Thông báo, tin tức mới nhất

  • Cho phép hiển thị nhiều phiên bản bài thơ (01/10/2024 08:37)

    Nhiều bài thơ sau khi sáng tác có thể được tác giả tự sửa trong các lần in hoặc công bố khác nhau, hoặc cũng có những bài thơ cổ mà bản gốc đã bị thất truyền và chỉ còn lại các bản sao chép lại,... nên có thể có nhiều phiên bản khác nhau. Trước đây, Thi Viện đã cho phép hiển thị các dị bản ở phần chú thích kèm theo đánh dấu các đoạn sai khác. Tuy nhiên, cách làm này nhiều trường hợp không thuận tiện cho việc so sánh và theo dõi nội dung các phiên bản, đặc biệt là với các bài thơ dài.

    Thi Viện đã bổ sung tính năng cho phép hiển thị nhiều phiên bản để có thể dễ dàng đối sánh hơn (ví dụ bài Nhân nguyệt vấn đáp), bên cạnh cách làm cũ vẫn được tiếp tục được duy trì.
  • Bỏ chức năng đăng nhập bằng tài khoản Facebook (02/06/2024 08:27)

    Chức năng đăng nhập bằng tài khoản Facebook đã hoạt động trên Thi Viện từ năm 2014. Tuy nhiên, Facebook thường xuyên cập nhật các điều khoản sử dụng liên quan tới các API được dùng trong việc đăng nhập này. Mỗi lần có thay đổi về điều khoản sử dụng, phía Thi Viện đều phải điều chỉnh lại code hoặc cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu để tiếp tục duy trì tính năng đó. Đây là một điều gây khá nhiều rắc rối vì Thi Viện không có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ trong việc lập trình cũng như thường xuyên theo dõi và tìm hiểu các điều khoản để trả lời các yêu cầu của Facebook.
  • Cho phép một bài thơ có thể thuộc nhiều tác giả đồng thời (11/03/2024 18:07)

  • Thêm mục kỷ niệm ngày sinh, mất (21/02/2024 17:45)

  • Thêm mục Tiêu điểm tác giả (14/01/2022 15:30)

Thơ mới: Phiếm chu hý tác trường luật (Tương An quận vương)

泛舟戲作長律

向曉遊人思渺然,
風凡一片出晴煙。
殘星影散東西水,
初日光分上下天。
鳥語竹聲移古渡,
花明柳暗過前川。
棋兼詩酒爲三友,
人與師朋共一船。
未老榕陰擎綠蓋,
初生荷葉疊青錢。
鸕鷥得意清江沐,
鷗鷺忘機白日眠。
歲月無情催筆管,
龍蛇從手著詩箋。
當時自笑非閒客,
卻被童呼作地仙。

 

Phiếm chu hý tác trường luật

Hướng hiểu du nhân tư miểu nhiên,
Phong phàm nhất phiến xuất tình yên.
Tàn tinh ảnh tán đông tây thuỷ,
Sơ nhật quang phân thượng hạ thiên.
Điểu ngữ trúc thanh di cổ độ,
Hoa minh liễu ám quá tiền xuyên.
Kỳ kiêm thi tửu vi tam hữu,
Nhân dữ sư bằng cộng nhất thuyền.
Vị lão dung âm kình lục cái,
Sơ sinh hà diệp điệp thanh tiền.
Lô tư đắc ý thanh giang mộc,
Âu lộ vong cơ bạch nhật miên.
Tuế nguyệt vô tình thôi bút quản,
Long xà tòng thủ trước thi tiên.
Đương thời tự tiếu phi nhàn khách,
Khước bị đồng hô tác địa tiên.

