Trang trong tổng số 84 trang (833 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [71] [72] [73] [74] [75] [76] [77] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

Kính gửi anh Phạm Thôn Nhân.

Sau khi đọc tập thơ "Chạng vạng hoa đèn" của anh, anh Nguyễn Thế Duyên đã viết một bài cảm nhận tập thơ của anh, Thanh Đình đã đăng ở Thi viện:

http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=dzDH9e0B8pb5xfmTqMucFA&Page=12

Và viết tặng anh bài thơ sau (anh Duyên cũng nhờ Thanh Đình đăng):

Chạng vạng hoa đèn--Chạng vạng thơ

             Tặng anh Phạm Thôn Nhân

Anh chạng vạng và tôi chạng vạng
Nhập nhoạng mặt người chẳng ai rõ ai
Nhập nhoạng niềm tin chút dầu còn sót lại
Chẳng đủ soi vào thơ cho ta cất tiếng cười

Tối nhọ mặt người
Dầu đã hết! Ngọn đèn đã tắt
Không ánh sáng đèn lương tâm thấy đâu
Thơ rặt một chữ tình mang sắc màu nhục dục
Ta là ai?
Con đà điểu dấu đầu

Ngọn đèn đã hết dầu
còn sót lại một chiếc hoa đèn đỏ
Trời nhập nhoạng
người chạng vạng
Một nén tâm nhang thắp ở ban thờ


        Hà nội 18-8-2012
Cảm nghĩ khi đọc "Chạng vạng hoa đèn"
Tác giả: Nguyễn Thế Duyên

Chúc anh mọi sự tốt lành và bình an!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Baba Yaga

Viết tặng anh nhân ngày lễ Vu Lan


Bức tranh ra đời từ một bức tranh
Người họa sỹ già buộc cọ vào tay sơn phết
Khung toan trắng bức tranh dần hiện
Sapa điệp trùng từng phiến lá xanh
Ẩn sương mù, run rẩy dưới tay anh
Ghìm  nỗi đau thả hồn vào bức vẽ
Anh cố gắng không chịu nằm rên rỉ
Bột vẽ nhờ pha, bức tranh kì vĩ ra đời
Thổi hồn tranh với đôi mắt sáng ngời
Đôi môi mím đấu tranh giật giành sự sống
Một bức tranh tôi cần phải học
”Chạng vạng hoa đèn”cháy đến kiệt cùng  tán còn lại với thờí gian.
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Thôn Nhân

Thôn Nhân vắng đã lâu do đi điều dưỡng tại TT điều dưỡng Bộ Quốc phòng Sapa, TN không có thơ. Nhưng TN hi vọng trong tranh sẽ có thơ ( của Quý Bằng Hữu).
Mong bằng hữu thông cảm, đặc biệt là admin Nguyệt Thu. TN Cảm ơn.

http://i1104.photobucket.com/albums/h332/phamthonnhan1/20120915_112213sua.jpg

Nhà thờ đá Sapa (tranh bột màu)- 2012



http://i1104.photobucket.com/albums/h332/phamthonnhan1/20120915_112118sua.jpg

Phong cảnh Sapa (tranh bột màu) - 2012

.
Thiên trường địa cửu vô chung tất
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Xin phép bác Thôn Nhân cho em đăng lại baì dưới đây của nhà thơ Trần Ninh Hồ viết về hai tập thơ "Hoàng hôn không yên lặng" và "Chạng vạng hoa đèn" và đã được nhà thơ Trần Ninh Hồ đọc tại buổi lễ giới thiệu ra mắt tập thơ "Chạng vạng hoa đèn":

Sống và Viết và Vẽ



(Đọc hai tập thơ “Hoàng hôn không yên lặng” NXB Văn học 2006 và “Chạng vạng hoa đèn” NXB Hội nhà văn 2011 của Phạm Ngọc San.)

