Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vien.vien

ngh.mai đã viết:
Vodanhthi đã viết:

Tác giả cuốn "cây lêu" nguyên là Vụ phó thuộc Bộ Giáo dục-Đào tạo?



(Kienthuc.net.vn) - 2.000 cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt lớp 1" (tập 1) sai chính tả sẽ bị thu hồi, đồng thời NXB Đà Nẵng kiểm tra, xác định các khâu lỗi trên.

http://bee.net.vn/dataimages/201205/original/images923009_images922263_Anh_3.jpg



Chiều 29/5, Giám đốc NXB Đà Nẵng ông Trương Công Báo xác nhận: Đơn vị đã tiếp nhận thông tin về các lỗi sai chính tả trong cuốn “Vở luyện tập Tiếng Việt” và đang tiến hành kiểm tra, xác minh các nguyên nhân gây lỗi sai chính tả không đáng có trên.

Trước mắt, NXB ra quyết định thu hồi toàn bộ số tập vở trên và liên hệ với biên tập viên, tác giả cuốn sách để tìm hiểu. Theo số liệu lưu chiểu cho thấy, tập vở được in với số lượng 2.000 cuốn. Tập vở dày khoảng 30 trang, do bà Đặng Thị Lanh làm tác giả, được NXB Đà Nẵng cấp giấy phép và in tại Công ty in Tổng hợp Cầu Giấy (Hà Nội). Chịu trách nhiệm xuất bản ghi trong tập vở là Giám đốc Trương Công Báo và Tổng biên tập Hoàng Văn Cung” (NXB Đà Nẵng).

http://bee.net.vn/dataimages/201205/original/images923010_images922264_Anh_5.jpg



Trước đó, tháng 2/2012, sau khi được biên tập viên Nguyễn Kim Nhị (NXB Đà Nẵng) thẩm định, cuốn sách được trình Ban Biên tập, lãnh đạo NXB Đà Nẵng để cấp giấy phép. Ông Báo cho hay: Do sách có nội dung ngắn gọn, số lượng trang không nhiều nên chỉ có 1 biên tập viên xử lý. Quy trình thẩm định dạng sách này chỉ mất một thời gian ngắn, thường vài tuần, có thể vài ngày. Đây là một trong những lỗi đáng tiếc và không đáng có.

http://bee.net.vn/dataimages/201205/original/images923011_images922265_Anh_4.jpg



Đáng chú ý, như các lỗi viết sai “cây nêu” thành “cây lêu”, giỗ thành “dỗ” trong các câu, cụm từ “có dỗ”, “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày dỗ Tổ mùng mười tháng ba”….

Theo ông Báo: Các khâu lỗi có thể từ bản thảo, khâu thẩm định, kiểm tra của biên tập viên hoặc lỗi do in ấn. Hiện biên tập viên Nhị đã nghỉ hưu (từ tháng 3/2012) và đang ra Huế có việc riêng nên đơn vị chưa gặp để tìm hiểu nguyên nhân.

Sách đã in sai thì không thể đính chính nên cần phải sớm thu hồi. Đặc biệt là sách dành cho trẻ em nếu không chấn chỉnh có thể gây tác dụng không tốt. Trường hợp xác định rõ sai phạm ở khâu nào sẽ kiểm tra, xử lý đến đó - ông Báo nói thêm.

Cũng theo ông Báo: NXB Đà Nẵng cấp giấy phép và thu xuất bản phí, còn lại lựa chọn điểm in, phát hành có thể do tác giả tự lựa chọn, liên kết.

Được biết, biên tập viên Nguyễn Kim Nhị công tác từ khi thành lập NXB Đà Nẵng và là một trong những biên tập viên kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm. Tác giả Đặng Thị Lanh từng giảng dạy ở ĐH Sư phạm Hà Nội, sau đó sang công tác tại Bộ GD&ĐT, trước khi nghỉ hưu giữ chức Vụ phó Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).

Xuân Tuyết
Chỉ có thể dùng một từ để đánh giá:    en - nờ - rê - u
Đâu phải chỉ là en - nờ - rê - u! Vấn đề là người dân phải bỏ ra bao nhiêu tiền để làm việc này rồi con em họ lại phải bỏ tiền ra để mua cái sản phẩm của việc "thiếu trách nhiệm" đó!
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng không dựa trên tiêu chí tài - đức?

Bài đăng trên Dân trí Thứ Năm, 31/05/2012 - 15:42

(Dân trí) - Những lý giải của Bộ trưởng Thăng cho việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải, theo tôi thấy và xin phép được nói thẳng: vẫn mang tính ngụy biện cho sự việc đã rồi. Các căn cứ để bổ nhiệm không dựa trên tiêu chí về tài - đức.

http://dantri4.vcmedia.vn/cvNlsQoYcVFxP1FHlpn/Image/2012/05/nhansu285_b83b9.jpg



Cụ thể như sau:

- Đó là người không có đạo đức tốt: ông Dũng tại vị ở Vinalines đã gây mất đoàn kết nội bộ, lại được thuyên chuyển sang làm Cục trưởng. Trong khi với cương vị chủ tịch việc điều hành chỉ ở tầm 1 doanh nghiệp, cho dù đó là tập đoàn lớn mà đạo đức của ông Dũng như vậy đã có vấn đề rồi. Thì ở cương vị Cục trưởng có ảnh hưởng đến tầm vĩ mô, mang tính quốc gia thì theo tôi nghĩ, nếu tiếp tục vi phạm ông Dũng có thể còn gây hậu quả lớn hơn nhiều…

- Về năng lực của ông Dũng phải đặt dấu hỏi. Điều hành 1 tập đoàn được mọi ưu đãi từ Chính phủ từ tài chính đến nhân lực mà không phát triển để tạo được lợi nhuận, gây mất đoàn kết nội bộ thì chắc cũng do năng lực yếu kém, không được CBCNV nể phục.

