên tặng thưởng bé gái xả thân cứu ảnh lãnh tụ


TTO - CHDCND Triều Tiên vinh danh một bé gái 14 tuổi đã chết đuối trong dòng nước lũ khi cố gắng cứu những bức chân dung của các lãnh tụ đất nước Kim Nhật Thành và Kim Jong Il.
Bao giờ thôi?

Những tờ giấy vô nghĩa
Lại có thể giết người
Giữa thế kỷ hai mốt
Chuyện này bao giờ thôi?

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Chinh%20tri%20-%20Celebs/Kimdied00.jpg


.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thái Thanh Tâm đã viết:
Triều Tiên tặng thưởng bé gái xả thân cứu ảnh lãnh tụ


TTO - CHDCND Triều Tiên vinh danh một bé gái 14 tuổi đã chết đuối trong dòng nước lũ khi cố gắng cứu những bức chân dung của các lãnh tụ đất nước Kim Nhật Thành và Kim Jong Il.

...

Những tấm gương này chói sáng đến loá hết cả mắt. Người nhớn và trẻ em VN sao mà học tập nổi. Đất nước họ sản sinh ra lắm người đặc biệt. Kinh !
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (67 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] ›Trang sau »Trang cuối