“Hoàng hôn không yên lặng” đấy là tên tập thơ Phạm Ngọc San cho ấn hành năm 2006. Gần sáu năm sau, cuối 2011, anh cho ra đời tập “Chạng vạng hoa đèn”. Cộng hai tập sau hơn ba mươi năm làm thơ là 108 bài. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên với Thiên can và Địa sát? Trong con số ấy dường như có chứa 81 khổ nạn dọc đường “Thiên sơn vạn thuỷ” thỉnh kinh.
Nhà thơ này làm thơ bằng tình yêu và không ít khổ nạn. Không phải ngẫu nhiên mà trong tên của cả hai tập đều có bóng hình của “hoàng hôn” và “hoa đèn” – bóng hình  của mong manh và thậm chí trăng trối!
Xin lỗi bạn đọc khi viết những dòng trên đây chính tôi cũng cảm thấy bi luỵ! Với ai thì điều đó ta nên tránh, nhưng với nhà thơ này thì hình như không cần, bởi nó là sự thật. Một sự thật của đời mà ta né tránh thì cảm thông thế nào với sự thật trong thơ?
“Hoàng hôn ” ư? Có biểu tượng nào đúng hơn với một người làm thơ từ thanh xuân cho đến lục tuần mới cho in, nghĩa là khi đã hơn một “hoa giáp”,  hai phần ba đời người!
“Hoa đèn” ư? Cái đèn này cơ chừng đã lụi bấc, cạn dầu, lại còn “chạng vạng” nữa! “Chạng vạng” ở đây không chỉ là cái chạng vạng nửa tối nửa sang  cuối chiều của một ngày, mà có lẽ cả một đời người nữa! “Chạng vạng ” ở đây còn là bóng dáng người đi trong già nua, lão, bệnh. Sinh, Lão, Bệnh, Tử! Với ai thì bốn chữ này chỉ gợi lên cái “Tứ nạn”, nhưng với Phạm Ngọc San thì hình như không chỉ ở mức “gợi lên”, mà là cả một sự  “trầm hà”!

Nhưng, đọc, suy ngẫm và lại đọc, lại suy ngẫm thì “Hoàng Hôn” “Không Yên Lặng” chút nào! “Hoa Đèn” còn đỏ rực lên chờ đón những tin vui! “Chạng Vạng” không còn là bóng dáng người đi trong già nua, lão, bệnh, tử! Mà chỉ còn một tâm hồn mãnh liệt, lắng sâu trong giờ khắc yên tĩnh nhất của một ngày, của một đời để suy tư về tình yêu, về con người, về quê hương đất nước về cuộc đời đã qua và về cả mai sau.  
Vâng, đúng là như thế! Nếu cách đây chừng hơn ba mươi năm, trước một Phạm Ngọc San tươi tắn, nhanh nhẹn; một kỹ sư du học từ nước ngoài về; lại là Phó chánh văn phòng của một Tổng công ty lớn; một ông bố của hai đứa con xinh đẹp, học giỏi; một người chồng của một người đàn bà đầy đặn, hiền dịu... thì làm sao mà hình dung nổi vận nạn?
Nhưng cuộc đời là vậy! Ở một đất nước gần nửa thế kỷ phải gồng mình chống trả với toàn những kẻ thù hung bạo nhất, nham hiểm nhất; Phạm Ngọc San lại là một người lính, mà người lính đi đầu sóng, ở những nơi, làm những việc trong phóng xạ và độc chất hoá học, thì làm sao có thể tránh khỏi vận hạn!
Ấy vậy nhưng mà Phạm Ngọc San vẫn sống!
Cụ thể là Phạm Ngọc San đang ngồi đây, ngay cạnh chúng ta! Chị San thì hình như cũng đang nấp nỏm ở đâu đó để lo cho anh từng bước xa nhà. Khốn khổ, người đâu mà cẩn thận đến nỗi mỗi khi tôi đến thăm anh, bốc đồng lôi anh lên xe để đi dạo chơi thôi, chị ấy cũng dặn dò đủ điều. Đi rồi lại điện thoại theo! Thế là Phạm Ngọc San đã sống, sống trong sự ân cần. Phạm Ngọc San còn sống với hai người con. Một cô giáo thạc sỹ ngữ văn giảng dạy trong một học viện quân sự và một tiến sĩ y khoa là cậu con trai. Những người con này, mỗi khi có khách đến thăm, họ vui mừng hơn cả bố San vì họ thương bố cô đơn, bệnh tật và buồn. Lại còn đàn cháu, tôi không nhớ là ba hay bốn đứa, cứ lít nhít một đàn “ông ơi”, “bà ơi”!
À còn một điều nữa không kém phần quan trọng cho một sự sống cho ra sống. Ấy là Vẽ và Thơ!
Nhà thơ ấy vẽ thế này:

“Duyên phận chi giữa một chiều mưa
Trời trở lạnh nuốt chùm tia nắng ấy
Anh lại ngây ngô bàn tay run rẩy
Và mặt toan mưa đổ nét vô bờ!”