- Việc bổ nhiệm Cục trưởng: Bộ trưởng Thăng có nói cả về “tài hùng biện” của ông Dũng, như vậy theo tôi nghĩ thì cũng mong Bộ trưởng Thăng xem lại chính mình.

Vài dòng ý kiến (có phần bức xúc) kính gửi Toà soạn với mong muốn được góp ý trên diễn đàn. Chân thành cảm ơn quý toà soạn!

Nguyễn Văn Bảy
email:  bay210sg@yahoo.com
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Đại biểu Quốc hội “bẻ” biện giải của Bộ trưởng Thăng

Bài đăng trên Dân Trí Thứ Sáu, 01/06/2012 - 08:49

(Dân trí) - Những nội dung lý giải việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhận nhiều chất vấn trái chiều của các đại biểu bên hành lang Quốc hội chiều 31/5.

Đại biểu Ngô Văn Minh: Cục Hàng hải là nơi chứa cán bộ yếu kém?

http://dantri4.vcmedia.vn/i:VLEfzoZuPAIveDWb3xCC/Image/2012/02/Ngo-van-minh-1_11238/dai-bieu-quoc-hoi-be-bien-giai-cua-bo-truong-thang.jpg



Tôi rất suy nghĩ về lý giải của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải. Dù cố chọn những điểm Bộ trưởng trả lời có vẻ thỏa đáng nhất, tôi vẫn thấy chưa chấp nhận được

Về việc Bộ GTVT khẳng định bổ nhiệm đúng quy trình, tôi nghĩ có vấn đề gì đây chưa được sáng tỏ. Không thể nói ông ấy được bầu làm Bí thư Đảng ủy, được cử đi dự Đại hội Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ… vì như thế, vô hình chung, một cán bộ chỉ để phụ trách Đảng ủy khối?

Có vấn đề mất đoàn kết tại Vinalines như Bộ trưởng Thăng đã khẳng định thì việc rút người đứng đầu đi để đơn vị đỡ mất đoàn kết cũng là không ổn. Đã mất đoàn kết thì phải đề nghị xử lý kiểm điểm, xem nguyên nhân trách nhiệm thuộc về ai, do cấp dưới có chống đối gì với Chủ tịch Hội đồng thành viên hay do trách nhiệm người đứng đầu. Phải làm rõ việc này, chứ không phải thấy mất đoàn kết nên đưa ông này đi để… giải cứu.

Cũng theo lời Bộ trưởng Thăng, việc mất đoàn kết nội bộ đã được biết từ tháng 9/2011. Như vậy là cán bộ có vấn đề rõ ràng nhưng lại đẩy về Cục Hàng hải. Như vậy, Cục này nơi chứa cán bộ kém hay sao, trong khi vai trò quản lý nhà nước của Cục không kém hơn doanh nghiệp.

Tôi quan tâm ở khía cạnh, một vụ việc dù mới chỉ manh nha, có dư luận thì cũng cần xem xét làm sáng tỏ rồi mới có quyết định về tổ chức cán bộ. Đồng ý là xem xét một con người cần phải toàn diện, nhưng việc ra quyết định như thế gây cho công luận sự thắc mắc, nghi vấn, người dân thì không đồng tình.

Đọc báo, tôi cũng thấy Bộ trưởng nói nếu bổ nhiệm sai sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Vậy nếu Bộ trưởng đúng thì trách nhiệm thuộc chỗ nào?

Đại biểu Đinh Xuân Thảo: Không thể nói quy trình chuẩn khi điều động cán bộ để “gỡ” mất đoàn kết

http://dantri4.vcmedia.vn/i:VLEfzoZuPAIveDWb3xCC/Image/2012/02/dinh-xuan-thao_c243e/dai-bieu-quoc-hoi-be-bien-giai-cua-bo-truong-thang.jpg



Trước tiên phải xem việc bổ nhiệm ông Dũng có trong quy hoạch không. Một người được bổ nhiệm bao giờ cũng phải có trong quy hoạch, kể cả ngày mai làm quy trình thì hôm nay anh cũng phải có trong quy hoạch, trước khi đưa ra làm lấy phiếu tín nhiệm. Cụ thề trường hợp này, Ban cán sự Đảng Bộ GTVT phải đưa ông Dũng vào quy hoạch rồi mới triển khai lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc (Vinalines), sau đó mới đến Cục Hàng hải.

Còn lấy lý do đưa ông Dũng đi khỏi Vinalines vì nội bộ ở đó mất đoàn kết thì không thể chấp nhận được. Một người thủ trưởng mà để xảy ra mất đoàn kết ở cơ quan, sau đó lại được điều đi chỗ khác, về mặt quy trình không thể nói là chuẩn được. Lựa chọn một cán bộ trước hết phải bảo đảm người đó là hạt nhân của đoàn kết tại đơn vị. Ở một nơi đang mất đoàn kết nội bộ như Vinalines, có thể phải điều ông Dũng đi nhưng đúng ra là phải rút về một đơn vị nào đó để chờ giải quyết chứ không phải rút để đề bạt vào chức Cục trưởng Cục Hàng hải.