 

Thuyền lênh đênh làm chơi bài trường luật (Người dịch: Nguyễn Khuê (II))

Nao nao lòng khách lúc đêm tàn,
Một cánh buồm căng khói sóng tan.
Sao lặn bóng in sông nước biển,
Ngày lên ánh rạng đất trời quang.
Bến xưa chim hót tre xào xạc,
Sông cũ hoa tươi liễu rũ màn.
Cờ rượu với thơ ba bạn thiết,
Thầy trò cùng bạn một thuyền lan.
Chưa già dong rậm cành như lọng,
Mới trổ sen non lá tựa tiền.
Đàn cốc no nê bơi mát mẻ,
Lũ cò chán nản ngủ miên man.
Tháng năm ngọn bút đành hờ hững,
Rồng rắn tờ thơ viết dọc ngang.
Ta vẫn tự cười là khách tục,
Trẻ cho tiên ở chốn trần gian.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Thơ thành viên mới: Cậu trò nhỏ của cô (Thanh Hưng Trần)

Ngày tri ân, đến xao xuyến khôn nguôi
Kỷ niệm chứa chan, bao tiếng nói cười
Dồn nén bên trong, bao miền kí ức
Ơn cô thầy, gói gọn cả trong tim.

Nghe chim chóc líu lo tìm về tổ
Nghe đâu đây, có tiếng trống sân trường
Nghe ân cần, từng lời thương câu nhớ
Nghe rộn ràng, ngày Nhà giáo Việt Nam.

Hỡi có anh bán vé bên đàng ấy
Bán cho tôi một vé, tuổi học trò
Để tri ân, thầy cô, thêm chút nữa
Giá cả nào, tôi cũng gượng mà mua.

Tôi nhớ lắm những ngày xửa xưa đó
Cô kiềm tay, rèn từng chữ cho tròn
Để mai kia, tôi thành người có ích
Bổn phận tròn như chữ cái ngày xưa.

Việc trồng người, cô dặn: cao quý nhất!
Mỗi bông hoa, mỗi nét đẹp giữa đời
Là người thợ, xây chiếc thang nghề nghiệp
Bắc nhịp cầu, trao con chữ cho tôi.

Người nâng niu trọn từng giọt sương đêm
Nghe sách thở, lòng bồi hồi xúc cảm
Giữa lúc trời còn say giấc ảm đạm
Cô vội vàng, trang giáo án chưa xong!

Cứ mỗi năm, lại một lúc đợi mong
Gặp lại cô, gửi bao niềm thương nhớ
Ngày tri ân, cúi đầu chào lễ độ
“Dạ thưa cô, cậu trò nhỏ mới về.”

Sáng tác nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2024 ở thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.

Trích diễm

Một lần qua em làm sao biết được,

Phía sau mình có kẻ trót đa mang,

Đã đổi hết những giàu sang quyền lực,

Lấy một lần yêu, một lần đến muộn màng.

–– Nỗi lòng Thuỷ Tinh (Giang Tuấn Đạt)

Kỷ niệm ngày sinh, mất

Tác giả mới

Thơ Việt mới

Thơ dịch mới

Thơ thành viên mới

Diễn đàn

 

Tiêu điểm

Đoàn Thêm (27/9/1916 - 8/8/2005) sinh tại làng Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, xuất thân gia đình nhà Nho, học cử nhân luật và tốt nghiệp Luật học Đông Dương tại Trường Đại học Hà Nội năm 1940. Sau khi ra trường, ông làm hành chính, di cư vào Nam tháng 7-1954, và sang định cư tại Canada năm 1983.

Ông có tập thơ Loạn ly, Taj Mahal, Từ Thức, và có thơ đăng trên các báo Công dân, Văn hoá.
Nguyễn Phan An là một chí sĩ trong phong trào thanh niên Việt Nam quốc dân đảng, nguyên quán Quảng Nam. Sau khi phong trào bị đàn áp, chứng kiến các chí sĩ còn lại bị phân hoá, ông mắc bệnh loạn trí, phải điều chị tại nhà thương điên ở Biên Hoà (1967).