Anh vẽ cảnh sắc hay vẽ cuộc đời khi anh viết:

“Nước đưa mây về đâu
Sau chặng đường phiêu lãng ...
Sông chở hoàng hôn về đâu
Sau phút hôn hoàng toả sáng”


“Nay hoàng hôn lại ngày mai hôn hoàng”, hình như  Nguyễn Du đã viết thế. Nhà thơ Phạm Ngọc San học cụ một cách đầy mới mẻ. Anh đảo từ “hoàng hôn” mà như đảo một buổi chiều số phận: “Sau phút hôn hoàng toả sáng”. Nhìn thấy hoàng hôn toả sáng ở phía cuối đời người phải là một người yêu đời đến thế nào?
Yêu đời cả những khi đã bệnh tật đến mức “bất động”:

“Bất động lâu mới hiểu
Ầm ỳ vọng đêm ngày
Tiếng đời ôi xa thế
Nặng trĩu mà nhẹ bay.”


Ngẫm cái tiếng vọng của đời đến mức cảm thấy “Nặng trĩu mà nhẹ bay” thì quả là một tâm tình quý giá. Và chỉ có thế mới có thể đón bạn đến thăm bằng cả cảm – giác - trời - đất  như anh.

“Lúc bạn bè ào đến
Căn phòng ngập gió mây
Đa tạ cùng bạn hữu
Mang trời đất vào đây”


(trang 10, Hoàng hôn không yên lặng)
Tôi cũng đã viết nhiều về gió, và cũng đôi lúc cảm thấy vẫn còn nhiều bất lực trước gió :

“Tôi không viết cho em...chao ơi
Nhưng mà gió...Tôi bàng hoàng không biết phải làm chi”


(tuyển tập thơ Trần Ninh Hồ)

Nên rất thèm những  câu thơ về gió của Phạm Ngọc San trong “mênh mang giao thừa phố”:
                           
“Mưa bay mờ phố nhỏ
Lối cũ nhoà mênh mông
Lạnh tay chạm gió bấc
Thầm tính tuổi mùa đông”


“Thầm tính tuổi” là cũng đã sốt ruột lắm về sự trôi một đi không trở lại của thời gian rồi, nhưng lại “tính tuổi  mùa đông”, cái mùa cuối của một năm, hay cái mùa cuối của cuộc đời, thì sẽ còn sốt ruột đến bao nhiêu.
Ấy vậy mà nhà thơ này vẫn chưa dừng sự sốt ruột ấy lại đâu khi anh nhìn ra cây bàng :

“Góc phố bàng trụi lá
Qua mùa tự đốt mình”


“Tự đốt mình” là “tự hoả thiêu” mới thực sự là “về” (sống gửi, thác về), mới thực sự đắc đạo! Đắc đạo sống, đắc đạo vẽ, đắc đạo thơ. Thơ hay đến đâu, không thể biết, nhưng dám sống như bàng thế này thì chỉ có ở những người yêu đời lắm! Yêu qua cả hạnh phúc và khổ đau!

Yêu đời thế nên đời “đãi” anh  không ít bài thơ hay. Tất nhiên đời “đãi” anh, nhưng anh cũng phải là người biết “đãi cát tìm vàng” thì mới gặp, mới đến, mới nên như bài “Yên bình” (trang 5, Chạng Vạng Hoa Đèn) với những câu

“Một thời khói lửa đã qua
Vết thương thức ngủ như là gió mưa”
.

Ấy là cái đau cái lo của thời chiến. Còn cái lo khi “yên bình” cũng thật là dễ sợ khi “dạ trống, đồng không ”:

“Bây giờ gió rít đồng không
Nghe như đạn réo bom rung chiến trường”.