Đúng là đối với các TCty 91 như Vinalines, Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm, chức vụ còn cao hơn Cục trưởng, Vụ trưởng. Nhưng ở trương hợp này, là người đứng đầu 1 doanh nghiệp mà vẫn để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, thì việc rút về làm Cục trưởng Cục Hàng hải càng không nên vì ở vị trí quản lý nhà nước, về điều hành vĩ mô, sức lan tỏa còn lớn hơn phạm vi một doanh nghiệp, càng phải xem xét uy tín cẩn thận hơn.

Đại biểu Dương Trung Quốc: “Điều động cán bộ đang bị thanh tra là thiếu khôn ngoan”

http://dantri4.vcmedia.vn/i:VLEfzoZuPAIveDWb3xCC/Image/2012/02/duong-trung-quoc_6ebb1/dai-bieu-quoc-hoi-be-bien-giai-cua-bo-truong-thang.jpg



Lý giải của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng tôi cho là cũng có lý lẽ khi việc này rơi vào hoàn cảnh cụ thể như vậy. Tôi vốn quen biết anh Dũng và cả anh Nguyễn Thanh Bình (Chủ tịch HĐQT Vinashin), tự thấy đấy đều là những cán bộ có năng lực. Tôi cho rằng chính cơ chế quản lý đang giết chết con người.

Tất cả những lý lẽ, phân trần là của người trong cuộc nói ra. Bản thân Bộ trưởng Thăng cũng là người mới về địa bàn, không dễ nắm được ngay. Hơn nữa, có thể mục đích tốt nhưng việc cuối cùng lại không như mong muốn. Ở đây có thể nói là có sự quan liêu, không sát chăng? Nhưng cơ bản nhất, việc điều chuyển những cán bộ ở cấp cao như thế, cá nhân tôi thấy không nên vội vã.

Tôi đã từng nói là người khôn ngoan không ai điều động cán bộ trong thời điểm đang có thanh tra. Nhưng đôi khi cũng có những tình huống cụ thể, khó có thể phán xét.

Ở đây có 2 nghi vấn đặt ra, có quan hệ riêng để nâng đỡ nhau, thậm chí cả việc “chạy tội” cho nhau nữa hay lại chỉ là một tình huống mà theo chủ quan người có trách nhiệm nghĩ đó là một giải pháp tốt. Mà như Bộ trưởng Thăng nói giải pháp điều chuyển ông Dũng không phải là của cá nhân Bộ trưởng mà còn có cả Đảng, các cấp lãnh đạo ở Bộ GTVT và cả Bộ Nội vụ. Thực tế, việc đó không hề đơn giản.

P.Thảo
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

GS.TS Đào Tiến Khoa- Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân:

Sao chép đến tận dấu chấm cho... yên tâm



TT - Là thư ký khoa học hội đồng ngành vật lý của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted, từng tham gia xét duyệt đề tài đăng ký sự tài trợ của quỹ từ Lê Đức Thông và Nguyễn Thị Thu Hương, GS.TS Đào Tiến Khoa cho biết:

- Qua nhiều năm hướng dẫn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh tham gia nghiên cứu khoa học và viết luận án, tôi chua xót nhận ra rằng copy - paste (sao chép - “dán” thông tin) là vấn đề quá phổ biến. Với công nghệ máy tính phát triển, các bạn trẻ thường có khuynh hướng copy và paste những nội dung cắt xén từ tài liệu của người khác cho nhanh.

Khi viết về một đề tài khoa học thì đương nhiên phải cần có sự tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố trong lĩnh vực liên quan và các bạn trẻ với kỹ năng viết tiếng Anh còn hạn chế thì dễ “dùng” luôn câu văn của các tác giả quốc tế, thậm chí copy đến tận dấu chấm, dấu phẩy cho... yên tâm. Việc copy - paste các nội dung tiếng Việt cũng là chuyện thường ngày.

Chúng ta không thể chỉ trách các em mà cần thấy rằng đây là kết quả của một nền giáo dục đào tạo đại học không đến nơi đến chốn. Đã có lần nghe báo cáo khoa học, tôi thật sự buồn khi thấy cậu học trò của mình “bê” nguyên xi những câu văn từ báo cáo của chính tôi viết cách đây hàng chục năm vào báo cáo đề tài khoa học của mình. Cũng vì thế, mỗi khi có dịp tôi luôn nhắc nhở các đồng nghiệp trẻ rằng những kiến thức khoa học chung, những kết quả nghiên cứu đã được công bố đều có thể tham khảo trong khi viết, trình bày công trình, luận án... nhưng mỗi người phải cố gắng tìm cách diễn đạt của riêng mình trong từng câu văn, tuyệt đối tránh copy - paste.

* GS muốn nói đến sự xuê xoa, không nghiêm túc trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ở nhiều trường hiện nay?

- Nghiên cứu khoa học ở nhiều trường đại học trong nước hiện còn yếu kém. Giảng viên phải dạy quá nhiều tiết, đến kỳ lại hướng dẫn quá nhiều luận văn, bận như thế làm sao đọc, sửa chuẩn hết được đề tài của các em. Người hướng dẫn không nghiêm túc trong khoa học, sinh viên cứ theo “lệ” ấy mà làm, nghiễm nhiên chấp nhận những thiếu hụt kỹ năng và thiếu trung thực trong nghiên cứu.

* Trở lại với trường hợp của Lê Đức Thông, ông Nguyễn Mộng Giao cho rằng ông là nạn nhân vì bị cho tên vào đề tài nghiên cứu “đạo văn”, rằng ông “không liên quan”. Điều này có phù hợp?

