Thông báo, tin tức mới nhất

Thơ mới: Ky thê kỷ muộn (Phan Huy Ích)

羈棲紀悶

汴槊江山旺氣銷,
孤臣無計靜紛囂。
海陾交刃纔蹉跌,
京輦聞聲必動搖。
敗事起堪談幹略,
懷忠何至玷風標。
伯仁由我尤惆悵,
那得芳樽慰舊僚。

 

Ky thê kỷ muộn

Biện Sóc giang sơn vượng khí tiêu,
Cô thần vô kế tĩnh phân hiêu.
Hải nhưng giao nhận tài tha điệt,
Kinh liễn văn thanh tất động dao.
Bại sự khởi kham đàm cán lược,
Hoài trung hà chí điếm phong tiêu.
Bá Nhân do ngã vưu trù trướng,
Na đắc phương tôn uỷ cựu liêu.


Nguyên dẫn: Tháng chín nhuận, tôi từ kinh đô đến chỗ trú ngụ là Cự Khánh thuộc trấn Thanh Hoa, ở lại đó để chấn chỉnh việc quân nhu và chiêu mộ bốn trăm quân nghĩa dũng. Tháng mười, đem quân đến đóng ở cửa biển Cự Nham. Lúc ấy là sau khi loạn lạc, tình người tan rã. Tôi thuộc quan quân của cơ 17 chậm chạp chưa đến. Nghe tin đạo quân Võ Thành Đạo đã ra chống giữ đất Hoàng Mai [Quỳnh Lưu, Nghệ An], tôi cùng với viên đốc lĩnh đội quân thuỷ chiến là Mãn quận công [Lê Trung Nghĩa] bàn kế tiến đánh và giữ. Mới tiến đến cửa Hào thì gặp địch, quân tiên phong sợ hãi rối loạn, Mãn quận công ngã ngựa, bị giặc bắt, bị thương nặng, đến nửa đường thì chết. Tôi một mình cưỡi ngựa chạy trốn để tìm đường lên kinh đô, đi đến thôn Nguyễn Xá ở Thuỵ Nguyên, bị viên tỳ tướng của địch đuổi kịp bắt đưa về giữ lại ở nơi đóng quân tại Dương Xá, hơn một tháng bèn thả cho về. Tôi khi ấy ngụ ở tha hương, làm thơ ghi lại nỗi buồn của mình.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Thơ thành viên mới: Bằng lăng tím (Tùy Nhã)

Đường Phù Đổng (*) đôi hàng bằng lăng tím
Đoạn đường quen hai đứa vẫn đi về
Không tình cảm nên cây cứ lặng im
Tháng năm tới, khoe hoa chào nhân thế.

Nói thật lòng, bằng lăng tím với tôi
Chẳng bằng đâu cánh phượng đỏ giữa trời
Nhưng mà hoa là màu yêu trong sáng
Chút ngây thơ, vẫn đủ nhớ suốt đời.

Ngày bế giảng chẳng còn mấy cách xa
Chuyện tình yêu gửi gắm đến cây đàn
Liệu người thương sẽ hiểu lòng tôi chứ?
Để sau này không tiếc chuyện đôi ta.

Hỏi mùa hạ sao hoa bằng lăng tím
Chỉ mộng mơ khi xa cách mái trường?
Vội nhìn qua cô bạn nào tóc ngắn…
Chớp mắt rồi, sợ mất bóng người thương.

* Đường Phù Đổng được nói đến thuộc TP Việt Trì.

Trích diễm

Tình tôi mở giữa mùa thu,

Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm.

–– Đêm cuối cùng (Nguyễn Bính)

Kỷ niệm ngày sinh, mất

Tác giả mới

Thơ Việt mới

Thơ dịch mới

Thơ thành viên mới

Diễn đàn

 

Tiêu điểm

Đinh Hạc Niên 丁鶴年 (1335-1424) tự Vĩnh Canh 永庚, hiệu Hữu Hạc sơn nhân 友鶴山人, người Vũ Xương, tộc Hồi, là một thi nhân có tiếng cuối đời Nguyên đầu Minh. Ông xuất thân nhà quan, thuở nhỏ hiếu học, 17 tuổi đã thông Thi, Thư, Lễ. Cuối đời Nguyên, ông tránh nạn phiêu bạc giang hồ, hoàn cảnh khốn đốn, dạy chữ làm thuốc mưu sinh. Năm Hồng Võ thứ 12 (1379) đời Minh, ông về lại Vũ Xương, ẩn cư tại quê nhà.