“Đổi mới hay là chết!”,
đấy không chỉ là một khẩu hiệu!...
Sốt ruột tìm hơi ấm của tình người nữa dẫu phải chắt chiu đến mức:

“Xoè tay chắt nắng tìm hơi ấm
Hứng chút hương thầm ngọn gió bay
Cứ gội mưa cho lòng nguội lửa
Thầm thì với lá để cùng say”


Không chỉ có người, mà lá cũng là tri kỷ!
“Bóng chính ngọ” (trang 10,Chạng Vạng Hoa Đèn) thế là sắp hoàng hôn. Lại  nóng ruột và khao khát ân tình! “Chính ngọ ư? Cả bóng và tôi
Muốn đối diện mặt không thấy mặt”


Và cái giờ “Ngọ” ấy quả là “mốc giữa thời gian” khiến

“Bóng lặn mất và hình như hoá đá
Giữa bụi hồng ta, đá đơn côi”
!

Đi và vấp, nhớ và quên, tất nhiên rồi, nhưng không khi nào rơi vào nhạt nhẽo:

“Lối đi, lạc lối
Vấp vào ngày xanh
Lối về, quên - nhớ
Sương muối mặn cành”


(Khúc giao mùa trang 11, Chạng Vạng Hoa Đèn )

Nghĩ thế, sống thế, cho nên truân chuyên nhiều mà có những khoảnh khắc thanh thản đến lạ lùng:

“Lý ngư vọng nguyệt mơ màng
Còn ta vọng dấu thời gian vơi đầy
Thả hồn mặt nước, chân mây
Câu thơ thả sóng, lòng đầy bóng trăng”.


“Hãy biết sống cả những khi cuộc đòi trở nên không thể chịu được nữa”. Đây cũng lại không phải chỉ là một khẩu hiệu.
               
Quý biết bao những cuộc đời như thế, có bạn ta -  nhà thơ Phạm Ngọc San, đang ngồi kia, đang bước đi từng bước chật vật quá chừng  sau những năm tháng chiến tranh!

Trần Ninh Hồ
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Phạm Thôn Nhân đã viết:
Thôn Nhân vắng đã lâu do đi điều dưỡng tại TT điều dưỡng Bộ Quốc phòng Sapa, TN không có thơ. Nhưng TN hi vọng trong tranh sẽ có thơ ( của Quý Bằng Hữu).
Mong bằng hữu thông cảm, đặc biệt là admin Nguyệt Thu. TN Cảm ơn.

http://i1104.photobucket.com/albums/h332/phamthonnhan1/20120915_112213sua.jpg

Nhà thờ đá Sapa (tranh bột màu)- 2012



http://i1104.photobucket.com/albums/h332/phamthonnhan1/20120915_112118sua.jpg

Phong cảnh Sapa (tranh bột màu) - 2012

.
@ Chú yêu: A, chú đã trở dzìa. Có cả tranh và thơ. Tình tranh và hồn thơ hoà quyện vào nhau.
Sáng qua coi thời sự, thấy ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì được công nhận là di sản văn hoá. Bữa nay ngắm ruộng bậc thang của chú, thiệt là thích.Màu sắc đến là ấm áp vui tươi. Tự dưng hnhu lẩm nhẩm hát mình ên.
Chú khoẻ luôn nghen chú.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phạm Thôn Nhân đã viết:
http://i1104.photobucket.com/albums/h332/phamthonnhan1/20120915_112118sua.jpg

Phong cảnh Sapa (tranh bột màu) - 2012
Thơ ca của Màu sắc

Tay còn sờ soạng bút
Mắt vẫn tỏ tường màu
Thơ tất còn ào ạt
Chẳng giờ thì sẽ sau.

Hồn ta thêm sức khoẻ
Xác nó bớt cơn đau.
Xin bác cứ bày vẽ
Làm thơ bằng sắc màu!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển tím

Mầu này tim tím xanh xanh
Mầu nào cho  chị cho anh...cho tình
Đêm qua có phải một mình?
Đọc xong thơ TIỂU THANH ĐINH nhớ...ai?

P.H
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Dại

Phạm Thôn Nhân đã viết;

VỀ ĐI ! ĐỐI ẨM CÙNG NHAU.