Thuý Bắc Nguyễn Thị Thuý Bắc

Thuý Bắc (2/12/1937 - 12/9/1996) tên thật là Nguyễn Thị Thuý Bắc. Các bút danh: Thuý Bắc, Thuỷ Dương, Hồng Chung. Thể loại sáng tác: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.

Các tác phẩm:
- Tiếng trầm (1967)
- Người ươm hạt (1975)
- Hoa trắng (1977)
- Nỗi đau không lành (1990)
-…
Nguyễn Mộng Trang 阮夢莊 không rõ năm sinh năm mất, quê làng Viên Khê, xã Đông Anh, Đông Sơn, Thanh
Hoá. Đời Trần Giản Định Đế (1407-1409) ông làm Nội mật viện sứ chống giặc Minh, cứu nước. Nguyễn Mộng Trang chỉ còn bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.
Thơ tiêu biểu: Đề Tây Đô thành

Hữu Việt Trần Hữu Việt

Hữu Việt
Hữu Việt tên thật là Trần Hữu Việt, sinh năm 1963, là nhà thơ, nhà báo, một thời gian dài công tác tại báo Tiền phong cuối tuần. Hiện là Phó TBT báo Phụ nữ Thủ đô. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Hà Nội.

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007 với tác phẩm dịch thơ Khúc hát trái tim của tác giả Mattie J.T Stepanek.

Mạnh Tân Vu 孟賓于

Mạnh Tân Vu 孟賓于 tự Quốc Nghi 國儀, người Liên Châu, đỗ tiến sĩ năm Thiên Phúc thứ 9 (944) rồi về quê làm Mã thị tòng sự, sau về nhà Nam Đường làm Đồ Dương lệnh, sau ẩn cư dưới núi Ngọc Duẩn ở Kết Châu, tự hiệu Quần Ngọc phong tẩu 群玉峰叟. Tác phẩm có Kim ngao tập 金鰲集 gồm 2 quyển, nay còn 8 bài.
Thơ tiêu biểu: Công tử hành
Quách Đăng 郭登 (?-1472) là võ tướng nhà Minh, tự Nguyên Đăng 元登, người Định Viễn (nay thuộc An Huy). Thời Hồng Hy làm quan huân vệ, cuối năm Chính Thống có sự biến thổ mộc, trước sau làm đô đốc thiêm sự, tổng binh hữu đô đốc, thú thủ Đại Đồng. Mùa xuân năm đầu Cảnh Thái, đem tám trăm quân phá mấy nghìn…
Charles Pierre Baudelaire (9/4/1821 - 31/8/1867) là nhà thơ lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX thuộc trường phái tượng trưng chủ nghĩa. Ông sinh tại Paris, mồ côi cha lúc 6 tuổi, mẹ tái giá và đã gửi ông vào một ký túc xá. Ông theo gia đình sang Ấn Độ vào năm 1841, sau đó trở về Paris, sống cuộc đời kham…
Hồ Thích 胡適 (1891-1962) là nhà thơ, nhà viết lý luận văn học, nhà triết học nổi tiếng của Trung Quốc. Quê ở Tích Khê, tỉnh An Huy.

Từ năm 1905 đã viết văn bằng bạch thoại đăng trên báo học sinh. Từ năm 1910 nhận học bổng du học tại Mỹ, học nông học sau chuyển sang học văn, kinh tế và triết học. Năm…
Thạch Sương Sở Viên thiền sư 石霜楚圓禪師 (986-1039) là tổ thứ 7 của Lâm Tế Tông, tên tục là Lý 李, tính danh là Sở Viên 楚圓, tự là Tử Minh 慈明, quê ở Thanh Tương, Toàn Châu (nay là Quế Lâm, Quảng Châu). Thuở nhỏ là nho sinh, theo nghiệp khoa cử, đến năm hai mươi tuổi sư hồi tâm chuyển ý, đến chùa An Tịnh ở núi…
Thơ tiêu biểu: Kệ