Rimma Kazakova Римма Казакова

Rimma Kazakova
Rimma Fyodorovna Kazakova (Римма Фёдоровна Казакова, 27/1/1932 - 19/5/2008) là nữ thi sĩ nổi tiếng của Nga. Sinh ở thành phố Sevastopol, mất ở ngoại ô Moscow. Tốt nghiệp khoa sử trường Đại học tổng hợp Leningrad và Học viện văn học Gorki. Năm 1958 bà xuất bản tập thơ đầu tay Gặp nhau ở phương Đông
Trương Bích 張碧 tự Thái Bích 太碧, thi nhân đời Đường Mạt, năm sinh mất không rõ. Ông từng thi tiến sĩ không đỗ, gửi tình vào thơ và rượu, học chí theo Lý Bạch. Phong cách thơ ông tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Lý Bạch 李白, Lý Hạ 李賀, Quán Hưu 貫休. Ông giỏi thơ cổ phong, đa phần viết về hiện thực u ám, đồng…
Thơ tiêu biểu: Nông phủBần nữCổ ý
Mai Văn Thuỷ sinh ngày 5-6-1987 tại xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Là con của một người mẹ đơn thân dũng cảm, tảo tần và chịu nhiều buồn tủi số phận, anh lớn lên trong tình thương của mẹ và gia đình ông bà ngoại và đặc biệt là trong những câu hát ru, những bài dân ca ngọt ngào đất Bắc. Anh…

Tống Ung 宋雍

Tống Ung 宋雍 (có bản chép 宋邕) không rõ năm sinh năm mất và hành trạng. Trong Toàn Đường thi còn lưu giữ hai bài thơ của ông là Xuân nhật 春日 (Ngày xuân) và Thất đề 失題 (Mất tựa).
Thơ tiêu biểu: Thất đề
Zoé Fleurentin (1815-1863) là một nhà thơ nổi tiếng của Pháp. Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là Đàn lia dệt những điệu dịu dàng (Sur la lyre tissant mes douces mélodies).

Tống Duy Tân 宋維新

Tống Duy Tân 宋維新 (1837 - 3/9/1892) quê xã Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Ông đậu tiến sĩ năm 1875, làm Tri huyện Vĩnh Tường, Án sát Sơn Tây, Chánh sứ sơn phòng Quảng Hoá (nay là Quảng Xương, Thanh Hoá). Năm 1886, ông cùng con là Tống Nhữ Mai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Ông cùng Đinh Công Tráng,…
Vương Vô Cạnh 王無兢 từng làm Giám sát ngự sử, sống khoảng cùng thời với Trần Tử Ngang 陳子昂.
Thơ tiêu biểu: Vu sơn cao
Faiz Ahmad Faiz (13/2/1911 - 20/11/1984) sinh tại Sialkot, Punjab, Pakistan, và mất ở Lahore. Ông là giáo viên, nhà báo, nhà văn, nhà thơ xuất sắc, nhà thơ lớn hàng đầu của Urdu trong thế kỷ 20. Ông từng bị chính phủ Pakistan cầm tù và sống lưu vong với người Palestine tại Beirut. Năm 1964, Faiz trở…
Thơ tiêu biểu: Xin em đừng hỏi

Gia Dũng Đỗ Gia Dũng

Gia Dũng
Nhà thơ Gia Dũng tên đầy đủ là Đỗ Gia Dũng, sinh năm 1940 tại Thái Bình. Ông là tác giả phần lời của ca khúc nổi tiếng Bài ca Trường Sơn (nhạc Trần Chung).

Tác phẩm:
- Chiều trăng
- Tứ tuyệt vô đề
- Mùa cốm mùa trăng
- Người đọc thơ giọng trầm
- Bất ngờ ngoảnh lại
- Bông hồng trắng
- Bây giờ em ở đâu