- Thông thường các đồng tác giả của một công trình phải là những người trực tiếp tham gia đóng góp vào quá trình nghiên cứu. Bản thảo của công trình phải được đọc và thảo luận nhất trí giữa tất cả các đồng tác giả trước khi gửi đi công bố. Do đó, một bài báo có nội dung khoa học sai thì mỗi đồng tác giả đều có trách nhiệm trong đó. Tất nhiên, một quy trình như vậy không phải lúc nào cũng được thực thi ở Việt Nam, khi “văn hóa” làm nghiên cứu khoa học nghiêm túc còn chưa có được ở nhiều trường, viện trong nước.

Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn còn có trách nhiệm lớn hơn vì trong quá trình thầy trò cùng làm nghiên cứu, người thầy phải luôn cố gắng truyền đạt những kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu khoa học... đến học trò. Không một người thầy nghiêm túc nào có thể nói đơn giản là “tôi không liên quan” khi học trò của mình phạm lỗi lầm nghiêm trọng trong một công trình, một bài báo khoa học mà người thầy đó cũng là đồng tác giả.

* Khi những lùm xùm của vụ “đạo văn” lộ ra trên báo chí, TS Nguyễn Thị Thu Hương - vợ của Lê Đức Thông - khẳng định “lấy làm tiếc vì quá tin tưởng chồng” mà không biết những việc làm sai của Thông, nhưng có vô can thật không khi năm 2011, sau khi bài báo bị tạp chí rút xuống, TS Hương vẫn tiếp tục đăng ký đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi của hằng số cấu trúc tinh tế theo không gian và thời gian vũ trụ” để xin tài trợ của Quỹ Nafosted?

- Đúng là năm 2011, TS Hương có đăng ký đề tài này với vai trò “chủ nhiệm đề tài” và Lê Đức Thông là “thành viên nghiên cứu chủ chốt”, nhưng sau khi công việc phản biện khoa học độc lập được nghiêm túc thực hiện và những sai sót nghiêm trọng trong phương pháp nghiên cứu đã được khẳng định, quỹ đã chính thức từ chối tài trợ đề tài này.

Việc copy - paste là điều rất đáng trách, nhưng trong đề tài này - cũng như các bài báo đã bị rút xuống - Thông đã “ngụy tạo” ra một phương pháp không có cơ sở để đạt được những kết quả nghiên cứu theo mong muốn của cá nhân.

Đó thật sự là một phong cách làm khoa học nguy hại. Mỗi nhà khoa học, mỗi người thầy phải có trách nhiệm nhắc nhở, giáo dục sinh viên kiên quyết loại trừ tác phong làm nghiên cứu không trung thực ra khỏi cộng đồng.

NGỌC HÀ


"Đáng buồn hơn là không chỉ tiếng Anh, ngay cả kỹ năng viết bằng tiếng Việt của cử nhân đã tốt nghiệp đại học vẫn còn rất kém, không thoát nổi ý diễn đạt của mình"

GS.TS ĐÀO TIẾN KHOA
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lỗi của ai?

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Sáu, 01/06/2012 00:01

Cuối cùng, đúng vào ngày chót theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và Bộ Nội vụ đã lên tiếng về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam mà dư luận bức xúc nhiều trong thời gian qua.

Thế nhưng, dư luận lại không khỏi hụt hẫng và thêm bức xúc trước sự trả lời của hai cơ quan có trách nhiệm này.

Theo như giải thích, trả lời của ông bộ trưởng GTVT, việc ông ra quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng vào đầu tháng 2 vừa qua là đúng cả về quy trình, quy định và thẩm quyền. Cho đến khi quyết định bổ nhiệm làm cục trưởng Cục Hàng hải, theo ông bộ trưởng GTVT, vẫn chưa nhận thông tin nào về sai phạm hay khuyết điểm của ông Dương Chí Dũng... Nói tóm lại, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là đúng, không có gì sai.

Những điều mà ông bộ trưởng GTVT nói trên mặt báo trước đây lại thấy lặp lại trong cuộc họp báo sau đó của Bộ Nội vụ như quy trình, thủ tục, thẩm quyền là đúng... Một quan chức Bộ Nội vụ còn khẳng định: “Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải không liên quan trách nhiệm của Bộ Nội vụ”.

Nếu việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là đúng, theo lời các quan chức của 2 bộ GTVT và Nội vụ, vậy sai ở đâu khi vẫn ra một quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo một cơ quan quản lý, hoạch định chính sách cho cả một lĩnh vực quan trọng của đất nước mà sau đó, cơ quan điều tra và thanh tra cùng chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng trong thời gian dài của vị này? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm song chưa nhận được câu trả lời từ 2 bộ GTVT và Nội vụ.

Càng khó hiểu hơn khi việc bổ nhiệm này đưa ra trong bối cảnh ông Dương Chí Dũng đang đứng đầu một đơn vị được thanh tra mà người ra quyết định bổ nhiệm không hề trao đổi với cơ quan thanh tra xem nhân sự sắp được bổ nhiệm có vấn đề gì không.

Người đứng đầu Bộ GTVT nói không có thông tin nào về sai phạm của ông Dương Chí Dũng khi làm quy trình bổ nhiệm song lại thừa nhận biết chuyện mất đoàn kết nội bộ tại Vinalines. Việc mất đoàn kết nội bộ này nghiêm trọng tới mức phải đưa ông Dũng đi khỏi để “giải cứu Vinalines”, vậy sao không tiến hành kiểm điểm, xử lý xem nguyên nhân, trách nhiệm đến mức nào, thuộc về ai... để xem ông Dũng có còn đủ phẩm chất, năng lực ngồi vào chiếc ghế cục trưởng hay không?