Ấm mêm giọt nắng đấy ư?!
Về đi,
ơi hỡi !
mùa thu, hỡi người !

Nhạt nhoà,
sắc đỏ phượng rơi
Một trời quan tái,
một trời nhớ thương…

Năm canh,
lạc giấc, đêm trường,
Mịt mờ mộng ảo,
lạc đường heo may.
Lá vàng chớm điểm hàng cây.
Mỏi mòn,
ta đợi bàn tay,
dịu dàng.

Rượu quê,
một chén tàng tàng,
Về đi !
rượu ủ trăng vàng cùng nhau !
LỖI HẸN MÙA THU

thu này
vẫn mịt mù xa
rựou quê
anh uống khật khà cơn say

chung trà
em ướp đắng cay
nhớ...
chồng lên nhớ...
lóng tay đan cài

ngậm buồn...
níu áng thu phai
trượt dài kí ức
dấu hài
loang đêm...

thu về
ngóng đợi bên thềm
vần thơ
ai thả
mướt mềm lời ru...

thôi đành lỗi hẹn
mùa thu...
Mây vẫn mãi bay
Về đâu mây hỡi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Dại

Phạm Thôn Nhân đã viết:

SOI BÓNG TRONG ĐÊM

Anh ngồi soi bóng trong đêm,
Bóng mình không thấy! bên thềm thu rơi!

Bỗng đâu một bóng rõ mười,
Đúng là bóng dáng em tôi đã về!

Hiên đời sương tỉnh gió mê.
Bóng đêm bỗng nhuốm câu thề mướt xanh.

Gọi miền thu trước ân tình,
Mới nâng cái vạt áo xinh chưa đề…!

Nụ cười thu trước tỉnh mê…

Phũ phàng sương lạnh gọi về với đêm!

Bóng ta đâu? Đâu bóng em?
Sầu ngân vĩ Dế vút đêm chập trùng!!!

Anh ! Cảm ơn anh, bài thơ hay quá em chưa thể hoạ được.
Mỗi lần nghe tin anh nhập viện em thật lo lắng cho sức khoẻ của anh.

Thu này em không kịp về để thăm anh được rồi.

Đành hẹn anh tháng 1 , mùa đông chắc lạnh , có lẽ chẳng lên được gác thượng để nhâm nhi trà , rượu , ngắm hoa và đối ẩm thơ ca cùng anh và mọi người được.
Em sẽ có buổi họp mặt đặc biệt hy vọng là anh sẽ đến dự được vui cùng chúng em.
Mong anh giữ sức khoẻ.
Mong ngày gặp mặt.
Thân thuơng !
Mây vẫn mãi bay
Về đâu mây hỡi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Thôn Nhân

Vân Nhi đã viết:

LỖI HẸN MÙA THU

thu này
vẫn mịt mù xa
rựou quê
anh uống khật khà cơn say

chung trà
em ướp đắng cay
nhớ...
chồng lên nhớ...
lóng tay đan cài

ngậm buồn...
níu áng thu phai
trượt dài kí ức
dấu hài
loang đêm...

thu về
ngóng đợi bên thềm
vần thơ
ai thả
mướt mềm lời ru...

thôi đành lỗi hẹn
mùa thu...

@ Các bạn của mùa thu cũ.

.

      
 SOI BÓNG TRONG ĐÊM

Anh ngồi soi bóng trong đêm,
Bóng mình không thấy! Bên thềm thu rơi!
Bóng ai - thấp thoáng…? Đây rồi!
Ngập ngừng khẽ thốt: Em tôi đã về!

Hiên đời gió tỉnh, sương mê.
Bóng đêm bỗng nhuốm câu thề mướt xanh.
Gọi miền Thu trước: ân tình,
Câu thơ nợ vạt áo xinh chưa đề…!

Gió khuya quạt tỉnh giấc mê…
Phũ phàng sương lạnh gọi về cõi đêm!

Bóng ta đâu? Đâu bóng em?
Sầu ngân vĩ  Dế vút đêm chập trùng!!!
PTN

.

Thiên trường địa cửu vô chung tất
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 84 trang (833 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [71] [72] [73] [74] [75] [76] [77] ... ›Trang sau »Trang cuối