Không cá nhân hay cơ quan nào có trách nhiệm, vậy ai có lỗi trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng ?

PHẠM DƯƠNG
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Làm bất an Bộ trưởng GTVT là cái lý của công luận

Bài đăng trên Tổ Quốc 01/06/2012 10:35

Mai Linh

Công luận đã ròng rã, kiên trì, không mệt mỏi theo dõi từng động thái, từng lời phát biểu, từng câu nói của Bộ trưởng Đinh La Thăng ở mọi nơi, mọi lúc tức là công luận đã đi sát với đời sống người dân, đồng lòng với mối quan tâm và bức xúc của dân.

"Giao thông" của giới truyền thông ồ ạt và có thể sẽ ùn tắc, chắc đã đến lúc phải có biện pháp tháo gỡ.

http://toquoc.vn/Upload/Article/admin/2012/6/1/rez_628_DLT.jpg
Công luận đã ròng rã, kiên trì, không mệt mỏi theo dõi từng động thái, từng lời phát biểu,
từng câu nói của Bộ trưởng Đinh La Thăng (Nguồn: Internet)



Cần phải tháo gỡ từ chính Bộ GTVT. Làm bất an Bộ trưởng Đinh La Thăng là cái lý của công luận.

Công luận đòi hỏi những cái chưa đúng lý phải trở về với cái lý của nó.

1. Sự phi lý của phí giao thông đường bộ do Bộ GTVT nghĩ ra mà không dựa trên bất cứ một khảo sát hoặc đánh giá nào mang tính khoa học.

Sự phi lý này dẫn đến nền công nghiệp ô tô đã và sẽ hóa đá ở Đồng Đăng với thất thu thuế khoảng 12 tỷ USD trong vòng tám năm tới. Một con số không nhỏ so với Vinalines.

Sự phi lý này còn dẫn dắt đến những hệ lụy "con đàn cháu đống" khó mà kể ra hết được.

2. Sự phi lý của đề án "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bộ GTVT". Đề án này phi lý từ cái tên gọi cho đến nội dung của nó (về mặt logic kinh tế) và đến cả quy mô, tiền vốn (200 nghìn tỷ đồng).

Sự phi lý này, nếu xảy ra sẽ giống như việc vay tiền để mua ví vì chẳng ai đi vay vốn ODA để xây trụ sở cả.

3. Sự phi lý của việc bổ nhiệm cán bộ là ông Dương Chí Dũng từ Vinalines sang làm Cục trưởng Cục Hàng hải vì để tránh mất đoàn kết nội bộ của Vinalines theo lời Bộ trưởng Đinh La Thăng thì không cần phân tích gì nhiều về lý giải ngược đời này.

Một đơn vị doanh nghiệp lớn đang trong quá trình thanh tra mà Chủ tịch Hội đồng thành viên được điều lên làm Cục trưởng của Bộ thì cái lý ấy nghe chừng chưa lọt tai công luận.

Bổ nhiệm một nhân sự "có khả năng hùng biện tốt" (Tốt đã là khả năng rồi) thì lập ngôn chưa thuyết phục.

http://toquoc.vn/Upload/Article/admin/2012/6/1/rez_366_T-D.jpg
Bộ trưởng Đinh La Thăng tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm
ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải.
Ông Đinh La Thăng giải thích là ông đã bổ nhiệm một nhân sự
"có khả năng hùng biện tốt" (Tốt đã là khả năng rồi) thì
lập ngôn chưa thuyết phục (nguồn ảnh: Internet)



4. Trả lời như người có trách nhiệm của Bộ GTVT ngày 31/5 về trường hợp bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng rằng "không vì nghi ngờ mà làm lỡ cơ hội của ông Dũng" thì tên "tội phạm nguy hiểm" (theo cách nói của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh) đã không bỏ lỡ cơ hội để tẩu thoát.

Triết học dạy: một lần là hiện tượng, hai lần là hiện tượng, lặp lại đến lần thứ ba là bản chất.

Công luận chắc sẽ còn tiếp tục với Bộ GTVT và cá nhân Bộ trưởng Đinh La Thăng cho đến khi sự phi lý được trở về với cái lý.

Giải quyết hàng loạt vấn đề mắc mớ trên, thiết nghĩ, cũng cần đến một "tư lệnh ngành" như Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tuyên bố sau khi nhậm chức. Chắc thế.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Tuấn Khỉ đã viết:
Lỗi của ai?

Bài đăng trên Người Lao Động Thứ Sáu, 01/06/2012 00:01

Cuối cùng, đúng vào ngày chót theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và Bộ Nội vụ đã lên tiếng về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam mà dư luận bức xúc nhiều trong thời gian qua.

Thế nhưng, dư luận lại không khỏi hụt hẫng và thêm bức xúc trước sự trả lời của hai cơ quan có trách nhiệm này.

Theo như giải thích, trả lời của ông bộ trưởng GTVT, việc ông ra quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng vào đầu tháng 2 vừa qua là đúng cả về quy trình, quy định và thẩm quyền. Cho đến khi quyết định bổ nhiệm làm cục trưởng Cục Hàng hải, theo ông bộ trưởng GTVT, vẫn chưa nhận thông tin nào về sai phạm hay khuyết điểm của ông Dương Chí Dũng... Nói tóm lại, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là đúng, không có gì sai.

Những điều mà ông bộ trưởng GTVT nói trên mặt báo trước đây lại thấy lặp lại trong cuộc họp báo sau đó của Bộ Nội vụ như quy trình, thủ tục, thẩm quyền là đúng... Một quan chức Bộ Nội vụ còn khẳng định: “Việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm cục trưởng Cục Hàng hải không liên quan trách nhiệm của Bộ Nội vụ”.

Nếu việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là đúng, theo lời các quan chức của 2 bộ GTVT và Nội vụ, vậy sai ở đâu khi vẫn ra một quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo một cơ quan quản lý, hoạch định chính sách cho cả một lĩnh vực quan trọng của đất nước mà sau đó, cơ quan điều tra và thanh tra cùng chỉ ra những sai phạm nghiêm trọng trong thời gian dài của vị này? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm song chưa nhận được câu trả lời từ 2 bộ GTVT và Nội vụ.

Càng khó hiểu hơn khi việc bổ nhiệm này đưa ra trong bối cảnh ông Dương Chí Dũng đang đứng đầu một đơn vị được thanh tra mà người ra quyết định bổ nhiệm không hề trao đổi với cơ quan thanh tra xem nhân sự sắp được bổ nhiệm có vấn đề gì không.

Người đứng đầu Bộ GTVT nói không có thông tin nào về sai phạm của ông Dương Chí Dũng khi làm quy trình bổ nhiệm song lại thừa nhận biết chuyện mất đoàn kết nội bộ tại Vinalines. Việc mất đoàn kết nội bộ này nghiêm trọng tới mức phải đưa ông Dũng đi khỏi để “giải cứu Vinalines”, vậy sao không tiến hành kiểm điểm, xử lý xem nguyên nhân, trách nhiệm đến mức nào, thuộc về ai... để xem ông Dũng có còn đủ phẩm chất, năng lực ngồi vào chiếc ghế cục trưởng hay không?

Không cá nhân hay cơ quan nào có trách nhiệm, vậy ai có lỗi trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng ?

PHẠM DƯƠNG
Các quan nhớn không bao giờ có lỗi cả. Lỗi là mấy bác am hiểu tình hình ,mấy anh báo chí cứ hay chỉ cái sai, cái bậy, cái làm càn của quan. Không muốn quan tự do làm theo ý mình dù quan đã làm nhiều, đang làm nhiều và sẽ làm nhiều nữa khi quyền của quan là vô hạn độ. Đảng thì cao. Quốc hội thì xa. Các quan cứ làm theo quy trình đã vạch...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vụ cục trưởng hàng hải bỏ trốn:

Những dấu hỏi đằng sau quyết định bổ nhiệm

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 01.06.2012, 07:36 (GMT+7)

SGTT.VN - Trong một động tác khá muộn mằn, ngày 30.5, bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã trả lời một số tờ báo về việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng – nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Vinalines – làm cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam (hiện ông Dũng đã bị khởi tố, có lệnh bắt giam nhưng trốn khỏi nơi cư trú, bị cơ quan điều tra phát lệnh truy nã toàn quốc – PV).

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=175396
Theo lời bộ trưởng Đinh La Thăng, việc ký quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng
vào ghế cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam là nhằm “cứu Vinalines".



Theo lời bộ trưởng Đinh La Thăng, việc ký quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng vào ghế cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam là nhằm “cứu Vinalines” vì khi đó, nội bộ lãnh đạo Vinalines mất đoàn kết, cần sự ra đi của ông này để giải quyết mâu thuẫn và để Vinalines đẩy mạnh chiến lược biển và tái cơ cấu. Theo ông Thăng thì từ tháng 9.2011, ban cán sự Đảng bộ Giao thông vận tải đã có chủ trương đưa ông Dũng đi “càng sớm càng tốt” nhưng do quy trình thủ tục, bổ nhiệm quá lâu, kéo dài từ tháng 10.2011 (xin chủ trương) mãi đến tháng 2.2012 (có quyết định) là gần năm tháng. Ông Thăng cho rằng nếu có toàn quyền quyết định, ông đã không để đến lúc giáp kết luận thanh tra rồi mới điều chuyển, gây hiểu lầm và phản cảm trong dư luận. Ông cũng tiếp tục khẳng định “không làm sai quy trình, thủ tục” khi bổ nhiệm ông Dũng và khi ông Dũng đã được điều đi, bộ máy Vinalines hoạt động tốt hơn.

Đáng chú ý là bộ trưởng Đinh La Thăng còn cho biết trước khi ký bổ nhiệm ông Dũng, ông không nhận được bất kỳ thông tin nào từ thanh tra hay đơn thư khiếu nại về sai phạm của ông này. Chưa kể ông còn được biết do tình hình kinh doanh khó khăn, Vinalines được bộ Tài chính cho phép giãn khấu hao và chênh lệch tỷ giá nên Vinalines đã hạch toán và kết quả là trong các năm đều có lãi (năm 2007 lãi 943 tỉ đồng, 2008 lãi 1.212 tỉ đồng, 2009 lãi 342 tỉ đồng, 2010 lãi 114 tỉ đồng). Về cá nhân con người ông Dương Chí Dũng, ông Thăng nói: “Tôi không biết” và theo ông, “việc đánh giá một con người là một quá trình rất phức tạp, phải dựa vào tập thể chứ không thể dựa vào cá nhân được”. Ông Thăng còn cho biết từ cuối năm 2010, tại đại hội Đảng khối doanh nghiệp Trung ương, ông Dũng được bầu vào ban chấp hành Đảng uỷ và được ban chấp hành bầu vào thường vụ Đảng uỷ khối, đồng thời được bầu là đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Ông Thăng nói: “Đây là đánh giá chính thống nhất của tổ chức về năng lực, đạo đức cán bộ”.

Với cách trình bày này, phải chăng bộ trưởng Giao thông vận tải hàm ý rằng trong việc đánh giá con người – cụ thể là ông Dương Chí Dũng – nếu có sai cũng là “phải dựa vào tập thể”?

Theo như đánh giá của Văn phòng Chính phủ và bộ Nội vụ thì đúng như bộ trưởng Đinh La Thăng đã nói: quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng là không sai. Không sai, nhưng như ông Thăng nói, cái “dở” nhất trong việc bổ nhiệm chính là ông (và cả tập thể lãnh đạo bộ Giao thông vận tải?) đã không nắm được. Kết quả của cái “không sai”, chỉ “dở nhất” mà ông Thăng nói ấy là người được bổ nhiệm trở thành kẻ bị truy nã!

Chưa kể, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng vào vị trí quan trọng khi chưa có cơ sở để đánh giá được, hiểu hết được con người – như ông Thăng nói – liệu có phải là hành động quá vội vàng trong khi ở một tình huống tương tự, Thủ tướng Chính phủ đã điều động ngay ông Đào Văn Hưng, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về bộ Công thương chờ phân công công việc, sau khi có kết quả kiểm điểm do ông này có trách nhiệm trong việc để công ty EVN Telecom làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ?

Không có lý gì khi chưa có đầy đủ thông tin về con người, về giải quyết mâu thuẫn nội bộ, nắm rõ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinalines lại bổ nhiệm ông Dũng vào vị trí lãnh đạo mà lại cho rằng đó là việc làm không sai! Mặt khác, nếu như coi ông Dũng là một trong những khúc mắc gây nên mâu thuẫn nội bộ ở Vinalines – mà khi ông này đi rồi thì “tình hình Vinalines” tốt lên như bộ trưởng Đinh La Thăng nói – thì việc bổ nhiệm ông Dũng làm cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam phải chăng là đúng đắn với cục này, vì người ta có quyền đặt câu hỏi: với tính cách cá nhân như vậy, ông Dũng liệu có gây nên những mâu thuẫn mới ở cục Hàng hải Việt Nam?

Không chỉ có vậy, việc bộ trưởng Thăng cho rằng mình không nắm được vấn đề “cá nhân con người” của ông Dũng, chỉ biết ông Dũng “có khả năng hùng biện tốt” mà không nắm được cả những thông tin như khi ông Dương Chí Dũng làm tổng giám đốc tổng công ty Xây dựng đường thuỷ đã gây ra thua lỗ, thất thoát mà ngay một số cán bộ đã về hưu như ông Nguyễn Đình Hương, nguyên phó ban Tổ chức Trung ương, còn nắm rõ – cho thấy bộ trưởng Giao thông vận tải đã không sâu sát, không tìm hiểu khi thực thi quyền bổ nhiệm cán bộ dưới quyền.

Việc ông Đinh La Thăng đặt câu hỏi: “Tôi không hiểu sao thanh tra lại không căn cứ vào văn bản của bộ Tài chính (chấp nhận cho Vinalines giãn khấu hao và chênh lệch tỷ giá để tổng công ty này hạch toán có lãi – PV) để có kết luận phù hợp?”, một lần nữa khiến người ta thắc mắc: phải chăng ông không hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước bởi theo luật định, Thanh tra Chính phủ có thể tham khảo ý kiến, văn bản của bộ Tài chính nhưng không đồng nghĩa là cơ quan này sẽ nhất trí với mọi ý kiến, kể cả chính sách, quy định của bộ Tài chính nếu chính sách, ý kiến đó không phù hợp với quy định của pháp luật. Việc bộ Tài chính cho phép Vinalines giãn khấu hao và chênh lệch tỷ giá cũng có thể là việc không đúng chính sách, chế độ khiến Vinalines biến lỗ thành lãi, làm sai lệch báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh thực làm cơ quan quản lý có thẩm quyền như bộ Giao thông vận tải nhầm lẫn khi đánh giá hiệu quả hoạt động của Vinalines cũng như lãnh đạo của tổng công ty này.

Một điểm đáng lưu ý khác, đó là không thấy bộ Giao thông vận tải nhắc đến việc trước khi Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra Vinalines, cục Cảnh sát điều tra (C48) của bộ Công an đã vào điều tra những khuất tất trong việc mua sắm ụ nổi M83 của Vinalines khá lâu và ngay từ thời điểm đó, đã có thể đặt câu hỏi về trách nhiệm của ông Dương Chí Dũng. Là lãnh đạo bộ Giao thông vận tải mà ông Thăng cũng không biết cả chuyện này thì thật là khó hiểu.

Chậm trả lời, đến khi trả lời trước công luận lại thiếu thuyết phục, câu hỏi của cử tri về trách nhiệm của bộ trưởng Đinh La Thăng trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng – người hiện được coi là có trách nhiệm nặng nề trong việc để thất thoát nghiêm trọng tài sản nhà nước – sẽ tiếp tục được đặt ra, gay gắt, trên bàn nghị sự của Quốc hội tại kỳ họp này.

Mạnh Quân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mời tiếp tục "Diễn đàn Khủng hoảng nào đáng sợ hơn: kinh tế hay gia đình?"  (Bài 2)

Gọi tên nỗi sợ



SGTT.VN - Hồi nhỏ tôi sợ ông Chà Và. Chưa từng nhìn thấy, nhưng ông hung thần đó sống động bằng những thêu dệt của người lớn. Đen nhẻm, cao lớn dị thường, ông quảy theo cái túi to, có thể chứa được vài ba đứa con nít mà lão tóm ở dọc đường. Những đứa ham chơi dang nắng, những đứa hay khóc, những đứa quậy phá, nghịch dại… Người lớn luôn có cách trị đám con nít bằng những truyền thuyết mù mờ và ly kỳ. Không phải tự dưng mà nơi nguy hiểm cho trẻ con luôn là chỗ các loại ma trú ẩn. Riêng ông Chà Và không chỉ náu trong bóng đêm, rờ rỡ dưới mặt trời ông hiện diện khắp nơi, ông bắt trẻ hư đi bán, lão mổ bụng dồn trấu chúng nó…

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=174534



Mười năm sau nỗi sợ trẻ con ấy đã được hoá giải bằng những cuốn sách, những hình vẽ về người Java trong thư viện thị xã, những giả thuyết về Chà Và. Họ là những người Ấn, người Phi có đầy đủ chân tay, mắt mũi. Lấy họ để doạ trẻ con không hẳn vì kỳ thị, mà vào cái thời giao lưu với bên ngoài còn hiếm, những người nước ngoài vượt biển không cùng màu da, ngôn ngữ đến đây được xem như đến từ trời khác, thế giới khác. Họ, cùng với ma, trở thành khắc tinh của trẻ hư.

Mười năm, vài ba nỗi sợ hoang đường đủ để đứa trẻ tự điều chỉnh sự hoang dã bản năng của chính mình, hình thành nhân cách một cách cơ bản nhất. Ngay khi người ta chưa biết đến những điều khoản trên giấy tờ của luật pháp, họ đã được nhen lên trong đầu mình những thứ luật tục riêng, những đạo lý riêng. Khi cắt cổ con gà, nghe bà ngoại tôi thì thầm “gà mày đừng có oán tao, tao hoá kiếp cho mày để đi đầu thai mau mau”, con bé bảy tuổi là tôi bắt đầu tin có cái – gì – đó sau cái chết. Tôi tin có thần có Phật, có những linh hồn dõi theo dù mình không nhìn thấy.

Nỗi sợ hồi ấy cũng đầy mơ mộng, mông lung. Giờ thì con chị bán cá chợ trời sợ công an, vì ông hay đuổi má nó chạy dài vào những ngày lễ lớn. Con chị bán bánh sợ bà cho vay bạc góp nặng lãi vẫn hay chửi xói vào nhà. Con anh thợ hồ sợ chính ba nó những ngày say rượu về gây gổ đuổi đánh vợ con. Bọn nhỏ còn sợ cô giáo hay vớ lấy tất cả những thứ cô lấy được trong tay để làm roi.

Nỗi sợ bây giờ mang gương mặt người thân thích. Gọi nỗi sợ bằng những cái tên mà từng chữ cái ghép nên chúng tưởng như chỉ gợi thương yêu, không phải là phập phồng, rón rén. Người ta có thể vẽ lên mà không cần tưởng tượng, hình dung. Nên nỗi sợ giải thiêng cũng nhanh. Những đứa bé nhanh chóng nhận ra chú công an, bà cho vay, ông cha say hay cô giáo… không phải ai cũng sợ. Và không phải lúc nào cũng đáng sợ. Chiếc xe đạp – gia tài quý giá của chị bán cá đã bị đánh cắp, và đứa trẻ ngộ ra thằng ăn trộm không sợ chú công an, nếu sợ thì chúng đã không đánh cắp, và nếu sợ mẹ nó đã chạy đến đồn để méc. Chú ta chỉ giỏi rượt đuổi mẹ nó thôi.

Trên nỗi sợ đã hết phép là một khoảng hoàn toàn trống trải, không còn nỗi sợ nào tồn tại để chế ngự bản năng. Người ta bắt đầu tự do như cỏ dại trước nhà.

Những bụi cỏ cao nhất đám hay lấn lướt đè bẹp những bụi gần nó nhất. Con người bắt đầu có dấu hiệu sống như cỏ. Những tội ác ngày càng dày, càng bất ngờ khó tưởng tượng khi lần lượt cha, mẹ, vợ, chồng, con trở thành nạn nhân của chính người thân mình. Không ngoại trừ nhiều nhân vật thủ ác trong những câu chuyện tương tàn trên trang bốn, trang bảy của các báo, đã từng là đứa trẻ nắm vạt áo người lớn gánh giấy bạc đi mua lộc của thánh thần, và nó thấy những pho tượng cổ có vẻ mặt thần bí kia, có phép mầu gì mà thân giắt đầy tiền lẻ nom như ông già ăn mày ngoài chợ. Nó thấy những bậc chân tu – người đang làm sứ giả của thần thánh cũng chơi game trên điện thoại di động và miệng ngúc ngoắc cây tăm.

Cả thánh thần cũng giải thiêng rồi, cũng gây cho người ta cái cảm giác “có thể mua được”, “bình thường thôi, không đáng tin”… giống như pháp luật đã yếu mà còn mua được, lệ làng đã cũ mà còn mua được… chúng ta còn gì để tự điều chỉnh hành vi của mình những lúc bản năng tà ác ngoi lên, biết lấy nỗi sợ nào để chế ngự nó?

Nỗi sợ lớn nhất là không biết sợ gì, tôi ngờ quá.

Nguyễn Ngọc Tư
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Xin lỗi, bài này đã post rồi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52] ... ›Trang sau »Trang cuối